Chết sơ sinh sớm là gì

Chu sinh là gì? Tử vong chu sinh là hiện tượng tử vong thai nhi và trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên sau khi chào đời. Tình trạng này chiếm tỉ lệ 1/1000 trường hợp. Thống kê được tính toán dựa trên những báo cáo chính xác và hoàn chỉnh của các chuyên gia y tế. Các số liệu này có thể giúp cho việc nghiên cứu nhằm giảm số lượng tử vong ở trẻ trong tương lai.

Tỉ lệ tử vong chu sinh là chỉ số quan trọng thể hiện công tác chăm sóc sức khỏe cho bà bầu và trẻ sơ sinh của một quốc gia. Các chính sách đầu tư, lên kế hoạch và cải thiện sức khỏe cho cả mẹ và bé không bao giờ là lãng phí. Việc làm trên tạo điều kiện cho các bậc cha mẹ chia sẻ kinh nghiệm để giảm nguy cơ tử vong chu sinh cho các thế hệ tương lai trong gia đình.

Tham khảo: Sự phát triển thai nhi theo tuần

Các trường hợp tử vong chu sinh

Có khoảng 30% tỉ lệ tử vong là chết non. Nguyên nhân do các khuyết tật của thai nhi và hội chứng suy hô hấp sơ sinh vì thai nhi chưa đủ trưởng thành.

Trẻ có thể đã tử vong trong bụng mẹ trước cơn chuyển dạ, trong quá trình chuyển dạ hoặc trong khoảng thời gian ngắn sau khi sinh. Có một số trường hợp không rõ nguyên nhân chính xác.

Tham khảo: Trẻ sinh non 6 tháng

Chết non là gì?

Chết non là trường hợp trẻ tử vong khi còn trong bụng mẹ. Khác với hiện tượng sẩy thai, thai nhi chết non thường đã bước qua tuần thai thứ 20.

Khi trẻ đã được 20 tuần và tử vong, gia đình phải làm thủ tục an táng cần thiết cho trẻ.

Nguyên Nguy cơ gây tử vong chu sinh

  • Khi người mẹ quá thừa cân, bệnh béo phì hoặc có chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) trên 25. (Tham khảo: Tăng cân khi mang thai)
  • Phụ nữ 35 tuổi trở lên.
  • Phụ nữ đã từng gặp vấn đề trong thai kỳ hoặc bộ phận sinh sản.
  • Thai nhi quá nhỏ so với tuổi thai.
  • Các bà mẹ uống quá nhiều đồ uống có chất caffeine.
  • Sinh nhiều bé cùng lúc. (Tham khảo: Mang thai đôi)
  • Thiếu hoặc không có sự chăm sóc cần thiết cho thai kỳ.
  • Thuộc diện kinh tế khó khăn.
  • Hút thuốc trong thai kỳ.
  • Nghiện ngập.
  • Bạo hành trong gia đình.
  • Uống rượu bia nhiều.
  • Biến chứng khi mang thai hoặc thai kỳ có nguy cơ cao do chứng tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, nhau tiền đạo và nhau bong non.
  • Không theo hướng dẫn an toàn khi ngủ.
  • Một số bệnh tâm thần cũng có thể làm tăng nguy cơ .
  • Hội chứng đa nang buồng trứng ảnh hưởng bởi sự thay đổi của nội tiết tố.
  • Bệnh Celiac.

Tham khảo: Những điều kiêng kỵ khi mang thai

Nguyên nhân dẫn đến tử vong chu sinh

  • Những bất thường về gien hoặc nhiễm sắc thể.
  • Dị tật ở tim hay những cơ quan quan trọng khác.
  • Hiện tượng suy thai hay bị ngạt (ảnh hưởng đến lưu thông máu và oxi) trong cơn chuyển dạ.
  • Sinh non hoặc vỡ ối non.
  • Mẹ hoặc bé bị nhiễm trùng.
  • Chứng Cholestasis (bệnh về gan). (Tham khảo: Cholestasis là gì (Ứ mật thai kỳ))
  • Bệnh Rhesus. (Tham khảo: Nhóm máu RH là gì)
  • Chảy máu trước khi sinh.
  • Thai nhi chậm phát triển trong tử cung.
  • Nhau thai có vấn đề không cung cấp đầy đủ khí oxi và/hoặc dinh dưỡng cho thai nhi.
  • Cổ tử cung có vấn đề (ví dụ: giãn nở yếu).
  • Nhiễm độc thủy ngân - thường xảy ra khi ăn cá có chứa quá nhiều thủy ngân.
  • Chấn thương khi mang thai (ví dụ: tai nạn giao thông). Khi đi xe hơi, các bà bầu nên cài dây an toàn để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
  • Những nguyên nhân khác chưa được làm rõ.

