Cật gà là gì

Thịt gà nhiều chất béo, vitamin A, B1, B2, C, E, axit, canxi, photpho, sắt, giúp cơ thể bổ sung dinh dưỡng, dễ hấp thu và tiêu hóa. Trong Đông y, thịt gà vị ngọt, tính ấm, có tác dụng ôn trung ích khí, thường dùng cho các trường hợp gầy yếu sút cân, suy kiệt, đầy bụng không tiêu, ăn kém, tiêu chảy, lỵ, phù nề, tiểu rắt, bệnh đái tháo đường...

Phó Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết tuy thịt gà ngon và nhiều chất dinh dưỡng nhưng một số bộ phận của chúng không tốt cho sức khỏe.

Nội tạng

"Nhìn chung, nội tạng của bất kỳ loài gia súc gia cầm nào cũng đều không tốt cho sức khỏe. Trong đó, gan gà chứa mầm bệnh tật, tích lũy nhiều kim loại nặng. Mề gà là nơi nhiều chất độc hại còn đọng lại của thức ăn nhiễm độc,", Phó giáo sư Thịnh nói. Ngoài ra, hàm lượng cholesterol trong nội tạng gà rất cao. Đây cũng là bộ phận dễ nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn và virus. Vì vậy, phụ nữ đang cho con bú, trẻ nhỏ hoặc người có cơ địa nhạy cảm không nên ăn nội tạng của gà, trừ phần trứng non.

Da, cổ gà

Đông y và Tây y đều khuyến cáo không nên ăn da gà, đặc biệt khi đang bị bệnh vì phần này chứa rất nhiều chất béo và hàm lượng cholesterol cao, nhất là vùng da ở cổ. Một số tuyến bạch huyết giải độc tập trung ở lớp mỡ dưới da của cổ gà, có các độc tố gây bệnh và chất tăng trọng trong chăn nuôi còn lưu lại.

Da gà chứa nhiều chất béo và hàm lượng cholesterol cao, nguy cơ gây bệnh.

Đặc biệt khi chế biến món gà quay, cholesterol trong da gà bị oxy hóa, tạo thành hợp chất rất nguy hại đối với sức khỏe. Nếu nhiệt độ quá cao còn có thể sinh ra chất gây ung thư.

Phao câu

Phao câu là vị trí mọc lông đuôi của con gà, có thịt rất mềm và ngậy nên nhiều người rất thích ăn. Bộ phận này là nơi tập trung của tuyến dịch bạch huyết, vì đại thực bào trong tuyến dịch bạch huyết có thể ăn các loại vi khuẩn và độc tố gây bệnh. Lâu dần, các chất độc đọng lại phần phao câu trở thành nơi chứa các loại virus, vi khuẩn là mầm bệnh.

Tuy nhiên, nguy cơ gây hại khi ăn những bộ phận đó không đáng kể, trừ trường hợp ăn lượng lớn và ăn trong nhiều ngày. Thịt gà là loại thực phẩm tăng cường chất xơ để cản trở cơ thể hấp thu cholesterol.

Ăn bộ phận nào của gà là bổ dưỡng nhất?

Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Mộc Lan cho biết, phần thịt của con gà được chia thành 2 loại, gồm thịt trắng là phần thịt từ lườn, ức gà, và thịt nâu tức từ cánh, chân và đùi gà. Các vị trí khác nhau của con gà cho giá trị dinh dưỡng khác nhau. "Do đặc trưng giòn, dai, thơm nên đùi gà được nhiều người thích hơn phần thịt ở ức. Thực chất, phần thịt trắng ở ức gà ăn vẫn tốt hơn so với đùi", chuyên gia cho biết.

Ức gà có hàm lượng đạm cao. Trong mỗi 100 g ức gà thì có tới 18 g chất đạm, giúp cơ bắp khỏe mạnh. Ngoài ra, ức gà chứa nhiều khoáng chất và vitamin B, giúp ngăn ngừa các bệnh như đục thủy tinh thể và các rối loạn da, tăng cường miễn dịch, điều hòa tiêu hóa, ngăn ngừa chứng rối loạn về tim và ngăn ngừa cholesterol. Đây cũng là lý do, người ta hay dùng phần thịt này đối với trẻ ăn dặm.

Thúy Quỳnh

Thịt gà luôn là món ăn quen thuộc, giá trị dinh dưỡng cao nhưng không phải bộ phận nào ăn vào cũng có lợi. Bởi vậy, khi ăn thịt gà, nên hạn chế những bộ phận sau:

1. Phao câu

Phao câu là phần sau cùng của thân gà. Bộ phận này tích tụ mỡ và cholesterol nhiều nhất trong cơ thể con vật nên rất có hại cho sức khỏe, đặc biệt với bệnh nhân tim mạch, rối loạn mỡ máu.

