Mục tiêu của chính sách sản phẩm

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Chính sách về sản phẩm là nền tảng của chính sách marketing hỗn hợp, được xác định dựa trên kế hoạch kinh doanh quy mô lớn hơn dành cho sản phẩm mới và chiến lược marketing tổng thể cho mọi sản phẩm đang có của doanh nghiệp. Cùng Sieunhanh.com tìm hiểu để biết thêm về chính sách sản phẩm nhé

Khái niệm sản phẩm là gì?

Theo Philip Kotler : “sản phẩm là bất cứ cái gì có thể được cung ứng , chào hàng cho một thị trường để tạo sự chú ý , mua hay tiêu dùng nó nhằm thỏa mãn một nhu cầu hoặc mong muốn nào đó”.

Với quan điểm của Marketing hiện đại , sản phẩm của một công ty được tung ra thị trường khi họ đã tiến hành lựa chọn một phối thức sản phẩm là tổ hợp hữu cơ ba thuộc tính hỗn hợp: sản phẩm cốt lõi sản phẩm hiện hữu và sản phẩm gia tăng.

  • Sản phẩm cốt lõi: khách hàng mua sản phẩm vì những lợi ích mà họ cho là có thể cảm nhận đựợctừ sản phẩm đó .Chức năng mà khách hàng trông đợi khi họ mua sản phẩm là để giải quyết  một nhu cầu của mình được gọi là sản phẩm cốt lõi.
  • Sản phẩm hiện hữu:  các bộ phận cấu thành sản phẩm, chất lượng, đặt tính, mẫu mã, nhãn hiệu, bao bì và các thuộc tính khác phối hợp lại nhằm chuyển tải lợi ích của sản phẩm cốt lõi cho khách hàng.
  • Sản phẩm gia tăng: ngoài các cấp độ nói trên, còn có cấp độ thứ 3 gọi là sản phẩm gia tăng. Sản phẩm gia tăng bao gồm tất cả các lợi ích và dịch vụ được cung cấp thêm, cho phép phân biệt sản phẩm của công ty với các sản phẩm của công ty khác.

Xem thêm thông tin tuyển sinh tại Quận Bình Thạnh, TP.HCM

Đối với chiến lược thâm nhập thị trường: 

Để tăng doanh số bán các sản phẩm hiện hữu trên thị trường hiện tại các công ty kinh doanh cần hoàn thiện cho sản phẩm củamình và kích thích gia tăng quyết định mua bằng cách chào hàng thêm những dịch vụ và lợi ích bổ trợ như: điều kiện giao hàng và thanh toán , bảo hành và lắp đặt sử dụng , dịch vụ trong sau bán để hình thành mức sản phẩm gia tăng cho các loại sản phẩm của công ty trước các đối thủ cạnh tranh , xây dựng uy tín và thu hút sự chú ý của khách hàng.

Đối với chiến lược phát triển sản phẩm: 

Công ty muốn tăng thị phần thì phải tung ra thị trường các sản phẩm mới. Loại hình này bao gồm việc thay thế hoặc tái sắp đặt hoặc cải tiến các sản phẩm hiện tại hoặc mở rộng tuyến sản phẩm.

Phát triển một sản phẩm riêng biệt:

Có 4 cách phát triển sản phẩm riêng biệt

  • Cải tiến tính năng sản phẩm:

Là việc tạo ra các sản phẩm mới bằng cách hoán cải hoặc bố trí lại các tính năng , nội dung sản phẩm hiện có làm tăng độ an toàn và tiện lợi cho sản phẩm .Việc cải tiến  các sản phẩm cho phép các sản phẩm mới có khả năng được chấp nhận nhanh hơn mà ít tốn kém về chi phí và thời gian.

  • Cải tiến chất lượng sản phẩm:

Mục tiêu của cách này là làm tăng độ  tin cậy, tốc độ, độ bền khẩu vị và các tính năng khác của sản phẩm. Doanh nghiệp bằng cách sán xuất sản phẩm với mức chất lượng khác nhau.

