Cảm xúc hành vi tích cực là gì

Tất cả các cảm xúc đều là tự nhiên.

Giả sử bạn bắt đầu suy nghĩ về một danh sách chứa tất cả những cảm xúc mà bạn từng trải nghiệm. Hãy thử nó, chỉ để giải trí thôi.

Hãy nghĩ xem bạn sẽ viết gì? Bao gồm những thứ như hạnh phúc, buồn, vui mừng, giận dữ, sợ hãi, biết ơn, tự hào, sợ hãi, bối rối, căng thẳng, thư giãn, ngạc nhiên,… Bây giờ sắp xếp danh sách của bạn thành hai loại, cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực.

Cảm xúc hành vi tích cực là gì
Ảnh minh họa: nguồn sưu tầm

Việc cảm thấy cả hai cảm xúc tích cực và tiêu cực là một phần rất tự nhiên của con người. Chúng ta có thể sử dụng từ “tiêu cực” để mô tả các cảm xúc khó tính, nhưng nó không đồng nghĩa với việc những cảm xúc đó là xấu hoặc chúng ta không nên có chúng. Tuy nhiên, hầu hết mọi người chắc chắn sẽ muốn kiếm tìm cảm xúc tích cực hơn là một cảm xúc tiêu cực. Có thể bạn muốn cảm thấy hạnh phúc thay vì buồn phiền, hoặc tự tin thay vì tự ti.

Điều quan trọng là cảm xúc của chúng ta được cân bằng như thế nào, chúng ta trải nghiệm nhiều hay ít ở mỗi loại cảm xúc: tích cực – tiêu cực.

Cảm xúc tiêu cực tác động tới chúng ta ra sao?

Cảm xúc hành vi tích cực là gì
Ảnh minh họa: Nguồn sưu tầm

Các cảm xúc tiêu cực cảnh báo chúng ta về những mối đe dọa hoặc những thách thức mà chúng ta cần phải đương đầu giải quyết. Ví dụ, nỗi sợ hãi có thể cảnh báo cho chúng ta về nguy cơ nó có thể xảy ra. Đó là một tín hiệu rằng chúng ta cần phải tự bảo vệ mình. Cảm giác tức giận cảnh báo chúng ta rằng ai đó đang chọc tức mình, vượt qua ranh giới, hoặc lừa dối sự tin tưởng của chúng ta. Tức giận có thể là một tín hiệu mà chúng ta cần phải hành động thay mặt cho chính mình.

Cảm xúc tiêu cực tập trung vào nhận thức của chúng ta. Chúng giúp chúng ta tập trung vào một vấn đề cụ thể để chúng ta có thể đối phó với vấn đề đó. Nhưng quá nhiều cảm xúc tiêu cực có thể làm cho chúng ta cảm thấy bị choáng ngợp, lo lắng, mệt mỏi, hoặc căng thẳng. Nếu không thể cân bằng được cảm xúc tiêu cực, sẽ dẫn đến việc vấn đề càng khó trở nên giải quyết. 

Chúng ta càng sống dựa trên những cảm xúc tiêu cực nhiều bao nhiêu, chúng ta càng cảm thấy bản thân tiêu cực hơn bấy nhiêu. Thay vì quá tập trung vào những việc mang tính chất tiêu cực hãy đẩy chúng ra khỏi suy nghĩ của bạn.

Cảm xúc tích cực tác động tới chúng ta như thế nào?

Cảm xúc hành vi tích cực là gì
Ảnh minh họa: nguồn sưu tầm

Những cảm xúc tích cực sẽ cân bằng những cảm xúc tiêu cực, nhưng chúng cũng có những lợi ích mạnh mẽ khác.

Thay vì thu hẹp sự tập trung của chúng ta như những gì cảm xúc tiêu cực làm, thì cảm xúc tích cực ảnh hưởng đến bộ não của chúng ta theo cách làm tăng thêm nhận thức, sự tập trung và trí nhớ của chúng ta. Chúng giúp chúng ta thu thập thêm thông tin, có thêm một vài ý tưởng, và hiểu các suy nghĩ khác nhau có liên quan gì tới nhau. 

