Cách vận khí công chặt gạch

4. Ngạnh công và nội công (Hard and Soft Chi-kung)
Với các hệ thống võ thuật khác nhau có hai phương pháp tiếp cận khác biệt để dạy về kỹ thuật sử dụng khí. Ta tạm thời chia ra làm hai loại là “cứng” và “mềm”. Với những ai đã đầu tư công sức và thời gian vào việc tập luyện võ thuật thường dễ dàng nhận ra một phương pháp tập luyện là thuộc loại nào trong hai loại trên. Phương thức tiếp cận cứng thường bao gồm việc gồng cứng cơ thể ở một mức độ nào đó, trong khi phương thức tiếp cận mềm lại nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc thả lỏng. Nhiều môn phái trở nên nổi tiếng bởi việc biểu diễn khả năng công phá đều sử dụng phương thức tiếp cận cứng (ngạnh công) để đạt được những kết quả đó. Phương thức tiếp cận mềm (nội công) lại thường được biểu diễn lên người khác như trường hợp của Thái Cực Quyền. Vịnh Xuân giống với Thái Cực Quyền về khía cạnh này.

Sai lầm luôn có thể được tha thứ nếu ai đó can đảm thừa nhận chúng.

5. Luyện tập ngạnh công (nội công cứng)

Công phá là hình ảnh quen thuộc nhất được biết đến với ngạnh công và đồng thời cũng là một trong những thứ dễ tập nhất. Việc công phá gạch, ngói hay những tảng nước đá lớn được thực hiện bởi một cú đánh từ người võ sinh đòi hỏi phải có một sự tập luyện đặc biệt bên trong để phát triển kỹ năng sử dụng nội công cứng (ngạnh công- hard chi-kung). Phương pháp để phát triển những kỹ năng này bao gồm hai bước: 1) Đầu tiên người võ sinh học cách vận khí vào bàn tay (hay bất cứ bộ phận nào khác của cơ thể mà anh ta định sử dụng để công phá) với mục đích để tăng cường sức mạnh cho cú đánh. Để làm được điều này anh ta phải gồng cứng bàn tay, sau đó giữ nguồn năng lượng ở trong tay lại bởi các mô cơ trong khi sử dụng ý chí để tập trung khí vào tay. Sự gồng cứng sẽ không cho nguồn năng lượng chạy ra khỏi tay và làm việc giống như một cái đập nước. Khí(chi) tuần hoàn trong vũ trụ và cơ thể con người một cách tự nhiên và trạng thái cơ bản của nó là luôn vận động. Thực sự, mọi người đều đã từng thực hiện việc điều khiển khí vào tay vào lúc nào đó trong cuộc sống, nhưng hầu hết chúng ta làm việc này trong vô thức hoặc là không điều khiển được nó. Việc tập luyện nội công cứng và mềm dạy cho người võ sinh cách sử dụng bộ não để điều khiển khí đến một bộ phận nào đó với một áp lực lớn hơn là áp lực của dòng khí bình thường. Sự gồng cứng giúp cho bàn tay sử dụng được nguồn năng lượng này và tạo ra một sức mạnh lớn hơn cho bàn tay và một lực lớn hơn cho cú đánh. 2) Khía cạnh thứ hai của việc công phá là sự tập trung ý chí. Người võ sinh được học cách làm thế nào để tập trung ý chí của mình vào vật mà anh ta cần công phá. Nếu anh ta sợ bị thương, nghi ngờ vào khả năng của bản thân hoặc mất sự tập trung vì một lý do gì đó thì anh ta sẽ thất bại. Người võ sinh phải tin tưởng rằng bàn tay của anh ta sẽ xuyên thủng đối tượng cần công phá. Và phương pháp thành công nhất để phát triển khả năng tập trung này là thông qua tập luyện. Cùng với sự thành công trong việc công phá một miếng ván tương đối dễ dàng anh ta sẽ luyện tập với hai rồi ba miếng, rồi từ từ anh ta sẽ chuyển từ ván sang gạch và nước đá. Công phá là một phương thức phổ biến nhất mà những người tập ngạnh công thường biểu diễn. Công phá cũng là một trong những kỹ thuật dễ tập nhất trong ngạnh công. Một kỹ thuật khó hơn là kỹ thuật mình đồng da sắt(iron shirt). Điều này hiếm khi được thấy ở phương Tây bởi nó yêu cầu những bài tập rất nghiêm khắc và khó khăn để có thể luyện được kỹ thuật mình đồng một cách hiệu quả. Bản chất của việc tập luyện kỹ thuật mình đồng này cũng tương tự như kỹ thuật công phá mà tôi đã đề cập ở trên. Người võ sinh sẽ học cách điều khiển khí đến vùng da của anh ta. Ban đầu khí sẽ được điều đến một vùng nào đó của cơ thể, nhưng dần dần sẽ được điều ra khắp cơ thể. Anh ta sẽ gồng cứng toàn bộ cơ thể để giữ nguồn năng lượng trong các mô và làm cho cho thể anh ta cứng như thép. Lớp da và mô bên ngoài được điền đầy bởi khí cùng với sự tập trung tinh thần của anh ta có thể đẩy lùi được tác động của một cú đánh và cho phép người võ sinh chịu được những đòn tấn công khủng khiếp mà không hề bị thương. Có thể anh ta cũng sẽ không bị bầm tím hay tổn thương bởi những sự tấn công. Người thực sự luyện thành công kỹ thuật này có thể chịu được những cú chém bởi lưỡi kiếm sắc bén mà da không hề bị đứt hay tổn thương. Sự tập trung tinh thần và kỷ luật cần có để phát triển kỹ năng này đỏi hỏi một sự kiên trì và khổ luyện qua nhiều năm. Nhưng nguyên tắc chính của việc tập luyện thì cũng giống như việc học kỹ thuật công phá: 1) Điều khiển khí và giữ chúng ở các mô trong cơ thể, và 2) Tập trung tinh thần.

