Cách vẽ tương thân tương ái

Đề bài

Vẽ hoặc xé dán bức tranh theo chủ đề tương thân tương ái vào khung sau:

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- “Tương thân tương ái” là mọi người cùng yêu thương, sống tình cảm với nhau bằng tình thương giữa con người với con người. Dù trong hoàn cảnh nào cũng giúp đỡ nhau, không mong đợi sự đền đáp.

Lời giải chi tiết

Cách vẽ tương thân tương ái

Chủ đề: Mùa lũ - lũ cuốn trôi nhà cửa, quần áo, tài sản. Mọi người giúp đỡ nhau bằng cách cứu hộ, phát lương thực, đồ dùng, áo phao,...

loigiaihay.com

"Nhật ký chống dịch” hay “Thăng Fly Comics” là những trang fanpage chuyên đăng tranh minh họa và truyện tranh được nhiều người theo dõi, chia sẻ, coi như một “món ăn tinh thần” trong thời kỳ chống dịch, giãn cách xã hội. Những khó khăn, vất vả của lực lượng tuyến đầu, hay tình người ấm áp, tương thân tương ái… được thể hiện qua những nét vẽ chân thực, nhẹ nhàng, có phần hài hước của các họa sĩ truyện tranh. Bùi Đình Thăng, thường được biết đến với tên Thăng Fly, chủ nhân fanpage có 1,4 triệu người theo dõi, liên tục có nhiều bức tranh, bộ tranh gây “sốt” cộng đồng mạng.

Chẳng hạn như bức vẽ lấy cảm hứng từ một tấm ảnh cảm động về một nhóm tình nguyện viên ở tâm dịch TP Hồ Chí Minh, họ mặc đồ bảo hộ xanh, ngồi trên thùng xe bán tải, cúi người và khoác chặt vai nhau dưới cơn mưa tầm tã. Bức ảnh gốc lột tả sự khốc liệt của “cuộc chiến” chống dịch, khi chuyển thành tranh vẽ trở nên nhẹ nhàng, tươi sáng hơn, dịu bớt đi những căng thẳng trong thời gian dịch bệnh mà vẫn truyền tải được thông điệp nhân văn sâu sắc.

Chuyện tử tế trong khu cách ly, tình đồng bào, chuyện các đoàn xe từ nhiều địa phương lên đường vào tâm dịch để hỗ trợ… nhiều bức tranh đã ra đời từ những khoảnh khắc như vậy. Tác giả cho biết mỗi ngày đều nhận hàng chục tin nhắn để chia sẻ những câu chuyện tương tự ở nhiều nơi, và sẽ chọn những thông tin được xác thực, có giá trị để vẽ lại.

Quản trị viên của trang “Nhật ký chống dịch” Nguyễn Đạo Nhất Đan cũng tìm cảm hứng vẽ tranh từ báo chí, mạng xã hội, hoặc lời kể của các tình nguyện viên hay các y sĩ, bác sĩ trong vùng dịch. Đó là câu chuyện nữ tình nguyện viên với chiếc áo bảo hộ ghi dòng chữ “FB Huệ Nguyễn - Chưa có người yêu”, mang tinh thần trẻ trung, lạc quan ngay cả lúc vất vả nhất, góp sức cho công việc lấy mẫu xét nghiệm. Đó là hình ảnh Hoa hậu H’Hen Niê giản dị, chăm chỉ tham gia chở hàng, phát cơm cho người dân trong khu cách ly…

Nhất Đan cho biết dù bận rộn nhưng vẫn dành thời gian vẽ tranh hoạt hình hằng ngày, ghi lại những câu chuyện truyền cảm hứng đến mọi người, cùng lan tỏa tinh thần lạc quan, vượt qua gian khó.

