Cách viết thư thương lượng

Trước hết, việc học cách dẫn dắt thương lượng bằng tiếng Anh bao hàm việc học các mô hình văn hóa của những người nói tiếng Anh. Điều này bao gồm cả việc nắm biết các biểu thức ngôn ngữ điển hình liên quan đến thương lượng trong tiếng Anh, chẳng hạn như: “Business is business”, “Time is money” hay “It’s not personal”.

Cách viết thư thương lượng

Trong một cuộc đàm phán, điều cần thiết phải duy trì là thể hiện sự tôn trọng đối với người đối thoại. Một cách tự nhiên, các tín hiệu giao tiếp không lời có thể đóng vai trò quyết định. Ví dụ, những người nói tiếng Anh chú trọng đến tầm quan trọng của việc giao tiếp bằng mắt hay còn gọi “eye contact”. Một ánh nhìn lẩn tránh có thể được hiểu là do thiếu tự tin, thậm chí có thể bị xem là có ý đồ xấu. Ngoài ra, vào cuối cuộc đàm phán, việc hoàn thành một thỏa thuận thường được thể hiện bằng một cái bắt tay.

Ngoài ra, bạn có thể thể hiện sự tôn trọng đối tác bằng việc sử dụng các biểu thức ngôn ngữ lịch sự trong tiếng Anh.

2. Các từ và biểu thức ngôn ngữ ngôn ngữ cần biết để thương lượng bằng tiếng Anh

Có một số từ và biểu thức ngôn ngữ thường được sử dụng trong một cuộc đàm phán bằng tiếng Anh. Dưới đây là một số ví dụ giúp cho bạn tránh cái bẫy dịch theo nghĩa đen của từ.

Trước hết, “negotiate (to)” có nghĩa là thương lượng, đàm phán. Trong một số cuộc đàm phán, hành động khôn ngoan nhất là biết rút lui, lùi lại, co lại. Trong tiếng Anh cái đó gọi là “back down (to)”. Đôi khi, cần phải biết buông bỏ, phải quay lại từ đầu để có thể đặt mọi thứ trong một nền tảng mới, một trật tự mới, vững vàng hơn. Trong trường hợp này, biểu thức phù hợp nhất sẽ là “Go back to the drawing board (to)”.

Khi các bên tham gia đàm phán tiến tới một thỏa thuận về quyền lợi của mỗi bên, ta sẽ có cái gọi là thời gian tiến hành kết thúc một thỏa thuận hay “close a deal (to)”. Ngoài ra, thương lượng cũng có nghĩa là tìm các giải pháp để giải quyết vấn đề. Trong tiếng Anh, cái đó gọi là “iron something out (to)”. Để diễn đạt ý “tránh đi thẳng vào vấn đề, vờn vẽ đi đường vòng để đạt được mục đích”, bạn có thể dùng “beat around the bush (to)”. Tương tự như vậy, để diễn đạt ý “nhắm thẳng mục tiêu”, bạn có thể dùng “cut to the chase”.

“Bring up (to)” nghĩa là tung ra một cuộc thảo luận hay một chủ đề. “Drag on (to)” là tìm cách trì hoãn hay kéo dài. Nếu bạn nghe ai đó nói “At stake”, đừng ngạc nhiên, điều đó đơn giản có nghĩa là có một cơ hội hay một cái gì đó bấp bênh, hoặc được hoặc mất, hoặc thắng hoặc thua.

Dưới đây là một số từ ngữ và biểu thức ngôn ngữ thường được sử dụng trong đàm phán tiếng Anh:

  • «Compromise (to)»: dàn xếp, thỏa hiệp
  • «Grant a special discount (to)»: chấp nhận giá thấp hơn, chấp nhận giảm giá
  • «It’s a bargain»: Đó là một phi vụ tốt.
  • «It’s a steal»: Bán tháo đấy!
  • «Haggle (to)»: mặc cả
  • «Final offer»: đề nghị cuối cùng
  • «Take it or leave it»: hoặc lấy hoặc bỏ
  • «Wrap up (to)»: kết luận, kết thúc
  • «Make a deal (to)» : kết luận hợp đồng, hoàn thành hợp đồng
  • «Estimate»: báo giá
  • «A bid»: giá bỏ thầu
  • «Follow up (to)»: theo đuổi một phi vụ
  • «Read the fine print (to)»: soi kĩ, chú ý tiểu tiết
  • «Lay the cards on the table (to)»: ngả bài
  • «Work out a deal (to)»: thương lượng để tiến tới một thỏa thuận
  • «Sales pitch»: diễn ngôn thương mại
  • «Selling point»: luận cứ bán hàng
  • «Stalemate»: chặn, nghẽn
  • «Give and take»: có đi có lại, nhượng bộ lẫn nhau
  • «Chase a customer (to)»: bám riết, săn khách
  • «Market price»: giá thị trường
  • «Terms of payment»: điều kiện thanh toán

3. Biết thương lượng tiếng Anh tốt nhờ vào Business English

Sau đây bạn sẽ thấy sẽ không có gì là khó cả, bạn chỉ cần thực hành luyện tập bằng cách tự tặng cho mình một khóa đào tạo. Và chúng tôi đề nghị bạn dùng Business English. Đó là một công cụ hỗ trợ luyện tập giúp bạn đạt được những kỹ năng cần thiết để thương lượng thành công bằng tiếng Anh.

