Cách tính tiền an của trẻ mầm non

BẢNG ĐỊNH LƯỢNG CHẾ ĐỘ ĂN, KHẨU PHẦN ĂN CỦA TRẺ MẦM NON

Theo quy định chuẩn của chương trình giáo dục mầm non

Tiêu chíNhà trẻMẫu giáo
Nhu cầu khuyến nghị năng lượng ( Đơn vị ngày / trẻ ) 930 – 1000 Kcal1230 – 1320 Kcal
Nhu cầu khuyến nghị năng lượng tại trường600 – 651 Kcal615 – 726 Kcal
Số bữa ăn tại trườngHai bữa chính và 1 bữa phụMột bữa chính và 1 bữa phụ
Năng lượng phân bổ cho các bữa ăn

– Bữa trưa: 30-35% năng lượng cả ngày.

– Bữa chiều: 25-30% năng lượng cả ngày.

– Bữa phụ: 5-10% năng lượng cả ngày

– Bữa trưa: 30-35% năng lượng cả ngày

– Bữa phụ: 15-25% năng lượng cả ngày

Tỉ lệ các chất cung cấp năng lượng

-Chất đạm (Protit): 13-20% năng lượng khẩu phần

-Chất béo (Lipit): 30-40% năng lượng khẩu phần

-Chất bột (Gluxit): 47-50% năng lượng khẩu phần

-Chất đạm (Protit): 13-20% năng lượng khẩu phần

-Chất béo (Lipit): 25-35% năng lượng khẩu phần

-Chất bột (Gluxit): 52-60% năng lượng khẩu phần

Nước uống0,8- 1,6 lit/trẻ/ ngày (Kể cả nước trong thức ăn)1,6- 2,0 lit/trẻ/ ngày (Kể cả nước trong thức ăn)

CÁCH XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ MẦM NON

Để xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non cần phải bám sát vào các yêu cầu về năng lượng dưới đây. Bởi các yêu cầu này luôn là nguyên tắc thống nhất tổng trong mỗi thực đơn khác nhau. Cụ thể như:

Đảm bảo đủ lượng Calo mỗi ngày cho trẻ

Cách xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non

Năng lượng được cung cấp cho trẻ chủ yếu đến từ bột đường và chất béo. Bột đường có nhiều ở các loại ngũ cốc và đường còn chất béo có nhiều ở dầu mỡ và các loại hạt có tinh dầu. Một lưu ý nhỏ cho các cô giáo mầm non khi xây dựng thực đơn cần chú ý kết hợp hài hòa giữa hai loại thực phẩm ít và nhiều calo đảm bảo đa dạng thực đơn mà vẫn đủ lượng calo cần thiết mỗi ngày cho trẻ.

Ví dụ thực đơn 1 ngày:

  • Bữa chính sáng:
  • Món mặn: cá viên sốt thịt.
  • Canh thập cẩm (su hào, khoai tây, cà rốt…).
  • Bữa chiều: Xôi vừng dừa

Cân đối tỷ lệ giữa các chất Protein – Lipid -  Glucid

Protein là chất cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ, đây cũng là nguyên liệu chủ yếu để xây dựng các tố chất quan trọng trong cơ thể của trẻ. Protein có nhiều trong các thực phẩm như: thịt, trứng, cá, sữa, đậu, lạc, vừng …

Lipid chính là nguồn cấp năng lượng cần thiết, những loại thực phẩm giàu Lipid gồm mỡ lợn, dầu ăn, một số loại thịt cá và hạt quả có nhiều tinh dầu. Còn Glucid là chất cung cấp lượng chủ yếu cho cơ thể trẻ mầm non, có nhiều trong: bột mì, gạo, miến, đường, đậu…

Như vậy trong bữa ăn cho trẻ mầm non hằng ngày chúng ta phải đảm bảo cân bằng đầy đủ các loại chất trong thực phẩm nghĩa là cân đối lượng chất ( P – L – G ).