Với sự hóm hỉnh, nữ tính, họa sĩ Nguyễn Vũ Xuân Lan nhận hàng chục nghìn lượt thích, chia sẻ với các bộ tranh “Nhật ký đi tiêm vắc-xin Covid-19”, “Em bé cách ly”… trên mạng xã hội. Bằng nét vẽ ngộ nghĩnh, lời bình vui nhộn, Xuân Lan mong mọi người an tâm hơn khi cần đi cách ly hoặc tiêm phòng, bởi đội ngũ y tế rất chu đáo và quan tâm đến người dân. Khai báo y tế trung thực, tự giác đi cách ly nếu cần thiết và chủ động đăng ký tiêm phòng vắc-xin chính là những biện pháp mang ý nghĩa to lớn mà mỗi người đều có thể làm để đóng góp cho công cuộc phòng, chống dịch. Tất cả các họa sĩ trẻ đều thấy vui khi tranh của mình được ủng hộ, chia sẻ rộng rãi trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok…

Vẽ tranh khi ở nhà giãn cách xã hội được nhiều họa sĩ hưởng ứng, góp phần tuyên truyền, cổ động theo cách của riêng mình. Họa sĩ Trần Trung Lĩnh chọn ba chủ đề chính. Đó là “Xin cúi đầu cảm tạ những người hùng” tái hiện những con người có nghĩa cử từ thiện, hành động giúp đỡ những người khó khăn trong cộng đồng. Tiếp theo là “Sài Gòn những điều dễ cưng” với những hình ảnh đẹp đẽ tại TP Hồ Chí Minh, chan chứa nghĩa tình trong đại dịch, tặng “bánh mì 0 đồng một ổ, đặc ruột yêu thương”, tặng trà đá miễn phí, sửa xe miễn phí. Bên cạnh đó là chủ đề “Trong khốn khó có điều ngọt ngào” thể hiện đầy cảm động về tình yêu thương của cha mẹ với con cái...

Họa sĩ Lê Sa Long thì vẽ chân dung anh Minh Râu ở TP Biên Hòa (Đồng Nai) - một người bán rau thường xuyên tặng rau miễn phí cho công nhân và sinh viên, bán hàng cho người nghèo với “giá hữu nghị” chứ không lợi dụng tăng giá khi hàng khan hiếm. Hình ảnh những dòng người gồm công nhân, lao động tự do rời thành phố trở về quê bằng xe máy cũng được họa sĩ vẽ lại để ghi nhớ những tháng ngày không thể nào quên. Nữ họa sĩ Nguyễn Minh Hải vẽ tranh cổ động khổ lớn về các lực lượng y tế, công an, bộ đội, tình nguyện viên… kiên cường chống dịch trong thời gian dài.

Không chỉ các họa sĩ chuyên nghiệp, nhiều người có năng khiếu hội họa cũng vẽ tranh về những điều tốt đẹp mà họ thấy. Cao Hồng Ly, một cô giáo trẻ ở Nghệ An, gây chú ý bởi bộ tranh vẽ người cao tuổi ủng hộ công tác chống dịch. Ly cho biết, trong những ngày căng thẳng vì dịch bệnh thì tình cờ đọc được các bài báo về cụ ông 90 tuổi ở Hà Tĩnh dành tiền tiết kiệm cùng hai túi rau vườn nhà ủng hộ lực lượng chống dịch; cụ bà hơn 100 tuổi ở Yên Bái dùng hết tiền ăn sáng để quyên góp cho lực lượng chống dịch... Sự xúc động, cảm phục đã trở thành động lực cho Hồng Ly hoàn thành bộ tranh.

Những điều tử tế, thiện lành dù nhỏ bé nhưng vẫn đầy sức lay động, chạm đến trái tim người xem. Không chủ quan nhưng cũng không hoang mang, sợ hãi, đó là thông điệp chung mà những người vẽ tranh muốn gửi gắm, mong mọi người vững tin vào ngày bình yên sẽ sớm trở lại.

Xót xa trước cảnh tượng những bữa cơm với thức ăn đa phần là muối, nồi canh lỏng bỏng nước của các học sinh tiểu học ở vùng cao nơi quê nhà, một nhóm Việt kiều, du học sinh và cựu du học sinh ở Australia đã mở một phòng tranh trên mạng xã hội Facebook. Qua đó, những em nhỏ được trổ tài vẽ tranh và học bài học về tương thân tương ái.

Rocket tặng quà bạn vùng cao [bột màu] của bé Nguyễn Đức Duy [Hà Nội].