Làm sao để phòng ngừa tử vong chu sinh?

Điều đầu tiên là phải chú trọng chế độ dinh dưỡng và chăm sóc tiền sản định kỳ cho bà bầu để có một thai kỳ và em bé khỏe mạnh. Tránh những thói quen không tốt như hút thuốc, uống rượu bia hay nghiện ngập và hướng tới lối sống lành mạnh. Mặc dù bạn không thể tránh được tất cả những rủi ro, nhưng đây là những bước đầu để bảo vệ mẹ và bé.

Nếu bạn nằm trong nhóm có nguy cơ cao, đã từng bị sẩy thai nhiều lần hoặc chết non, bạn nên gặp cán bộ khoa sản để được hướng dẫn chăm sóc cho thai kỳ. Rất nhiều bệnh viện sản lớn có các nhóm bác sĩ chuyên về những trường hợp mang thai phức tạp.

Tham khảo: Chăm sóc bà bầu

Làm sao nhận biết bé có vấn đề?

Nếu thai nhi có biến đổi, giảm hoặc không cử động nữa là biểu hiện khác thường sớm nhất. Các hiện tượng chảy máu âm đạo, đau bất thường, cảm giác tuyệt vọng hay có gì đó không bình thường với thai nhi đều có thể báo hiệu tình trạng xấu của bé.

Cuối cùng, kết quả siêu âm sẽ giúp chuẩn đoán tim thai có còn hoạt động không. Bác sĩ siêu âm có thể tham khảo ý kiến của đồng nghiệp để xác nhận chẩn đoán có chính xác hay không.

Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Cái chết thương tâm của trẻ sơ sinh dẫn đến những thay đổi lớn về mặt tinh thần và thể xác. Khi thai nhi chết trong bụng mẹ, cơn trở dạ vẫn sẽ diễn ra sau đó. Bào thai bắt đầu co bóp và nước ối vỡ ra. Một số thai phụ muốn lấy thai nhi ra càng sớm càng tốt sau khi biết bé đã chết. Họ muốn chấm dứt thai kỳ bằng cách mổ, nhưng đây không phải là giải pháp tốt nhất. Khả năng xảy ra biến chứng rất cao trong và sau khi giải phẫu kèm theo thời gian phục hồi dài hơn. Việc này có thể ảnh hưởng đến lần mang thai và sinh đẻ tiếp theo. Nguy cơ xảy ra biến chứng trong tương lai cũng cao hơn. 

Một số khác lại muốn trân trọng những ngày cuối cùng của thai kỳ và dành thời gian ở bên thai nhi khi bé còn nằm trong cơ thể của mẹ. Vì vậy, họ sẽ không quyết định từ bỏ thai nhi ngay. Mỗi phụ nữ sẽ phản ứng khác nhau đối với hung tin này.

Nếu thai nhi không được lấy ra trong vòng một tuần sau khi chết, tình huống có thể xấu đi: những cơn co bóp làm tắc nghẽn mạch máu dẫn đến tử vong. Vì vậy, nếu cơn chuyển dạ không xảy ra thì bà bầu cần được giục chuyển dạ. 

Có nên sử dụng biểu đồ vận động không?

Việc sử dụng biểu đồ vận động để theo dõi thai nhi hiện còn gây nhiều tranh cãi. Một số chuyên gia cho rằng biểu đồ này làm người mẹ lo lắng không cần thiết và ảnh hưởng đến tần suất cử động cũng như thư giãn của thai nhi. Một số khác khẳng định là các biểu đồ sẽ giúp ích và thông báo cho người mẹ biết nếu bé có biểu hiện bất thường.

Để biết phương pháp nào phù hợp với bạn, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ.