Muốn cân đối lượng chất, phải đảm bảo:

  • Đạm có thể cấp từ động vật (rất nhiều nhưng giá thành đắt), thực vật (giá rẻ), do tiền ăn đóng của các trẻ mầm non có định mực nên cần biết kết hợp đạm cung cấp từ các loại động vật, thịt trứng cá sữa với đạm từ lạc đậu vừng. Một số loại canh rau có độ đạm khá cao như rau muống, rau ngót, giá đỗ.
  • Cần chế biến các món rán, xào để đảm bảo lượng lipid trong mỗi bữa ăn của trẻ, đảm bảo đủ nhu cầu cơ thể trẻ mà vẫn cân đối giữa các bữa ăn chính và phụ trong ngày. Một số món khác có thể nấu như mỳ, gạo nếp, chè…

Cách tính tiền an của trẻ mầm non

Tháp dinh dưỡng

ĐA DẠNG THỰC ĐƠN VÀ THỰC PHẨM

Các chất dinh dưỡng đều có vai trò quan trọng khác nhau đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhất là lứa tuổi mầm non. Do đó, mỗi bữa ăn hằng ngày của trẻ cần phải kết hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau. Mỗi loại thực phẩm nhất định cung cấp lượng chất, số chất nhất định để trẻ ăn đủ chất thì phải đan xen nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn.

Ví dụ như đậu phụ có thể chế biến nhiều món như: đậu nhồi thịt, đậu rán sốt cà chua, trứng hấp thịt đậu phụ… Cua đồng có thể chế biến với rau đay, mồng tơi, mướp, rau dền, rau muống…Đồng thời, các món ăn sẽ được thêm gia vị để tạo món khác nhau, hấp dẫn với trẻ nhưng cần tránh các gia vị cay nóng ảnh hưởng đến trẻ.

CÁCH TÍNH THỰC ĐƠN CHO TRẺ MẦM NON – LÀM THỰC ĐƠN THEO MÙA

Các món ăn còn phụ thuộc vào khí hậu, điều kiện từng mùa. Cụ thể như mùa hè oi bức thì nhu cầu về nước cơ thể trẻ sẽ tăng lên cần thêm nhiều món tăng nước và canh cua, canh chua dễ ăn. Còn mùa đông các cô giáo có thể dùng nhiều món rán, xào, hầm nhừ để trẻ ăn ngon miệng hơn vì thời tiết lạnh. Chúng tôi khuyên những người cấp dưỡng mầm non nên sử dụng các loại rau quả theo mùa và hạn chế dùng thực phẩm trái mùa sẽ an toàn hơn và tiết kiệm chi phí .

Lên thực đơn theo mùa 

CÁCH TÍNH THỰC ĐƠN CHO TRẺ MẦM NON ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH

Thông thường tiền ăn thu theo tháng của trẻ mầm non chỉ khoảng vài trăm nghìn một tháng nên việc xây dựng thực đơn để đủ năng lượng, dinh dưỡng, đảm bảo đủ lượng calo và tỉ lệ chất mà vẫn đảm bảo tài chính không phải dễ. Do đó, vừa giúp bữa ăn phong phú vừa đảm bảo tài chính nên kết hợp thực phẩm đắt với thực phẩm rẻ, giữa thịt cá, trứng sữa với rau, hoa quả.

Trên đây là cách tính thực đơn cho trẻ mầm non đảm bảo dinh dưỡng nhất, hi vọng sẽ giúp bạn lên kế hoạch dinh dưỡng cho trẻ tốt hơn.

