Cát linh hà đông dài bao nhiêu km

Ngoài kéo dài thêm 20 km tuyến đường sắt đô thị số 2A (Cát Linh - Hà Đông), Hà Nội dự kiến kéo dài thêm 9 km tuyến số 2 từ Nội Bài đến Trung Giã (Sóc Sơn), 30 km tuyến số 3 từ Nhổn đi đô thị vệ tinh Sơn Tây theo hướng quốc lộ 32. Riêng tuyến Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai dài khoảng 32 km, theo hướng quốc lộ 21 kéo dài đến các đô thị vệ tinh Hòa Lạc và Xuân Mai.

Chính phủ vừa có báo cáo gửi Quốc hội về việc thực hiện chính sách phát triển giao thông vận tải đường sắt và sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư cho giao thông vận tải đường sắt.

Trong báo cáo này, Chính phủ cho biết theo quyết định năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP Hà Nội, dự kiến sẽ xây dựng 8 tuyến đường sắt đô thị khu vực trung tâm với chiều dài 305 km.

Ngoài ra, Hà Nội cũng nghiên cứu xây dựng kéo dài các tuyến để kết nối với các đô thị vệ tinh; đồng thời quy hoạch một số tuyến tàu điện một ray nhằm hỗ trợ và khai thác tốt hơn cho toàn bộ hệ thống đường sắt đô thị.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông hiện chưa rõ ngày khai thác. (Ảnh: Hạ Vũ).

Theo đó, đường sắt đô thị khu vực đô thị trung tâm TP Hà Nội sẽ bao gồm 8 tuyến.

Cụ thể, tuyến số 1 gồm 2 nhánh: Ngọc Hồi - ga trung tâm Hà Nội - Gia Lâm - Yên Viên và Gia Lâm - Dương Xá (Phú Thụy). Tuyến đi trên cao, có xem xét phương án đi kết hợp giữa đường sắt đô thị với đường sắt quốc gia. Chiều dài tuyến khoảng 36 km, tổng số ga được bố trí là 23 ga và hai đề pô tại Ngọc Hồi và Yên Viên.

Tuyến số 2 có hành trình Nội Bài - Nam Thăng Long - Hoàng Hoa Thám - Bờ Hồ - Hàng Bài - Đại Cồ Việt - Thượng Đình - Vành đai 2,5 - Hoàng Quốc Việt với chiều dài khoảng 42 km.

Tuyến đi trên cao Nội Bài - đường Hoàng Quốc Việt và đi ngầm trên đoạn còn lại với tổng số 32 ga và hai đề pô tại Xuân Đỉnh và Phủ Lỗ. Tuyến này được tổ chức chạy tàu vành đai kết hợp hướng tâm.

Tuyến số 2A là tuyến Cát Linh - Ngã tư Sở - Hà Đông với chiều dài khoảng 14km, tuyến đi trên cao với tổng số 12 ga và một đề pô tại Yên Nghĩa.

Tuyến số 3 là Trôi - Nhổn - ga Hà Nội - Hoàng Mai với chiều dài khoảng 26 km, đi trên cao đoạn Trôi - Cầu Giấy và chủ yếu đi ngầm trên đoạn còn lại với tổng số 26 ga. Giai đoạn 1 xây dựng đoạn từ Nhổn - ga Hà Nội với 12 ga và một đề pô tại Nhổn.

Tuyến số 4 là Mê Linh - Đông Anh - Sài Đồng - Vĩnh Tuy - Vành đai 2,5 - Cổ Nhuế - Liên Hà với chiều dài khoảng 54 km. Đoạn Mê Linh - Đông Anh - Sài Đồng - vượt sông Hồng - Vĩnh Tuy - Thượng Đình được quy hoạch đi cao, từ Thượng Đình đi Hoàng Quốc Việt được quy hoạch đi ngầm, đoạn từ Hoàng Quốc Việt - Liên Hà quy hoạch đi trên cao. Tổng số ga trên tuyến 41 ga và hai đề pô tại Liên Hà (Đan Phượng) và Đại Mạch (Đông Anh).

