Cách tính bài toán tăng giảm khối lượng

PHƯƠNG PHÁP TĂNG GIẢM KHỐI LƯỢNG I.Kiến thức cần nhớ

  1. Nguyên tắc: Dựa vào sự chênh lệch khối lượng khi biến đổi chất này thành chất khác, để từ khối lượng tăng (hay giảm này), kết hợp với quan hệ tỉ lệ mol giữa 2 chất này giải quyết yêu cầu đặt ra.
  2. Các phương pháp giải bài toán tăng giảm khối lượng: * Phương pháp đại số : +) Đặt ẩn cho số mol chất phản ứng +) Lập phương trình biểu diễn độ tăng ( hoặc giảm ) +) Giải tìm ẩn và kết luận * Phương pháp suy luận tăng giảm: Từ độ tăng( giảm) theo đề và tăng (giảm) theo PTHH ta tìm được số mol của các chất bằng hệ số. Phạm vi sử dụng: Đối với các bài toán xảy ra thuộc phản ứng: - Phản ứng phân hủy - Phản ứng giữa kim loại mạnh, kim loại không tan trong nước đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối. Đặc biệt khi chưa biết rõ phản ứng xảy ra là hoàn toàn hay không thì việc sử dụng phương pháp này càng đơn giản hóa các bài toán hơn. 3. Các dạng toán thường gặp Dạng 1: Bài toán nhúng thanh kim loại A vào dung dịch muối của kim loại B. Khi nhúng thanh kim loại A vào dung dịch muối kim loại B (kim loại A mạnh hơn kim loại B). - Nếu sau khi nhúng, đề bài cho khối lượng thanh kim loại tăng (hoặc khối lượng kim loại B bám > khối lượng kim loại A tan) thì: Độ tăng khối lượng thanh = mKim loại B bám – mKim loại A tan. - Nếu sau khi nhúng, đề bài cho khối lượng thanh kim loại giảm (hoặc khối lượng kim loại B bám < khối lượng kim loại A tan) thì: Độ giảm khối lượng = mKim loại A tan – mKim loại B bám. Chú ý : Nếu gặp trường hợp một kim loại tác dụng với hỗn hợp muối ( hoặc ngược lại ) thì phản ứng nào có khoảng cách giữa 2 kim loại xa hơn thì sẽ xảy ra trước. Khi phản ứng này kết thúc thì mới xảy ra các phản ứng khác. * Phương pháp tăng giảm khối lượng vẫn có thể áp dụng trong trường hợp bài tập vừa có phản ứng tăng, vừa có phản ứng giảm. Dạng 2: Bài toán nhiệt luyện VD: CuO + H2 → Cu + H2O Độ giảm khối lượng chất rắn = mO = mCuO phản ứng – mCu tạo thành Dạng 3: Bài toán nhiệt phân VD: A → B + C + D↑ Độ giảm khối lượng chất rắn = Lượng khí D giải phóng Dạng 4: Dạng khác - Kim loại + dung dịch axit - Muối này chuyển hóa thành muối khác … Một số bài tập áp dụng VD1: Kim loại + Dung dịch muối Nhúng một thanh sắt nặng 8 gam vào 500 ml dung dịch CuSO4 2M. Sau một thời gian lấy lá sắt ra cân lại thấy nặng 8,8 gam. Xem thể tích dung dịch không thay đổi thì nồng độ mol/lit của CuSO4 trong dung dịch sau phản ứng là bao nhiêu?

Giải:

Phương trình hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (1) Theo bài ra: x mol x mol Khối lượng KL tăng = mCu bám vào – mFe tan ra = 64x – 56x = 8x = 8,8 – 8 \=> x = 0,1 mol Số mol CuSO4 ban đầu là: 0,5. 2 = 1 (mol) CM(CuSO4 dư) = (1 – 0,1)/0,5 = 1,8M VD2: Kim loại + dd axit Ḥòa tan m gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M (hóa trị II) trong dung dịch HCl dư thu được 1,008 lít khí (đktc) và dung dịch chứa 4,575 gam muối khan. Tính giá trị của m? Giải: R + 2nHCl → RCln + nH2 nH2 = 0,045 mol => nHCl = 0,09 mol Khối lượng muối khan = mKL + mCl ð mKL = m Muối khan – mCl = 4,575 – 0,09.35,5 = 1,38 gam VD3: Muối này chuyển hóa thành muối khác Khối lượng muối thu được có thể tăng hoặc giảm do có sự thay thế anion gốc axit này bằng gốc anion gốc axit khác, sự thay thế luôn tuân theo quy tắc hóa trị ( nếu hóa trị của nguyên tố kim loại không thay đổi) *Từ 1 mol CaCO3 1 mol CaCl2 = 35,5.2-(12.16.3)=11 (cứ 1 mol CO32- hóa trị II phải được thay thế bằng 2 mol Cl- hóa trị 1) *Từ 1 mol CaBr2 2mol AgBr = 2.108-40 = 176 (cứ 1 mol Ca2+ hóa trị II phải được thay thế bằng 2 mol Ag+ hóa trị I) VD4: Bài toán nhiệt luyện Ví dụ: Cho 4,48l CO (đktc) tác dụng với FeO ở nhiệt độ cao một thời gian, sau phản ứng thu được chất rắn X có khối lượng nhỏ hơn 1,6g so với khối lượng FeO ban đầu. Tính khối lượng Fe thu được và % thể tích CO2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng? Giải: FeO + CO → Fe + CO2 mgiảm =mO (oxit đã pư) = 1,6/16 = 0,1 mol ⇒ nFe = = 0,1 mol mFe = nFe. MFe = 0,1.56 = 5,6g Theo bảo toàn nguyên tố ta có: nhỗn hợp khí sau pư = nCO ban đầu = 0,2 mol \=>% thể tích khí CO2 = .100% = 50% Vận dung: Thổi từ từ V(l) hỗn hợp khí CO và H2 đi qua hỗn hợp bột CuO, Fe2O3, Al2O3 trong ống sứ đung nóng. Sau khi xảy ra phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y chỉ gồm khí CO2 và hơi nước, nặng hơn hỗn hợp X ban đầu 0,32g.Tính giá trị của V? VD5: Bài toán nhiệt phân Ví dụ: Nhiệt phân a(g) Zn(NO3)2 sau 1 thời gian dừng lại làm nguội và đem cân thấy khối lượng giảm đi 6,48 (hiệu suất phản ứng là 60%). Tính giá trị của a? Giải: Zn(NO3)2 → ZnO + 2NO2 + O2 x 1,2x 0,3x (mol) (Vì H = 60%) mrắn giảm = mNO2 + mO2 = 1,2x.46 + 0,3.32x = 6,48 \=>x = 0,1 mol a = 18,9 gam

Có rất nhiều dạng bài tập trong suốt quá trình học tập ở bậc phổ thông mà học sinh cần ghi nhớ. Lượng kiến thức nhiều như đại dương không thể nào đếm xuể, thế nên muốn học tốt học đều, chúng ta đều cần phương pháp. Phương pháp học tập hay nhất là nắm được phương pháp để làm bài tập cho từng dạng. Với dạng bài tập tăng giảm khối lượng cũng vậy, nếu như bạn có được trong tay phương pháp giải kèm theo việc siêng năng rèn luyện bài tập tăng giảm khối lượng thì chắc chắn sẽ có thể mang đến cho người học cơ hội học tập tốt hơn.

1. Kiến thức chung về dạng toán tăng giảm khối lượng

Bài toán tăng giảm khối lượng là một trong những dạng bài tập hoá học phổ biến, ví dụ như bài tập cân bằng phương trình hoá học, các phương trình hoá học lớp 9 cần nhớ, bài tập về tốc độ phản ứng, bài tập hoá đại cương, các phương trình hoá học lớp 8 cần nhớ, bài ca hoá trị, các dạng bài tập hoá 10, bài tập về nguyên tử lớp 8, bài ca nguyên tử khối, chất có nhiệt độ sôi cao nhất, bài tập chất khí, cách đọc bảng tuần hoàn hoá học,... có thể giải nhanh với cơ chế tính dựa trên sự chênh lệch về mặt khối lượng khi có sự biến đổi về chất. Qua đó phục vụ mục đích chính là tính toán nhanh chóng số mol của chất khí tham gia vào một phản ứng.

Cách tính bài toán tăng giảm khối lượng
Kiến thức chung về bài toán tăng giảm khối lượng

Để làm tốt bài toán hóa học nàn, bạn cần phải đi từ việc nắm bắt vững vàng nền tảng lý thuyết. Trong đó trước tiên hãy thông tỏ nguyên tắc trong tính toán dạng bài tập này nhé!

Vì có bản chất là một bài toán giải nhanh cho nên bạn cần dựa trên nguyên tắc của sự biến đổi chất mà chúng ta đã nhăc tới ở trên, số mol qua đó cũng sẽ được tính ra nhanh chóng. Sau khi hiểu được điều này, người học sẽ có những phương pháp cần thiết để áp dụng trong khi giải bài toán về tăng – giảm khối lượng. Trước khi tham khảo các bài tập cụ thể, hãy nắm trong tay phương pháp trước nhé.

