Cách trồng rễ sứ

Cây sứ Thái Lan đẹp nhất nhờ hoa, nhưng giá trị của nó còn ở phần củ và rễ.

Củ của cây sức chỉ có ở những cây được trồng bằng hột. Củ đã sinh ra từ lúc cây còn nhỏ, vị trí của nó nằm ở phần cổ rễ, giữa thân và bộ rễ bên dưới. Củ sứ Thái phình to, to gấp mấy lần gốc của thân, vốn mập mạp. Hình dáng của củ rất đa dạng. Có củ hình người trong thế nằm, ngồi, hoặc giống một bộ phận nào đó của người. Có đủ hình thú vật, hoặc không mang một hình thù nào cả.

Những củ sứ mang một hình thù rõ nét nào, dù là giống người hay giống vật đều được nhiều người ưa chuộng, quý, và tất nhiên có giá cao.

Thông thường củ sứ thường trồi hẳn lên trên mặt đất chậu, nhưng cũng có ít trường hợp củ bị lớp đất mặt phủ kín lên, do cây lúc nhỏ trồng quá sâu.

Củ sứ đẹp còn nhờ vào sự kết hợp của bộ rễ bên dưới được đôn lên, để tuỳ trường hợp mà uống sửa để tạo được hình dáng mà mình mong muốn. Nói cách khác, tuỳ vào hình dáng sẵn có của củ mà ta uốn sửa rễ cho phù hợp để may ra có được một “tác phẩm” có ấn tượng.

Cách trồng rễ sứ
Ngoài hoa, việc đôn rễ sứ Thái giúp tăng giá trị

Đôn rễ là việc làm có tính toán, có kết hợp của khối óc và bản tay khéo léo của nghệ nhân. Người ta chỉ đôn rễ trong những dịp sang chậu, thay đất vào chậu.

Khi cây sức được năm sáu tháng tuổi, ta đã bắt đầu tính đến chuyện đôn rễ từ từ. Mỗi lần thay đất cũ bằng đất mới, hoặc sang chậu nhỏ qua chậu lớn là tiến hành luôn việc đôn rễ. Lần đầu đôn lên một chút, lần sau đôn lên cho cao thêm … cứ nhích dần cho bộ rễ trồi dần lên khỏi mặt đất. Tất nhiên phần rễ còn lại bên dưới sau khi đôn xong vẫn còn đủ độ dài để bám chắc vào đất, vừa giúp cây đứng vững, vừa đủ sức thực hiện chức năng của nó là hút chất dinh dưỡng trong đất để nuôi cây .

Giữa hai lần đôn rễ ít ra phải vài ba tháng, vì còn có đủ thời gian cần thiết để cho đoạn rễ trồi lên trên đủ sức cứng cáp, mới đôn tiếp lên được. Việc này mà làm gấp gáp quá kết quả cũng không tốt. Người ta bảo “dục tốt bất đạt” là vậy.

Một lần đôn rễ lên là một lần uốn sửa rễ cho đúng “thế” mà mình mong muốn. Cái khó là ở điểm này. Thí dụ: nếu dáng củ tự nhiên đã có hình con chó hay con lân, thì nên sửa bộ rễ sao cho có chân, có đuôi … Nếu củ hình đầu rồng thì rễ sẽ là râu rồng, chân rồng mới quý.

Thế nhưng kết quả còn tuỳ vào sự cấu tạo của rễ ra sao nữa. Nếu những rễ con bên dưới mà đóng chuệch choạc, không đúng vào các vị trí để uốn thành chân, thành đuôi thì dù nghệ nhân có tài cách mấy cũng đành bó tay thúc thủ.

Tạo được hình dáng có ý nghĩa về mặt nghệ thuậ và mỹ thuật cho cũ và rễ là việc khó khăn, và đòi hỏi nhiều thời gian. Nhưng, giữ gìn cho “tác phẩm” đó khỏi bị hư hại, như bị thương tật, trầy xước cũng là chuyện khó. Vì khi củ đã bị thương tật, nếu không biết cách xử lý kịp thời thì công khó của ta sẽ là công dã tràng, vì cũ có thể bị thối nhũn.

Muốn tránh chuyện đáng buồn này, chỉ còn cách bài trừ cỏ dại triệt để, như vậy côn trùng và các mầm mống bệnh hại khác bớt lui tới, đồng thời phải cẩn thận tối đa mỗi khi gần gũi cây sứ đó để tưới bón hay làm những việc chăm sóc khác.

Với người trồng sứ kinh doanh cũng vậy, những cây sứ quý này bao giờ cũng được tập trung vào một khu vực riêng, và có … chế độ chăm sóc riêng, vì đây là mặt hàng vô giá!

