Chỉ số IgG dương tính là gì

Xét nghiệm rubella có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác phòng ngừa và ngăn chặn bệnh lây lan trong cộng đồng.

Rubella còn có tên gọi khác là bệnh sởi Đức. Với đa số mọi người, đây không phải là bệnh hiểm nghèo, chỉ gây sốt nhẹ và phát ban, sau đó sẽ tự khỏi sau vài ngày. Hiện đa phần trẻ em đều được tiêm phòng rubella bằng vaccine MMR (vaccine 3 trong 1 ngừa được bệnh sởi-quai bị-rubella) hoặc vaccine MMRV (vaccine 4 trong 1 ngừa được sởi-quai bị-rubella-thủy đậu).

Đối với phụ nữ mang thai, những rủi ro mà bệnh rubella mang lại cho bé có thể rất nghiêm trọng. Đặc biệt, nếu mẹ bị nhiễm rubella trong 3, 4 tháng đầu của thai kỳ, bé sẽ dễ bị sinh non và khi sinh ra dễ gặp các vấn đề về mắt, thính giác, tim.

Xét nghiệm huyết thanh học (IgM/IgG) – Xét nghiệm chẩn đoán rubella

Xét nghiệm huyết thanh học là xét nghiệm chẩn đoán Rubella thường được áp dụng. Xét nghiệm này sẽ giúp xác định cơ thể có kháng thể rubella hay không.

Kháng thể là một loại protein do hệ miễn dịch sản sinh, có tác dụng giúp cơ thể chống lại mầm bệnh xâm nhập từ môi trường bên ngoài. Mỗi loại kháng thể nhắm đến một loại mầm bệnh (vi trùng, virus) nhất định. Việc phân tích các loại kháng thể trong máu cung cấp được rất nhiều thông về khả năng miễn dịch của một cá nhân.

IgM và IgG là hai loại kháng thể rubella. Do đó:

  • Xét nghiệm IgM: Được thực hiện nếu nghi ngờ nhiễm rubella. IgM (ImmunoglobulinM) là kháng thể đầu tiên xuất hiện khi người bệnh lần đầu tiếp xúc với kháng nguyên. IgM tồn tại 7-10 ngày trong cơ thể người lớn và tồn tại khoảng 1 năm trong cơ thể trẻ sơ sinh.
  • Xét nghiệm IgG: Khi virus rubella xâm nhập vào cơ thể, kháng thể IgG sẽ xuất hiện. IgG (ImmunoglobulinG) sẽ tồn tại trong máu suốt đời. Những người cần biết chắc chắn rằng mình miễn dịch và không thể bị rubella như nhân viên y tế, người hay đi du lịch, công tác, phụ nữ có ý định mang thai… sẽ thực hiện xét nghiệm này.

Thai phụ bị nghi ngờ mắc bệnh rubella cần thực hiện cả hai xét nghiệm. Em bé sau khi sinh cũng phải thực hiện đủ hai loại xét nghiệm IgM/IgG.

Kết quả xét nghiệm IgM

Kết quả xét nghiệm IgM dương tính có nghĩa là bạn có IgM trong máu, do gần đây bạn đã bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, vì rubella không phải là một bệnh thông thường nên xét nghiệm có khả năng cho kết quả dương tính giả.

Nguyên nhân đằng sau kết quả dương tính giả có lẽ là do bạn bị nhiễm một loại virus nào đó khác, hoặc xét nghiệm đang phản ứng với các protein khác trong máu. Để xác nhận kết quả này thì cần thực hiện thêm nhiều xét nghiệm khác.

Xét nghiệm IgM âm tính thường có nghĩa là bạn không bị nhiễm bệnh. Nhưng người có hệ miễn dịch yếu (người nhiễm HIV hoặc đang dùng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch) cũng dễ bị nhiễm bệnh mà không thể tạo ra đủ kháng thể để được nhận diện trong xét nghiệm.

Kết quả xét nghiệm IgG

  • Kết quả xét nghiệm IgG dương tính từ 1.0 trở lên: Bạn có kháng thể rubella trong máu và miễn nhiễm với mầm bệnh trong tương lai.
  • Kết quả xét nghiệm IgG âm tính thấp hơn hoặc bằng 0.7: Bạn có quá ít kháng thể để miễn dịch với mầm bệnh, nếu có thì cũng không thể được phát hiện qua xét nghiệm.
  • Kết quả xét nghiệm IgG khoảng 0.8 hoặc 0.9: Điều này có nghĩa là bạn vừa tiêm vaccine và kháng thể chưa xuất hiện trong máu. Bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện xét nghiệm lại.