Tuyến số 4 kết nối với các tuyến số 1, số 2A, số 3 và số 5. Đoạn đi dọc đường vành đai 2,5 tuyến số 4 xem xét đi trùng ray với tuyến số 2 và tổ chức chạy tầu phù hợp. Giai đoạn đầu khi chưa xây dựng đường sắt đô thị bố trí xe buýt nhanh trên từng đoạn.

Tuyến số 5 là đường Văn Cao - Ngọc Khánh - đại lộ Thăng Long - Vành đai 4 - Hòa Lạc với chiều dài khoảng 39 km.

Đoạn từ Nam Hồ Tây - Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng - Trung tâm hội nghị Quốc gia đi ngầm, đoạn tiếp theo đi trên mặt đất hoặc đi trên cao trong phạm vi dải phân cách giữa của Đại lộ Thăng Long. Tổng số ga trên tuyến 17 ga và hai đề pô tại Sơn Đồng (Hoài Đức) và Hòa Lạc. 

Tuyến số 6 là Nội Bài - Phú Diễn - Hà Đông - Ngọc Hồi với chiều dài khoảng 43 km. Tuyến được xây dựng trên cơ sở tuyến đường sắt vành đai phía tây hiện tại và quy hoạch là tuyến đi trên cao hoặc đi trên mặt đất với tổng số 29 ga và hai đề pô tại Ngọc Hồi và Kim Nỗ. 

Tuyến số 7 là Mê Linh - Đô thị mới Nhổn - Vân Canh - Dương Nội với chiều dài khoảng 28 km, tuyến đi trên cao toàn bộ hoặc đi trên cao kết hợp đi ngầm trong đoạn đô thị Đông Vành đai 4, với tổng số 23 ga và một đề pô tại Mê Linh.

Cuối cùng là tuyến số 8 với hành trình Sơn Đồng - Mai Dịch (trung chuyển với tuyến số 2) - Vành đai 3 - Lĩnh Nam - Dương Xá với chiều dài khoảng 37km. Đoạn từ Sơn Đồng - Mai Dịch quy hoạch đi trên cao, đoạn tuyến đi theo Vành đai 3 đến Lĩnh Nam đi ngầm, đoạn tuyến từ Lĩnh Nam - vượt sông Hồng - Dương Xá đi trên cao.

Tổng số ga trên tuyến này là 26 ga và hai đề pô tại Sơn Đồng và Cổ Bi. Trên tuyến có thể sử dụng xe buýt nhanh từng đoạn phụ thuộc vào lưu lượng giao thông của các giai đoạn.

Về kéo dài các tuyến đường sắt đô thị trung tâm để kết nối với đô thị vệ tinh, dự kiến kéo dài tuyến số 2 từ Nội Bài đến Trung Giã, huyện Sóc Sơn, chiều dài khoảng 9 km.

Kéo dài tuyến số 2A từ Hà Đông đến Xuân Mai, chiều dài khoảng 20 km, theo hướng quốc lộ 6, bố trí đề pô tại Xuân Mai.

Kéo dài tuyến số 3 từ Nhổn đi đô thị vệ tinh Sơn Tây theo hướng quốc lộ 32, chiều dài khoảng 30 km, bố trí đề pô tại Sơn Tây.

Đối với tuyến Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai có chiều dài khoảng 32 km, từ khu đô thị vệ tinh Sơn Tây, tuyến đi theo hướng quốc lộ 21 kéo dài đến các đô thị vệ tinh Hòa Lạc và Xuân Mai, khi chưa xây dựng đường sắt đô thị nghiên cứu sử dụng xe buýt nhanh, bố trí đề pô tại xã Hòa Thạch.

Với các tuyến tàu điện một ray (monorail), quy hoạch một số tuyến tàu điện một ray nhằm hỗ trợ và khai thác tốt hơn cho toàn bộ hệ thống đường sắt đô thị gồm: (1) Liên Hà - Tân Lập - An Khánh dài khoảng 11 km; (2) Mai Dịch - Mỹ Đình - Văn Mỗ - Phúc La, Giáp Bát - Thanh Liệt - Phú Lương dài khoảng 22 km; (3) Nam Hồng - Mê Linh - Đại Thịnh dài khoảng 11 km, sau này tuyến có chể kéo dài lên Phúc Yên.

Hiện nay, tiến độ triển khai các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội đều chậm so với dự kiến, tăng tổng mức đầu tư và đến nay chưa có dự án nào đưa vào khai thác.

