Cài đặt ubuntu trên vmware lỗi failed to read

Máy ảo VMWare là một công cụ tuyệt vời để chạy nhiều hệ điều hành cùng một lúc. Nó đặc biệt hữu dụng cho những người muốn làm quen với Linux nhưng chưa muốn từ bỏ Windows. Lúc đó, một (hay nhiều) bản Linux chạy với VMWare trên Windows là sự lựa chọn tốt nhất. Đến khi bạn đã quen với Linux thì có thể bỏ hẳn Windows, trong trường hợp cần phải làm việc với môi trường Windows lại thì bạn có thể cài Windows với VMWare chạy trên Linux!

Bài viết này tôi muốn chia sẻ một số kinh nghiệm lúc dùng Linux với VMWare chạy trên Windows, hy vọng giúp được các bạn mới làm quen với chú chim cánh cụt.

1.VMWare Download VMWare bản free . Tôi hay xài bản VMWare Server.

Cách cài đặt VMWare trên Windows và tạo máy ảo rất đơn giản. Sau khi tạo máy ảo xong, start nó lên và nhấn F2 vào CMOS cấu hình cho nó boot bằng CD, đút đĩa cài đặt Linux vào và cài đặt bình thường như là một con PC thật.

2.Dùng ssh điều khiển Linux trên Windows Một bất tiện khi dùng VMWare chạy Linux trên Windows là do hệ điều hành guest (cài trên máy ảo) là Linux nên ta không cài các VMWareTools được, do đó để di chuyển giữa cửa sổ máy ảo và máy thật ta phải nhấn Ctl-Alt để giải phóng con chuột ra khỏi máy ảo. Sẽ rất khó chịu khi bạn vừa tham khảo tài liệu vừa test thử trên máy ảo. Một cách để khắc phục là ta không thao tác trực tiếp trên VMWare mà sẽ dùng remote login, ví dụ dùng ssh để log vào máy ảo. Chương trình ssh client ta dùng sẽ là Putty (miễn phí), lúc đó ta có thể chuyển qua lại giữa các cửa sổ một cách dễ dàng như bất kỳ ứng dụng nào trên Windows.

Để sử dụng được cách này, trước hết ta phải cấu hình để Linux trên máy ảo thấy được Windows trên máy thật. Ta có thể dùng card mạng trên máy ảo ở chế độ Bridging để truy cập vào mạng LAN bên ngoài (và có thể ra Internet) được. Lúc cài đặt HDH nó sẽ yêu cầu bạn config card mạng. Một số lưu ý khi config: 1. IP của máy ảo cùng subnet với máy thật 2. Defautl gateway giống như của máy thật (IP router hay modem ADSL của bạn) 3. DNS Server có thể phân giải tên ra Internet.

Ngoài ra có thể config lúc đã log vào HDH bằng lệnh ifconfig hoặc dùng tool netconfig trên Redhat. Xem thêm tài liệu Networking Howto .

Sau khi cấu hình xong, ping thử hai máy đã thấy reply ok thì bạn start service sshd trên máy Linux lên. Trước hết kiểm tra xem có ssh server trên máy bạn chưa bằng cách tìm file sshd:

$sudo find / -name sshd

Nếu có rồi thì kiểm tra xem sshd đã có chạy chưa:

$pgrep sshd

Nếu chưa có thì bạn cài gói openssh server vào. Có thể download bằng trình duyệt hoặc dùng wget:

$wget ftp://ftp.openbsd.org/pub/OpenBSD/Op…h-4.3p2.tar.gz

TIPS: Redhat đã có sẵn sshd. Start sshd trong Redhat:

$sudo /sbin/service sshd start

Cài đặt xong, start service sshd lên (xem man sshd để biết thêm chi tiết). Dùng tool Putty trên Windows để connect vào máy ảo Linux. Download Putty.

Như vậy là bạn chỉ cần start Linux trên VMWare lên, start service ssh (có thể đưa sshd vào boot scripts để nó tự động start) và dùng Putty ssh vào để làm việc. Hết sức thuận tiện.