Qua đây chúng tôi cũng xin trình bày về cách Bứng Sứ

Thân cũng như rễ cây sứ Thái Lan lúc nào cũng căng cứng, nhưng là thứ “mập bủng” va chạm mạnh là trầy trụa, là bị móp lủng sâu vào. Phải bôi vôi ăn trầu hoặc các thuốc liền da/sẹo hiện bán trên thị trườn ghiện nay để ngăn ngừa nấm và vi khuẩn tấn công, còn nặng thì nhổ cây lên, rửa sạch đất cát rồi treo vào nơi mát mẻ trong nhà một thời gian cho vết thương lành hẳn mới đem ra trồng trở lại. Nếu không can thiệp bằng một trong hai cách đó thì trước sau gì cây sứ đó cũng bị chứng thối nhũn dẫn đến chết.

Vì thế, bứng cây sứ phải cẩn thận để tránh va giập. Song việc bứng sứ không phải là việc không làm mà được. Mỗi lần thay đất vào chậu, hay sang chậu lại là một lần phải bứng cây.

Đây là việc phải làm cẩn thận và từ từ, nóng vội sẽ hư việc. Phải dùng cái bay nhỏ, có khi sử dụng cái que để moi móc cho hết lớp đất đóng sát thành chậu ra ngoài, sau đó việc bứng cây mới dễ dàng.

Trong trường hợp lớp đất này quá cứng, cạy không được, có lẽ ta phải đi đến quyết định cuối cùng là nên chọn cây sứ quý hay là chọn cái chậu đây. Nếu đúng là cây sứ quý hơn thì chỉ còn cách … đập bể chậu mới cứu được cả bầu rễ an toán!

Tóm lại, việc chăm sóc cây sứ Thái Lan không mất nhiều công sức và thì giờ, nhưng đòi hỏi ở người trồng sự khéo léo và tính nhẫn nại. Sự hấp tấp và nóng vội nhiều khi hỏng việc.

Việt Chương – Nguyễn Việt Thi

Cách trồng rễ sứ

Cách trồng rễ sứ

Originally posted 2015-01-05 12:54:11.

Cách làm củ sứ to là một trong những vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Bởi cây sứ rất nhiều người sử dụng để trang trí cho không gian sống. Trồng loại cây này không chỉ mang đến cảnh đẹp mà còn mang rất nhiều ý nghĩa phong thuỷ. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những cách làm củ sứ to đơn giản nhất nhé!

Nguồn gốc của cây hoa sứ

Cách trồng rễ sứ

Cây hoa sứ là một trong những loại cây cảnh được yêu thích nhất hiện nay. Vậy nó có nguồn gốc từ đâu? Theo những thông tin từ những người yêu cây cảnh thì loại cây này có nguồn gốc từ các nước Châu Phi. Thời gian gần đây nó đã được du nhập vào các nước Châu Á trong đó có Việt Nam.

Ý nghĩa của cây hoa sứ

Ý nghĩa đầu tiên của loại cây này phải kể đến đó là vật trang trí tuyệt đẹp cho không gian sống. Đặc biệt ở Hawaii người ta còn tin tưởng rằng cây sứ mang đến nhiều ý nghĩa thiêng liêng khác.

Theo quan niệm của người dân Hawaii, mỗi khi các cô gái cài hoa sứ sẽ thể hiện cho tình trạng hôn nhân của họ. Nếu cô gái nào cài hoa sứ lên tóc bên trái chứng tỏ rằng cô ấy chưa kết hôn và ngược lại.

Trong nhiều đám cưới hoa sứ cũng được sử dụng để kết thành những vòng hoa rực rỡ. Điều này thể hiện mong muốn rằng cặp đôi sẽ mãi được hạnh phúc về sau.

Trong lĩnh vực phong thuỷ, loài hoa này là biểu tượng cho sự tinh khiết, trong trắng và tình yêu thương nhân loại. 

Ở Việt Nam các bạn thường bắt gặp cây sứ được trồng trong những ngôi chùa, đình. Theo đạo Phật thì đây là một trong những cây thuộc hệ cây Thiên Mệnh và nó rất linh thiêng.

Trồng cây sứ có tốt không?

Cách trồng rễ sứ

Ngoài tác dụng để trang trí nhà cửa và mang lại nhiều ý nghĩa cho gia chủ thì loại cây này còn có khả năng giúp bầu không khí trở nên tươi mát và thoải mái hơn rất nhiều. Từ đó giúp cải thiện sức khoẻ của các thành viên trong gia đình.

Đặc điểm của cây sứ

Trước khi tìm hiểu cách làm củ sứ to chúng ta cần tìm hiểu xem đặc điểm của cây sứ như thế nào?

Nên xem:   Hoa Ngọc Lan nở vào mùa nào? Cách trồng cây ngọc lan trong chậu

Đặc điểm hình thái

Cây hoa sứ có tên khoa học là Adenium Obesum Balt. Nó thuộc họ cây trúc đào hay còn có tên gọi khác là Sứ Thái Lan. 