Tính đến năm 2021, nguồn lực đầu tư cho các dự án đường sắt đô thị trên địa bàn TP Hà Nội là 34.437 tỷ đồng để thực hiện đầu tư đối với 4 dự án (tuyến số 1: 2.103 tỷ đồng, tuyến số 2: 974 tỷ đồng, 2A: 15.749 tỷ đồng và tuyến số 3: 15.611 tỷ đồng).

Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sẽ được đầu tư kéo dài thêm 20km - Ảnh: TT

Trong báo cáo thực hiện chính sách phát triển giao thông vận tải đường sắt và việc sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư cho đường sắt vừa được Chính phủ gửi tới Quốc hội, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông có chiều dài khoảng 14km, đi trên cao với tổng số 12 ga và 1 depot tại phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông.

Thời gian qua, tuyến đường sắt đội vốn ngàn tỉ này được đánh giá không hiệu quả về kinh tế và chưa biết khi nào sẽ đưa vào khai thác thương mại.

Theo kế hoạch, thời gian tới tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ đầu tư kéo dài thêm 20km, điểm cuối tuyến kéo dài là depot thị trấn Xuân Mai huyện Chương Mỹ, TP.Hà Nội.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng chủ trương nghiên cứu xây dựng kéo dài một số tuyến đường sắt đô thị khác tại Hà Nội để kết nối với đô thị vệ tinh.

Cụ thể sẽ đầu tư kéo dài tuyến số 2 thêm 9 km, kết nối Nội Bài - Trung Giã, huyện Sóc Sơn. Kéo dài tuyến số 3 thêm 30 km, kết nối Nhổn - Sơn Tây chạy dọc theo quốc lộ 32.

Đồng thời đầu tư tuyến đường sắt đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai, chiều dài khoảng 32km để kết nối 3 đô thị vệ tinh phí tây bắc thủ đô.

Báo cáo của UBND TP Hà Nội và UBND TP.HCM cho thấy nguồn lực đầu tư cho các dự án đường sắt đô thị tại hai thành phố giai đoạn vừa qua khoảng 29.900 tỉ đồng, trong đó Hà Nội đầu tư khoảng 12.700 tỉ đồng, TP.HCM đầu tư khoảng 17.200 tỉ đồng.

Tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên đang được TP.HCM gấp rút xây dựng - Ảnh: TT

Tại TP.HCM, theo kế hoạch của Chính phủ, có 8 tuyến đường sắt đô thị xuyên tâm và vành khuyên nối các trung tâm chính của thành phố đã và sẽ được đầu tư, tổng chiều dài khoảng 173km.

Trong số đó, tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên, chiều dài khoảng 19,7km, dự kiến nghiên cứu kéo dài tới Đồng Nai và Bình Dương. 

Bao giờ đường sắt Cát Linh - Hà Đông mới vận hành?

BẢO NGỌC

Những kinh nghiệm đúc rút từ quá trình thực hiện dự án này cũng góp phần quan trọng để hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy trình, tiêu chuẩn, giúp việc triển khai các dự án tương tự thuận lợi hơn.

Chính sách giá vé khuyến khích người dân sử dụng

Ngày 4-11, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và UBND TP Hà Nội đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin, kế hoạch bàn giao, khai thác, vận hành giai đoạn đầu tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông.

Theo kế hoạch, khi đi vào khai thác thương mại, vào khung giờ cao điểm, các đoàn tàu chạy giãn cách với tần suất 6 phút có một đoàn tàu cập ga với sức chở tối đa 960 người/đoàn. Trong giờ bình thường, các đoàn tàu được khai thác tần suất 10 phút/chuyến. Lưu lượng vận chuyển tối đa đạt 1,02 triệu người/ngày.

Theo ông Vũ Hồng Trường, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hà Nội Metro), giai đoạn đầu khai thác vận hành trong vòng một năm từ khi được bàn giao.

Thời gian hoạt động và tần suất sẽ được nâng dần, cụ thể, 6 tháng đầu tiên hoạt động từ 5 giờ 30 phút đến 20 giờ hằng ngày, 6 tháng tiếp theo khung giờ từ 5 giờ 30 phút đến 22 giờ 30 phút, tần suất những ngày đầu là 15 phút/chuyến, sau đó nâng lên 10 phút/chuyến.