\>> Xem thêm: Trung tâm luyện thi đại học

2. Các phương pháp giúp bạn giải hiệu quả các bài toán tăng – giảm khối lượng

2.1. Sử dụng phương pháp đại số

Cách tính bài toán tăng giảm khối lượng
Bài toán về tăng giảm khối lượng

Với phương pháp này, học sinh tiến hành theo 3 bước sau đây:

Bước thứ nhất cần đặt ẩn: ẩn được đặt áp dụng cụ thể với đại lượng là số mol của chất phản ứng

Bước thứ 2 học sinh sẽ phải xây dựng phương trình. Mục đích chính của việc này chính là để có thể biểu diễn một cách rõ ràng, chi tiết nhất về mức độ tăng hoặc mức độ giảm của phản ứng.

Bước thứ 3 là tiến hành giải bài tập để tìm ẩn. Ẩn số sau khi được tìm ra thì sẽ kết thúc bằng kết luận.

2.2. Dùng phương pháp suy luận về sự tăng và giảm khi giải bài toán tăng giảm

Trong đề bài thường sẽ đưa chi tiết thông tin về độ tăng hoặc độ giảm hoặc có thể đưa roa phương trình hóa học để biể diễn về sự tăng giảm kèm theo mức độ đó. Dựa vào những dữ kiện này để đi tìm số mol từng chất tham gia phản ứng.

Cách tính bài toán tăng giảm khối lượng
Bài tập về tăng giảm khối lượng

Lưu ý rằng khi bạn gặp bài toán yêu cầu giải quyết trường hợp xảy ra phản ứng giữa kim loại với hỗn hợp muốn hoặc tác dụng ngược lại hỗn hợp muối tác dụng với kim loại thì hãy xem phản ứng nào tạo ra khoảng cách xa hơn giữa hai kim loại thì phản ứng đó sẽ xảy ra trước. Khi kết thúc phản ứng này phản ứng tiếp theo mới tiếp tục xảy ra.

Hãy ngó qua ví dụ sau để hiểu hơn điều chúng ta vừa đề cập:

Cho bài tập với dữ liệu: hỗn hợp gồm có Sắt (Fe) và Đồng (Cu) vào trong dung dịch Bạc nitrat (AgNO3) thì bạn cần tìm ra Fe hay Cu cái nào phản ứng trước cái nào phản ứng sau.

Đáp án chính là Cu phản ứng sau Fe vì nếu Fe phản ứng sau, tức còn dư cuối cùng thì sẽ không thể tạo ra được muối của đồng.

Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng phương pháp này để phục vụ cho dạng bài có hai điện kiện song song đó là vừa mang phản ứng giảm và vừa mang phản ứng tăng. Điển hình có thể thấy trong ví dụ dưới đây:

Cho sắt (Fe) và kẽm (Zn) cùng tác dụng trong dung dịch Đồng II Nitrat (Cu(NO3)2). Kết quả độ tăng khối lượng sẽ không cần thực hiện tính toán riêng cho từng kiểu phản ứng.

\>> Xem thêm: Cách sử dụng máy tính Casio fx 570ms

Cách tính bài toán tăng giảm khối lượng
Phương pháp giải Bài tập tăng giảm khối lượng

3. Các dạng bài tập trong bài toán tăng – giảm khối lượng

3.1. Dạng bài tập cho một kim loại tác dụng với muối của kim loại có độ phản ứng yếu hơn

Phương pháp giải dạng bài này như sau:

Đầu tiên bạn cần đặt ẩn số cho khối lượng, gọi là x, đơn vị gam (g) của kim loại mạnh hơn. Tiếp theo đó là lập phương trình hóa học cho bài toán và dựa trên hai điều kiện bao gồm điều kiện của đề bài đã cho và điều kiện về phương trình hóa học vừa lập được để tìm ra có bao nhiêu kim loại đã tham gia. Khi có được kết quả này thì cũng đồng nghĩa rằng bạn tìm được số lượng cụ thể của những chất khác có trong phản ứng.

Thường dạng toán này sẽ được áp dụng trong trường hợp cho kim loại tác dụng cùng dung dịch muối và yêu cầu người giải phải tìm ra sự tăng/ giảm của kim loại đó sau phản ứng. Có nhiều trường hợp có thể xảy ra. Trong đó:

+ Trường hợp 1: khi thanh kim loại tăng thì bạn có thể tìm ra khối lượng của nó qua phép tính lấy khối lượng của kim loại sau trừ đi khối lượng trước đó sẽ có được đáp án về độ tăng.

