Chế độ 1 vợ 1 chồng ở nước nào năm 2024

(PLO) -Anh trai và chị dâu tôi kết hôn được 5 năm, cả hai hiện nay đều là công chức nhà nước. Do đặc thù công việc nên chị dâu tôi hay phải đi công tác. Gần đây tôi phát hiện ra anh trai chung sống như vợ với một chị làm cùng cơ quan.

Do không muốn chị dâu biết để tránh mâu thuẫn vợ chồng tôi nên tôi đã khuyên anh trai tôi chấm dứt với cô đồng nghiệp kia và đồng tìm ra những căn cứ pháp lý để thuyết phục anh trai mình. Qua tìm hiểu thì tôi biết việc hành vi của anh trai tôi là vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng.

Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì chế độ hôn nhân một vợ, một chồng được quy định như thế nào? Và những chế tài xử phạt hành vi trên? (Phan Thị Thoa, Vụ Bản, Nam Định)

Trả lời:

- Quy định về chế độ hôn nhân một vợ, một chồng

Một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình là hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Từ quy định trên, ta có thể hiểu rằng: hôn nhân một vợ, một chồng là quan hệ hôn nhân được xác lập khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, theo đó, cá nhân đã kết hôn chỉ được có một vợ hoặc một chồng. Đồng thời, trong thời kỳ hôn nhân, nam/nữ không được kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác.

Hiện nay luật hôn nhân gia đình 2014 quy định những trường hợp vi phạm chế độ hôn nhân 1 vợ, 1 chồng như sau:

+ Người đang có quan hệ hôn nhân hợp pháp vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng

+ Người đang có vợ, đang có chồng mà kết hôn với người khác

...

Theo đó, khi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng sẽ bị xử lý như sau:

– Về trách nhiệm hành chính: Điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định:

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  1. Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
  1. Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ

...”.

– Về trách nhiệm hình sự: Căn cứ tại Điều 182 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng:

“1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:…

  1. Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
  1. Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  1. Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
  1. Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó”.

Hiện nay, pháp luật tôn trọng quan hệ hôn nhân một vợ, một chồng. Tuy nhiên, nếu trước năm 1960, cụ thể là thời điểm 13/01/1960 - thời điểm Luật Hôn nhân và Gia đình đầu tiên được ban hành và áp dụng thì nếu chung sống với hai vợ, quan hệ hôn nhân có được công nhận không?

Chỉ công nhận quan hệ hôn nhân 1 vợ 1 chồng?

Hiện nay, một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình được nêu tại khoản 1 Điều 2 Luật Hôn nhân và Gia đinh năm 2014 là:

Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

Đây cũng là một trong các nguyên tắc được quy định tại các Luật Hôn nhân và Gia đình trước đây. Cụ thể:

Tại khoản 1 Điều 2 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000:

Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

Tại Điều 1 Luật năm 1986:

Nhà nước bảo đảm thực sự chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, nhằm xây dựng gia đình dân chủ, hoà thuận, hạnh phúc, bền vững.

Tại Điều 1 Luật năm 1959:

Nhà nước bảo đảm việc thực hiện đầy đủ chế độ hôn nhân tự do và tiến bộ, một vợ một chồng, nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và con cái, nhằm xây dựng những gia đình hạnh phúc, dân chủ và hoà thuận, trong đó mọi người đoàn kết, thương yêu nhau, giúp đỡ nhau tiến bộ.

Đồng thời, khoản 1 Điều 4 Luật 2014 cũng khẳng định:

Nhà nước có chính sách, biện pháp bảo hộ hôn nhân và gia đình, tạo điều kiện để nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và thực hiện đầy đủ chức năng của mình […]

Để thực hiện nguyên tắc này, Luật năm 2014 cũng cấm trường hợp người đang có vợ, có chồng mà kết hôn/chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn/chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.

Như vậy, có thể thấy, từ 03/01/1959 - khi Luật Hôn nhân và Gia đình đầu tiên có hiệu lực thì pháp luật đã luôn đề cao nguyên tắc một vợ, một chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình.

Không bởi vậy mà hiện nay, nếu ngoại tình có thể bị phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng theo khoản 1 Điều 59 Nghị định số 82/2020 hoặc nặng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng tại Điều 182 Bộ luật Hình sự với mức phạt tù cao nhất đến ba năm tù.

Xem thêm: Chia tài sản ly hôn bất lợi với người ngoại tình?

Chế độ 1 vợ 1 chồng ở nước nào năm 2024

Cưới 2 vợ trước 1960 có được công nhận vợ chồng hợp pháp? (Ảnh minh họa)

Chung sống với 2 vợ trước 1960 có hợp pháp không?

Như phân tích ở trên, từ ngày 13/01/1960 - ngày Luật Hôn nhân và Gia đình đầu tiên có hiệu lực thì pháp luật đã đề cao nguyên tắc một vợ, một chồng. Đồng thời, Điều 5 Luật này cũng cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn với người khác.

Nguyên tắc này đã được duy trì trong các Luật Hôn nhân và Gia đình ban hành sau này. Do đó, có thể khẳng định, dù giai đoạn nào thì pháp luật cũng tôn trọng quan hệ hôn nhân một vợ, một chồng.

Đồng thời, tại Điều 34 Luật năm 1959 nêu rõ:

Những hành vi trái với Luật này sẽ bị xử lý theo pháp luật.

Bởi vậy, dù cưới hai vợ trước năm 1960 thì quan hệ hôn nhân giữa người nam và người thứ hai sẽ không được pháp luật công nhận. Riêng tại những vùng dân tộc thiểu số thì có thể căn cứ vào tình hình cụ thể mà đặt ra những điều khoản riêng biệt nhưng phải được Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.

Nói thêm, vào thời điểm năm 1978 khi cán bộ, bộ đội có vợ, có chồng trong Nam, tập kết ra Bắc lấy vợ, lấy chồng khác thì Thông tư 60/TATC năm 1978 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn như sau:

- Nếu cả hai người vợ đều vẫn tha thiết mong muốn gia đình sum họp thì Tòa án khuyên họ tự bàn bạc thu xếp sao cho ổn thỏa.

- Nếu người chồng tập kết ra Bắc đã lấy vợ khác, người vợ trong Nam vẫn chờ chồng, nay người vợ này yêu cầu xóa bản án để vợ chồng họ chung sống với nhau thì kết quả dẫn đến tình trạng một chồng hai vợ, mà quyền lợi cả hai người vợ đều hợp pháp, đều cần được bảo vệ. Tòa án nhân dân cần giải thích khuyên họ tự thu xếp cuộc sống trong gia đình sao cho ổn thỏa…

Nói tóm lại: Theo phân tích ở trên, từ ngày 13/01/1960 - ngày quan hệ hôn nhân và gia đình được pháp luật quy định cụ thể tại Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959 có hiệu lực thì pháp luật tôn trọng quan hệ hôn nhân một vợ, một chồng trừ những vùng dân tộc thiểu số thì sẽ có các quy định riêng biệt khác.