6 giai đoạn phát triển giấc ngủ của trẻ từ 0 - 3 tuổi

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh phát triển theo cách rất khác nhau. Một số trẻ có thể thức suốt đêm khi mới được 8 tuần, trong khi số khác chưa sẵn sàng dù đã được nhiều tháng tuổi. Vậy ...

Đọc thêm

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Mỹ Linh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác có 12 năm kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý Nhi, đặc biệt là hồi sức sơ sinh và điều trị sơ sinh bệnh lý. Ngoài ra, bác sĩ có thế mạnh trong trong lĩnh vực tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ cũng như khám, tư vấn và can thiệp dinh dưỡng ở trẻ em.

Trẻ sơ sinh hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ để chống lại các tác nhân gây bệnh, cho nên trẻ có thể bị nhiễm trùng sau sinh do các nguyên nhân khác nhau, tình trạng nhiễm trùng sau sinh nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe trẻ sơ sinh, làm tăng nguy cơ tử vong sau sinh.

Nhiễm trùng sơ sinh là các bệnh nhiễm trùng xảy ra từ lúc mới sinh đến 28 ngày tuổi. Nhiễm trùng sơ sinh có thể do nguyên nhân trước sinh, trong sinh và sau khi sinh. Nhiễm trùng sơ sinh có tỉ lệ tử vong cao đứng hàng thứ hai sau hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm khuẩn sau sinh qua các con đường sau:

  • Qua nhau thai (đường máu): Là đường lây truyền xảy ra trước sinh, thường gặp các tác nhân như giang mai bẩm sinh, HIV, rubella, cytomegalovirus, toxoplasmosis
  • Lây qua các màng và nước ối
  • Lây qua đường tiếp xúc khi sinh: Trong quá trình sinh khi thai qua âm đạo, âm hộ hay các ổ nhiễm khuẩn tại tử cung
  • Sau khi sinh có thể do tiếp xúc với các bệnh lý nhiễm trùng ở cộng đồng đặc biệt là ở môi trường bệnh viện

Trẻ sau sinh có thể bị nhiễm khuẩn sau sinh do nhiều con đường

3.1 Yếu tố nguy cơ từ mẹ

  • Mẹ mắc bệnh nhiễm trùng trong thời kỳ mang thai (rubella, toxoplasmosis, cytomegalovirus...).
  • Vỡ ối sớm trước 12 giờ gây nhiễm trùng ối.
  • Mẹ sốt trước, trong và sau sinh.
  • Thời gian chuyển dạ kéo dài trên 12 giờ, nhất là trên 18 giờ.
  • Mẹ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu trước sinh mà không điều trị đúng hay không điều trị.

3.2 Yếu tố nguy cơ từ con

  • Bé trai.
  • Trẻ Sinh non.
  • Nhẹ cân so với tuổi thai.
  • Sang chấn sản khoa.
  • Chỉ số Apgar thấp khi sinh (bình thường Apgar 8 – 10đ trong những phút đầu).

3.3 Yếu tố nguy cơ từ môi trường

  • Lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp qua mẹ, người nhà của trẻ, cán bộ y tế
  • Dụng cụ y tế không vô khuẩn
  • Các thủ thuật xâm nhập (đặt catheter, nội khí quản...)
  • Không rửa tay trước khi tiếp xúc với bé..
  • Qua sữa mẹ, các chất bài tiết

Nhiễm trùng sơ sinh muộn có thể gây nên biến chứng viêm màng não

Các dấu hiệu của nhiễm trùng sau sinh ở trẻ sơ sinh rất đa dạng, có thể chia thành 2 giai đoạn là nhiễm trùng sơ sinh sớmnhiễm trùng sơ sinh muộn.

4.1 Nhiễm trùng sơ sinh sớm

Nhiễm trùng sơ sinh sớm là nhiễm trùng xảy ra trong vòng 72 giờ đầu sau sinh.

