Cách sử dụng bình chia độ đo the tích chất lỏng

1. Đo thể tích chất lỏng là gì?

Đo thể tích chất lỏng là so sánh thể tích chất lỏng đó với một thể tích khác đã được chọn làm đơn vị.

2. Đơn vị đo thể tích

Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l)

Ngoài ra còn dùng:

   Đềximét khối (dm3)

   Xentimét khối (cm3) = 1 cc

   Milimét khối (mm3)

   Mililít (ml)

   1l = 1 dm3; 1 ml = 1 cm3 = 1 cc

   1 m3 = 1000 dm3 = 1000000 cm3 = 1000000000 mm3 = 1000000 ml = 1000000 cc

3. Đo thể tích chất lỏng

– Để đo thể tích chất lỏng ta dùng các bình có các vạch chia (gọi là bình chia độ), ca đong hay can…

– Trên mỗi bình chia độ đều có:

      + Giới hạn đo (GHĐ) của bình là giá trị lớn nhất ghi ở vạch cao nhất trên bình.

      + Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của bình là thể tích giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình.

Trên ca đong hay can có GHĐ nhưng có thể có hoặc không có các vạch chia (có thể có hoặc không ĐCNN).

Lưu ý: Trên một cái can có ghi 5l thì ta hiểu can đo đựng được chất lỏng có thể tích tối đa là 5l hay còn gọi là dung tích của can là 5l

4. Cách đo thể tích

Muốn đo thể tích chất lỏng cho chính xác ta tuân theo các bước sau:

– Ước lượng thể tích cần đo.

– Chọn bình chia độ có GHĐ và có ĐCNN thích hợp.

– Đặt bình chia độ thẳng đứng.

– Đặt mắt nhìn ngang bằng với độ cao mực chất lỏng trong bình.

– Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.

1. Cách xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình

– Xác định giới hạn đo: Là giá trị lớn nhất ghi trên bình hay can.

– Xác định độ chia nhỏ nhất ta theo các bước sau:

      + Xác định đơn vị đo của bình.

      + Xác định n là số khoảng cách chia giữa hai số ghi liên tiếp (số bé và số lớn).

      + ĐCNN =

(có đơn vị như đơn vị ghi trên bình)

Ví dụ: Trên bình chia độ có ghi số lớn nhất là 250 và cm3. Giữa số 50 và số 100 có 10 khoảng chia thì: GHĐ = 250 cm3 và ĐCNN =

= 5 cm3

2. Ước lượng và chọn bình chia độ cho thích hợp

– Ước lượng: Bằng mắt và kinh nghiệm trong cuộc sống ta đoán thể tích cần đo khoảng bao nhiêu.

– Chọn bình chia độ:

      + Chọn bình chia độ có GHĐ sao cho lớn hơn thể tích ước lượng và có ĐCNN có giá trị càng nhỏ thì kết quả đo càng chính xác.

      + Nếu thể tích cần đo mà nhỏ thì ta chọn bình có tiết diện đáy nhỏ.

3. Cách đặt bình và đọc kết quả

– Đặt bình chia độ thẳng đứng trên mặt phẳng nằm ngang.

– Đặt mắt nhìn ngang bằng với độ cao mực chất lỏng trong bình.

– Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng theo công thức:

         V = N + (n’.ĐCNN)

Trong đó: N là giá trị nhỏ ghi trên bình mà ở gần mực chất lỏng

                n’ là số khoảng chia kể từ vạch có giá trị nhỏ (N) đến vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.

A. giá trị lớn nhất ghi trên bình.

B. giá trị giữa hai vạch chia ghi trên bình.

C. thể tích chất lỏng mà bình đo được.

D. giá trị giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên bình.

Giới hạn đo của bình chia độ là giá trị lớn nhất ghi trên bình.

⇒ Đáp án A

A. mét (m)

B. kilôgam (kg)

C. Mét khối (m3) và lít (l)

D. mét vuông (m2)

Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l)

⇒ Đáp án C

A. Đặt bình chia độ nằm ngang.

B. Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.

C. Đặt mắt nhìn xiên với độ cao mực chất lỏng trong bình.

D. Đặt mắt nhìn vuông góc với độ cao mực chất lỏng trong bình.

Khi đo thể tích chất lỏng cần đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình ⇒ Đáp án B

A. 0,00015 m3; 0,15

B. 0,00015 m3; 0,015

C. 0,000015 m3; 0,15

D. 0,0015 m3; 0,015

150 ml = 0,00015 m3 = 0,15

A. V1 = 22,3 cm3

B. V2 = 22,50 cm3

C. V3 = 22,5 cm3

D. V4 = 22 cm3

Thể tích đo được phải là bội số của 0,5 cm3 và phần thập phân phải lấy một chữ số

⇒ Đáp án C

A. Thể tích của hộp sữa là 200 ml.

B. Thể tích sữa trong hộp là 200 ml

C. Khối lượng của hộp sữa

D. Khối lượng sữa trong hộp

Hộp sữa tươi có ghi 200 ml cho biết thể tích sữa trong hộp là 200 ml ⇒ Đáp án B

A. Bình 100 ml và có vạch chia tới 1 ml.

B. Bình 500 ml và có vạch chia tới 5 ml.

C. Bình 1000 ml và có vạch chia tới 5 ml.

D. Bình 2000 ml và có vạch chia tới 10 ml.

Để đo thể tích của một chất lỏng còn gần đầy chai 1 lít chọn bình 1000 ml và có vạch chia tới 5 ml là phù hợp nhất.

⇒ Đáp án C

A. Khách hàng cần mua 1,4 lít

B. Khách hàng cần mua 3,5 lít

C. Khách hàng cần mua 2,7 lít

D. Khách hàng cần mua 3,2 lít

Người đó chỉ bán được dầu cho khách hàng cần mua 3,5 lít

⇒ Đáp án B

A. GHĐ 150 ml, ĐCNN 30 ml

B. GHĐ 150 ml, ĐCNN 15 ml

C. GHĐ 150 ml, ĐCNN 20 ml

D. GHĐ 150 ml, ĐCNN 10 ml

GHĐ của bình là 150 ml

Giữa số 30 và 60 có 3 khoảng chia nên ĐCNN của bình là:

⇒ Đáp án D

A. 38 cm3      B. 39 cm3

C. 36 cm3      D. 35 cm3

n = 5 ; ĐCNN =

= cm3

N = 30 ; n’ = 4

Vậy thể tích mực chất lỏng trong bình là:

V = N + (n’.ĐCNN) = 30 + (4.2) = 38 cm3 ⇒ Đáp án A

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu hỏi: Hãy trình bày cách đo thể tích chất lỏng.

Trả lời:

Quảng cáo

Để đo thể tích chất lỏng, ta thực hiện các bước sau:

Bước 1: Ước lượng thể tích cần đo.

Bước 2: Chọn bình chia độ có giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) phù hợp

Bước 3: Đặt bình chia độ thẳng đứng

Bước 4: Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.

Bước 5: Đọc và ghi kết qua đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng. cm3

Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi thường gặp môn Vật Lí lớp 6 hay và chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài 500 Công thức, Định Lí, Định nghĩa Toán, Vật Lí, Hóa học, Sinh học được biên soạn bám sát nội dung chương trình học các cấp.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ đề