Chênh lệch múi giờ trong tiếng pháp là gì năm 2024

Đó là tên gọi phổ biến của hội chứng lệch múi giờ do tác động xã hội, xảy ra khi bạn mải mê lướt web, chơi phây và các loại mạng xã hội đến quên ăn quên ngủ, kéo lệch nhịp điệu sinh hoạt hằng ngày so với đồng hồ sinh học của cơ thể. Những ngày trong tuần thức khuya ngủ ít, người có hội chứng “social jet lag” thường thức dậy trễ vào những ngày cuối tuần, khiến nhịp sinh học càng rối loạn hơn.

“Social jet lag” sẽ dẫn bạn đến nguy cơ bị trầm cảm, lo lắng, các vấn đề về tiểu đường, tiêu hóa, béo phì, tim mạch, giảm trí nhớ và các vấn đề về nhận thức. Đặc biệt hội chứng này đang khá phổ biến ở thanh thiếu niên và giới trẻ làm việc văn phòng.

Cách hạn chế tình trạng “Social jet lag”

Tin vui là bạn không cần phải “cai nghiện” máy tính, điện thoại. Các chuyên gia đã giúp bạn những lời khuyên hữu dụng trong lịch sinh hoạt hàng ngày để sống cùng mạng xã hội. Điều quan trọng là bạn cần kỷ luật hơn trong việc thực hiện để đảm bảo sức khỏe lâu dài.

1- Đi ngủ đúng giờ, thức dậy đúng cữ

Bản chất của “social jet lag” là sự chênh lệch giữa khoảng thời gian cơ thể bạn cần ngủ với thời gian thực bạn đi ngủ. Nên giải pháp trực diện sẽ là khớp lại thời gian cho giấc ngủ, đúng thời điểm, đủ thời gian. Người trưởng thành nên ngủ từ trên 7-8 tiếng liên tục mỗi đêm và khoảng thời gian vàng cho cơ thể phục hồi trong giấc ngủ là từ 22 giờ đêm đến 2 giờ sáng. Bạn nên đặt lịch cho giấc ngủ của mình theo hướng dẫn này, đi ngủ và thức dậy đúng quãng giờ đều đặn mỗi ngày, kể cả những ngày cuối tuần.

Đối với thanh thiếu niên còn ham chơi, khó có kỷ luật, cha mẹ nên nhắc các con đi ngủ trước giờ ngủ khoảng 1 giờ và hỗ trợ đánh thức con dậy đúng lúc. Cha mẹ cũng nên làm gương và tạo môi trường ngủ tốt cho các con để “dụ” con vào giấc.

2- Không thiết bị điện tử trước khi ngủ 2 tiếng

Khoa học đã chứng minh ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử sẽ khiến trí não không phân biệt được ngày và đêm trong nhịp sinh học của cơ thể, hạn chế cơn ngủ của bạn. Vì thế, nếu bạn muốn đi ngủ đúng giờ, hãy tránh sử dụng máy tính, điện thoại khoảng 2 tiếng trước khi ngủ. Các hoạt động nhẹ nhàng, thư giãn hay tắm mát trước khi ngủ sẽ dễ đưa bạn vào giấc ngủ ngon hơn.

3- Sự quyến rũ của phòng ngủ

Bạn sẽ khó mà chìm vào giấc ngủ nếu giường nệm không thoải mái. Hãy tạo cho mình và gia đình một phòng ngủ thật sảng khoái với chiếc nệm êm đã cái lưng, drap sạch thơm đã mắt, gối êm vai khỏe cổ. Hẹn giờ cho máy lạnh, quạt, chọn loại rèm cửa không quá tối quá dày, đủ để chút ánh sáng và nhiệt độ ban ngày đánh thức bạn khi đến lúc.

Một múi giờ là 1 vùng trên Trái Đất mà người ta quy ước sử dụng cùng 1 thời gian tiêu chuẩn, thông thường được nói đến như là giờ địa phương. Về lý thuyết, các đồng hồ tại vùng này luôn chỉ cùng 1 thời gian.