Nội công mềm là một thứ gì đó phảng phất và tinh tế hơn, vì thế quả là không dễ để biểu diễn nó như là ngạnh công. Thường thì sự biểu diễn về nội công mềm bao gồm một ông cụ trông nhỏ bé, yếu ớt bị bao quanh bởi nhiều anh chàng cao lớn đang cố gắng xê dịch hoặc tấn công vị sự phụ lớn tuổi. Uyeshiba, tổ sự của môn phái Aikido thường có những màn biểu diễn như thế này. Và rất nhiều vị sư phụ nổi tiếng khác của môn võ Thái Cực Quyền cũng từng được thấy biểu diễn khả năng của họ bằng cách này.

Thái Cực Quyền.

Cũng có những pha biểu diễn công phá bằng cách sử dụng nội công mềm nhưng điều này thì không phổ biến. Cơ sở của việc tập luyện nội công mềm dựa trên ý tưởng rằng nguồn năng lượng chảy một cách tự nhiên trong vũ trụ, và ý thức của chúng ta có thể điều khiển được dòng chảy này. Ngạnh công cũng sử dụng phương pháp này nhưng có một số khác biệt đáng chú ý. Luyện tập nội công mềm nhấn mạnh đến sự thả lỏng cơ thể hơn là sự gồng cứng. Sự gồng cứng nhằm khống chế dòng khí và làm dừng hoặc suy giảm dòng chảy tự nhiên này, trong khi sự thả lỏng cơ thể tạo điều kiện cho dòng khí di chuyển vốn như bản chất của nó. Việc học để đạt được trạng thái thả lỏng thực sự của cơ thể và tinh thần cần nhiều năm để rèn luyện và thực hành. Cũng giống như việc tập luyện ngạnh công, sự tập trung tinh thần cũng là một yếu tố then chốn trong tập luyện nội công mềm. Nhưng có vẻ như số lượng những kỹ năng tiềm tàng có thể học được với nội công mềm nhiều hơn so với ngạnh công. Việc lắng nghe và cảm nhận là những kỹ năng thiết yếu trong nội công mềm. Việc gồng cứng như trong ngạnh công làm mất đi năng lực lắng nghe và cảm nhận nguồn năng lượng khí này. Lý do đơn giản là sự gồng cứng chặn đứng dòng chảy của năng lượng lại và bằng cách đó làm mất đi khả năng lắng nghe dòng chảy năng lượng này. Cả Vịnh Xuân và Thái Cực Quyền có những bài tập được thiết kế để phát triển kỹ năng lắng nghe này. Vd như: niêm thủ, thôi thủ. Một cú đánh mềm hay một cú đánh bằng nội công và một cú đánh bằng ngạnh công có một sự khác biệt rất lớn. Khi một người đánh ngạnh công những tổn thương mà đối thủ hứng chịu thường được thấy rõ như: xương có thể bị gãy, da có thể bị bầm tím hoặc thậm chí bị rách. Một cú đánh “cứng” sẽ làm hư hại nơi bị va chạm với cú đánh. Còn một cú đánh mềm thì có một tác động rất khác: điểm hoặc bề mặt va chạm không phải là nơi bị tổn thương nhiều nhất. Một cú đánh bằng nội công tạo ra một sóng chấn động “khí” xuyên qua bề mặt cơ thể và gây ra tổn thương bên trong. Bởi vì việc tập luyện nội công nhấn mạnh đến việc sử dụng dòng chảy năng lượng nên một cú đánh bằng nội công tất yếu sẽ tạo ra một dòng năng lượng cực mạnh tấn công vào mục tiêu. Việc