Cách quan sát đánh giá con người năm 2024

1. Những người có đầu óc đầy tính phản biện, lý trí và chú ý về chi tiết thường có xu hướng ngại việc vỗ tay:

Họ sẽ không vỗ tay chỉ vì mọi người xung quanh đều làm như vậy và họ chẳng thấy chút áp lực nào để phải bắt chước theo người khác. Những người này chỉ vỗ tay khi họ thật sự ấn tượng với một điều gì đó.

2. Những người tự tin thường không cảm thấy xấu hổ khi bị người khác thấy họ đang một mình:

Họ quá bận với việc đi tiếp cuộc đời mình và tiến lên nên chả còn thời giờ xem người khác nghĩ gì về mình. Những người này cũng có xu hướng biết quý trọng sự riêng tư của bản thân.

3. Những người thường chạy theo xu hướng thời trang thường khá thích giao du và ngây ngô:

Họ ám ảnh với mạng xã hội và phụ thuộc vào sự chấp nhận của những người xung quanh để cảm thấy tự tin. Mấy anh chị này còn nghĩ bản thân mình là “chất chơi” và “thời thượng”. Ờ không đâu ha. Có mấy người đi mua mấy loại thời trang chắp vá từ đồ rởm, ví dụ như là mấy đôi bốt thắt dây cao đến gần đầu gối (the lowlands) của hãng Stuart Weitzman nhưng thực chất chúng là đồ phế thải không ai mua. Một số người khác thuộc loại này thì thực sự mặc đồ hàng hiệu chính cống với thái độ khoe mẽ.

4. Những người đã giàu có từ nhiều đời nay sẽ chả bao giờ khoe mẽ của cải và sự giàu có của họ.

5. Những ai cười với người lạ có một tinh thần sắt thép ghê gớm:

Họ không quan tâm người ta sẽ phản ứng thế nào, họ chỉ muốn lan tỏa yêu thương mà thôi. Những người này, đã từng trải qua rất nhiều sóng gió trong cuộc đời của mình.

6. Tôi nghĩ khá quan trọng để tin cảm giác ngay từ lần đầu gặp một ai đó:

Năng lượng hào quang và sự thể hiện nhân cách có thể cho ta biết nhiều điều.

7. Cách mà người ta đi đứng có thể nói lên trạng thái tinh thần mà họ đang có:

Người thành công thường có dáng đi như kiểu bản thân họ có một sứ mệnh phải hoàn thành: sải chân dài và nhanh nhẹn. Người trầm cảm thường đi đứng chậm chạp thiếu sức sống hơn.

8. Cách người ta đối xử với bản thân: Nếu như họ tử tế và thấu cảm với chính mình thì có khả năng họ sẽ dễ chấp nhận người khác hơn. Nếu họ liên tục tàn nhẫn với chính mình, họ có thể làm điều tương tự với bạn. Họ không phải cứ dùng miệng chỉ trích bạn, mà đằng sau họ sẽ âm thầm phán xét bạn bất kể phút giây nào.

9. Ánh nhìn:

Họ đang nhìn cái gì? Cái gì thu hút sự chú ý của họ? Họ có sợ phải giao tiếp bằng mắt hay không? Họ có giữ ánh nhìn của mình lâu không hay là cứ đảo mắt xung quanh? Theo dấu ánh mắt của người ta để biết họ đang chú ý đến thứ gì. Trong một căn phòng với nhiều người và đồ vật thì họ sẽ nhìn cái gì?

Nếu người ta nhìn xuống sàn nhiều, thường họ đang có nhiều điều suy nghĩ và trầm tư. Tôi hay làm vậy khi tôi còn nhỏ. Quan trọng không kém đó là người ta để ý đến những đồ vật khác nhau tùy vào sở thích của cá nhân họ.

Một điều mà tôi để ý ở những người hay có ánh nhìn xa xăm đó là họ rất giàu óc tưởng tượng, sáng tạo phát minh. Họ thường thích thú khi phân tích những vấn đề mang tính vĩ mô và để cho đầu óc mình tự do bay bổng. Những người có đôi mắt cau có, sắt bén thì có đầu óc phân tích và rất tỉ mỉ. Họ có tiếng là người có khả năng quan sát trong lặng thầm.

Cuối cùng, tôi không nghĩ những ai có thể giả vờ ấm áp và thân thiện lại là những người mang trên gương mặt mình đôi mắt của sự cảm thông gắn kết. Những người không ôm hận quá lâu là những người tuyệt vời nhất mà bạn biết đấy.

10. Những ai hay giữ vững việc giao tiếp bằng mắt cho thấy sự tự tin và chân thật ở nhiều trường hợp.

Trong mọi khía cạnh của cuộc sống cũng như trong môi trường làm việc, kỹ năng quan sát rất quan trọng và đòi hỏi mỗi cá nhân phải có chủ đích, ghi chú và kết nối các sự kiện có liên quan để giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả. Vậy cụ thể kỹ năng quan sát là gì và các vấn đề xoay quanh, hãy cùng Học Viện PMS tìm hiểu tại bài viết dưới đây!

Cách quan sát đánh giá con người năm 2024
Kỹ năng quan sát quan trọng trong công việc và cuộc sống

Mục lục

Kỹ năng quan sát là khả năng hình dung, đánh giá và phân tích sự vật, hiện tượng trong môi trường xung quanh để đưa ra nhận định chính xác về một vấn đề hoặc tình huống cụ thể. Đây là một kỹ năng mềm quan trọng và cần thiết trong công việc và cuộc sống hàng ngày của con người.

