Cách tính điểm thi Cao đẳng

Cuộc hành trình 12 năm chặng đường THPT khép lại để chúng ta bước đến một cuộc hành trình mới được gọi tên là “Đại học”. Tất cả chúng ta cần bây giờ là vượt qua “vũ môn” THPT trước đã, sau đó sẽ “chiến” hết mình vì tương lai con đường Đại học. Vậy bạn phải làm gì? Vượt qua kì thi trung học phổ thông. Chỉ đơn giản vậy thôi, tương lai rạng ngời đang chờ bạn quyết định. 

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT và cách tính điểm tốt nghiệp Đại học. Công thức và điều kiện tính điểm như thế nào? Cùng theo dõi nhé.

Cách tính điểm thi Cao đẳng
Hướng dẫn cách tính điểm tốt nghiệp

– Để tham dự kỳ thi THPT Quốc gia xét điểm tốt nghiệp và xét điểm Đại học thì thí sinh dự thi cần có điều kiện như sau:

a) Đối tượng tham gia dự thi là người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém. Riêng đối với hệ GDTX thì không phải xếp loại hạnh kiểm và hình thức tự học có hướng dẫn thuộc chương trình GDTX thì không yêu cầu xếp loại hạnh kiểm. 

b) Đối tượng đã học xong THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp ở các năm trước phải có Bằng tốt nghiệp THCS và phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém.

Trường hợp không đủ điều kiện dự thi do xếp loại học lực kém thì được đăng ký dự kỳ kiểm tra cuối năm tại nơi học lớp 12 hoặc trường phổ thông nơi đăng ký dự thi tốt nghiệp. Sau đó tính lại điểm, đủ điều kiện mới được dự thi. 

c) Đối tượng đã tốt nghiệp THPT và muốn thi lấy điểm để xét tuyển đại học, cao đẳng thì phải đảm bảo học và thi đạt yêu cầu đủ số lượng các môn văn hóa THPT theo quy định của Luật giáo dục và của Bộ GD&ĐT. 

d) Các đối tượng dự thi phải đăng ký dự thi và nộp đầy đủ giấy tờ.

– Kì thi THPT Quốc gia là kì thi hoàn thành chương trình học tập 12 năm, 3 cấp học của các em học sinh. Kỳ thi còn là kì thi để chứng nhận học sinh có đủ điều kiện tốt nghiệp THPT hay không và dựa vào kết quả điểm thi để xét điểm vào các trường Đại học, Cao đẳng trên toàn quốc.

–  Kì thi THPT Quốc gia tổ chức 05 bài thi. Trong đó có 03 bài thi độc lập là Toán, Ngoại ngữ, Ngữ văn; 01 bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên (KHTN) gồm các môn thi Vật lý, Hóa học, Sinh học; 01 bài thi Khoa học Xã hội (KHXH) gồm các môn thi Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân (GDCD) đối với thí sinh học chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT hoặc các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lý chương trình GDTX cấp THPT.

– Điều kiện để được công nhận tốt nghiệp được quy định như sau: 

a) Đối với hệ giáo dục phổ thông

Thí sinh là đối tượng đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi; là đối tượng đã học xong THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp ở các năm trước phải dự thi tổng cộng là 04 bài thi: gồm có 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 01 bài thi tổ hợp tự chọn trong nhóm KHTN hoặc KHXH. 

b) Đối với hệ  GDTX

Thí sinh GDTX là đối tượng đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi; là đối tượng đã học xong THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp ở các năm trước phải dự thi 03 bài thi: gồm 02 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn và 01 bài thi tổ hợp tự chọn trong nhóm KHTN hoặc KHXH. Có thể ĐKDT thêm bài thi Ngoại ngữ để lấy kết quả xét tuyển sinh vào bậc Đại học, cao đẳng.

Cách tính điểm thi Cao đẳng
Làm sao để tính điểm tốt nghiệp THPT sau khi biết điểm thi?

– Điểm xét tốt nghiệp THPT được tính gồm điểm các bài dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT theo điều kiện nêu trên cùng với điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có) và điểm trung bình cả năm lớp 12.

– Điểm của từng bài thi được tính theo thang điểm 10. 