Cụ thể, sân luyện trực tuyến của chúng tôi đưa ra 3 khóa đào tạo hay còn gọi là lộ trình chuyên biệt phù hợp với mục tiêu của bạn. Như thế, tùy theo nhu cầu và khả năng của mình, bạn có thể lựa chọn Lộ trình kỹ năng, Lộ trình sự nghiệp hay Lộ trình doanh nghiệp.

Lộ trình kỹ năng

Lộ trình này bao gồm các hoạt động như hội họp, trao đổi điện thoại, quản lý dự án, soạn thảo và viết thư từ, email, đón tiếp và tổ chức sự kiện, đi công tác, tuyển dụng, quản trị giao tiếp liên văn hóa, bán hàng, đàm phán v.v

Lộ trình sự nghiệp

Trong lộ trình này, bạn có thể chọn một hay một số lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau như marketing, dịch vụ khách hàng, truyền thông, nguồn nhân lực, thương mại hay quản trị.

Lộ trình doanh nghiệp

Ở đây, bạn có thể chọn một ngành nghề mà bạn quan tâm như du lịch, ngân hàng, hậu cần, v.v.

Ngoài ra, tất cả nội dung mà chúng tôi đưa ra đã được kịch bản hóa và được huấn luyện chi tiết. Cụ thể, bạn có 25 lộ trình được kịch bản hóa mà bạn có thể hoàn toàn đắm mình trong đó. Để bạn có thể tự đặt mình trong một bối cảnh cụ thể, bạn sẽ được thử nghiệm 500 tình huống thường gặp trong đời sống nghề nghiệp. Trong suốt khóa học, bạn luôn có sự tham gia, đồng hành của các giáo viên của chúng tôi qua các video huấn luyện.

Nhưng đó chưa phải là tất cả! Để bạn có thể tự theo dõi và đánh giá sự tiến bộ của mình một cách tốt nhất, bạn sẽ nhận được những sửa lỗi chi tiết cho từng câu hỏi với phần mềm ghi nhớ giúp ích cho việc ghi nhớ lâu dài của bạn. Mỗi khóa học hoàn thành sẽ có một chứng nhận tượng trưng. Chúng tôi cũng cho bạn cơ hội tạo lập CV nghề nghiệp bằng tiếng Anh.

Chúng tôi có các chương trình dành cho 3 trình độ: bắt đầu, trung gian và nâng cao. Trước khi bắt đầu, chúng tôi khuyên bạn nên làm một bài kiểm tra trình độ. Nhờ vậy, bạn có thể lựa chọn khóa học phù hợp để tiến bộ theo cách tối ưu nhất.

a. Hình thức của một thư thương mại:

  •  Letter head (Tên, địa chỉ người gửi)
  •  File preference (mã số hồ sơ)
  •  Date line (ngày, tháng)
  •  Inside address (Tên, địa chỉ người nhận)
  •  Salutation (Gentlemen, Dear Sirs …)
  •  The opening paragraph (mở đầu thư)
  •  The body of letter (nội dung chính của thư)
  •  The closing paragraph (câu kết của thư)
  •  Signature (ký tên)
  •  Stenographic Reference (ký hiệu riêng)
  • Enclosure (phần đính kèm)
  • Carbon copy notation (nơi gửi bản sao)

b. Cách viết thư thương mại

Cuộc đàm phán bằng thư (Fax, Telex …) thông thường diễn ra theo trình tự sau:

  • Hỏi hàng
  •  Chào hàng
  •  Hoàn giá
  •  Chấp thuận
  •  Đặt hàng
  •  Xác nhận (ký kết hợp đồng)

Dưới đây, lần lượt giới thiệu từng loại thư

* Thư hỏi hàng (the enquiry)

Hỏi hàng là việc người mua đề nghị người bán cho biết giá cả và mọi điều kiện cần thiết khác để tiêu dùng

Cách viết thư hỏi hàng

Nội dung chính của thư:

Thông báo cho chủ hàng biết mình đang cần loại hàng gì, yêu cầu chủ hàng gửi Catalog, mẫu hàng … đồng thời cho biết giá cả; chất lượng hàng hóa, số lượng có khả năng cung cấp, thời hạn giao hàng, điều kiện thanh toán và mọi điều kiện cần thiết khác.

a. Ví dụ

b. Một số điểm cần lưu ý khi hỏi hàng

* Thư chào hàng, báo giá (offer)

Trong buôn bán, chào hàng – báo giá là việc người bán thể hiện rõ ý định bán hàng của mình.