Cách tính tiền an của trẻ mầm non

Mức tiền ăn hàng ngày của trẻ mầm non sẽ tăng lên

Bị cuốn theo cơn "bão giá", các trường mầm non ở Hà Nội đang rục rịch tăng mức tiền ăn hàng ngày của các cháu để đảm bảo yêu cầu dinh dưỡng. "Gánh nặng" về giá đang ngày càng đè trĩu trên vai các bậc phụ huynh.
Dù "bão giá" diễn ra từ trước Tết Nguyên đán, nhưng các trường mầm non đều cố gắng "cầm cự", duy trì khẩu phần ăn hàng ngày của các cháu. Thực đơn cho trẻ chỉ là những món như cơm, thịt sốt cà chua, cá ba sa, canh... cho bữa chính và phở, mì, sữa, nước cam, bánh ngọt... cho bữa phụ buổi chiều, nhưng các trường đều phải cân - đo - đong - đếm sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ, vừa "đối đầu" được với giá thực phẩm leo thang hàng ngày. Giá thịt, rau, dầu ăn đều tăng gấp đôi, thậm chí gấp 3 so với trước, khiến nhiều trường rất khó khăn khi đảm bảo bữa ăn cho các cháu. Hiện nay, mức tiền ăn của trẻ tại các trường mầm non không đều nhau. Không tính đến khối mầm non tư thục chất lượng cao, ngay trong khối các trường công lập, mức tiền ăn này cũng chênh lệch. Hầu hết các trường mầm non công lập đều đang duy trì mức thu 10.000đ/trẻ/ngày, nhưng cũng có những trường chỉ thu 5.000đ - 7.000đ/trẻ. Với mức thu này, dù khéo vun vén đến mấy, các trường cũng chỉ có thể đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu năng lượng cho trẻ, trong khi đó, trên nguyên tắc, bữa ăn tại trường phải đảm bảo đủ 55 - 60% nhu cầu năng lượng một ngày. Khi được hỏi ý kiến, hầu hết các phụ huynh đều đồng tình với việc tăng mức tiền ăn. Chị Hồng Thu (Khương Thượng, Hà Nội) có con đang học tại Trường Mầm non Hoa Sen, cho biết: "Mình đi chợ thấy giá cả thay đổi từng ngày, trong khi tiền ăn của con ở trường vẫn chưa thấy thu thêm cũng sốt ruột. Không phải là muốn đóng tiền nhiều mà chỉ sợ với mức thu như thế, bữa ăn của con không đảm bảo đủ dinh dưỡng thì tội nghiệp". Chính vì vậy, bước vào năm học mới, nhiều trường đã rục rịch tăng mức tiền ăn, sau khi đã có sự thoả thuận của cha mẹ học sinh và sự đồng ý của phòng giáo dục các quận, huyện. Mức tăng này tuỳ thuộc vào từng trường, nhưng hầu hết các trường đều không tăng quá nhiều, chỉ dao động từ 1.000 - 2.000 đồng, như Trường Mầm non Hoạ My (Mai Dịch) tăng từ 7.000đ lên 8.000đ/ngày, Trường Mầm non Văn Miếu tăng từ 5.000đ lên 6.000đ/ngày, Trường Mầm non Sao Mai (Đống Đa) tăng từ 7.000đ lên 8.000đ/ngày... Cá biệt có một số trường tăng vọt như Trường Mầm non Kim Liên từ 10.000đ lên 15.000đ/ngày... Lãnh đạo Sở GDĐT cho biết, để đảm bảo yêu cầu 55 - 60% nhu cầu dinh dưỡng trong bữa ăn của trẻ, tiền ăn mỗi ngày của các cháu phải ở mức 13.000đ - 15.000đ. Với những người có thu nhập tương đối thì việc tăng mức tiền ăn hàng ngày của con mình chẳng quá to tát để đảm bảo bữa ăn đủ dinh dưỡng. Tuy nhiên, đối với những người có thu nhập thấp, vốn đang phải oằn mình gồng gánh, chống đỡ với cơn "bão giá", lại phải chịu thêm gánh nặng này thì lại không phải là chuyện nhỏ. Được biết, không chỉ các trường mầm non, các nhóm trẻ gia đình đã rục rịch tăng giá, nhiều trường tiểu học cũng đã thông báo thu thêm tiền ăn từ 300.000 - 500.000 đồng/tháng đối với học sinh học bán trú. Theo Nguyên Minh Lao Động

Giáo viên mầm non là một công việc với tính đặc thù riêng, ngoài kiến thức chuyên môn học được qua trường lớp thì họ còn phải là những giáo viên có lòng yêu trẻ, mến trẻ. Có nhiều người thắc mắc rằng không biết một cô giáo mầm non sẽ nhận được một mức lương là bao nhiêu. Và có phải rằng mỗi một vị trí giáo viên mầm non, với số năm kinh nghiệm khác nhau mà mức lương các cô giáo nhận được sẽ là khác nhau hau không?