Khi những cảm xúc tích cực mở ra cho chúng ta những cơ hội mới, chúng ta có thể học hỏi và xây dựng chúng dựa trên các kỹ năng của mình. Điều đó cho phép chúng ta làm tốt hơn các nhiệm vụ và kiểm tra.

Những người có nhiều cảm xúc tích cực trong cuộc sống hàng ngày của họ có xu hướng hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn, học tốt hơn và hòa thuận hơn với những người khác.

Tầm quan trọng của cảm xúc tích cực

Khoa học đang giúp chúng ta tìm ra những cảm xúc tích cực có giá trị như thế nào? Các chuyên gia đã nghiên cứu rất nhiều từ các nghiên cứu não gần đây. Dưới đây là hai phát hiện có thể giúp chúng ta sử dụng cảm xúc tích cực như một lợi thế: 

1. Hãy để cảm xúc tích cực nhiều hơn cảm xúc tiêu cực

Cảm xúc hành vi tích cực là gì
Ảnh minh họa: Nguồn sưu tầm

Khi chúng ta tạo ra nhiều cảm xúc tích cực hơn những cảm xúc tiêu cực, những tình huống khó khăn sẽ trở nên dễ dàng giải quyết hơn. Những cảm xúc tích cực tạo ra tính kiên cường (nguồn cảm xúc cần thiết để đương đầu với mọi hoàn cảnh). Chúng làm tăng sự nhận thức của chúng ta, cho phép chúng ta thấy có nhiều lựa chọn hơn để giải quyết vấn đề.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng mọi người cảm thấy và làm hết sức mình khi họ cảm nhận được cảm xúc tích cực nhiều hơn những cảm xúc tiêu cực ít nhất là ba lần. Cái này được mang tên là thuyết tiêu cực, hay còn gọi là hiệu ứng tiêu cực.

Hiệu ứng tiêu cực là một khuynh hướng tự nhiên của con người, tức là tập trung nhiều hơn tới những cảm xúc tiêu cực hơn là những cảm xúc tích cực. Nó đồng nghĩa rằng: Các cảm xúc tiêu cực sẽ hướng sự tập trung của chúng ta đến các vấn đề, và những vấn đề đó chúng ta cần giải quyết nhanh. Việc điều chỉnh cảm xúc của con người sang cảm xúc tiêu cực được coi như cơ chế sống còn.

Hiệu ứng tiêu cực có một nhược điểm, nó có thể làm cho chúng ta nghĩ rằng chúng ta có một ngày tồi tệ, không tốt, ngay cả khi chúng ta trải nghiệm cảm xúc tích cực ngang bằng cảm xúc tiêu cực.

2. Làm những hoạt động mang tính tích cực mỗi ngày

Xây dựng những thói quen khiến chúng ta có nhiều những cảm xúc tích cực hơn có thể giúp chúng ta được hạnh phúc hơn, làm mọi việc tốt hơn, và giảm đi những cảm xúc tiêu cực của chúng ta. Xây dựng những cảm xúc tích cực là điều đặc biệt quan trọng nếu chúng ta phải đối mặt với nhiều cảm xúc tiêu cực như sợ hãi, buồn bã, tức giận, thất vọng, hoặc căng thẳng.

Xây dựng một thói quen mang tính tích cực hàng ngày khá đơn giản. Hãy nhìn xuống hai bước dưới đây:

Chú ý và xác định những cảm xúc tích cực mà bạn có. 

Bắt đầu bằng cách tập trung vào cảm xúc của bạn. Bạn có thể điều chỉnh cảm xúc của mình tuỳ vào việc bạn cảm nhận ra sao. Ghi lại vào cuối ngày, ghi nhận cách bạn cảm thấy như nào trong từng tình huống khác nhau. Ví dụ, bạn có thể cảm thấy tự hào khi bạn trả lời một câu hỏi đúng, vui vẻ khi con chó con của bạn đuổi theo bạn quanh sân, hoặc cảm thấy yêu khi mẹ của bạn chơi cùng bạn.