Phao câu còn là nơi tập trung nhiều loại siêu vi trùng, vi khuẩn gây bệnh và nhiều thứ độc hại khác mà dù làm sạch vẫn không thể loại bỏ hết. Đặc biệt, nhiều con gà hay có khối u vùng hậu môn, có thể là tế bào ung thư sẽ dẫn đến nhiều bệnh tật nguy hiểm.

Không chỉ vậy, phao câu còn không có nhiều tác dụng như nhiều người vẫn lầm tưởng như: giúp tóc đen, mượt; da đẹp hơn. Một số chuyên gia lý giải, trong phao câu chứa lượng nhỏ vitamin E nên có thể giúp da, tóc đẹp hơn song không đáng kể. Riêng về quan niệm ăn phao câu giúp vòng 3 to hơn là điều hoàn toàn vô lý.

2. Cánh gà

Cánh gà là chủ yếu là da và là bộ phận tích tụ khá lớn lượng mỡ dư thừa của gà.
Bởi vậy, ăn cánh gà đồng nghĩa với việc bạn nạp vào cơ thể một lượng lớn chất béo, lại là lượng chất béo không tốt cho sức khỏe.

Chưa kể tới việc cánh gà là nơi tiêm các loại kháng sinh hay thuốc tăng trưởng dành cho gà. Với việc thị trường hiện còn trôi nổi các thuốc kích thích tăng trưởng và các sản phẩm cánh gà không rõ nguồn gốc, thì không nên ăn cánh gà là điều cần làm ngay.

Cổ gà ít thịt nhưng tập trung rất nhiều mạch máu và lượng hạch bạch huyết. Trong những tuyến này có các độc tố gây bệnh và chất tăng trọng trong chăn nuôi tồn tại. Nếu ăn cổ gà chính là bạn đang nạp chất độc vào người.

Do đó, khi ăn thịt cổ gà nên bóc bỏ lớp da và không nên ăn nhiều.

4. Phổi gà

Theo chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng, bộ phận thuộc hệ hô hấp của gà là nơi chứa đựng rất nhiều các chất độc và các vi khuẩn gây bệnh khác nhau tùy theo điều kiện sinh sống của chúng.

Ngoài ra, phổi gà rất dễ có các ký sinh trùng sinh sống như giun sán, vi khuẩn kháng nhiệt, ưa nhiệt,... nấu chín cũng không thể loại bỏ được chúng.

5. Mề gà

Mề gà thực chất nó là dạ dày của gà và có nhiệm vụ nghiền nát thức ăn. Do gà có thể ăn nhiều loại vi sinh vật, nên lượng chất độc hại có thể sẽ bị dự trữ lại tại đây.

6. Da gà

Đối với da gà, trong đông và tây y đều khuyến cáo không nên ăn bộ phận này, đặc biệt khi bị bệnh vì phần này chứa rất nhiều chất béo và hàm lượng cholesterol cao.

Da cũng là mặt tiếp xúc với vi khuẩn, virus và chứa một số loại độc tố hòa tan. Đây chính là nguyên nhân khiến người có cơ địa mẫn cảm, dị ứng như hen suyễn, phong thấp bị mẩn ngứa, nổi ban, khó thở sau khi ăn thịt gà./.

Kê gà là loại nguyên liệu được dùng để chế biến nhiều món ăn đặc sản thơm ngon, bổ dưỡng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết kê gà là gì, kê gà có tác dụng gì, công dụng của kê gà đối với sức khỏe và cách nấu gà kê ngon. Vì vậy hôm nay gia công thực phẩm chức năng Life Gift sẽ cung cấp cho các bạn thông tin đầy đủ về gà kê, để mọi người hiểu rõ hơn nhé!

Gà kê là gì?

Kê gà còn có các tên gọi khác như ngọc kê gà hay hạt kê gà. Đó là tinh hoàn của gà trống và nó được chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng khác nhau. Kê được coi là thực phẩm chữa bệnh phù hợp với mọi giới tính, mọi lứa tuổi. Hiệu quả của kê gà cũng có hiệu quả không kém so với hải cẩu và nhung hươu. Các tính năng của nó hiện được biết đến rộng rãi hơn thông qua việc chia sẻ trên các phương tiện truyền thông. Vậy kê gà chữa  trị được những bệnh nào mà chúng được ca ngợi như một thần dược?