Quay lại một chút về công việc của thì giáo viên mầm non, họ là những người làm công việc chăm sóc và giáo dục con trẻ từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời . Chăm sóc những mầm non tương lai của đất nước, của quốc gia, dân tộc. Có thể nói, ngoài sự dạy dỗ và giáo dục từ gia đình, môi trường xung quanh thì giáo viên mầm non có vai trò quan trọng đối với việc hướng dẫn và hình thành nhân cách trẻ.

Khi tham khảo các thông tin trên các trang hội nhóm giáo viên mầm non, không quá khó để bắt gặp những trăn trở từ các cô giáo về sự ít ỏi của đồng lương, về những vất vả trong công việc và những áp lực riêng của họ. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều người vì tình yêu với con trẻ, vì tâm hồn muốn tạo phúc và chăm sóc những mầm non nhỏ bé đã không ngại sự ít ỏi đó mà vẫn luôn hết mình vì công việc.

Cách tính tiền an của trẻ mầm non
Giáo viên mầm non và những vấn đề về lương 

Hiện nay, Nhà nước và Bộ Giáo dục đã có những chính sách mới quy định về tiền lương cũng những trợ cấp riêng để phần nào động viên tinh thần làm việc cho các cô giáo. Nếu bạn đang là một giáo viên mầm non hoặc vừa tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm Giáo dục Mầm non đang chuẩn bị tìm kiếm công việc giảng dạy cho mình, thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những quy định mới nhất về tính lương giáo viên mầm non nhé.

Đây là những quy định áp dụng cho giáo viên mầm non ở các trường mầm non công lập và được tuyển dụng qua các cuộc thi viên chức do Bộ Giáo dục ban hành. Theo Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT thì bảng lương giáo viên mầm non sẽ được áp dụng tương ứng với ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP tháng 12  năm 2004 của Nhà nước về chế độ tiền lương cho các vị trí viên chức, lực lượng vũ trang,...trong đó chế độ tiền lương của giáo viên mầm non được quy định :

Đối với Giáo viên mầm non hạng hạng III, với mã số V.07.02.26. Những cô giáo này sẽ được tính lương áp dụng theo hệ số lương của viên chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89.  Đối với Giáo viên mầm non hạng II, với mã số V.07.02.25, mức lương sẽ được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2.34 đến hệ số lương 4,98.  Đối với giáo viên mầm non hạng I, mã số V.07.02.24 và được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38. Cuối cùng là những giáo viên mầm non hạng IV là những cô giáo chưa đáp ứng được trình độ chuẩn được đào tạo của Giáo viên mầm non theo quy định tại Điều 72 Luật Giáo dục 2019 thì vẫn sẽ giữ nguyên mã số V.07.02.06 và áp dụng hệ số lương của viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06. Đến khi trình độ đạt chuẩn thì họ sẽ được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp Giáo viên mầm non hạng III hoặc cho đến khi nghỉ hưu nếu không thuộc đối tượng phải nâng trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP 06/2020.

Cách tính tiền an của trẻ mầm non
Quy định về bậc lương cho giáo viên mầm non

Như vậy khi nhìn vào, các bạn đã có thể hiểu rằng bậc lương của giáo viên mầm non sẽ được chia thành 4 bậc. Khi xét bậc cho các giáo viên thì Nhà nước sẽ đưa ra những yêu cầu cụ thể cho từng cấp bậc. Giáo viên mầm non cần tìm hiểu rõ xem mình đang thuộc hạng bậc mấy bằng cách tham khảo thêm các văn bản của Pháp luật về yêu cầu đối với viên chức giáo viên mầm non. Qua đó có thể hiểu về cách tính lương cho bản thân một cách chính xác và đảm bảo quyền lợi nhất.

2.2. Cách tính lương cho giáo viên mầm non

Công thức tính lương giáo viên tiểu học cho các cô giáo sẽ được tính đó là. Mức lương từ 20/03/2021= Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng. Trong công thức này thì mức lương cơ sở hiện nay sẽ được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 38/2019/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể là 1,49 triệu đồng một tháng. Hệ số lương hiện hưởng chính là hệ số tùy theo cấp bậc của giáo viên mầm non mà chúng tôi đã nhắc đến ở trên. Thông qua công thức này thì tiền lương của mỗi giáo viên mầm non sẽ thay đổi tùy thuộc vào bậc lương và hệ số tiền lương thực nhận của từng cô giáo.