Cây hoa sứ có chiều cao khoảng từ 3 đến 10 mét. Thân tròn đều nuôi dưỡng các tán lá xù vì, khẳng khiu. Vỏ ngoài của thân cây có màu xám trắng. 

Lá của cây hoa sứ có hình bầu dục, phân giữa rộng, phần đầu và đuôi thuôn lại như hình mũi kim. Màu của lá là màu xanh đậm, mặt trên nhẵn và được bao phủ bởi một lớp lông mịn màng. Mỗi cum lá có khoảng 6-7 lá, xếp vòng tròn cạnh nhau.

Hoa của cây hoa sứ mọc thành từng cụm. Cánh hoa khá dày, nhị vàng ở giữa. Màu sắc của hoa phụ thuộc vào từng loại hoa sứ khác nhau. 

Đặc điểm sinh trưởng và phát triển

Hoa sứ có thể sinh trưởng và phát triển quanh năm, hoa của cây ra 4 mùa và cho mùi hương thơm ngát. Tuy nhiên loại cây này yêu thích thời tiết hanh khô, ưa nắng và không phát triển tốt trong môi trường ẩm ướt. Đặc biệt cây sứ cũng không thích mùa lạnh nên nó thường được trồng nhiều ở miền Nam nhiều hơn so với miền Bắc.

Cây hoa sứ có mấy loại?

Cách trồng rễ sứ

Hoa sứ có rất nhiều loại, một số loại thường gặp có màu đỏ, màu trắng và màu hồng. Mỗi một loại đều mang lại những ý nghĩa khác nhau cho người trồng. Đặc biệt với sự phát triển của nền nông nghiệp hiện nay thì cây hoa sứ đã có rất nhiều loại khác được nhân giống từ loại cũ. Màu của nó có thể pha trộn từ nhiều loại màu truyền thống.

Kỹ thuật trồng cây sứ đơn giản

Mặc dù cây hoa sứ rất được ưa chuộng hiện nay nhưng không phải ai cũng biết cách trồng hoa sứ cho củ to, cành đẹp và hoa nở sặc sỡ.

Giâm cành hoa sứ

Bạn có thể trồng hoa sứ bằng cách giâm cành. Không nên chọn những cây quá non hoặc chưa trưởng thành để lấy cành. Khi đã chọn được cành ưng ý thì lấy dao cắt nhanh và dứt khoát cành. 

Chuẩn bị đất trồng vào trong bao ni lông. Bạn có thể trộn đất với xơ dừa xay nhỏ để tăng chất dinh dưỡng cho cây. Tiếp đến cắm cành vào đất sâu khoảng 1-2 cm. Để bầu đất ở nơi khô ráo, râm mát trong khoảng 5-7 ngày. 

Trong lúc chuẩn bị bầu đất các bạn cần chú ý đục lỗ phía dưới bầu để cây có thể thoát nước và rễ cây dễ dàng trao đổi không khí. Tưới nước đều đặn cho cây mỗi ngày. Sau khi cây ra rễ bạn có thể đem chúng đi trồng ở trong chậu to và tiếp tục chăm sóc chúng.

Nên xem:   Cây vạn niên thanh có độc không? cách chăm sóc vạn niên thanh

Kỹ thuật cắt tỉa cành hoa sứ

Để cây hoa sứ có thể sinh trưởng và phát triển tốt bạn cần thường xuyên tỉa cành và lá. Tuy nhiên thời điểm cắt tỉa cây cũng vô cùng quan trọng. Nếu bạn cắt tỉa vào mùa mưa sẽ rất dễ khiến cho những vết cắt bị úng, thối. Thời điểm phù hợp nhất để thực hiện việc này chính là vào tháng 10 hoặc tháng 11 âm lịch. 

Việc đầu tiên chúng ta cần làm đó chính là nhổ rễ cây lên khỏi mặt đất. Sau đó dùng vòi xịt để loại bỏ toàn bộ đất bám ở rễ cây. Tiếp đến bạn cần có một con dao thật sắc để có thể loại bỏ đi những rễ xấu mọc xung quanh rễ củ chính. Lưu ý khi cắt xong những chiếc rễ này bạn cần bôi một lượng thuốc để ngăn ngừa sâu bệnh gây hại.

Tiếp đó bạn hãy treo cây lên ở những vị trí râm mát khoảng 1 tuần để những vết cắt có thể se lại và hồi phục hoàn toàn. Trong khoảng thời gian đó các bạn cũng có thể tạo thế cho cây. Sử dụng những đoạn dây kẽm để uốn cành cây theo những dáng mà bạn yêu thích.