Hình ảnh kê gà:

Kê gà có tác dụng gì?

Giá trị dinh dưỡng của kê gà

Từ các nghiên cứu cho thấy, kê gà có rất nhiều các dụng đối với sức khỏe. Theo lương y Vũ Quốc Trung, kê gà là loại thực phẩm có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao chứa nhiều chất béo, lipit, protein,…

Kê gà là cơ quan sinh sản có chứa một lượng lớn nội tiết tố testosterone. Vì vậy, phần thịt gà trong các món ăn có tác dụng tăng hưng phấn nam giới, bổ thận tráng dương, từ đó giúp cải thiện tốt chức năng sinh lý.

Kê gà có tác dụng gì?

Từ xa xưa, trong dân gian thường có một quan niệm dường như đã ăn sâu vào tiềm thức chẳng hạn như ăn cật giúp bổ thận, óc lợn thì giúp bổ não, thông minh,…. Tuy nhiên, để chủ động hơn trong đời sống tình dục và đạt khoái cảm tốt hơn, người ta thường truyền tai nhau về vai trò của hạt kê gà đối với đời sống tình dục.

Theo nhiều số liệu nghiên cứu cho thấy, trong kê gà có chứa nhiều chất béo và có độ mềm như đậu phụ. Vì vậy, kê gà có tác dụng rất tốt trong việc làm đẹp và chăm sóc da của phụ nữ. Tác dụng của kê gà có thể nói là cung cấp nội tiết tố nam, bổ thận tráng dương cho nam giới, giúp kích thích khả năng tình dục, giúp nở ngực.

Đối với những người bị suy thận, liệt dương, xuất tinh sớm và các bệnh lý khác có thể ăn tinh hoàn gà để cải thiện khả năng sinh sản và chức năng sinh sản.

Một trong những cách phổ biến nhất để cải thiện sức khỏe nam giới với kê gà là dùng nó như một món ăn nhẹ. Với gà kê, có thể dùng làm nguyên liệu nấu canh, nấu cháo, ngoài ra có thể kết hợp với các thực phẩm khác, luộc, hấp, rán, xào, làm thuốc Bắc, … Ăn kê cùng với các thực phẩm khác sẽ giúp cơ thể hấp thu tốt hơn các chất dinh dưỡng và tăng ảnh hưởng của hạt kê đối với sức khỏe.

Trong đông y, người ta thường dùng phương pháp luộc gà với đương quy có tác dụng bổ thận, dưỡng khí. Với cách chế biến này sẽ mang lại giá trị dinh dưỡng và hiệu quả dược liệu rất cao. Thông thường, chỉ cần ăn một ít kê gà trong thực đơn mỗi ngày cũng đủ tạo ra hiệu quả nhất định.

Những món ăn từ kê gà – Kê gà có tác dụng gì?

Kê gà nấu ngải cứu

Ta lấy 5-8 quả kê gà và 200 gam ngải cứu hoặc có thể lấy phần nhiều hơn tùy vào khẩu vị. Ta lấy thêm 1 củ nghệ tươi, 1 gói gia vị thuốc bắc, gia vị: muối, hạt nêm, dầu ăn,…

Tiếp theo, lấy ngọc kê gà rửa sạch với muối, để ráo, gọt vỏ nghệ và nghiền nát. Tiếp đó, cho tất cả kê gà và nghệ vào nồi ướp với gói thuốc bắc, cho thêm 2 thìa hạt nêm ướp trong 30 phút đến 1 tiếng.

Sau đó, bạn vớt kê gà ra bát để riêng, rồi tiếp tục cho phần ngải cứu đã sơ chế và rửa sạch vào cùng nồi vừa ướp, nêm thêm một chút gia vị gồm hạt nêm, nước mắm, dầu ăn rồi trộn đều. Xếp xen kẽ kê gà và ngải cứu và ướp một lúc. Đổ khoảng 1-2 bát con nước vào nồi, bắc lên bếp đun đến khi sôi thì vặn lửa nhỏ, tiếp tục đun cho đến khi các nguyên liệu chín thì tắt bếp.

Kê gà giúp bổ thận, tráng dương

Để chế biến kê gà ta có 3 cách sau:

Cách thứ nhất

Chọn mua kê gà ngon từ những con gà trống khỏe mạnh, gà khi cắt tiết phải ngâm ngay vào rượu trắng trong 3 giờ. Sau đó cho vào chảo hoặc niêu đất sao đến khi có màu vàng là có thể ăn được.