Cách tính tiền an của trẻ mầm non
Cách tính lương cho giáo viên mầm non

Bên cạnh tiền lương được tính theo công thức nêu trên thì giáo viên mầm non ở các trường mầm non công lập sẽ được hưởng thêm những khoản phụ cấp khác theo Bộ Giáo dục và Nhà nước quy định có thể kể đến như: Phụ cấp ưu đãi nghề với  tỷ lệ % là 35%; Phụ cấp thu hút: Từ 20% đến tối đa bằng 70% tiền lương/tháng đang hiện hưởng (áp dụng đối với giáo viên tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn); Phụ cấp đặc biệt: Từ 30% đến tối đa 100% tiền lương/tháng hiện hưởng (áp dụng đối với giáo viên ở đảo xa đất liền và vùng biên giới),...

Cách tính tiền an của trẻ mầm non
Giáo viên mầm non và công việc giảng dạy

Tùy các khoản phụ cấp khác nhau mà công thức tính phụ cấp đó sẽ khác nhau, cụ thể đó là: Đối với các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở thì: Mức phụ cấp = Mức lương cơ sở x Hệ số phụ cấp hiện hưởng. Đối với các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) thì Mức phụ cấp = (Mức lương + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + Mức phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)) x (Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định). Đối với các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo quy định hiện hành.

Ngoài các khoản phụ cấp nêu trên, còn có một số khoản phụ cấp đặc thù khác dành cho giáo viên mầm non như: Phụ cấp đặc thù với giáo viên là nghệ nhân; Phụ cấp với giáo viên công tác lâu năm tại địa bàn đặc biệt khó khăn; Phụ cấp với giáo viên chăm sóc dạy dỗ người khuyết tật.

Cách tính tiền an của trẻ mầm non
Chế độ tiền phụ cấp đối với giáo viên mầm non

Cách tính lương mà bạn đọc được ở trên là những công thức được áp dụng đối với các viên chức, giáo viên đang giảng dạy tại các trường mầm non công lập. Vậy còn các cơ sở mầm non tư thục, các nhóm trẻ độc lập và trường mầm non quốc tế thì sao? Theo như tìm hiểu của timviec365.vn thì cách tính lương giáo viên mầm non tại các nhóm, trường tư thục và quốc tế sẽ có khác biệt so với quy định của Nhà nước. Các cơ sở giáo dục này sẽ trả lương cho giáo viên mầm non dựa trên năng lực làm việc và tình hình phát triển của cơ sở giáo dục mầm non đó. Mức lương sẽ giao động với con số cụ thể trong khoảng từ 4,5 đến 9 triệu đồng cho tuỳ từng cô giáo và cơ sở giáo dục trường học khác nhau. Ngoài tiền lương thì các trường mầm non tư thục và mầm non quốc tế cũng sẽ có những mức tiền thưởng và phụ cấp cho giáo viên, nhân viên của mình như tiền thưởng cháu mới, tiền thưởng khi đạt kpi, phụ cấp ăn trưa, gửi xe,... và những phụ cấp khác. Thông qua các phần mềm tính lương mà giáo viên có thể tính ra mức lương của mình.

Cách tính tiền an của trẻ mầm non
Đối với giáo viên mầm non ở các cơ sở mầm non tư thục và quốc tế

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách tính lương giáo viên mầm non cho bạn. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết thì bạn đã có thể hình dung cho mình một cách cụ thể về cách tính lương thưởng cho công việc này. Chúng tôi chúc bạn dù đã, đang và sắp trở thành một cô nuôi dạy trẻ thì các bạn sẽ luôn luôn hạnh phúc vì sự lựa chọn theo nghề của mình.

Bước vào thế giới trẻ thơ

Ngày ngày múa hát “a” “ơ” cùng cười

Dù khó khăn có mười mươi

Chúc cô sức khỏe tươi vui suốt đời.

Cách tính lương giáo viên tiểu học

Một cô giáo tiểu học đang muốn tìm hiểu về cách thức tính lương theo quy định mới nhất của Nhà nước thì hãy xem ngay bài viết dưới đây.

Tính lương giáo viên tiểu học