Bằng cách thay đổi màu sắc sản phẩm, thiết kế bao bì, kết cấu sản phẩm.

  • Phát triển thêm mẫu mã sản phẩm:

Phát triển thêm các mẫu mã và kích thích sản phẩm khác nhau để tạo ra độ đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng lựa chọn.

Phát triển cơ ngành hàng

Có 3 cách phát triển cơ ngành hàng:

  • Một là kéo dãn cơ cấu mặt hàng, bao gồm:
    • Kéo dãn xuống phía dưới: được thực hiện khi cơ cấu mặt hàng của doanh nghiệp đang ở đỉnh điểm của thị trường, khi đó doanh nghiệp phát triển mặt hàng lấp đầy khoảng chống của phân đoạn thị trường. Chiến lược này nhằm đề phòng sự cạnh tranh của đối thủ từ phần dưới thị trường của doanh nghiệp.
    • Kéo dãn lên trên: được thực hiện khi  cơ cấu mặt hàng của doanh nghiệp đang ở điểm dưới của thị trường và sản phẩm của doanh nghiệp chưa thỏa mãn các nhu cầu của phần trên thị trường, khi đó doanh nghiệp phát triển để lấp đầy khoảng trống của phần trên thị trường đó.
    • Kéo dãn hai chiều: được thực hiện khi sản phẩm của doanh nghiệp đang ở khu vực giữa thị trường và chưa thỏa mãn nhu cầu của cả phần trên và phần dứới thị trường.
  • Hai là tăng thêm số danh mục mặt hàng hiện tại mục đích làm cho khách hàng thấy được cái mới khác biệt sản phẩm.
  • Ba là hiện đại cơ cấu mặt hàng, đưa các sản phẩm có sự điều chỉnh, đổi mới dáng và công nghệ, với cách thức này sẽ làm cho cơ cấu mặt hàng thích hợp hơn và kéo dài thêm chu kỳ sống của sản phẩm trong cơ cấu mặt hàng.

Đối với chiến lược phát triển đa dạng hóa:

Chiến lược này được thực hiện khi sản phẩm của công ty trên thị trường rơi vào giai đoạn bão hòa. Lúc này đòi hỏi công ty phải nghiên cứu tung ra sản phẩm mới sau:

  • Sản phẩm mới đối với thế giới: những sản phẩm mới tạo ra một thị trường hoàn toàn mới.
  • Chủng loại sản phẩm mới: Những sản phẩm mới cho phép công ty xâm nhập vào thị trường đã có sản phẩm đầu tiên.

Xem thêm thông tin tuyển dụng việc làm tại Bình Chánh, TP.HCM

Với những chia sẻ của Sieunhanh.com chắc hẳn các bạn đã hiểu thêm về chính sách sản phẩm của doanh nghiệp rồi đúng không nào. Chúc doanh nghiệp của bạn ngày càng phát triển thành công

Chính sách marketing là những nguyên tắc chỉ đạo, quy tắc, phương pháp, thủ tục được thiết lập gắn với hoạt động marketing nhằm hỗ trợ và thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu đã xác định.

Phải phân biệt chiến lược marketing với chính sách marketing. Chiến lược marketing bao gồm việc nhận dạng các thị trường mục tiêu, phân khúc thị trường đồng thời đưa ra các chương trình tiếp thị phù hợp với thị trường hoặc phân khúc thị trường đã chọn lựa, còn chính sách marketing bao gồm hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn các quyết định tác nghiệp (operationa decision) nhằm thực hiện chiến lược marketing đã định.

Chính sách marketing sẽ phải chỉ ra và hướng dẫn nhà quản trị trong lĩnh vực bán hàng và marketing biết được ai sẽ bán, bán cái gì, bán cho ai, số lượng bao nhiêu và như thế nào.

Marketing là hoạt động bao gồm nhiều chính sách cụ thể mà việc thực hiện chúng có ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của giai đoạn thực hiện chiến lược, trong đó bao gồm bốn chính sách chủ yếu chính sách sản phẩm, giá cả (prrice), xúc tiến (promotion) và phân phối (place).