Kết quả chung từ xét nghiệm rubella IgM và rubella IgG

1. Xét nghiệm IgM dương tính, IgG âm tính: Mới nhiễm virus Rubella và cần làm xét nghiệm IgM và IgG sau 2 tuần. Nếu kết quả IgM vẫn dương tính, IgG bắt đầu xuất hiện thì chắc chắn bạn đã bị nhiễm virus rubella.

2. Xét nghiệm IgM âm tính, IgG dương tính: Đã có kháng thể IgG bảo vệ và thời gian nhiễm đã lâu (tối thiểu 10 tuần trước khi xét nghiệm). Nên xét nghiệm lại IgG sau 2 tuần, nếu IgG tăng lên 3-4 lần thì có thể là mới nhiễm.

3. Xét nghiệm IgM và IgG đều dương tính: Có thể đang mắc rubella nguyên phát hoặc IgM không đặc hiệu. Bạn cần xét nghiệm lại sau 2 tuần. Nếu kết quả xét nghiệm lần 2:

  • IgM âm tính và IgG dương tính: Có thể mới bị nhiễm
  • IgM dương tính (thấp như lần 1) và IgG dương tính (không tăng gấp đôi): Có thể IgM dương tính với lần tiêm ngừa hoặc dương tính chéo với siêu vi khác hoặc bị nhiễm rubella thứ phát.

4. Xét nghiệm IgM và IgG đều âm tính: Có thể chưa từng bị nhiễm Rubella và có nguy cơ mắc Rubella. Kết quả này cũng có thể cho thấy bạn bị nhiễm nhưng đang trong thời gian ủ bệnh. Bạn nên xét nghiệm lại sau 2-3 tuần.

Em bé không thể nhận được kháng thể IgM từ người mẹ. Cho nên, nếu trẻ sơ sinh có kết quả xét nghiệm dương tính thì tức là trẻ đã bị nhiễm bệnh từ trong bụng mẹ hoặc ngay lúc mới chào đời.

Kháng thể IgG của người mẹ có khả năng bảo vệ em bé từ khi còn trong bụng mẹ cho đến khoảng vài tháng sau sinh.

Ai nên thực hiện xét nghiệm rubella?

  • Phụ nữ dự định có con: Nếu kết quả xét nghiệm máu cho thấy không có sự tồn tại của kháng thể thì người phụ nữ nên đi tiêm phòng rubella trước khi mang thai ít nhất 1 tháng
  • Thai phụ: Thực hiện xét nghiệm rubella trong thai kỳ khi thai khoảng từ 7 – 10 tuần với những trường hợp chưa tiêm vaccine phòng rubella hoặc chưa mắc bệnh. Mẹ mắc bệnh rubella trong thai kỳ, bé sinh ra dễ bị hội chứng rubella bẩm sinh và một số khiếm khuyết như khiếm thính, chậm phát triển, đục thủy tinh thể, vấn đề về tim…
  • Các trẻ mới sinh gặp những khiếm khuyết như trên cũng cần thực hiện xét nghiệm để xác định chắc chắn rằng có bị rubella hay không
  • Bất cứ ai có triệu chứng của bệnh rubella
  • Nhân viên y tế chưa từng tiêm phòng rubella hay chưa từng bị bệnh này
  • Học sinh, sinh viên trước khi nhập học (trước khi hòa mình vào một môi trường mới đông đúc)

Triệu chứng khi bị nhiễm rubella

Tên gọi rubella có liên quan đến màu sắc đỏ hồng của những đốm phát ban – triệu chứng phổ biến của bệnh. Các triệu chứng thường xuất hiện trong khoảng 14-21 ngày kể từ sau khi nhiễm bệnh.

Ban đầu, ban phát trên mặt và lan đến tay chân, sẽ gây ngứa trong một số trường hợp. Vết ban mờ dần và biến mất sau 3-5 ngày. Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi
  • Đau đầu
  • Sốt nhẹ
  • Mắt viêm, đỏ
  • Viêm dây thần kinh
  • Sưng hạch bạch huyết (ở cổ và hai tai)
  • Đau khớp

Trên nguyên tắc, mọi lứa tuổi đều có khả năng mắc bệnh rubella. Người lớn tuổi bị nhiễm rubella sẽ gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Việc hiểu và đọc chính xác các chỉ số kháng thể IgM và IgG trong xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết chính xác và điều trị nhanh chóng thành công nhất.