Cảm xúc hành vi tích cực là gì
Ảnh minh họa: Nhật ký cảm xúc( nguồn sưu tầm)

Khi bạn bắt đầu làm việc này, có thể bạn cần phải tự nhắc nhở bản thân mình tập trung vào cảm xúc của bạn. Và giống như bất kỳ thói quen nào, nó sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn làm điều đó nhiều.

– Chọn lấy một cảm xúc và hãy cảm nhận nó nhiều hơn. 

Giả sử bạn chọn sự tự tin: Hãy nghĩ điều gì sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin? Làm thế nào bạn có thể có được thêm nhiều cảm giác đó? Bạn có thể tự nhủ với bản thân trước một bài kiểm tra “Mình có thể làm được!”. Hoặc bạn hãy chọn dáng đứng thẳng và đi bộ qua hành lang một cách tự tin và mạnh mẽ.

Cảm xúc hành vi tích cực là gì
Ảnh minh họa: nguồn sưu tầm

Cảm xúc tích cực sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Hãy chú ý đến những công cụ hữu ích này và tìm cách sử dụng chúng trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Hãy để bạn luôn cảm thấy tràn đầy niềm vui, có các mối quan hệ, luôn thấy thư giãn, biết ơn, và tốt bụng. Hãy làm những điều này như một thói quen và khi bạn tích cực sẽ là lúc bạn hạnh phúc hơn!

Lược dịch: Nguyễn Ánh Linh

Nguồn: D’ Arcy Lyness, Ph D

Chúng ta thường được người khác khuyến khích duy trì cảm xúc tích cực để thành công và hạnh phúc. Nhưng thực tế, cảm xúc tích cực đang giúp hay đang làm hại chúng ta?

Đó là các cảm xúc mà chúng ta có trong sự hưởng thụ như thích thú, sung sướng, đam mê, hãnh diện, thoải mái, êm ấm, yêu thương, bình an, yên tâm, trân trọng, vinh dự, lãng mạn, cảm giác thành công, hưng phấn, hài lòng, vui vẻ, vui mừng….

Cảm xúc, cả tích cực cũng như tiêu cực, đều không phải là suy nghĩ. Cảm xúc và suy nghĩ là 2 phần riêng biệt thuộc tâm trí chúng ta, nên chúng ta không thể “suy nghĩ” ra cảm xúc là như thế này hay như thế kia được. Cảm xúc chỉ có thể biết được trong trải nghiệm, giống như 1 người đã nhịn đói 3 ngày và đang rất đói. Người này không thể suy nghĩ “tôi no” là có thể no bụng được. Muốn được no, người ngày phải ăn cho tới khi no, và trải nghiệm cảm giác no thực sự đó thì mới là no.

Mọi suy nghĩ đều làm phát sinh cảm xúc đi kèm, và mọi cảm xúc đều làm phát sinh suy nghĩ đi kèm tương ứng với nó.

Cảm xúc hành vi tích cực là gì

Cảm xúc vui vẻ, thoải mái

2. Cảm xúc tích cực tới với chúng ta khi nào?

Khi chúng ta đạt được vật hoặc giá trị gì đó mà chúng ta yêu thích. Khi đó, dù chỉ mới nhận được vật, giá trị đó, hay chỉ mới nghĩ tới việc nhận được giá trị đó thôi thì trong tâm trí chúng ta đã có những cảm xúc hưng phấn, thích thú, sung sướng, đê mê, hãnh diện…. xuất hiện.

Khi cơ thể chúng ta tiếp xúc với thế giới bên ngoài thông qua 5 giác quan (mắt, mũi, miệng, tai, thân thể) mà đem lại cảm giác dễ chịu, thích thú cho cơ thể thì cảm xúc sung sướng, thích thú, dễ chịu, đê mê, đam mê… cũng xuất hiện bên trong tâm trí chúng ta.

Khi chúng ta cảm thấy tự hào, hãnh diện, tự cao, tự kiêu vì được khen ngợi, được tán dương.

Khi chúng ta cảm thấy mình được trân trọng từ chính bản thân mình hay từ người khác.

Khi chúng ta cảm thấy vui vẻ, thích thú khi bản thân mình có giá trị, có ý nghĩa với chính bản thân mình hoặc với người khác.