Khi ăn nên kết hợp với nước chấm tỏi và cứ 2 ngày thì ăn 1 lần vào buổi tối, ăn trong 2 tuần sẽ có kết quả.

Món ăn này không chỉ có tác dụng bổ thận tráng dương mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện trí nhớ, ngăn ngừa lão hóa. Nó có tác dụng cải thiện cân bằng sinh lý và làm đẹp da rõ rệt.

Cách thứ 2

Lấy kê gà rửa sạch và ướp với một chút hạt nêm, đem hẹ rửa sạch cắt khúc nhỏ như hành lá. Cho hai nguyên liệu vào nước đun sôi khoảng 30 phút – 1 tiếng, cho lá hẹ đã ngấm vào kê gà. Lúc này kê gà sẽ nở ra trông rất đẹp mắt và thơm ngon.

Bản thân lá hẹ có khả năng kích thích sản sinh nội tiết tố nam, tinh hoàn của gà cũng vậy.

Cách thứ 3:

Ngâm 500g kê gà với 600ml rượu 40 độ trong khoảng 10 ngày. Chắt lấy rượu uống mỗi lần 20ml, uống liền 30 ngày sẽ thấy hiệu quả.

Kê gà hầm thuốc bắc

Lấy 5 – 8 quả kê gà, 1 gói thuốc bắc, 1 nắm nhỏ hành lá và gia vị.

Lấy kê gà làm sạch và khử trùng với chút muối cho hết mùi tanh. Chú ý làm sạch nhẹ nhàng để tránh làm vỡ ngọc kê gà. Ướp gà với một chút gia vị, hành lá rửa sạch, thái nhỏ.

Cho kê gà vào nồi, thêm thuốc bắc và lượng nước vừa đủ, nấu khoảng 30 phút –  1 tiếng cho đến khi nước thuốc ngấm hết ngọc kê. Lúc này gà và kê sẽ nở ra không chỉ bổ dưỡng mà còn rất ngon. Nêm thêm một chút gia vị cho vừa ăn, tắt bếp và rắc hành lá thái nhỏ lên trên.

Cảm nhận về kê gà – Kê gà có tác dụng gì?

Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị bùi bùi, mềm béo của kê gà hòa quyện với lớp màng dai dai lạ miệng. Kết hợp cùng với các gia vị ấu cùng làm cho món ăn càng thêm hấp dẫn và thơm ngon.

Món ăn này không chỉ được dùng làm món chính trong bữa ăn mà còn rất thích hợp làm món ăn chơi hoặc món nhậu

Trẻ em ăn kê ga có tốt không?

Theo các chuyên gia, hiện chưa có nghiên cứu nào cho thấy kê gà có tác dụng tốt đối với sức khỏe của trẻ nhỏ mà đặc biệt là các bé trai. Ngược lại, nếu trẻ ăn quá nhiều kê gà cũng sẽ dẫn đến dậy thì sớm. Ngọc kê gà tuy chứa nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe đàn ông trưởng thành nhưng lại không thích hợp cho trẻ em.

Sở dĩ trẻ ăn quá nhiều kê gà có nguy cơ dậy thì sớm là do loại thực phẩm này chứa nhiều chất làm tăng hormone sinh dục. Khi các chất này vào cơ thể bị dư thừa sẽ khiến trẻ phát triển không cân đối, dẫn đến dậy thì sớm.

Đối với trẻ nhỏ trong giai đoạn đầu ăn dặm, mẹ nên chọn những thức ăn dễ tiêu để đảm bảo hệ tiêu hóa của bé dần thích nghi và hoạt động tốt. Vì vậy giai đoạn này mẹ không nên bổ sung các món ăn từ kê gà vào thực đơn của bé.

Khi trẻ phát triển đến khoảng 18-24 tháng tuổi, kê gà vẫn chưa gây ảnh hưởng tốt đến sức khỏe. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể bổ sung thịt gà kê vào khẩu phần ăn của bé, vì đây là thực phẩm dễ tiêu hóa giúp bé ngon miệng hơn.

Lưu ý khi ăn kê gà

  • Nếu không may, ăn phải kê gà của những con gà bị bệnh sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe.
  • Đừng lạm dụng ăn kê gà quá nhiều.
  • Trẻ em, đặc biệt là các bé trai không nên ăn thịt gà và hạt kê, nếu không sẽ dẫn đến dậy thì sớm hoặc bị dị ứng, khó tiêu.

Video liên quan

Chủ đề