1. Ý nghĩa IgM và IgG trong sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết thường sẽ có các dấu hiệu ban đầu khá chung chung là sốt như các loại sốt khác, nên sẽ rất khó phân biệt, vì vậy, phải dựa vào các xét nghiệm, cùng các chỉ số cụ thể để chẩn đoán bệnh.

IgM và IgG là hai chỉ số quan trọng trong việc đánh giá tình trạng bệnh sốt xuất huyết. Tuy nhiên, để kết quả được chính xác nhất, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm kết hợp kháng nguyên Dengue NS1 cùng các kháng thể IgM và IgG, việc này cũng hỗ trợ phát hiện chính xác loại huyết thanh do virus Dengue gây nên. Kháng nguyên NS1 và kháng thể IgM sẽ giúp bác sĩ xác định đúng lần sốt này của bệnh nhân có do vi rút Dengue hay không. Bên cạnh đó, kháng thể IgG sẽ giúp xác định trong thời gian gần bệnh nhân đã từng bị sốt như vậy bao giờ chưa. Nếu kết quả cho thấy IgG là dương tính, vậy tứ là bệnh nhân đang gặp tình trạng sốt virus Dengue lần thứ phát. Thông thường các kháng nguyên NS1 sẽ xuất hiện trong máu ngày 1-9, còn kháng thể IgM sẽ thường xuất hiện ngày 3-4 và các kháng thể IgG thì xuất hiện muộn hơn vào ngày 14 sau thời điểm nguyên phát nhiễm Dengue.

2. Xét nghiệm chẩn đoán sốt xuất huyết

Chỉ số IgG dương tính là gì

Phân tích máu tổng thể là xét nghiệm cần làm khi chẩn đoán sốt xuất huyết


Là một trong những bệnh gây truyền nhiễm ở mức độ cấp tính, có thể tạo thành dịch vi rút Dengue, sốt xuất huyết khởi điểm do con người bị đốt bởi muỗi vằn. Hầu hết những vùng nhiệt đới khí hậu là môi trường lý tưởng để phát sinh bệnh nhanh nhất. Hằng năm, Việt Nam thường có mùa nóng vào tháng 7 đến tháng 10 là thời gian nguy cơ bùng dịch lớn nhất.

Sốt xuất huyết ban đầu với những dấu hiệu lâm sàng chung chung, nên khó để phân biệt so với các loại sốt khác. Đặc biệt chưa có thuốc đặc trị điều trị bệnh cũng như thuốc phòng, ngừa bệnh, nên đa phần bác sĩ sẽ dựa vào các chỉ số xét nghiệm để chẩn đoán một cách chính xác virus Dengue đã xâm nhập cơ thể người hay chưa.

Ngoài các dấu hiệu lâm sàng của bệnh, các xét nghiệm, phương pháp sinh học phân tử giúp phát hiện bệnh chính xác và sớm nhất.

2.1 Phân tích máu tổng thể

  • Bạch cầu: số lượng của bạch cầu trong máu sẽ tụt giảm khi có mặt virus Dengue. Khi loại trừ được Dengue, lượng bạch cầu và bạch cầu trung tính sẽ tăng trở lại.
  • Tiểu cầu: nguy cơ xảy ra xuất huyết sẽ càng cao khi số lượng của tiểu cầu giảm mạnh. Virus Dengue xuất hiện khiến lượng tiểu cầu giảm, có thể xuống dưới 100 Giga/L.
  • Hematocrit: chỉ số hematocrit sẽ tăng lên 20%, vượt ngưỡng chỉ số thông thường của người bệnh. Lưu ý chỉ số vượt quá 45% là khi máu có hiện tượng cô đặc.


2.2 Xét nghiệm phân tử sinh học
Khi chỉ số xuất hiện của các kháng thể phát hiện chậm hơn, người ta xác định sự xuất hiện của virus RNA-Dengue có trong máu ngay từ những ngày đầu khi sốt xuất huyết chưa có dấu hiệu lâm sàng cụ thể. Đa phần xét nghiệm này đều có ở những nơi trang thiết bị hiện đại và đầy đủ.

2.3 Xét nghiệm miễn dịch
Xét nghiệm miễn dịch giúp phát hiện các kháng nguyên Dengue NS1 và các kháng thể IgM, anti Dengue IgM cùng các kháng thể IgG, anti Dengue IgG. Xét nghiệm chỉ số có thể phát hiện muộn việc có mặt của các kháng thể vì chúng thường xuất hiện muốn sau lần nguyên phát nhiễm Dengue.