– Điểm xét tốt nghiệp THPT được lấy đến hai chữ số thập phân, do phần mềm máy tính tự động thực hiện.

Công thức tính điểm xét tốt nghiệp THPT đối với hệ giáo dục THPT được tính như sau:

Cách tính điểm thi Cao đẳng

Ví dụ: Bạn A tham dự kỳ thi THPT lựa chọn bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên  có điểm như sau: 

+ Toán: 7.75

+ Ngữ văn: 6.4

+ Ngoại ngữ tiếng Anh: 8.6

+ Điểm trung bình lớp 12: 8 

+ Vật lý: 8.5

+ Hóa học: 9

+ Sinh học: 9

+ Điểm ưu tiên: 0

+ Điểm khuyến khích: 0 

=> Điểm công nhận xét tốt nghiệp dựa trên công thức của bạn A là:

Cách tính điểm thi Cao đẳng

Như vậy điểm xét tốt nghiệp của bạn A là 7.9.

Công thức tính điểm xét tốt nghiệp THPT đối với hệ giáo dục thường xuyên được tính như sau:

Cách tính điểm thi Cao đẳng

Xem thêm: Tham khảo cách tính điểm THPT để hiểu rõ hơn 

– Theo hệ thống tín chỉ tại Việt Nam quy định cách xếp loại học lực đại học theo tín chỉ phụ thuộc vào điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần. 

– Điểm kết thúc học phần được tính theo thang điểm 10 và được làm tròn đến một chữ số thập phân, quy thành điểm chữ từ A đến D như sau:

  • Điểm A là từ (8.0 – 10) : Giỏi
  • Điểm B là từ (6.5 – 7.9) : Khá
  • Điểm C là từ (5.0 – 6,4) : Trung bình
  • Điểm  D là từ (3.5 – 4,9) : Yếu.

– Sau khi hoàn thành các học phần, đến phần tính điểm trung bình tích lũy theo học kỳ sẽ được quy về thang điểm 4 trong học kì đó: 

  • Loại xuất sắc: ĐTB chung tích lũy từ 3,60 đến 4,00;
  • Loại giỏi: ĐTB chung tích lũy từ 3,20 đến 3,59;
  • Loại khá: ĐTB chung tích lũy từ 2,50 đến 3,19;
  • Loại trung bình: ĐTB chung tích lũy từ 2,00 đến 2,49;
  • Loại yếu: ĐTB chung tích lũy thấp hơn 2,00.

– Điểm xét tốt nghiệp được xác định trên cơ sở điểm trung bình chung theo tín chỉ của toàn khóa học theo thang điểm 4 và được làm tròn đến hai chữ số thập phân, như sau:

  • Loại xuất sắc: Điểm trung bình chung theo tín chỉ từ 3,60 đến 4,00;
  • Loại giỏi: Điểm trung bình chung theo tín chỉ từ 3,20 đến 3,59;
  • Loại khá: Điểm trung bình chung theo tín chỉ từ 2,50 đến 3,19;
  • Loại trung bình: Điểm trung bình chung theo tín chỉ từ 2,00 đến 2,49.

– Công thức tính điểm trung bình chung của học kỳ, khóa học và điểm trung bình chung tích lũy như sau: 

Cách tính điểm thi Cao đẳng

Trong đó: 

  • A: Là điểm trung bình chung học kỳ, năm học, khóa học hoặc điểm trung bình chung tích lũy;
  • i: Là số thứ tự môn học, học phần;
  • ai: Là điểm của môn học, học phần thứ i;
  • ni: Là số tín chỉ của môn học, học phần thứ i;
  • n: Là tổng số môn học, học phần trong học kỳ, năm học, khóa học hoặc số tín chỉ đã tích lũy.

Đối với sinh viên, gần như các bạn không cần tính điểm thủ công, tài khoản sinh viên đăng nhập trên trang trường của các bạn sẽ cập nhật đầy đủ điểm số và tự động tính điểm tốt nghiệp cho các bạn. 

Như vậy, với những nội dung trên, bạn đã biết được cách tính điểm tốt nghiệp cho hệ THPT và hệ đại học. Mong rằng bài viết đã giải đáp được thắc mắc của bạn. Chia sẻ nội dung hữu ích này ngay nhé.