Triệu chứng lâm sàng của nhiễm trùng sơ sinh sớm có thể bao gồm:

  • Hô hấp: Xanh tím, rối loạn nhịp thở, thở rên, thở nhanh > 60 lần/phút + co kéo, ngừng thở > 15 giây.
  • Tim mạch: Xanh tái, da nổi bông, nhịp tim nhanh > 160 lần/phút, lạnh đầu chi, thời gian hồng trở lại của da kéo dài > 3s, huyết áp hạ.
  • Tiêu hóa: Bú kém, bỏ bú, trướng bụng, nôn ói, tiêu chảy, dịch dạ dày ứ > 2/3 số lượng sữa bơm cử trước.
  • Da và niêm mạc: Da tái, nổi vân tím, phát ban, xuất huyết, vàng da sớm trước 24 giờ. nốt mủ, phù nề, cứng bì.
  • Thần kinh: Tăng hoặc giảm trương lực cơ, dễ bị kích thích, co giật, thóp phồng, giảm phản xạ, hôn mê.
  • Huyết học: Tử ban, tụ máu dưới da, xuất huyết nhiều nơi, gan lách to.

4.2 Nhiễm trùng sơ sinh muộn

Nhiễm trùng sơ sinh muộn là nhiễm trùng xảy ra sau 72 giờ sau sinh. Các dạng lâm sàng chính là nhiễm trùng huyết, viêm màng não, nhiễm trùng tại chỗ

Triệu chứng lâm sàng của nhiễm trùng sơ sinh muộn:

  • Nhiễm trùng huyết: Triệu chứng tương tự như nhiễm trùng sơ sinh sớm.
  • Viêm màng não: Có thể triệu chứng riêng lẻ, không rõ ràng, sốt dai dẳng hoặc thân nhiệt không ổn định, thay đổi tri giác, thay đổi trương lực cơ, co giật, dễ bị kích thích, ngưng thở, khóc thét, thóp phồng, triệu chứng màng não có thể có hoặc không, thở không đều, rối loạn vận mạch, nôn ói.
  • Nhiễm trùng da có thể có các hình thái sau:
  • Nốt mủ bằng đầu đinh ghim, đều nhau lúc đầu trong sau mủ đục. Mụn khô để lại vảy trắng dễ bong.
  • Nốt phỏng to nhỏ không đều, lúc đầu chứa dịch trong nếu bội nhiễm thì có mủ đục,vỡ để lại nền đỏ, chất dịch trong lan ra xung quanh thành mụn mới.
  • Viêm da bong (bệnh Ritter): Lúc đầu là mụn mủ quanh miệng sau lan toàn thân, lớp thượng bì bị nứt bong từng mảng, để lại vết trợt đỏ ướt huyết tương. Có dấu hiệu sốt cao, mất nước, có thể kèm viêm phổi, tiêu chảy, nhiễm trùng máu.
  • Nhiễm trùng rốn: Rốn ướt, sưng đỏ, tím bầm, chảy mủ hoặc máu, mùi hôi, sưng tấy xung, có thể sốt, kém ăn, trướng bụng, rối loạn tiêu hóa.
  • Nhiễm trùng tiểu: Thường có vàng da.
  • Viêm ruột hoại tử: Đi ngoài phân máu, chướng bụng, nôn.
  • Nhiễm trùng niêm mạc bao gồm:
  • Viêm kết mạc tiếp hợp: Trẻ nhắm mắt, nề đỏ mi mắt, tiết dịch hoặc chảy mủ.
  • Nấm miệng: Nấm thường ở mặt trên lưỡi, lúc đầu màu trắng như cặn sữa, nấm mọc dày lên, lan rộng khắp lưỡi, mặt trong má xuống họng, nấm ngả màu vàng làm trẻ đau bỏ bú. Có thể gây tiêu chảy, viêm phổi nếu nấm rơi vào đường tiêu hóa và phổi.

Các nhiễm trùng sơ sinh không điều trị kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như:

  • Ảnh hưởng tới tăng trưởng và phát triển của trẻ về thần kinh, giác quan, các cơ quan như tim mạch, hô hấp...
  • Trong một số trường hợp nhiễm trùng sau sinh nặng có thể dẫn đến tử vong. Do hệ thống miễn dịch còn yếu ớt của trẻ nhỏ, chúng không đủ sức ứng phó với nhiễm trùng.

Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh được xếp vào nhóm bệnh nguy hiểm gây tử vong cao. Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu nghi ngờ bị nhiễm khuẩn sau sinh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị bệnh. Chẩn đoán sớm, điều trị nhanh chóng và được chăm sóc, theo dõi thường xuyên là cách tốt nhất để điều trị cho trẻ.

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ đề