  • Định lượng Dengue IgM kháng thể: chỉ số IgM chậm xuất hiện trong thời điểm nguyên phát Dengue, hầu hết bệnh nhân phát hiện được ở ngày 3 - 4 kể từ lúc sốt. Dengue IgM tồn tại đến khoảng 90 ngày trong máu.
  • Định lượng Dengue IgG kháng thể: trong thời điểm nguyên phát, Dengue IgG gần như không thấy xuất hiện lúc cấp tính, mà chỉ thấy lúc cơ thể bước vào phục hồi. Kể đến lần thứ phát, Dengue IgG có mặt ngay từ lúc cấp tính và sẽ có hiện tượng tăng lên 4 lần so với trước đó, ngay trong thời điểm phục hồi, thông thường là vào ngày 14 sau thời điểm nguyên phát nhiễm Dengue

Cụ thể các xét nghiệm:

Xét nghiệm kháng nguyên NS1

  • Test nhanh Dengue NS1 (có thể kết hợp test NS1 với IgG và test IgM)
  • Test ELISA Dengue NS1

Xét nghiệm kháng thể IgM/anti IgM và IgG/anti IgG

  • Kết hợp test IgM và IgG, hoặc test nhanh NS1 với IgM và IgG
  • Test ELISA anti Dengue IgM
  • Test ELISA anti Dengue IgG
  • Test ELISA anti Dengue IgM,IgG

Các xét nghiệm test nhanh hỗ trợ và sàng lọc chẩn đoán chính xác và sớm nhất sự xuất hiện của virus Dengue. Test nhanh mang lại kết quả với độ nhạy lên tới 92%, và độ đặc hiệu 75 đến 95%.

3. Cách đọc kết quả sốt xuất huyết

Chỉ số IgG dương tính là gì

Sốt xuất huyết là bệnh chưa có thuốc đặc trị cũng như thuốc phòng ngừa


Giai đoạn 1: Ngày 1-5 ngay sau thời điểm sốt

  • Chỉ số Dengue NS1 dương tính, IgM âm tính, IgG âm tính, Dengue RNA âm tính => sốt virus Dengue nguyên phát, tình trạng bệnh ở giai đoạn đầu.
  • Chỉ số Dengue NS1 dương tính, IgM âm tính, IgG âm tính, Dengue RNA dương tính => sốt virus Dengue nguyên phát, tình trạng bệnh ở giai đoạn cấp.
  • Chỉ số Dengue NS1 dương tính, IgM dương tính, IgG âm tính, Dengue RNA dương tính => sốt virus Dengue nguyên phát, tình trạng bệnh ở giai đoạn cấp thể.
  • Chỉ số Dengue NS1 dương tính, IgM âm tính, IgG dương tính, Dengue RNA dương tính => sốt virus Dengue thứ phát, tình trạng bệnh ở giai đoạn cấp thể.
  • Chỉ số Dengue NS1 dương tính, IgM dương tính, IgG dương tính, Dengue RNA dương tính => sốt virus Dengue thứ phát, tình trạng bệnh ở giai đoạn cấp thể.

Trong mọi xét nghiệm, ngày 3 và 4 là thời điểm phát hiện tỷ lệ nhiễm virus cao nhất, ngày 5 và 6 có thể phát hiện tỷ lệ kháng thể cao hơn kháng nguyên.

Giai đoạn 2: Ngày 6-9 ngay sau thời điểm sốt

  • Chỉ số Dengue NS1 dương tính, IgM dương tính, IgG âm tính, Dengue RNA dương tính => sốt virus Dengue nguyên phát, tình trạng bệnh ở giai đoạn cấp thể.
  • Chỉ số Dengue NS1 dương tính, IgM dương tính, IgG dương tính, Dengue RNA dương tính => sốt virus Dengue thứ phát, tình trạng bệnh ở giai đoạn cấp thể.

Giai đoạn 3: Từ ngày 9 sau thời điểm sốt

Các xét nghiệm đều cho chỉ số giảm, giá trị cho chẩn đoán giảm, chỉ số dương tính chỉ còn rơi vào 0,8 đến 1,6%.

Với xét nghiệm phân tích máu tổng thể: có thể giảm lượng bạch cầu trong máu, lượng tiểu cầu giảm, gây nguy cơ xuất huyết, lượng huyết tương thoát gây cô đặc trong máu, xuất hiện những điểm máu nhỏ dưới da.

Sốt xuất huyết là bệnh chưa có thuốc đặc trị cũng như thuốc phòng ngừa, chính vì vậy, việc đảm bảo chính xác kết quả xét nghiệm chẩn đoán kháng thể IgM và IgG sẽ giúp điều trị bệnh nhanh phục hồi nhất.