Tháng trước, bà ngoại Tít lên chơi, thấy cháu đờm đặc, mũi dãi cứ xanh lè, bà xuýt xoa rồi mắng: “Con mẹ mày lại làm cháu bà ốm rồi hả?, khổ thân con quá!”. Em lại ngoạc mồm ra cãi: “Trời rét thế này, đứa nào chả ốm hả bà”. Chưa hết buổi sáng, bà hỏi: "Mấy ngày thằng Tít chưa tắm rồi?", em liền bảo: "Cháu đang có mũi nên gần tuần nay chưa tắm mẹ ạ!". Bà liền cau mày: "Chết thật, thế thì ngứa ngáy khó chịu lắm! ra kia lấy cái túi vào đây, có tí mũi dãi thì xông cái này xong khỏi hết!". Trộm vía, đúng là tắm theo cách của bà tốt thật các mẹ ạ. Con chẳng bị sổ mũi hay ho hắng gì nữa. Em chia sẻ cho các mẹ tham khảo nha: 1. Thời điểm tắm tốt nhất cho con vào mùa đông Vào mùa đông các mẹ không nên tắm cho con vào quá sớm hoặc quá muộn trong ngày. Khi trời lạnh thì thời điểm tốt nhất các mẹ nên tắm cho trẻ khoảng 10h đến 10h30 vào buổi sáng hoặc từ 1h đến 4h vào buổi chiều. Bởi vì trong khoảng thời gian này nhiệt độ ngoài trời khá ấm và thân nhiệt của con ổn định có thể thích nghi được với nước khi tắm, từ đó không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của con. 2. Cách chuẩn bị nước tắm - Các mẹ nên sử dụng nước lá dân gian (sả, gừng, mùi... những thứ vừa sát khuẩn lại giúp ấm người, lưu thông khí huyết cho con) hoặc nếu không có thì pha nước tắm với vài giọt tinh dầu (như tinh dầu tràm, dầu khuynh diệp, tinh dầu sả chanh…) để tắm gội, cũng vừa giúp làm sạch cơ thể, lại giúp bảo vệ con khỏi những bệnh vặt như cảm lạnh, ho, sổ mũi đồng thời giúp xua đi côn trùng cực hiệu quả. Ví dụ như nhà em, bà nội rất cẩn thận và kì công: Mẹ mua khoảng nửa cân sả, thái nhỏ ra rồi sao khô cất vào 1 lọ. Mỗi lần tắm, chỉ cần lấy 1 nhúm sả cho vào nồi rồi đun sôi lên, là con đã có 1 nồi nước tắm thơm lừng mà phòng ngừa được tỉ thứ bệnh. Tít nhà em mũi dãi vậy mà tắm xông vài đợt cũng khỏi tiệt. - Các mẹ phải chú ý duy trì nhiệt độ nước tắm từ 32 đến 34 độ C và nhiệt độ môi trường xung quanh không được quá lạnh giao động khoảng 28 -29 độ C. Có thể dùng đèn sưởi để làm ấm phòng các mẹ ạ. - Mực nước trong chậu không nên để quá nhiều, sao cho khi đặt con vào nước ngập quá vai là được, vì nếu để nhiều mà mẹ không chú ý có thể làm con sặc nước. 3. Những điều cần hết sức để ý khi tắm cho con vào mùa đông - Vào mùa đông, các mẹ không nhất thiết ngày nào cũng phải tắm cho trẻ mà chỉ nên tắm khoảng 2 đến 3 lần/tuần nhưng phải vệ sinh cho con mỗi ngày. Khi vệ sinh các mẹ chỉ cần lau sạch cơ thể bé với nước đủ ấm và chú ý là lau khô lại phần từ dưới rốn xuống chân. - Trước khi tắm cho con, các mẹ phải chú ý đến trạng thái của trẻ, nếu con vừa ngủ dậy thì nên đợi cho con tỉnh táo trở lại. Không nên tắm cho con khi còn đang "ngủ gà ngủ gật" bởi vì khi đó nhiệt độ cơ thể không ổn định rất dễ bị mất nhiệt và cảm lạnh khi tắm. - Các mẹ nên tắm cho con trong phòng đóng kín cửa, tránh gió lùa vào. Tốt nhất là khi tắm các mẹ nên đặt lò sưởi giúp không khí trong phòng luôn ấm. - Quần áo mặc cho con sau khi tắm các mẹ nên ủ ấm để khi con mặc sẽ không bị rùng mình. - Sau khi gội đầu cho con, các mẹ cần tắm cho bé từ dưới lên trên. Sau khi rửa sạch tay chân thì tắm dần lên người. - Những bộ phận cần phải lau khô và giữ ấm luôn cho bé sau khi tắm xong là gan bàn tay, bàn chân. Thời gian tắm cho bé không nên kéo dài quá, mẹ phải thật nhanh chóng làm sạch các bộ phận trên cơ thể trẻ và đặc biệt không để con trong nước quá lâu.