Cách tính điểm trường đại học khoa học huế 2017 năm 2022

Kỳ tuyển sinh năm 2022, Đại học Khoa học (Đại học Huế) công bố 5 phương thức xét tuyển, cụ thể như sau:

Đại học Khoa học (Đại học Huế) tuyển sinh 2022

Xem thêm: Điểm chuẩn Đại học Khoa học (Đại học Huế)

Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập (Xét học bạ)

Điểm xét tuyển = Điểm trung bình các môn trong tổ hợp xét tuyển trong 3 kỳ (lớp 11 và học kỳ I lớp 12) ≥ 18,0 điểm.

Riêng các nhóm ngành sư phạm, thí sinh cần phải có học lực lớp 12 đạt từ loại giỏi trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT ≥ 8,0 điểm.

Xem thêm: Công cụ tính điểm tốt nghiệp THPT 2022 chính xác nhất

Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

Phương thức 3: Xét tuyển kết hợp học bạ và thi tuyển năng khiếu hoặc điểm thi tốt nghiệp THPT kết hợp thi năng khiếu (đối với các ngành năng khiếu).

Ngành Kiến trúc áp dụng thi tuyển năng khiếu Vẽ mỹ thuật

* Xét tuyển kết hợp điểm thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển năng khiếu: Điểm môn văn hóa là điểm thi tốt nghiệp THPT. Điểm môn thi năng khiếu chưa nhân hệ số phải ≥ 5,0 điểm.

* Xét tuyển kết hợp học bạ và thi tuyển năng khiếu: 

– Điểm môn văn hóa = Điểm trung bình 03 học kỳ (lớp 11 và kỳ I lớp 12) làm trong đến 1 chữ số thập phân.

– Tổng điểm 3 môn đạt ≥ 18,0 điểm

– Điểm môn thi năng khiếu chưa nhân hệ số phải ≥ 5,0 điểm.

Phương thức 4: Xét tuyển thẳng và ưu tiên theo Quy chế tuyển sinh hiện hành.

Phương thức 5: Xét tuyển theo phương thức tuyển sinh của Đại học Huế

Đại học Khoa học (Đại học Huế) ưu tiên xét tuyển thí sinh thuộc một trong những trường hợp sau:

– Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên các năm 2021, 2022 (môn đoạt giải phải thuộc tổ hợp môn xét tuyển).

– Thí sinh có chứng chỉ Tiếng Anh (còn thời hạn đến ngày nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển) IELTS ≥ 5.0 hoặc TOEFL iBT ≥ 60 hoặc TOEFL ITP ≥ 500 đối với những ngành mà tổ hợp môn xét tuyển có môn Tiếng Anh.

– Thí sinh của các trường THPT có học lực năm học lớp 12 đạt danh hiệu học sinh giỏi trở lên.

– Thí sinh của các trường THPT chuyên trên cả nước có điểm học bạ theo tổ hợp xét tuyển đạt từ 21.0 điểm trở lên.

(Theo Đại học Khoa học – Đại học Huế) 

Đại học Khoa học (Đại học Huế) tuyển sinh 2022

Khu vực 1,2,3 là gì? Phân chia khu vực tuyển sinh đại học các thí sinh cần nắm chắc

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về khu vực tuyển sinh cũng như khu vực được cộng điểm xét tuyển đại học.

Khu vực 1,2,3 là gì?

Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định như sau: 

Khu vực 1 (KV1): Cộng ưu tiên 0,75 điểm
Khu vực 1 là các xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành tương ứng với thời gian học THPT hoặc trung cấp của thí sinh; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. 

Khu vực 2 (KV2): Cộng ưu tiên 0,25 điểm
Khu vực 2 là các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc trung ương (trừ các xã thuộc KV1).

Khu vực 2 nông thôn (KV2-NT): Cộng ưu tiên 0,5 điểm 
Khu vực 2 nông thôn bao gồm các địa phương không thuộc KV1, KV2, KV3.

Khu vực 3: Không được công điểm ưu tiên 
Khu vực 3 là các quận nội thành của thành phố trực thuộc trung ương. 

Như vậy, theo quy định của năm 2018, khu vực được cộng điểm thi đại học là khu vực 1,2 và 2-NT. 