Vẽ tranh vì trẻ nghèo

Đầu tháng 6-2013, anh Trần Bắc Hải, một Việt kiều ở Adelaide [Australia] tâm sự trên trang facebook rằng anh định nhờ con một người bạn vẽ giúp một bức tranh làm bìa CD nhạc Môi tím chân trần và sẽ đem tranh đó bán đấu giá trên mạng studentkgu.vn lấy tiền ủng hộ quỹ giúp trẻ em nghèo ở miền núi Việt Nam. Ngay lập tức, những tình nguyện viên của chương trình Cơm có thịt [người Việt ở Australia quyên góp tiền ủng hộ những bữa cơm có thịt cho các em học sinh nghèo đang sinh sống và học tập ở các tỉnh miền núi Việt Nam] hưởng ứng. Các bạn Doan Thu [Hà Nội], Nguyen Quan [cựu du học Australia], Vu Anh Minh, Bùi Thanh Thủy [Australia]... người viết lời kêu gọi trên mạng xã hội facebook, người tập hợp tranh, người điều phối hoạt động…

Ngày 12-6, trang //www.facebook.com/events/193908874104288/ bắt đầu xôm tụ với những bức tranh kèm một câu chuyện. Bé Mỡ [Đinh Ngọc Anh Thư] 4 tuổi rưỡi, ở Hà Nội, tác giả của bức Phép màu, nhờ mẹ tâm sự: “Tranh này có tên Phép màu. Là vì tranh này trước cháu chỉ vẽ mỗi một bạn lợn mà không tô màu. Tôi có giải thích với cháu về ý nghĩa việc gửi tranh đi và động viên cháu tô nốt. Cháu tô được một nửa thì kêu mỏi tay không tô nữa. Tôi có hứa nếu cháu tô xong sẽ kể cho cháu nghe một bí mật. Cháu vừa tô được một lát thì quay sang hỏi mẹ, bí mật có phải là phép màu không, úm ba la biến con lợn cháu vẽ thành thịt lợn cho các bạn nhỏ ăn”.

Một bé gái tên là Minh [Hà Nội], thổ lộ: “Con 12 tuổi. Con vẽ hai bạn nhỏ chân trần. Xung quanh là trời xanh và năm ngọn gió xoáy cũng màu xanh. Các bạn ấy kêu lạnh. Con muốn gửi các bác, các cô chú bán bức tranh này lấy tiền mua cơm có thịt và giày dép cho các bạn ấy”.

Bé trai tên H., 13 tuổi [Hà Nội], tiết lộ: “Cháu là H. [xin đừng nêu tên cháu], cháu được nghe mẹ kể về chương trình hỗ trợ cho trẻ em nghèo ở miền núi có tên là Cơm có thịt, cháu mong được góp một phần nhỏ bé cho các bạn nghèo. Cháu đã vẽ bức tranh thứ nhất với tiêu đề Cơm có thịt thể hiện giấc mơ của một bạn nghèo mong có bữa ăn đủ chất dinh dưỡng, nhưng mẹ cháu nói bức tranh này nhạt màu quá có thể không gây được ấn tượng. Vì vậy cháu vẽ tiếp bức tranh thứ hai tên là Chiều Tây Bắc với mong muốn trẻ em vùng cao có một cuộc sống yên bình, đầy đủ. Mặc dù cháu chưa đi Tây Bắc lần nào và chỉ vẽ dựa theo trí tưởng tượng thôi”.

Cha và con [bột màu] của bé Nguyễn Đức Duy, 11 tuổi [Hà Nội].

Một bé gái khác viết: “Cháu là con gái, 10 tuổi, sống ở Adelaide. Cháu thương các bạn nghèo ở miền núi Việt Nam. Chúng cháu có đồ ăn còn các bạn ấy thì không. Cháu cầu chúc cho bạn gái trong bức tranh mà cháu vẽ sẽ có được những gì mà bạn ấy mơ ước. Bạn ấy nghèo, nhưng đôi mắt bạn ấy nói lên niềm hy vọng”.

Chị Tú, một phụ huynh ở Hà Nội, biết về chương trình liền về kể với con gái Mai Linh [6 tuổi]. Dù đang ốm nhưng Mai Linh vẽ liền ba bức tranh để tham gia chương trình. Bé chia sẻ về bức Ba chú mèo con: “Đây là ba anh em nhà mèo có bốn con cá. Sau khi ăn hết ba con cá rồi [có ba bộ xương] còn lại con cá cuối cùng, ba anh em nhường nhịn nhau, không ai muốn ăn nốt con cá cuối. Con muốn thể hiện tinh thần đoàn kết, chia sẻ”…

Cứ như vậy, phòng tranh trên mạng nóng lên mỗi ngày nhờ những lời chia sẻ thân tình, những bức tranh hồn nhiên, vui tươi.