Khi chúng ta tự mãn, thỏa mãn, tự kiêu vì hơn được những người khác. Có thể là hơn người khác một cách trọn vẹn, hoặc chỉ hơn người khác ở một số khía cạnh nào đó của cuộc sống.

Khi chúng ta cảm thấy hãnh diện khi vượt qua được ai đó, và qua đó thấy được là mình đã trả thù được cho sự khinh khi của họ đối với mình trước đây.

Khi tâm trí chúng ta tưởng tượng về 1 cái gì đó, 1 sự việc gì đó mà mình đã có các cảm xúc tích cực trước đây thì chúng ta lập tức có lại các cảm xúc đó ngay lúc này.

Khi tâm trí chúng ta tưởng tượng ra 1 cái gì đó tương tự như cái chúng ta đã trải qua trước đây mà chúng ta đã có các cảm xúc tích cực, thì chúng ta lập tức có ngay một số cảm xúc tích cực mà chúng ta đã từng có ở tình huống tương tự đó.

Khi chúng ta nghe 1 bản nhạc hay, 1 âm thanh dễ chịu khiến chúng ta thích thú, hứng khởi, hay khiến chúng ta liên tưởng về những ký ức tốt đẹp trong quá khứ, hay liên tưởng tới những dự định, mong muốn, ước mơ tuyệt vời của chúng ta trong tương lai, làm cho chúng ta thấy thích thú, ham muốn, sung sướng, vui vẻ, thoải mái.

Khi chúng ta ngửi thấy 1 mùi hương thơm dễ chịu, nếm được 1 vị ngon khiến chúng ta thấy thích thú, cảm nhận được 1 cảm giác dễ chịu, khoan khoái chạy dọc toàn thân từ đỉnh đầu xuống tới từng ngón tay, ngón chân.

Khi chúng ta cảm nhận được sự xúc chạm êm ái, ấm áp, nhẹ nhàng, thoải mái trên cơ thể chúng ta, trên làn da chúng ta từ những làn gió, lá cỏ, hay từ sự vuốt ve của người khác, đặc biệt là những người bạn khác phái.

3. Các cảm xúc tích cực đem lại điều gì cho chúng ta?

Các cảm xúc tích cực giúp chúng ta cảm thấy thỏa mãn, yêu đời, thấy được cuộc sống này đáng sống. Đồng thời nó cũng kích thích chúng ta hoạt động hăng say hơn để được tưởng thưởng bằng những giá trị và những sự việc khiến chúng ta tiếp tục thỏa mãn được các cảm xúc tích cực mà chúng ta muốn có.

Các cảm xúc tích cực giúp chúng ta sống phóng khoáng hơn, dễ dàng chấp nhận những mất mát, thua thiệt nhỏ, đồng thời dễ dàng chấp nhận những hạn chế, bỏ qua những lỗi nhỏ để tiếp tục duy trì các cảm xúc tích cực mà chúng ta đang có.

Các cảm xúc tích cực chính là tất cả những gì mà hầu hết trong chúng ta cố gắng, nỗ lực liên tục, nỗ lực không ngừng để đạt cho được, thỏa mãn cho được.

Các cảm xúc tích cực có thể giúp chúng ta suy nghỉ và hành động tốt, chính xác, đạt được thành công. Tuy nhiên, nó chỉ có thể giúp ích được trong 1 giới hạn mức độ khá thấp. Cho nên, những ai dựa vào cảm xúc tích cực để mong đạt được thành công lớn, vững bền và hạnh phúc lâu dài ở mức chất lượng cao (tức rất, rất ít đau khổ, khổ sở trong cuộc sống) là không bao giờ có được.