So với năm 2017, điểm ưu tiên khu vực năm 2018 giảm 50%. Cụ thể: Khu vực 1 điểm ưu tiên giảm từ 1,5 xuống 0,75 điểm; khu vực 2 giảm từ 1 điểm xuống 0,5 điểm và khu vực 2 nông thôn là 0,5 xuống 0,25 điểm. Theo Bộ Giáo dục & Đào tạo, hiện nay sự chênh lệch vùng miền không còn quá cao nên việc giảm điểm cộng ưu tiên khu vực là cần thiết. 

Tuy nhiên, mức điểm cộng ưu tiên cho từng khu vực trong kỳ tuyển sinh năm 2019 có thay đổi hay không vẫn chưa được Bộ Giáo dục & Đào tạo công bố.

Phân chia khu vực tuyển sinh các tỉnh trên cả nước 

Bảng phân chia khu vực tuyển sinh trên cả nước năm 2018

Chú ý về cộng điểm ưu tiên theo khu vực tuyển sinh

  • Thí sinh học 3 năm THPT và tốt nghiệp tại khu vực nào sẽ hưởng điểm ưu tiên theo khu vực đó.
  • Nếu trong 3 năm học THPT (hoặc trong thời gian học trung cấp) có chuyển trường, điểm ưu tiên sẽ được tính theo thời gian học ở khu vực nào lâu hơn. 
  • Nếu mỗi năm học một trường thuộc khu vực có điểm ưu tiên khác nhau hoặc nửa thời gian học ở trường này, nửa thời gian học ở trường kia thì tốt nghiệp ở khu vực nào, hưởng ưu tiên theo khu vực đó.
  • Quy định này áp dụng cho tất cả thí sinh, kể cả thí sinh đã tốt nghiệp từ trước đó

Tin tức khác

*** Chương trình đào tạo của Trường Đại học Khoa học Huế có môn học Kỹ năng mềm không?

Chương trình đào tạo của tất cả các ngành đào tạo thuộc Trường Đại học Khoa học Huế đều có học phần Kỹ năng mềm, thời lượng 03 tín chỉ, nội dung giảng dạy gồm 4 kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng thuyết trình, Kỹ năng làm việc nhóm. Nội dung của học phần có thể tóm tắt như sau:

Học phần Kỹ năng mềm tập trung rèn luyện và phát triển ba kỹ năng cơ bản cho người học: Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng thuyết trình và Kỹ năng làm việc nhóm. Các nội dung có tính chất thực hành chiếm thời lượng chủ yếu so với các nội dung có tính chất lý thuyết. – Kỹ năng giao tiếp trình bày các khái niệm về giao tiếp, chức năng và các loại hình giao tiếp, nguyên tắc và chuẩn mực, các nghi thức trong giao tiếp; phân tích, thực hành thông qua hệ thống bài tập tình huống thực tế về các kỹ năng giao tiếp trong trường học, nơi làm việc, gia đình, kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu và mở đầu quá trình giao tiếp, kỹ năng nói và lắng nghe, kỹ năng đặt câu hỏi và phản hồi, kỹ năng duy trì và kết thúc quá trình giao tiếp; rèn luyện, thực hành các kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp trong những tình huống cụ thể. – Kỹ năng thuyết trình trình bày các khái niệm, tầm quan trọng và các dạng thức của thuyết trình, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thuyết trình; phân tích, thực hành các bước chuẩn bị thuyết trình; rèn luyện, thực hành kỹ năng tiến hành một bài thuyết trình dựa trên hệ thống các chủ đề và các tình huống có thể xảy ra trong quá trình thuyết trình.

– Kỹ năng làm việc nhóm trình bày khái niệm, ý nghĩa của làm việc nhóm, các hình thức nhóm, tiêu chí đánh giá nhóm làm việc hiệu quả; phân tích, thực hành các giai đoạn hình thành và phát triển nhóm làm việc hiệu quả; rèn luyện, thực hành thông qua hệ thống các bài tập tình huống thực tế về các kỹ năng cần thiết với cá nhân và tổ chức nhóm để giúp nhóm làm việc hiệu quả.

Video liên quan

Chủ đề