Cần cụ được sử dụng để phân biệt thị trường tập trung và thị trường phi tập trung

- Đúng như bạn nói, việc phân loại thị trường chứng khoán theo từng phương diện có khác nhau, như sau:

Xét về phương diện pháp lý: thị trường chứng khoán được chia thành thị trường tập trung và thị trường phi tập trung.

- Thị trường chứng khoán tập trung: là thị trường hoạt động theo đúng các quy định của pháp luật, là nơi mua bán các loại chứng khoán đã được đăng biểu hay đặc biệt được biệt lệ.

Chứng khoán đăng biểu là chứng khoán đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép bảo đảm, phân phối và mua bán qua trung gian các kinh kỷ và công ty kinh kỷ, tứ là đã hội đủ tiêu chuẩn quy định.

Chứng khoán biệt lệ là chứng khoán do chính phủ hoặc các cơ quan công quyền phát hành và bảo đảm. Loại chứng khoán này được miễn giấp phép của cơ quan có thẩm quyền.

- Thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC): Là thị trường mua bán chứng khoán nằm ngoài sở giao dịch, không có địa điểm tập trung những nhà môi giới, những người kinh doanh chứng khoán như tại sở giao dịch. Các giao dịch ở đây chủ yếu là dựa vào sự thỏa thuận giữa người mua và người bán, không có sự kiểm soát từ Hội đồng Chứng khoán.

Các loại chứng khoán mua bán ở đây thường là những chứng khoán không được đăng biểu, ít người biết đến hoặc ít được mua bán.

Xét về quá trình luân chuyển chứng khoán thì thị trường chứng khoán được chia làm thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.

- Thị trường sơ cấp: Còn gọi là thị trường cấp một hay thị trường phát hành, hàm ý chỉ nơi diễn ra các hoạt động mua bán chứng khoán mới phát hành lần đầu. Thị trường sơ cấp là thị trường tạo vốn cho đơn vị phát hành.

- Thị trường thứ cấp: còn gọi là thị trường cấp hai hay thị trường lưu thông, là nói đến nơi diễn ra các giao dịch mua bán chứng khoán sau khi đã phát hành lần đầu. Nói cách khác, thị trường thứ cấp là thị trường mua đi bán lại các loại chứng khoán đã phát hành qua thị trường sơ cấp.

Xét về phương thức giao dịch thì thị trường chứng khoán được chia làm thị trường giao ngay và thị trường giao sau.

- Thị trường giao ngay: là thị trường mua bán chứng khoán theo giá tại thời điểm giao dịch nhưng việc thực hiện thanh toán và giao hàng có thể diễn ra sau dó một vài ngày theo thỏa thuận.

- Thị trường giao sau: Là thị trường mua bán chứng khoán theo một loại hợp đồng định sẵn, giá cả được thỏa thuận trong ngày giao dịch, nhưng việc thanh toán và giao hàng xảy ra trong một thời hạn ở tương lai.

Ngoài ra, nếu căn cứ vào đặc điểm hàng hóa lưu hành thì thị trường chứng khoán còn chia thành thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ phái sinh.

Bạn có thể vào một số trang web như: //www.ssc.gov.vn của UB Chứng khoán nhà nước, //www.vse.org.vn/ Trung tâm giao dịch CK TP.HCM, //hastc.org.vn/ Trung tâm giao dịch CK Hà Nội để tìm hiểu thêm thông tin.

Bạn có thể tìm hiểu thêm các kiến thức cơ bản về chứng khoán tại đây

BẤM VÀO ĐÂY để xem các thông tin khác về thị trường chứng khoán VN.

Bạn muốn là một nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, bạn vẫn chưa biết bắt đầu nghiên cứu về thị trường đang rất sôi động này từ đâu. Mời bạn gửi câu hỏi về cho mục Tìm hiểu về đầu tư chứng khoán.

Tuổi Trẻ Online sẽ kết hợp với các chuyên gia của trường ĐH Kinh tế TP.HCM giải đáp các thắc mắc cũng như cung cấp các kiến thức thường thức về chứng khoán.

Chuyên mục cũng sẽ giới thiệu các bài báo về phân tích thị trường, tình hình biến động, gợi ý đầu tư, các bài viết về kinh nghiệm của các nhà đầu tư chứng khoán, kinh nghiệm chọn lựa cổ phiếu và dự đoán giá cả các cổ phiếu.

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, xin bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ unicode).