Cách viết thư chào hàng

Có nhiều loại chào hàng:

Nếu xét theo mức độ chủ động của người xuất khẩu có:

+ Chào hàng thụ động

+ Chào hàng chủ động

Chào hàng thụ động: là chào hàng của người xuất khẩu nếu trước đó nhận được những yêu cầu (thư hỏi hàng) của người nhập khẩu. (Chào hàng thụ động còn có tên gọi là “trả lời thư hỏi hàng” – “Reply to enquiry”) Chào hàng chủ động: là người xuất khẩu chủ động chào hàng khi chưa nhận

được “Thư hỏi hàng” của người nhập khẩu. Chào hàng chủ động gồm:

Phần nội dung chính: Tự giới thiệu về công ty của mình và các mặt hàng của mình sản xuất kinh doanh. Gửi kèm theo catalog, hàng mẫu, giá biểu và các điều kiện mà mình mong muốn để bán hàng.

Chào hàng cố định (firm offer): là việc chào bán một lô hàng chất định, trong đó nêu rõ thời gian mà người chào hàng bị ràng buộc trách nhiệm vào lời đề nghị của mình. Thời gian này còn gọi là thời gian hiệu lực của chào hàng cố định. Trong thời gian hiệu lực, nếu người mua chấp nhận hoàn toàn lời chào hàng đó thì hợp đồng coi như ký kết.

Chào hàng tự do (free offer): là loại chào hàng không ràng buộc trách nhiệm người phát ra nó, cùng một lúc với cùng một lô hàng người ta có thể chào hàng tự do cho nhiều khách hàng. Trong chào hàng tự do cần ghi rõ “chào hàng không cam kết” – “Offer without engagement”. Chào hàng tự do trở thành hợp đồng khi có sự xác nhận lại của người xuất khẩu. Người mua không thể trách cứ người bán nếu sau khi chấp thuận chào hàng, người bán không ký hợp đồng với mình

* Thư hoàn giá (Counter – offer):

Hoàn giá lại một đề nghị mới do một bên mua (hoặc bán) đưa ra, sau khi đã nhận được chào hàng (hoặc đặt hàng) của bên kia, nhưng không chấp thuận hoàn toàn chào hàng (hoặc chào hàng) đó. khi hoàn giá, chào giá trước đó coi như hủy bỏ. Trong buôn bán quốc tế, mỗi lần giao dịch thường phải qua nhiều lần hoàn giá mới đi đến kết thúc.

* Thư chấp nhận (Acceptance)

Sau khi bên bán và bên mua qua những lần báo giá (chào hàng) và trả giá (hoàn giá), đặt hàng, cuối cùng đi đến ký kết hợp đồng mua bán. Khi ấy, trong Fax hoặc Telex chỉ cần viết chữ chấp nhận ACCEPT là đủ. Nhưng sau đó vẫn phải viết thư chấp nhận theo đúng nguyên tắc.

Cách viết thư chấp nhận:

** Bên mua viết cho bên bán:

Phần mở đầu: Nêu rõ mình chấp thuận những điều kiện do bên bán đưa ra. Nếu
đã gửi Fax rồi, thì xác nhận lại một lần nữa cho rõ ràng.

Phần nội dung chính:
– Thông báo, gửi “Phiếu xác nhận mua” và “Đơn đặt hàng” cho bên bán.

– Báo cho bên bán biết mình đã chuẩn bị mở L/C cho họ.

Phần kết thúc: Mong bên bán quan tâm đến đơn đặt hàng của mình Phần mở đầu: Nêu rõ mình chấp nhận các điều kiện do bên mua đưa ra. Nếu đã gửi điện thì cần xác nhận rõ thêm. Phần nội dung chính thư: Nói rõ về phiếu xác nhận bán và bản hợp đồng gửi kèm theo thư cho bên mua. Yêu cầu bên mua mở thư tín dụng cho mình.

** Bên bán viết cho bên mua:

Phần kết thúc: Cảm ơn về đơn đặt hàng, bảo đảm sẽ thực hiện tốt nhất hợp đồng giữa hai bên
** Đặt hàng (Order)

Trên cơ sở chào hàng, báo giá hoặc chấp nhận giá do bên bán đưa ra, bên mua sẽ lập đơn đặt hàng gửi cho bên bán, thông thường, một đơn đặt hàng đầy đủ gồm có các mục sau: Tên hàng, chất lượng, số lượng, giá cả, thời hạn giao hàng, phương thức thanh toán.

* Thư xác nhận (Confirmation)

Sau khi thống nhất với nhau các điều kiện giao dịch, hai bên mua và bán ghi lại các kết quả đã đạt được, rồi trao cho đối phương. Đó là văn kiện xác nhận.

Văn kiện do bên bán lập gọi là giấy xác nhận bán hàng, văn kiện do bên mua lập gọi là giấy xác nhận mua hàng.

Xác nhận thường lập thành hai văn bản, bên lập xác nhận ký trước, rồi gửi bên kia, bên kia ký xong giữ lại một bản và gửi trả lại một bản


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • các lưu ý khi soạn thư counter offer
  • firm offer là gì
  • firm offer và free offer
  • ví dụ thư chào hàng chủ động
  • ,