Trên Trái Đất, thời gian biến đổi dần từ Đông sang Tây. Tại 1 thời điểm xác định, có vùng đang là buổi sáng, có vùng khác lại đang là buổi tối. Trong lịch sử, người ta dùng vị trí Mặt Trời để xác định thời gian trong ngày (gọi là giờ Mặt Trời), và các thành phố nằm ở các kinh tuyến khác nhau có thời gian trên đồng hồ khác nhau. Khi ngành đường sắt và viễn thông phát triển, sự biến đổi liên tục về giờ giấc giữa các kinh tuyến gây trở ngại đáng kể. Các múi giờ được sinh ra để giải quyết phần nào vấn đề này. Các đồng hồ của từng vùng được lấy đồng bộ bằng thời gian tại kinh tuyến trung bình đi qua vùng. Mỗi vùng như vậy là 1 múi giờ.

Có thể dùng 24 đường kinh tuyến chia bề mặt Trái Đất ra làm 24 phần bằng nhau, giúp cho chênh lệch giờ giữa các múi giờ là 1 giờ, một con số thuận tiện. Tuy nhiên, việc phân chia trên chỉ là cơ sở chung; các múi giờ cụ thể được xây dựng dựa trên các thỏa ước địa phương, có yếu tố quan trọng của việc thống nhất lãnh thổ quốc gia. Do vậy trên bản đồ thế giới, có thể thấy rất nhiều ngoại lệ, và chênh lệch giờ giữa một số múi giờ có thể không bằng 1 giờ.

Mọi múi giờ trên Trái Đất đều lấy tương đối so với Giờ Phối hợp Quốc tế (UTC) (xấp xỉ bằng giờ GMT trong lịch sử) là giờ tại kinh tuyến số 0, đi qua Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich, Greenwich, Luân Đôn, Anh.

Một số địa phương có thể thay đổi múi giờ theo mùa. Ví dụ như, vào mùa hè, một số nước ôn đới hoặc gần vùng cực thực hiện quy ước giờ mùa hè (DST), chỉnh giờ sớm lên 1 giờ. Điều này khiến chênh lệch giờ giữa các địa phương thêm phức tạp.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Múi giờ đầu tiên trong lịch sử được ngành đường sắt Anh đặt ra vào ngày 1 tháng 12 năm 1847, gọi là múi giờ GMT. Các đồng hồ trong vùng này đều chỉ cùng giờ với đồng hồ đặt tại đường kinh tuyến đi qua Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich. Ngày 23 tháng 8 năm 1852, tín hiệu thời gian được truyền lần đầu bằng điện tín từ Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich. Đến năm 1855, 98% các đồng hồ công cộng tại nước Anh có cùng giờ GMT, tuy nhiên phải đến ngày 2 tháng 8 năm 1880 thì giờ này mới được chính thức đưa vào luật.

Đến năm 1929, đa số các nước áp dụng các múi giờ chênh nhau 1 giờ. Năm 1950, các múi giờ được ghi kèm thêm chữ cái viết hoa: Z cho múi giờ số 0, A đến M (trừ J) cho các múi giờ phía Đông, N đến Y cho các múi giờ phía Tây.

Trước năm 1967, Việt Nam lấy giờ Bắc Kinh làm chuẩn cho âm lịch. Ngày 8 tháng 8 năm 1967, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành đổi lịch dùng múi giờ UTC+07:00 làm chuẩn. Vì thế 2 miền nam bắc Việt Nam đón Tết Mậu Thân 2 ngày khác nhau (miền bắc ngày 29 tháng 1 trong khi miền nam thì ngày 30 tháng 1).

Ngày 1 tháng 1 năm 1972, 1 hội nghị quốc tế về thời gian đã thay GMT bằng Giờ Phối hợp Quốc tế (UTC), được giữ bởi nhiều đồng hồ nguyên tử quanh thế giới. UTC+01:00 được dùng, thay GMT, để tượng trưng cho "thời gian Trái Đất quay". Giây nhuận được thêm hay bớt vào UTC để giữ nó không khác UT1 nhiều quá 0,9 giây.

Chủ đề