Câu chuyện về trầm cảm học đường

Nhưng mặt khác, chung sống và giúp đỡ những người bệnh trầm cảm cũng là một trong những cách để một người có thể hiểu và phòng tránh căn bệnh trầm cảm cho chính bản thân mình.

Khi mọi thứ quá mức chịu đựng

Tôi vẫn còn nhớ đó là mùa hè năm tôi học lớp 7, khi tôi được nghỉ ở nhà và đang phải làm bài tập hè. Căn nhà mới, xây đã được một năm, năm tầng khang trang sạch đẹp, tầng tôi ngồi làm bài tập cửa mở, quạt phe phẩy, nhưng tôi không trong phòng một mình.

Bố tôi đang nằm ở trên giường. Tôi không biết ông ngủ hay thức, mẹ nói tôi ở nhà trông bố, nên tôi cứ ngồi đấy, vừa làm bài, vừa thi thoảng quay lại nhìn xem bố đang làm gì. Ông đặt tay lên trán, thở đều đặn, nên tôi yên tâm ngồi đó chú tâm vào đống sách vở trước mặt mình.

Được một lúc thì bố tôi ngồi dậy. Tiếng sột soạt khiến tôi phải ngoái lại. Ông ngồi đấy, tay vắt đầu gối, khuôn mặt gầy gò, đôi mắt vô hồn, đầy quầng thâm nhìn chong chong vào khoảng không trước mặt. Thấy vậy, tôi rụt rè hỏi:

- Bố có ngủ được không?

- Không

- Thế con lấy nước gì cho bố uống nhé?

- Không, tao chỉ muốn chết thôi

Nghe thế, tôi òa khóc, chạy lại ôm chặt lấy bố, và cứ thế nói: 'Bố ơi, bố đừng chết!'

***

Đó là một câu chuyện xảy ra đã lâu, nhưng là một câu chuyện điển hình cho việc chung sống với người bệnh trầm cảm. Người xưa nói rằng đàn ông phải làm được ba việc lớn: Xây nhà, lấy vợ, tậu trâu, thì bố tôi hoàn thành xong hai việc lấy vợ, được hai đứa con, rồi xây nhà thì ông gục ngã.

Áp lực của một công việc chiếm quá nhiều công sức và tiền của vào cái thời điểm mà không mấy ai giàu như thế, đối với rất nhiều người, là một việc quá sức.

Thật không may mắn là đó cũng là thời điểm người ta chưa ý thức được sự nguy hiểm của căn bệnh trầm cảm, bởi cả xã hội vẫn mang một cái tâm lý là đã vượt qua thời chiến thì khó khăn gì trong cuộc sống này lại không có thể vượt qua được. Và họ tìm đến những phương thức sai lầm nhất cho những vấn đề về tâm lý của mình mà không hề hay biết.

Thời kỳ kinh tế thị trường với những người lính, những người nông dân trước đây vốn không quen với một xã hội vận động bằng mua bán, trao đổi và đôi khi là lừa lọc, lợi dụng là một hoàn cảnh khó khăn. Họ phải chịu quá nhiều những thứ áp lực.

Áp lực từ gia đình, khi phải đáp ứng rất nhiều yêu cầu của thứ sinh hoạt gia đình vốn chịu nhiều ảnh hưởng từ thời phong kiến. Áp lực của xã hội, khi phải là lực lượng lao động sản xuất chính, nhưng đôi khi kinh tế không đủ để sống ấm no. Áp lực từ chính bản thân khi nhìn xung quanh anh em bạn bè đã có những người thành công hay tương tự như thế.

Họ, đặc biệt là những người đàn ông, trở nên buồn phiền và cáu bẳn, bất mãn và nổi giận với bản thân, với cuộc đời, với những người xung quanh.

Khi có quá nhiều áp lực, thì bất kỳ ai cũng sẽ rơi vào trạng thái trầm cảm 

Tôi vẫn còn nhớ giai đoạn trước khi bố tôi được chuẩn đoán mắc bệnh trầm cảm. Đó là những cuộc cãi vã không có hồi kết trong gia đình, với bát đũa vỡ và những chai rượu lúc nào cũng cạn sạch. Đó là những hôm bỏ nhà đi lang thang của bố tôi hay nóng giận vô cớ trong một bữa ăn chỉ vì những chi tiết rất nhỏ như tôi hay mẹ tôi chẳng may lấy ra một chiếc bát mẻ.

Nhưng vì bản tính chịu đựng của người phụ nữ ở Việt Nam hay hệ thống giáo dục truyền thống buộc con cái phải tôn trọng cha mẹ trong mọi trường hợp bất kể đúng sai, tất cả những gì chúng tôi có thể làm là chịu đựng. Và rồi còn những việc lớn như xây nhà nữa chứ.

Bố tôi gần như hoàn toàn không kiểm soát được hành vi của bản thân là vào khoảng thời gian sau khi xây nhà. Ông bắt đầu có hiện tượng mất ngủ triền miên. Ông không thể giao tiếp một cách bình thường với những người bạn của mình, rồi tệ hơn là để điều đấy ảnh hưởng đến công việc.