Sau khoảng thời gian đó, bạn có thể trồng lại cây vào những chậu đất ẩm. Lưu ý sau khi tạo thế xong các bạn cần chọn được những chậu phù hợp với thế cây. 

Cách làm củ sứ to cho người mới trồng

Cách trồng rễ sứ

Bên cạnh việc chăm sóc cho hoa nở đẹp, cho hương thơm ngào ngạt thì củ sứ cũng là một trong những yếu tố quan trọng. Có rất nhiều người thắc mắc về cách làm củ sứ to. 

Những người chơi cây cảnh luôn mong muốn củ sứ to và mập mạp. Vậy làm thế nào để có củ sứ to. Điều đầu tiên và cũng có thể coi là điều quan trọng nhất đó chính là chọn đất cho cây. Đất trồng cây phải có nhiều chất dinh dưỡng, tơi xốp và có độ thoát nước tốt. 

Yếu tố thứ 2 đó chính là việc chăm sóc thường xuyên và hợp lý cho cây. Cung cấp nước đầy đủ cũng chính là một trong những cách làm củ sứ to. Tuy nhiên bạn cũng cần phải theo dõi để tránh việc cây bị úng nước gây thối rễ.

Cách làm củ sứ to thứ 3 đó chính là bón phân phù hợp. Một số loại phân bón mà người ta thường dùng đó chính là HVP 401N. Ngoài ra thì các bạn cũng có thể bón thêm phân Kali đỏ. Cứ khoảng 1,5 tháng nên bón phân 1 lần cho cây để cây có thể phát triển và cho củ to hơn. 

Nên xem:   Cách trồng Lan Càng Cua cho hoa đầy cành siêu dễ

Cách tạo dáng cho cây sứ

Dáng của cây sứ là một phần rất quan trọng quyết định vẻ đẹp của cây. Thông thường người ta thường uống cành hoặc làm thế từ khi cây còn chưa trưởng thành. Bởi lúc đó cành khá mềm và dẻo nên có thể uốn được thành nhiều kiểu khác nhau.

Tạo dáng bộ – củ

Hầu hết dáng của cây sứ đều do bộ rễ quyết định Bạn có thể uốn bộ rễ theo nhiều dáng khác nhau nhưng cành của cây luôn mọc theo hướng thẳng đứng. Rất khó để có thể uốn cành của cây theo hướng chúi xuống đất.

Có một số thế uốn cây mà các bạn có thể sử dụng như sau:

  • Thế trực: Thế thẳng đứng, thường các cây sứ sẽ được giữ theo thế này.
  • Thế nghiêng: Lúc này người trồng sẽ uốn cây nghiêng sang 1 bên và dùng dây kẽm cố định hoặc gậy để chống cho cây không bị nghiêng ngả.
  • Thế nằm: Rễ của cây sứ được uốn sát với đất. Đối với thế này thì người ta thường trồng cây sứ trong các chậu cạn.
  • Thế thác đổ: Để tạo được dáng này thì chậu trồng cây cần cao, sâu và vững. Cây sứ cũng cần được buộc cho chắc chắn.

Tạo dáng cành – lá

Một cây sứ đẹp chắc chắn không thể thiếu lá và hoa. Cây xum xuê tỏa nhiều cành và cho nhiều hoa to, thơm ngát chính là điều mà những người chơi cây cảnh mong muốn. Tuy nhiên nếu có quá nhiều cành và lá thì cây sứ cũng sẽ trở nên mất cân đối, nhìn rất rối mắt. Chính vì vậy, tùy vào thẩm mỹ của mỗi người mà sẽ có những dáng uốn khác nhau.

Cây sứ có ứng dụng gì trong y học?

Theo các nghiên cứu thì trong cây sứ có chứa độc ở nhựa, vỏ cây và một số bộ phận khác. Chính vì vậy các bạn cần hạn chế cho trẻ nhỏ hay con vật tiếp xúc với loại cây này. Tuy vậy cũng chính nhờ những chất độc này mà cây còn được sử dụng để làm thuốc.

Cây hoa sứ là một trong những loại dược liệu quan trọng của nền y học Châu Phi. Trong loại cây này có chứa khoảng 30 glycosides tim. Hoạt chất này có khả năng hỗ trợ điều trị suy tim xung huyết. Ngoài ra nó cũng có thể điều chỉnh nhịp tim. Tuy nhiên việc sử dụng hoạt chất này cũng cần phải thận trọng. Bởi ở liều cao nó có thể gây suy tim thậm chí dẫn đến tử vong.

Trên đây là những cách làm củ sứ to mà chúng tôi đã tổng hợp được. Hy vọng những thông tin trên sẽ đem đến nhiều điều bổ ích cho các bạn. Chúc các bạn thành công trong việc trồng hoa sứ.

Theo: Nguyễn Hiền