Các chính sách marketing – mix dựa trên cơ sở hai hoạt động chính là phân đoạn thị trường và định vị sản phẩm. Các chính sách cụ thể thường được xây dựng trên cơ sở các quyết định marketing. Dưới đây là một số ví dụ về các quyết định marketing đòi hỏi phải có chính sách để thực hiện: sử dụng kênh phân phối độc quyền hay nhiều kênh phân phối; quảng cáo rầm rộ, thưa thớt hay không quảng cáo trên ti vi; hạn chế (hay không) kinh doanh với một khách hàng đơn lẻ; bảo hành hoàn toàn hay bảo hành hạn chế; vấn đề thưởng cho người bán hàng ( tiền hoa hồng hay cả tiền lương và tiền hoa hồng), mục tiêu điều chỉnh giá để mở rộng thị trường hay tăng lợi nhuận,…

Hiện nay luận văn 1080 cung cấp dịch vụ viết thuê luận văn tốt nhất thị trường. Nếu các bạn đang gặp phải khó khăn trong việc hoàn thành bài luận văn của mình. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nhé!

2/ Phân định nội dung cơ bản của chính sách marketing của doanh nghiệp

a/ Chính sách sản phẩm:

Sự thành công trong marketing phụ thuộc vào bản chất của các sản phẩm và các quyết định cơ bản trong quản lý sản phẩm. Sản phẩm là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất của chiến lược marketing-mix. Chiến lược sản phẩm bao gồm các quyết định về:

-Quyết định về chủng loại sản phẩm.

Chủng loại hàng hóa là một nhóm hàng hóa có liên quan chặt chẽ với nhau do giống nhau về chức năng hay do bán chung cho cùng một nhóm khách hàng, hay thông qua cùng những kiểu tổ chức thương mại, hay trong khuôn khổ cùng một dãy giá. Tuỳ theo mục đích doanh nghiệp theo đuổi như cung cấp một chủng loại đầy đủ hay mở rộng thị trường, hay theo mục tiêu lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể lựa chọn theo 2 hướng:

*Một là phát triển chủng loại : được thể hiện bằng cách phát triển hướng xuống phía dưới, hướng lên trên hay theo cả hai hướng.

*Hai là bổ sung chủng loại hàng hoá; hiện đại hoá chủng loại; thanh lọc chủng loại (loại bỏ một số mặt hàng yếu kém trong chủng loại).

-Quyết định về danh mục sản phẩm.

Danh mục hàng hoá là tập hợp tất cả các nhóm chủng loại hàng hóa và các đơn vị hàng hóa do một người bán cụ thể chào cho người mua.

Danh mục hàng hóa được phản ánh qua bề rộng, mức độ phong phú, bề sâu và mức độ hài hòa của nó. Chính những thông số này đã mở ra cho doanh nghiệp 4 chiến lược mở rộng danh mục hàng hoá bằng cách: bổ sung hàng hóa mới; tăng mức độ phong phú của những nhóm chủng loại đã có; đưa ra nhiều phương án cho mặt hàng sẵn có hoặc có thể tăng giảm mức độ hài hòa giữa các mặt hàng thuộc các nhóm chủng loại khác nhau.

-Quyết định về nhãn hiệu.

Doanh nghiệp cần phải quyết định có gắn nhãn hiệu cho hàng hóa của mình hay không, ai là người chủ nhãn hiệu, đặt tên cho nhãn hiệu như thế nào, có nên mở rộng giới hạn sử dụng tên nhãn hiệu hay không, sử dụng một hay nhiều nhãn hiệu cho các hàng hoá có những đặc tính khác nhau của cùng một mặt hàng? Điều này phụ thuộc vào đặc điểm hàng hóa của doanh nghiệp, cách lựa chọn kênh phân phối, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

Nguồn : //luanvan1080.com/tim-hieu-chinh-sach-trong-marketing-la-gi.html

Video liên quan

Chủ đề