"Nếu lượng khách đông chúng tôi sẽ ngay lập tức điều chỉnh biểu đồ chạy tàu, vận hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu của người dân, đồng thời, tránh tình trạng ít khách, khai thác không hiệu quả", ông Vũ Hồng Trường chia sẻ.

Trong 15 ngày đầu tiên vận hành thương mại, hành khách sẽ được đi tàu miễn phí, sau khoảng thời gian này mới bắt đầu thu tiền.

Đại diện Hà Nội Metro cho biết, chính sách giá vé được xây dựng để khuyến khích người dân sử dụng vận tải hành khách công cộng, được thành phố trợ giá và có một số điểm mới so với giá vé xe buýt. Giá vé được tính theo chặng, giá mở cửa là 7.000 đồng, mỗi ki-lô-mét thêm 600 đồng, đi cả tuyến là 15.000 đồng.

Việc tính giá vé theo cự ly nhằm thu hút những người đi cự ly trung bình và ngắn, vốn chiếm tỷ lệ lớn. Mức giá vé theo ngày là 30.000 đồng/người, vé tháng 200.000 đồng/người, giảm giá khi mua vé tập thể.

Đối tượng ưu tiên được ưu đãi với mức 100.000 đồng/người. Những đối tượng được miễn phí vé xe buýt cũng được miễn phí vé tàu Cát Linh-Hà Đông.

Đoàn tàu đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông sẵn sàng vận hành, khai thác thương mại.Ảnh:TRỌNG HẢI

Trên hành lang của tuyến đường sắt đô thị này đã bố trí kết nối với 55 tuyến xe buýt. Trong đó, ga đầu và ga cuối có 16 tuyến xe buýt để tiếp chuyển, giải tỏa hành khách, các nhà ga dọc tuyến đều có tuyến xe buýt kết nối.

Ngoài ra, đơn vị vận hành khai thác cũng bố trí điểm gửi xe đạp, xe máy cho hành khách tại các nhà ga trên tuyến.

Đúc rút nhiều bài học từ triển khai dự án

Từ khi khởi công vào năm 2011 đến nay, dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông đã gặp không ít khó khăn, vướng mắc khiến thời gian triển khai kéo dài, chậm 6 năm so với mốc tiến độ hoàn thành dự kiến ban đầu.

Tại buổi họp báo, lãnh đạo Bộ GTVT thẳng thắn nhìn nhận những bài học kinh nghiệm rút ra tại dự án này, trước hết là cần cập nhật, đồng bộ các tiêu chuẩn, quy chuẩn của đường sắt đô thị.

"Tiêu chuẩn của Việt Nam về đường sắt đô thị về cơ bản chúng ta chưa có, Bộ GTVT mới ban hành một số tiêu chuẩn về quản lý khai thác, còn thiếu tiêu chuẩn về thiết kế, đặc biệt liên quan đến thiết bị", Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông chia sẻ.

Vấn đề đồng bộ cũng đặt ra đối với quy định của pháp luật, ví như quy định về hợp đồng tổng thầu EPC (tổng thầu thiết kế, mua sắm, xây dựng, vận hành) cần chi tiết hơn và luật hóa trách nhiệm của các bên tham gia. Bên cạnh đó, công tác chuẩn bị đầu tư của dự án chưa tốt.

Đây là dự án thí điểm, chưa có nhiều kinh nghiệm, do chưa chuẩn bị tốt nên khi thực hiện phải bổ sung dự án, trình cấp có thẩm quyền, làm kéo dài thời gian. Đây là một trong những lý do làm dự án bị đội vốn so với thời điểm ban đầu.

Tổng mức đầu tư được điều chỉnh của dự án theo phê duyệt của Bộ GTVT là hơn 18.000 tỷ đồng, tăng hơn 9.231 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư được phê duyệt ban đầu.

Một trong những vướng mắc ảnh hưởng lớn nhất đến tiến độ của dự án Cát Linh-Hà Đông là công tác giải phóng mặt bằng.