Nhóm chuyên viên TTO

Hiện nay tại Việt Nam, mô hình tổ chức và cơ chế vận hành cho thị trường OTC vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu để có thể được luật pháp hoá và chính thức đưa thị trường này vào hoạt động. Do vậy, có thể nói pháp luật về thị trường giao dịch chứng khoán phi tập trung hiện đang trong giai đoạn hình thành. Mặc dù vậy, về nguyên tắc như đối với thị trường có tổ chức, các nội dụng pháp lí cơ bản để điều chỉnh thị trường OTC cũng phải được thể hiện rõ trong pháp luật về thị trường này. Có thể kể đến các quy định điều chỉnh các nội dung sau đây: 

>>>>> Xem thêm: Chứng khoán là gì?

Các quy định về niêm yết chứng khoán 

Chứng khoán được giao dịch trên thị trường có tổ chức nói chung và thị trường OTC nói riêng phải là các loại chứng khoán đáp ứng những điều kiện nhất định. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc thù của thị trường OTC là nơi giao dịch chứng khoán của các công ty vừa và nhỏ, các công ti mới thành lập, do vậy, tiêu chuẩn đối với chứng khoán niêm yết và giao dịch ở thị trường này, về nguyên tắc, thấp hơn so với ở thị trường giao dịch tập trung. 

Thực tế cho thấy, ở các nước có thị trường OTC phát triển, đều có quy định các yêu cầu đối với chứng khoán được phép niêm yết và giao dịch tại thị trường này. Tùy vào mức độ và cơ chế quản lí mà các yêu cầu này có thể được cụ thể hoá bằng các quy định của pháp luật hoặc bằng các quy định (tiêu chuẩn) của tổ chức tự quản hoặc nhà tổ chức thị trường. Nhìn chung, các điều kiện đó liên quan đến thời gian hoạt động tối thiểu của tổ chức phát hành, vốn điều lệ, tổng giá trị tài sản của tổ chức phát hành, lợi nhuận phải đạt được ở mức độ nhất định, số lượng cổ động của công ti… 

Tại Việt Nam, theo quy định của Luật chứng khoán năm 2006, chủ thể đứng ra tổ chức thị trường giao dịch, trong đó có thị trường OTC, sẽ xây dựng quy chế về niêm yết chứng khoán và phải được UBCKNN phê chuẩn. Quy định này vừa đảm bảo tính độc lập tương đối của chủ thể tổ chức thị trường, bên cạnh đó cũng đảm bảo sự quản lí thống nhất của Nhà nước đối với thị trường. 

Việc xây dựng quy chế về niêm yết chứng khoán trên thị trường OTC phải căn cứ vào cấp độ của thị trường này. Thị trường OTC được coi là thị trường mà chứng khoán được niêm yết và giao dịch có chất lượng ở mức độ thấp hơn so với thị trường tập trung nhưng lại cao hơn so với thị trường mua bán trao tay.

Do vậy, quy chế niêm yết do chủ thể đứng ra tổ chức thị trường xây dựng phải đảm bảo hai yêu cầu: Một là cho phép các chứng khoán chưa đủ điều kiện niêm yết tại thị trường giao dịch tập trung sẽ được niêm yết và giao dịch tại đây; Hai là ngăn chặn các chứng khoán kém chất lượng được giao dịch tại thị trường này để đảm bảo sự lành mạnh của thị trường. 

Bên cạnh yêu cầu đối với chứng khoán niêm yết, các quy định liên quan đến niêm yết chứng khoán tại thị trường OTC còn phải đề cập đến các vấn đề như thay đổi niêm yết, kiểm soát, tạm ngừng niêm yết, huỷ niêm yết… Đây là những nội dung quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động niêm yết trên thị trường OTC nói riêng. 

Các quy định về thành viên giao dịch 

Điểm đặc biệt ở thị trường OTC là có hai loại thành viên tham gia thị trường, bao gồm thành viên thông thường và thành viên tạo lập thị trường. 

Thành viên thông thường tham gia thị trường OTC với tư cách là người môi giới hoặc tự doanh chứng khoán, thực hiện các giao dịch chứng khoán nhân danh khách hàng, vì quyền lợi của khách hàng (môi giới) hoặc nhận danh mình, vì quyền lợi của chính mình (tự doanh). 