+ Trường hợp 2: tìm khối lượng giảm của thanh kim loại bằng cách lấy khối lượng trước của kim loại trừ đi khối lượng sau của kim loại.

+ Trường hợp 3: Đề bài đã cho các dữ liệu bao gồm: khối lượng kim loại tăng hoặc giảm bao nhiêu phần trăm thì bạn sẽ đặt khối lượng ban đầu của nó là m (g). Từ đó tìm ra khối lượng tăng theo đơn vị phần trăm m.

Cách tính bài toán tăng giảm khối lượng
Các dạng bài tập trong bài toán tăng – giảm khối lượng

Một số bài tập cho dạng bài tập này bạn có thể tham khảo:

Bài tập 1: Cho lá đồng với khối lượng là 6g vào trong dung dịch Bạc Nitrat. Phản ứng sẽ xảy ra, cho đến khi phản ứng xong thì bạn hãy rửa nhẹ và làm khô lá đồng này, đem cân lên thì đã thấy khối lượng lá đồng không còn là 6g nữa mà đã tăng lên thành 13,6g. Yêu cầu tính khối khối lượng đã phản ứng của đồng.

Bài tập 2: Bạn ngâm trong dung dịch Đồng sunfat 10% một miếng sắt nặng 320g. Sau phản ứng, toàn bộ đồng trong dung dịch CuSO4 đã bị đẩy ra và bám trên thanh sắt. Khi đó, đo được miếng sắt đã tăng khối lượng lên 8%. Yêu cầu của bài tập là xác định khối lượng ban đầu của miếng sắt.

Bài tập 3: Cho 50g sắt (hình thức là 1 thanh sắt) vào trong 400 mililit Đồng Sunfat (CuSO4). Để một thời gian phản ứng nhất định thì người ta thu được kết quả là thanh sắt này đã tăng thêm 4% nữa.

Yêu cầu:

  1. Tìm khối lượng của đồng thoát ra khỏi dung dịch đồng sunfat trong điều kiện lượng đó sẽ bám toàn bộ trên thanh sắt.
  1. Tính nồng độ của dung dịch được tạo thành là Fe(SO4)2. Điều kiện dung dịch không thay đổi thể tích.
    \>> Xem thêm: Khoa học lớp 5

3.2. Dạng bài tăng giảm khối lượng của dung dịch sau phản ứng hoặc của chất kết tủa

Dạng này thường đem đến cho học sinh những bài tập dạng như sau:

Thứ nhất là bài toán cho số lượng a (g) muối Cl của các kim loại Ca, Ba, Mg với đơn vị tính là gam đem tác dụng cùng Cacbonat. Sản phẩm thu được là muối kết tủa có b (g). Yêu cầu tìm ra công thức cho sản phẩm muối kết tủa đó.

Bạn cần phải tìm được số mol của muối clorua được kết tủa này để giải quyết yêu cầu đề bài. Tìm ra độ giảm của muối bằng công thức lấy a – b.

Tiếp theo là xác định xem phân tử muối có công thức nào để xây dựng công thức cho nó.

Cách tính bài toán tăng giảm khối lượng
Giải bài toán tăng – giảm khối lượng

Thứ hai là bái toán cho khối lượng muối CO3 của các kim loại thuộc nhóm hóa trị II đem phản ứng cùng với dung dịch loãng dư H2SO4, kết quả sẽ thu được một khối lượng muối sunfat nhất định. Nhiệm vụ của người học sinh là tìm ra công thức cho phẩn tử của muối CO3.

Tương tự, bạn cần tìm ra số mol của muối, sau đó xác định công thức của RCO3 để xác lập công thức cho nó.

Bài tập tham khảo về bài toán tăng giảm khối lượng:

Tải xuống ngay

Ngoài ra bạn cũng có thể tải về các tài liệu dưới đây để luyện giải thuần thục dạng bài tập tăng giảm khối lượng này:

Tải xuống ngay

Tải xuống ngay

Tải xuống ngay

Tải xuống ngay

Tải xuống ngay

Tải xuống ngay

Tải xuống ngay

Tải xuống ngay

Tải xuống ngay

Tải xuống ngay

Tải xuống ngay

Tải xuống ngay

Tải xuống ngay

Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích cho quá trình học tốt hóa học trong nội dung chương trình liên quan đến tăng giảm khối lượng các chất sau phản ứng. Khi càng siêng năng làm nhiều bài tập thì chắc chắn bạn sẽ càng có nhiều hứng thú hơn với môn học này. Chúc các bạn học sinh sẽ luôn học tập tốt!