Ông Dương Đức Tuấn, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội nhìn nhận, đường sắt Cát Linh-Hà Đông là công trình giao thông đi xuyên tâm, từ trung tâm nội đô ra khu vực ngoại thành, đặt tuyến đường sắt đô thị trên nền hiện trạng đã hình thành nên gặp vướng mắc trong giải phóng mặt bằng.

Mặc dù tuyến đường sắt cơ bản đi theo dải phân cách của đường bộ nhưng tại các nhà ga, khu depot (khu điều hành trung tâm, bảo dưỡng, sửa chữa...), diện tích giải phóng mặt bằng rất lớn, trong đó, khu depot diện tích khoảng 40ha.

Thành phố và các quận đã nỗ lực để hoàn thành giải phóng mặt bằng cho dự án dù thời gian kéo dài hơn so với dự kiến.

Để khắc phục những hạn chế trong công tác giải phóng mặt bằng, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho rằng, với những dự án phức tạp, nhất là thực hiện tại khu vực đô thị cần phải tách giải phóng mặt bằng thành dự án riêng.

Đây là vấn đề đang được Quốc hội, Chính phủ xem xét. Khi tách riêng, công tác giải phóng mặt bằng thực hiện xong, sau đó mới đến thi công xây lắp. Điều này không chỉ giúp phân rõ trách nhiệm mà còn bảo đảm dự án được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả.

Hướng đến mở rộng mạng lưới đường sắt đô thị

Đánh giá việc đưa dự án Cát Linh-Hà Đông vào vận hành thương mại là sự kiện lịch sử, ghi dấu tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của cả nước, lãnh đạo TP Hà Nội khẳng định, quá trình vận hành khai thác phải bảo đảm an toàn tuyệt đối về chạy tàu và an ninh trật tự.

Đây là một trong 10 tuyến đường sắt đô thị của Hà Nội theo quy hoạch. Từ tuyến Cát Linh-Hà Đông, đường sắt đô thị sẽ tiếp tục được mở rộng về phía thị trấn Xuân Mai (huyện Chương Mỹ) để kết nối từ khu vực trung tâm đến đô thị vệ tinh.

"Tại khu depot của tuyến Cát Linh-Hà Đông ở quận Hà Đông đã dành sẵn quỹ đất dự trữ để phục vụ cho việc mở rộng tuyến đường sắt này về phía tây nam thành phố. Các tuyến đường sắt đô thị của Hà Nội có tuyến hướng tâm, có tuyến đi theo đường vành đai. Tuyến nào được hoàn thành cũng đều đóng vai trò quan trọng cho giao thông thành phố", ông Dương Đức Tuấn đánh giá.

TP Hà Nội hiện đang tập trung cao độ cho tuyến đường sắt đô thị Nhổn-ga Hà Nội với chiều dài 12,5km, trong đó có 8,5km đi trên cao dự kiến khai thác vào cuối năm 2022.

Tuyến đường sắt nối từ hồ Tây đến Hòa Lạc đang được trình Chính phủ xem xét, phấn đấu khởi công trong giai đoạn 2021-2025, hoàn thành trong giai đoạn 2025-2030. Hà Nội cũng đang xúc tiến cho các tuyến đường sắt đô thị khác như ga Hà Nội-Hoàng Mai, Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo...

Những kinh nghiệm đúc rút từ quá trình triển khai các dự án như Cát Linh-Hà Đông hay Nhổn-ga Hà Nội sẽ hỗ trợ tích cực cho thành phố và các cơ quan chức năng trong việc hiện thực hóa hệ thống giao thông công cộng hiện đại của Thủ đô.

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông có tổng mức đầu tư hơn 18.000 tỷ đồng, chiều dài chính tuyến 13,05km, toàn bộ đi trên cao. Điểm đầu là ga Cát Linh, điểm cuối tại ga Yên Nghĩa, trên tuyến có 12 nhà ga trên cao và 1 khu depot, khai thác 13 đoàn tàu.

Dự án được thiết kế theo tiêu chuẩn đường sắt đôi, khổ 1.435mm, tốc độ tối đa 80km/giờ, tốc độ khai thác 35km/giờ. Thời gian chạy tàu từ Cát Linh đến Hà Đông hoặc ngược lại là hơn 23 phút.

MẠNH HƯNG

Video liên quan

Chủ đề