Thành viên là nhà tạo lập thị trường có chức năng duy trì thị trường và tính thanh khoản cho một hoặc một số loại chứng khoán nhất định. Để làm được điều này, thành viên tạo lập thị trường phải nắm giữ lượng chứng khoán nhất định, liên tục đưa ra các mức giá mua, bán đối với chứng khoán mà mình chịu trách nhiệm tạo lập; sẵn sàng mua, bán các chứng khoán đó với mức giá cam kết. 

Dù là thành viên loại nào thì để tham gia giao dịch trên thị trường OTC, các thành viên đều phải đáp ứng được các yêu cầu do pháp luật hoặc chủ thể tổ chức thị trường OTC quy định. Yêu cầu tiên quyết đầu tiên đối với các thành viên theo quy định tại Điều 62 Luật chứng khoán năm 2006 phải là công ty chứng khoán.

Ngoài ra, trong quá trình tác nghiệp tại thị trường, thành viên còn phải tuân thủ các quy định điều chỉnh tự cách thành viên tại thị trường OTC đó. Những quy định này được ban hành dưới dạng quy chế. Theo quy định của Luật chứng khoán năm 2006, chủ thể tổ chức thị trường xây dựng quy chế về thành viên và phải được UBCKNN chấp thuận trước khi ban hành. 

Nội dung pháp luật điều chỉnh thành viên thị trường bao gồm các quy định liên quan đến điều kiện để trở thành thành viên, trình tự thủ tục xem xét, chấp thuận tư cách thành viên thị trường, quyền và nghĩa vụ của thành viên, chấm dứt tư cách thành viên… 

Các quy định về giao dịch 

Đặc điểm của thị trường OTC là các giao dịch được thực hiện không tại địa điểm cố định mà thông qua hệ thống máy tính nối mạng. Thông qua hệ thống này, các thành viên thị trường liên tục gửi cho nhau những tập dữ liệu điện tử để chào mời, tìm kiếm, đàm phán và kí kết hợp đồng mua bán các loại chứng khoán được niêm yết tại đây. Do vậy, các quy định liên quan đến giao dịch chứng khoán tại thị trường này phải được xem xét trên cơ sở đặc thù này và phù hợp với các quy định của Luật giao dịch điện tử. 

Theo quy định tại Luật chứng khoán năm 2006, các quy định liên quan đến giao dịch chứng khoán tại thị trường cũng do chính chủ thể tổ chức thị trường ban hành dưới hình thức quy chế trên cơ sở sự chấp thuận của UBCKNN. 

Những vấn đề cần được điều chỉnh trong hoạt động giao dịch tại thị trường OTC bao gồm: trình tự thủ tục thực hiện giao dịch, phương thức giao dịch, phương thức thanh toán và các vấn đề khác. 

Các quy định về chế độ công bố thông tin 

Minh bạch hoá và công khai hoá thông tin trên thị trường chứng khoán là yếu tố tiên quyết đảm bảo hoạt động ổn định và lành mạnh của của thị trường. Mọi thông tin sai lệch, thông tin không đầy đủ, thông tin được cung cấp chậm trễ đều ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư và có thể gây thiệt hại cho họ, làm giảm niềm tin vào thị trường và làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường này. Điều này đặc biệt quan trọng đối với thị trường OTC xuất phát từ đặc thù của thị trường này. 

Mọi hoạt động giao dịch trên thị trường OTC diễn ra thông qua hệ thống máy tính nối mạng, nơi các nhà đầu tư, các thành viên thị trường không trực tiếp gặp gỡ nhau tại địa điểm nhất định. Do vậy, khả năng hiểu biết về nhau hạn chế hơn so với ở thị trường tập trung. Thực tế này đòi hỏi việc công bố thông tin chính xác và kịp thời của các chủ thể có liên quan là công việc tối quan trọng. 

Thông tin trên thị trường OTC bao gồm: Thông tin về các tổ chức có chứng khoán được niêm yết và giao dịch tại thị trường; thông tin về bản thân các thành viên giao dịch, thông tin về các giao dịch được thực hiện (bao gồm giá đặt mua, bán chứng khoán, khối lượng thực hiện giao dịch…). 

Theo quy định của Luật chứng khoán năm 2006, chủ thể tổ chức thị trường giao dịch OTC xây dựng và ban hành quy chế công bố thông tin trên thị trường này sau khi được sự chấp thuận của UBCKNN. Các chủ thể liên quan trên thị trường OTC có trách nhiệm công bố thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời theo các quy định của pháp luật và quy chế này. 

Video liên quan

Chủ đề