Ở cơ quan ông bị cô lập và gièm pha, hạ thấp, bị đánh giá là không còn đủ năng lực làm việc, liên tục mắc phải hết sai lầm này đến sai lầm khác. Ông bế tắc, gia đình tôi bế tắc, và những thứ cãi vã, vớ bát vỡ đũa lại càng xảy ra nhiều hơn.

Cho đến khi một người bạn lâu năm của bố tôi nói rằng có thể ông đã bị trầm cảm. Và lúc đấy gia đình mới đưa bố tôi đi khám, để biết rằng đúng là ông đã bị trầm cảm thật.

Hãy chú ý quan sát những người xung quanh mình... có thể một người nào đó đang cần giúp đỡ

Sống chung với trầm cảm, một chặng đường gian nan nhưng đáng quý

Một trong những thứ khiến cho cuộc sống của những người thân của bệnh nhân trầm cảm rất khó khăn, đó là bản thân họ cũng không được trang bị đủ kiến thức để đối đầu với việc đấy. Nếu như mắc một căn bệnh vật lý nào đó, như viêm phổi, đau dạ dày, hay thậm chí là cao huyết áp, tất cả những gì người thân của bệnh nhân làm là tuân thủ đơn thuốc và phương pháp điều trị của bác sĩ.

Nhưng đối với căn bệnh trầm cảm nói riêng hay những căn bệnh tâm lý nói chung, mọi việc lại phức tạp hơn, bởi chính người thân của bệnh nhân, trong phần lớn trường hợp, lại phải là người thay bác sĩ để giúp đỡ, điều trị người bệnh.

Nếu như không hiểu về căn bệnh này, phần lớn người nhà của bệnh nhân không thể chịu được những cơn nóng giận hay cơn buồn, mà theo lẽ thông thường, là rất vô lý; họ sẽ cho rằng bệnh nhân 'giả vờ' (như một tên gọi khác của bệnh trầm cảm là bệnh 'giả vờ').

Hệ quả là rất nhiều người trong số họ sẽ bỏ mặc người bệnh, để họ tự giải quyết. Nếu như đối với một người bình thường với những hành vi bình thường, thì đây là việc mà có thể chấp nhận được, nhưng đối với một người bệnh trầm cảm, việc bị bỏ mặc gần như đồng nghĩa với việc người thân đã ký thay cho họ bản án tử hình. Đó là lý do vì sao chúng ta có những vụ tự tử vì trầm cảm.

Chung sống với bệnh nhân trầm cảm cần một sự cảm thông, thậm chí là chịu đựng và hi sinh rất lớn. Nhưng mặt khác, chung sống và giúp đỡ những người bệnh trầm cảm cũng là một trong những cách để một người có thể hiểu và phòng tránh căn bệnh trầm cảm cho chính bản thân mình.

Bạn phải hiểu về chế độ sinh hoạt, phản ứng tâm lý, phản ứng với thuốc của người bệnh để giúp họ điều trình. Và chính điều đó lại giúp bạn hiểu cách phòng tránh căn bệnh trầm cảm cũng như ý thức được hành vi của mình nếu như bạn bị mắc bệnh trầm cảm.

Buổi tọa đàm có sự góp mặt của các khách mời: Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Giáo dục của UBTƯ MTTQ Việt Nam; Thạc sĩ, bác sĩ Trịnh Thị Vân Anh, Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai); Nhà văn Hoàng Anh Tú- anh Chánh Văn của Báo Hoa Học Trò, chuyên gia tư vấn tâm lý cho tuổi mới lớn; Diễn viên Thu Quỳnh, vai nữ chính trong phim truyền hình “Về nhà đi con”; Chuyên gia tâm lý học Đinh Đoàn, người nổi tiếng với chương trình “Cửa sổ tình yêu” của Đài Tiếng nói Việt Nam.

Tại buổi tọa đàm, trong bầu không khí cởi mở, các đại biểu đã chia sẻ nhiều ý kiến tâm huyết, nhiều câu chuyện từ chính trong gia đình các khách mời, để qua đó cùng nhau làm sáng tỏ, đưa ra các ý kiến, giải pháp để giúp giảm thiểu căn bệnh trầm cảmnơi trẻ em, học sinh.

Chúng ta hay nói về trầm cảm, nhưng chúng ta hiểu biết gì về nó và chúng ta làm thế nào để giúp con em chúng ta vượt qua được những trạng thái cảm xúc tiêu cực?

Thời gian gần đây, chúng ta chứng kiến nhiều chuyện vô cùng đau lòng xảy ra ở lứa tuổi học đường, từ đây đặt rất nhiều vấn đề về trách nhiệm của ngành giáo dục, của nhà trường, gia đình và xã hội.