Chia sẻ và lan tỏa

Có tranh, nhóm tổ chức những phiên đấu giá qua Facebook. Hàng trăm người hưởng ứng năm phiên đấu giá vào các ngày 20-6, 23-6, 25-6, 30-6 và 7-7 với 10 bức tranh đã mang về cho chương trình hơn 20 triệu đồng. Niềm vui được chia sẻ rồi nhân lên mãi...

Chị Bùi Thu Thủy, thay mặt nhóm Cơm có thịt từ Australia, cho biết: “Cuộc thi thiếu nhi vẽ tranh ủng hộ quỹ Cơm có thịt đã được các họa sĩ nhí từ Việt Nam và Australia nhiệt tình tham gia. Tuổi trung bình của các họa sĩ là 10, họa sĩ nhỏ nhất chỉ 4 tuổi rưỡi. Ban tổ chức đã nhận được 24 bức tranh và 20 bức đã được đưa vào phòng tranh tại địa chỉ mạng //www.facebook.com/events/193908874104288/. Những bức tranh đã bán, bức nhiều nhất được 5 triệu đồng, bức ít nhất được 400.000 đồng. Hơn 20 triệu đồng thu được đồng nghĩa với việc có 60 em sẽ được ăn no đến trường trong vòng 10 tháng. Và hơn thế nữa là các em vẽ tranh ủng hộ đã học được một bài học rất quý giá về tinh thần tương thân tương ái”.

ĐỖ QUANG TUẤN HOÀNG

"Nhật ký chống dịch” hay “Thăng Fly Comics” là những trang fanpage chuyên đăng tranh minh họa và truyện tranh được nhiều người theo dõi, chia sẻ, coi như một “món ăn tinh thần” trong thời kỳ chống dịch, giãn cách xã hội. Những khó khăn, vất vả của lực lượng tuyến đầu, hay tình người ấm áp, tương thân tương ái… được thể hiện qua những nét vẽ chân thực, nhẹ nhàng, có phần hài hước của các họa sĩ truyện tranh. Bùi Đình Thăng, thường được biết đến với tên Thăng Fly, chủ nhân fanpage có 1,4 triệu người theo dõi, liên tục có nhiều bức tranh, bộ tranh gây “sốt” cộng đồng mạng.

Chẳng hạn như bức vẽ lấy cảm hứng từ một tấm ảnh cảm động về một nhóm tình nguyện viên ở tâm dịch TP Hồ Chí Minh, họ mặc đồ bảo hộ xanh, ngồi trên thùng xe bán tải, cúi người và khoác chặt vai nhau dưới cơn mưa tầm tã. Bức ảnh gốc lột tả sự khốc liệt của “cuộc chiến” chống dịch, khi chuyển thành tranh vẽ trở nên nhẹ nhàng, tươi sáng hơn, dịu bớt đi những căng thẳng trong thời gian dịch bệnh mà vẫn truyền tải được thông điệp nhân văn sâu sắc.

Chuyện tử tế trong khu cách ly, tình đồng bào, chuyện các đoàn xe từ nhiều địa phương lên đường vào tâm dịch để hỗ trợ… nhiều bức tranh đã ra đời từ những khoảnh khắc như vậy. Tác giả cho biết mỗi ngày đều nhận hàng chục tin nhắn để chia sẻ những câu chuyện tương tự ở nhiều nơi, và sẽ chọn những thông tin được xác thực, có giá trị để vẽ lại.

Quản trị viên của trang “Nhật ký chống dịch” Nguyễn Đạo Nhất Đan cũng tìm cảm hứng vẽ tranh từ báo chí, mạng xã hội, hoặc lời kể của các tình nguyện viên hay các y sĩ, bác sĩ trong vùng dịch. Đó là câu chuyện nữ tình nguyện viên với chiếc áo bảo hộ ghi dòng chữ “FB Huệ Nguyễn - Chưa có người yêu”, mang tinh thần trẻ trung, lạc quan ngay cả lúc vất vả nhất, góp sức cho công việc lấy mẫu xét nghiệm. Đó là hình ảnh Hoa hậu H’Hen Niê giản dị, chăm chỉ tham gia chở hàng, phát cơm cho người dân trong khu cách ly…

Nhất Đan cho biết dù bận rộn nhưng vẫn dành thời gian vẽ tranh hoạt hình hằng ngày, ghi lại những câu chuyện truyền cảm hứng đến mọi người, cùng lan tỏa tinh thần lạc quan, vượt qua gian khó.