4. Mặt trái rõ ràng của các cảm xúc tích cực:

Các cảm xúc tích cực gây ra sự tiêu tốn nhiều tiền bạc, thời gian và sức lực của chúng ta: Khi các cảm xúc tích cực tới và chúng ta đón nhận nó, thì các cảm xúc tích cực này sẽ thúc đẩy khiến chúng ta hành động thêm nữa, tiêu tốn nhiều chi phí, thời gian và công sức để làm sao duy trì các cảm xúc tích cực này càng lâu càng tốt. Song song đó, nó cũng thúc đẩy chúng ta nâng cao cường độ của các cảm xúc này lên các cấp độ hưng phấn cao hơn, và cao hơn nữa thông qua các hoạt động như tổ chức ăn mừng, tiệc tùng, nhậu nhẹt, nhảy nhót, hát hò, la hét, chơi bời, chơi ngông, các hoạt động mạnh, mạo hiểm, đồng thời khuyến khích chúng ta phóng đại nó lên để có thêm nhiều người biết…

Cảm xúc hành vi tích cực là gì

Mặt trái của các cảm xúc tích cực
 

Dễ dàng bị thất bại, mất mát trong khi đang có các cảm xúc tích cực: Các cảm xúc tích cực làm cho chúng ta bị mờ mắt, ảo tưởng về khả năng thật sự của bản thân mình, tự cho là mình thông minh, tài giỏi, không thể bị đánh bại, khiến chúng ta có cái nhìn sai lệch về các sự việc, cũng như không dám nhìn thẳng vào những vấn đề không tốt của tiến trình thực tế sự việc. Từ đó, nó khiến chúng ta tự lừa dối bản thân mình là mọi việc đang tốt, đang đi đúng hướng, trong khi thực tế không phải vậy. Cho nên chúng ta đã không thể có những hành động ngăn chặn, điều chỉnh hợp lý hay khắc phục các vấn đề đó kịp thời, dẫn tới bị thất bại, mất mát.

Các cảm xúc tích cực khiến chúng ta không thể tập trung và tỉnh táo: Các cảm xúc tích cực luôn thúc ép chúng ta hành động, làm việc này việc kia, chạy chỗ này chỗ kia, nói chuyện, khoe khoang với người này người kia, tâm trí bay bổng, tán loạn, nên chúng ta không thể có đủ thời gian và không gian để tập trung vào bất cứ việc gì cụ thể dù chúng ta đã cố gắng nhiều như thế nào đi nữa. Từ đó, mọi hành động chúng ta làm trở nên hời hợt, cẩu thả, mù quáng, nên thường xuyên gây ra những tổn thất, mất mát hoặc đau khổ, nuối tiếc. Khi sự tập trung đã không có được, thì chúng ta không thể quan sát được các sự việc rõ ràng đúng như thực tế nó là, nên sự tỉnh táo, bình tĩnh, bình tâm cũng không thể tồn tại được trong tâm trí chúng ta.

Khi cường độ của các cảm xúc tích cực càng lớn thì sự bám víu của chúng ta vào các cảm xúc này càng lớn, từ đó làm phát sinh sự sợ hãi, lo sợ sẽ bị đau đớn, tổn thương nếu mất đi những thứ mình yêu thích. Từ sự sợ hãi đó, các cảm xúc tiêu cực trong tâm trí chúng ta bắt đầu được khởi lên, và phát triển mạnh mẽ. Khi các cảm xúc tiêu cực phát triển đủ lớn mạnh, nó bắt đầu lấn át các cảm xúc tích cực, và điều khiển chúng ta suy nghĩ và hành động theo hướng dại dột, gây mất mát và tổn thương cho chính chúng ta, cho những vật, giá trị mà chúng ta yêu thích, đồng thời có thể tổn thương tới cả những người khác.

Khi sự mất mát của những vật, giá trị mà chúng ta yêu thích thực sự xảy ra, thì chúng ta càng trở nên đau khổ, buồn rầu, chán chường, tức giận, thất vọng, và có khi là tuyệt vọng. Sự yêu thích, mê đắm của chúng ta vào những vật, giá trị đó càng lớn chừng nào, thì sự đau khổ, tuyệt vọng của chúng ta càng lớn chừng đó. Sự đau khổ này có thể khiến chúng ta bị tổn hại nghiêm trọng, tới mức phải tốn rất nhiều tiền bạc, công sức và thời gian để thoát ra.

Phạm Nguyễn Anh Kiệt
~ Sự Kỳ Diệu ~