3.Dùng pure-ftp chia sẻ file giữa máy ảo và máy thật Để chia sẻ file giữa máy ảo Linux với máy thật Windows, cách đơn giản nhất là dùng ftp. Trên máy Linux ta sẽ cài FTP server và trên Windows ta sẽ dùng FTP client connect vào. Có nhiều sản phẩm FTP server và client, Abel hay dùng nhất là server pure-ftpd và client là Total Commander (do dùng cái này làm file manager luôn nên xài rất chi là tiện). Download pure-ftpd mới nhất về máy sau đó cài đặt và start pure-ftpd lên. Nếu tìm không ra Total Commander các bạn có thể dùng bất kì chương trình ftp client nào. Dùng Total Commander thiết lập một FTP Connection mới đến máy ảo Linux, cung cấp account user thích hợp và bắt đầu chia sẻ file. Hết sức đơn giản.

Đông Thao

About dongthao

"Man does not simply exist but always decides what his existence will be, what he will become the next moment"

Sau đây mình sẽ tổng hợp và hướng dẫn khắc phục / sửa một số lỗi thường gặp trên VMware mà mình đã gặp phải trong quá trình sử dụng để các bạn khỏi tốn công tìm kiếm. Hãy xem ta có gì nào!

Cài đặt ubuntu trên vmware lỗi failed to read
Sửa lỗi VMware thường gặp.

Khắc phục No 3D support is available from the host:

Cài đặt ubuntu trên vmware lỗi failed to read
No 3D support is available from the host

Để khắc phục vấn đề này bạn hãy mở tập tin ~/.vmware/preferences và sửa :

Tìm dòng tương tự như sau và thay giá trị thành TRUE hoặc thêm vào nếu không có:

mks.gl.allowBlacklistedDrivers = "TRUE"

Khắc phục GNU C Compiler (GCC) version werer not found:

Cài đặt ubuntu trên vmware lỗi failed to read
GNU C Compiler (GCC) version werer not found

Lỗi này là do bạn chưa cài đặt GCC, hoặc khác phiên bản yêu cầu nên VMware sẽ yêu cầu bạn tự dẫn đến chỗ của GCC. Vậy thì bạn hãy cài đặt GCC trước nhé:

# apt update # apt install g++-4.9

Hãy thay số 4.9 ở trên bằng số phiên bản được yêu cầu.

Khắc phục Kernel headers for version were not found:

Cài đặt ubuntu trên vmware lỗi failed to read
Kernel headers for version were not found

Lỗi này có thể do bạn chưa cài đặt Kernel Header cho phiên bản kernel hiện tại. Để cài đặt thì ta cần xác định phiên bản kernel hiện tại bằng lệnh:

# uname -r

Hoặc tự động cài đặt bằng lệnh:

# apt update # apt install linux-headers-`uname -r`

Sau đó chạy tuần tự các lệnh sau:

# cd /lib/modules/$(uname -r)/build/include/linux # sudo ln -s ../generated/utsrelease.h # sudo ln -s ../generated/autoconf.h # sudo ln -s ../generated/uapi/linux/version.h

Sau đó ấn vào Browser, tìm đến thư mục /usr/src/linux-headers-$(uname -r)/include, chọn Install để chạy.

Khắc phục lỗi Failed to build vmnet và Fail to build vmmon:

Cài đặt ubuntu trên vmware lỗi failed to read
Failed to build vmnet và Fail to build vmmon.

Từ sau phiên bản kernel 4.6.0 trở lên thì VMware chưa được cấu hình để hỗ trợ, vì vậy ta cần tự cấu hình lại để VMware có thể chạy trên các phiên bản kernel cao hơn.

Failed to execute command "@@BINARY@@ %U"

Mình chưa rõ nguyên nhân của lỗi này, nếu gặp phải các bạn hãy thử khởi động lại nhé.Lời kết:

Vậy là ở trên mình đã tổng hợp hầu hết những lỗi mình đã gặp, nếu bạn còn gặp phải lỗi nào nữa, hãy để lại bình luận nhé.