Trầm cảm tuổi học đường là một căn bệnh, chúng ta cần có những nhận biết để có giải pháp đồng hành và chữa trị kịp thời. Nhưng vấn đề lớn hơn là làm thế nào để phòng chống trầm cảm tuổi học đường? Báo Đại Đoàn Kết mong muốn các vị khách mời phân tích nguyên nhân tạo ra áp lực cho con trẻ, để tìm ra giải pháp thay đổi thực trạng, nhằm góp một tiếng nói cùng xã hội chung tay chăm lo cho nguồn lực tương lai của đất nước.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng chia sẻ những câu chuyện chân thực về gia đình mình.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng trải lòng: Tôi đặt tên hai con mình là Hiếu và Thảo, không phải chỉ mong muốn con hiếu thảo với bố mẹ mà mong muốn các con hiếu thảo với xã hội, muốn con cái trở thành người tử tế. Mà muốn được như vậy, bố mẹ phải tự tế, gia đình cần quan tâm tới trí tuệ, đạo đức của các con. Thầy cô cũng vậy, không chỉ dạy chữ mà cần lắm tấm lòng người thầy thương yêu học sinh, hình thành cho trẻ sự tử tế.

Chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn cho rằng: Chúng ta vừa chứng kiến và trải qua một sự kiện chưa từng có trong cuộc đời, đó là đại dịch Covid-19, làm đảo lộn hoàn toàn cuộc sống của chúng ta. Có thể nói, đây là cú sốc với xã hội. Chúng ta có thể thấy, một sự vật, sự việc, sau sự cố nào đó, nếu tái khởi động lại thì phải làm từ từ và có quá trình, lộ trình dần dần, cụ thể để đạt được.

Ngay cả bên lĩnh vực kinh tế, họ cũng làm từ từ, thay đổi mục tiêu, chiến lực để kinh tế dần phục hồi và tăng trưởng lại. Vậy tại sao nhà trường, các cơ sở giáo dục đến nay không có lộ trình rõ ràng, như tuần đầu vui chơi, tuần sau học kỹ năng sống và sau đó học kiến thức lại bình thường? Tôi cho rằng đây là điều cần rút kinh nghiệm và nếu có sự can thiệp ngay từ bây giờ cũng chưa muộn.

Đặc biệt, trong thời điểm này, các trường học bắt đầu cho học sinh quay trở lại học. Thời điểm nhạy cảm này, theo tôi, nhà trường không nên bắt học sinh học bằng hai bình thường, vì như phân tích ở trên, điều này không khác gì bắt một người mới khỏi ốm phải gánh vác đồ đạc nặng. Tôi cho rằng việc này là không cần thiết, bởi giai đoạn tiểu học là giai đoạn đầu nên chưa cần phải nặng nề, vì học là việc cả đời. Lời khuyên của tôi là mỗi giai đoạn học tập của con trẻ nên đặt một mục tiêu cụ thể sẽ hợp lý hơn.

Nhà văn Hoàng Anh Tú phát biểu tại tọa đàm.

Về phần mình, Nhà văn Hoàng Anh Tú nhấn mạnh: "Tôi không bao giờ cấm con tham gia mạng xã hội. Gia đình tôi tham gia mạng xã hội với thái độ tích cực, nên từ trước đến nay tôi chưa bao giờ ý kiến về việc con tham gia mạng xã hội. Tôi tin khán giả đang theo dõi tọa đàm này đều là các bậc cha mẹ rất yêu con.

Có rất nhiều tâm sự các con gửi đến cho tôi và tôi biết rằng cha mẹ của các cháu chưa biết cách yêu con. Đúng là rất nhiều người thương con nhưng không biết bằng cách nào để con biết mình thương con. Trở lại câu chuyện đau lòng về cậu bé trường chuyên, tôi tin rằng cậu bé không hiểu được cha mẹ yêu mình. Tối hôm đó, tôi đọc rất nhiều tâm sự các phụ huynh rằng họ rất yêu con, họ có thể hy sinh quả thận, thậm chí mạng sống cho con nhưng con của họ chưa chắc đã hiểu được điều này.

Cá nhân tôi từng cho rằng bố mẹ không yêu tôi. Tôi cũng từng dạt nhà 3, 4 hôm nhưng bố tôi không biết. Cho đến về sau tôi mới nhận ra rằng bố mẹ nào cũng yêu thương con cái nhưng con (chúng ta) không nhận ra điều đó. Cậu cả nhà tôi từng tâm sự rằng, có những lúc con muốn chết vì con bị tẩy chay, nhưng sau đó con không chết nữa vì con sợ chết, và con thấy bố mẹ rất yêu con. Như vậy tôi đã thành công trong việc cháu biết tôi thương nó. Tôi nghĩ rằng, chúng ta phải bằng cách nào đó để cho những đứa trẻ của chúng ta hiểu rằng: Chúng ta rất yêu các con. Chính vì vậy, tôi mong muốn các bậc cha mẹ hãy yêu con nhiều hơn".

Tin, ảnh: ĐÌNH HÙNG

Video liên quan

Chủ đề