tập luyện ngạnh công thì dùng cách tích tụ nguồn năng lượng để làm gia tăng sức mạnh cho cú đánh bằng cách đó tạo cho cú đánh một lực lớn hơn khi va chạm với mục tiêu. Ngạnh công đánh lên đối tượng trong khi nội công mềm đánh vào trong đối tượng. Một cú đánh bằng nội công xuyên qua cơ thể và gây ra tổn thương cho các bộ phận nội tạng bên trong. Một cú đánh cứng có mục đích là phá vỡ các bộ phận phòng ngự của cơ thể như cơ bắp, xương cốt và vô hiệu hóa đối thủ từ phía bên ngoài. Một cú đánh mềm gây tổn thương các bộ phận bên trong bằng cách gây ra một sóng chấn động khí xuyên qua các bộ phận phòng ngự phía bên ngoài tấn công vào các cơ quan chính yếu và làm vô hiệu hóa đối thủ từ phía bên trong. Một điểm cần nhấn mạnh khác trong việc tập luyện nội công mềm là việc phát triển khả năng làm chủ những suy nghĩ của bộ não bằng cách tập luyện khả năng tập trung sự chú ý của bạn và luyện tập ý chí của bản thân. Sự chú ý và ý chí là hai đặc tính tinh thần cốt yếu được tập luyện trong cả ngạnh công và nội công mềm. Tuy nhiên, kết quả của hai phương pháp này lại rất khác biệt. Tập luyện nội công mềm với mục đích cảm nhận và điều khiển được nguồn khí ở trong và xung quanh bạn, bao gồm cả khí của đối thủ. Mục đích của việc tập luyện ngạnh công lại là tạo ra một thứ vũ khí mạnh mẽ để phá vỡ hoặc gây tổn thương lên cơ thể của đối thủ hoặc bất cứ thứ gì nằm trên đường đi của nó. Nó tập trung khí và sử dụng khí như một công cụ của sức mạnh. Người tập nội công mềm lại làm tăng cường dòng chảy tự nhiên của khí và hòa mình vào dòng chảy đó nên có thể cảm nhận và điều khiển được nó, khiến cho họ có thể sử dụng nó bất cứ khi nào trong một phản ứng hài hòa với dòng chảy năng lượng này. Cả hai hệ thống luyện tập đều phát triển khả năng chú ý và khả năng sử dụng ý chí. Nhưng cái mà họ làm với những khả năng này thì lại rất khác nhau. Một lần nữa tôi xin nhắc lại: Vĩnh Xuân là một môn võ với nội công mềm.

  1. Bốn mức độ của việc thả lỏng

Sự lập luyện mềm chú trọng đến việc dạy thả lỏng với mức độ ngày càng sâu hơn. Mức độ đầu tiên của việc thả lỏng là cảm nhận được cơ và gân của bạn đang thả lỏng. Mức độ này cũng là mức độ cao nhất mà một người bình thường có thể làm được. Mức độ thứ hai là cảm nhận được da và tóc của bạn thả lỏng. Mức độ thứ ba là cảm nhận được các cơ quan nội tạng của bạn thả lỏng. Mức độ thứ tư là cảm nhận được xương và tủy sống của bạn thả lỏng. Người ta nói rằng nếu bạn có thể cảm nhận được đến tủy sống của mình bạn sẽ cảm thấy mình trở nên trong suốt.

(Nếu bạn chưa hiểu có thể xem lại phần 1 và 2 sẽ nói rõ hơn về Khí công là gì? )

Xem Phần 1 của Khí Công

Xem Phần 2 của Khí Công

Video liên quan

Chủ đề