Với sự hóm hỉnh, nữ tính, họa sĩ Nguyễn Vũ Xuân Lan nhận hàng chục nghìn lượt thích, chia sẻ với các bộ tranh “Nhật ký đi tiêm vắc-xin Covid-19”, “Em bé cách ly”… trên mạng xã hội. Bằng nét vẽ ngộ nghĩnh, lời bình vui nhộn, Xuân Lan mong mọi người an tâm hơn khi cần đi cách ly hoặc tiêm phòng, bởi đội ngũ y tế rất chu đáo và quan tâm đến người dân. Khai báo y tế trung thực, tự giác đi cách ly nếu cần thiết và chủ động đăng ký tiêm phòng vắc-xin chính là những biện pháp mang ý nghĩa to lớn mà mỗi người đều có thể làm để đóng góp cho công cuộc phòng, chống dịch. Tất cả các họa sĩ trẻ đều thấy vui khi tranh của mình được ủng hộ, chia sẻ rộng rãi trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok…

Vẽ tranh khi ở nhà giãn cách xã hội được nhiều họa sĩ hưởng ứng, góp phần tuyên truyền, cổ động theo cách của riêng mình. Họa sĩ Trần Trung Lĩnh chọn ba chủ đề chính. Đó là “Xin cúi đầu cảm tạ những người hùng” tái hiện những con người có nghĩa cử từ thiện, hành động giúp đỡ những người khó khăn trong cộng đồng. Tiếp theo là “Sài Gòn những điều dễ cưng” với những hình ảnh đẹp đẽ tại TP Hồ Chí Minh, chan chứa nghĩa tình trong đại dịch, tặng “bánh mì 0 đồng một ổ, đặc ruột yêu thương”, tặng trà đá miễn phí, sửa xe miễn phí. Bên cạnh đó là chủ đề “Trong khốn khó có điều ngọt ngào” thể hiện đầy cảm động về tình yêu thương của cha mẹ với con cái...

Họa sĩ Lê Sa Long thì vẽ chân dung anh Minh Râu ở TP Biên Hòa [Đồng Nai] - một người bán rau thường xuyên tặng rau miễn phí cho công nhân và sinh viên, bán hàng cho người nghèo với “giá hữu nghị” chứ không lợi dụng tăng giá khi hàng khan hiếm. Hình ảnh những dòng người gồm công nhân, lao động tự do rời thành phố trở về quê bằng xe máy cũng được họa sĩ vẽ lại để ghi nhớ những tháng ngày không thể nào quên. Nữ họa sĩ Nguyễn Minh Hải vẽ tranh cổ động khổ lớn về các lực lượng y tế, công an, bộ đội, tình nguyện viên… kiên cường chống dịch trong thời gian dài.

Không chỉ các họa sĩ chuyên nghiệp, nhiều người có năng khiếu hội họa cũng vẽ tranh về những điều tốt đẹp mà họ thấy. Cao Hồng Ly, một cô giáo trẻ ở Nghệ An, gây chú ý bởi bộ tranh vẽ người cao tuổi ủng hộ công tác chống dịch. Ly cho biết, trong những ngày căng thẳng vì dịch bệnh thì tình cờ đọc được các bài báo về cụ ông 90 tuổi ở Hà Tĩnh dành tiền tiết kiệm cùng hai túi rau vườn nhà ủng hộ lực lượng chống dịch; cụ bà hơn 100 tuổi ở Yên Bái dùng hết tiền ăn sáng để quyên góp cho lực lượng chống dịch... Sự xúc động, cảm phục đã trở thành động lực cho Hồng Ly hoàn thành bộ tranh.

Những điều tử tế, thiện lành dù nhỏ bé nhưng vẫn đầy sức lay động, chạm đến trái tim người xem. Không chủ quan nhưng cũng không hoang mang, sợ hãi, đó là thông điệp chung mà những người vẽ tranh muốn gửi gắm, mong mọi người vững tin vào ngày bình yên sẽ sớm trở lại.

Hải Lâm