Việc đơn thuần chỉ nhìn hoặc thấy, quan sát là việc tập trung vào một mục tiêu cụ thể với một ý định rõ ràng. Ngoài yếu tố thị giác và tính cá nhân ra, thì kỹ năng quan sát có thể được rèn luyện và cải thiện theo thời gian.

Cách quan sát đánh giá con người năm 2024
Kỹ năng quan sát là gì?

Một số ví dụ về kỹ năng quan sát:

  • Trong y tế: Khi khám cho bệnh nhân, việc quan sát tốt sẽ giúp bác sĩ sẽ chẩn đoán được các bệnh lý, triệu chứng, chỉ số sinh lý,… để từ đó đưa ra các quyết định chính xác trong việc điều trị.
  • Trong giáo dục: Giáo viên có khả năng quan sát tốt sẽ dễ phát hiện ra các vấn đề HSSV đang gặp phải trong quá trình học. Để từ đó đưa ra các phương pháp dạy phù hợp với tình hình hiện tại và đồng thời giải quyết được các vấn đề khác.
  • Trong đời sống: Khi đi dạo trên phố, bạn có thể chú ý đến những chi tiết như: cảnh vật, con người, âm thanh,… Điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thế giới xung quanh.
  • Trong công việc: Khi thực hiện một nhiệm vụ, bạn có thể chú ý đến những chi tiết nhỏ như: cách thức thực hiện công việc, các yếu tố cần lưu ý,… Điều này sẽ giúp bạn tránh mắc sai lầm và hoàn thành công việc một cách hiệu quả, đúng tiến độ.

Đọc thêm: Kỹ năng giao tiếp hiệu quả là gì? 11 cách giao tiếp tốt nhất

2. Tầm quan trọng của kỹ năng quan sát

Nhiều người đưa ra câu hỏi “kỹ năng quan sát có thực sự quan trọng không”. Thì câu trả lời đây là kỹ năng rất quan trọng trong cuộc sống hằng ngày, kể cả trong công việc và học tập. Nó được thể hiện cụ thể, bao gồm:

  • Giúp phát hiện vấn đề: Khi quan sát một vấn đề hoặc đối tượng một cách tỉ mỉ, chúng ta dễ dàng phát hiện những lỗ hổng hoặc các chi tiết nhỏ có thể gây ra tác động nghiêm trọng. Nhờ điều này, chúng ta có thể chủ động và đưa ra các giải pháp để khắc phục vấn đề, từ đó tránh được những tình huống không mong muốn.
  • Thích ứng tốt với sự thay đổi: Kỹ năng quan sát giúp mọi người nhận biết dễ dàng các xu hướng và sự thay đổi trong môi trường xung quanh. Điều này cho phép chúng ta cập nhật, điều chỉnh hành vi và nâng cao kỹ năng để thích ứng với những thay đổi này.
  • Phát triển sự sáng tạo: Việc quan sát tỉ mỉ về một tình huống giúp chúng ta tìm ra các phương pháp tiếp cận sáng tạo để giải quyết vấn đề hoặc thúc đẩy sự phát triển. Đồng thời, nó cũng tăng cường khả năng nhạy bén của chúng ta đối với các sự kiện diễn ra xung quanh, giúp chúng ta đánh giá và đối phó một cách hiệu quả với các tình huống.
  • Xây dựng mối quan hệ: Nhờ khả năng thấu hiểu cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của người khác thông qua quan sát, chúng ta có thể tương tác và giao tiếp một cách hiệu quả hơn để từ đó xây dựng một mối quan hệ tốt.
  • Giúp đưa ra quyết định chính xác: Kỹ năng quan sát tốt giúp chúng ta thu thập thông tin một cách tỉ mỉ và chi tiết hơn, điều này giúp hiểu rõ sâu hơn về tình huống và vấn đề mà chúng ta đang gặp phải. Đồng thời giúp chúng đưa ra quyết định và giải pháp chính xác hơn.
    Cách quan sát đánh giá con người năm 2024
    Kỹ năng quan sát đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quan sát

3.1 Khả năng quan sát, lắng nghe trong giao tiếp

Một khía cạnh quan trọng của giao tiếp là kỹ năng lắng nghe hiệu quả. Khi sở hữu khả năng này, chúng ta có thể quan sát được người đang nói, trình bày ý kiến và hiểu được thông điệp họ muốn truyền đạt.

Hãy tập trung vào những yếu tố giao tiếp không lời của người khác, bao gồm biểu cảm trên khuôn mặt, giọng điệu, cử chỉ,… Điều này giúp chúng ta tương tác phù hợp và tôn trọng đối phương. Ngoài ra, việc sử dụng kỹ năng quan sát khách hàng tốt giúp đảm bảo rằng cuộc giao tiếp diễn ra một cách chính xác và hiệu quả.

Bên cạnh đó việc giao tiếp cũng rất quan trọng, vì thế để nâng cao khả năng quan sát trong giao tiếp, các bạn có thể tham khảo ngay lớp dạy kỹ năng giao tiếp tại Học Viện PMS cho triển khai hiệu quả mang tính thực tiễn cao.

3.2 Tập trung tới các chi tiết nhỏ

Chú ý đến các chi tiết nhỏ là khả năng tiếp cận và hoàn thành nhiệm vụ một cách tỉ mỉ, chính xác. Kỹ năng này đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường năng suất và giúp quan sát hiệu quả hơn để từ đó có những điều chỉnh phù hợp.

Bằng cách tập trung vào các chi tiết nhỏ, chúng ta có thể phát hiện những vấn đề tiềm ẩn hoặc hiểu rõ hơn thông điệp toàn diện của một đối tượng cụ thể, điều này sẽ giúp chúng ta cải thiện kỹ năng quan sát ngày càng tốt hơn.

Cách quan sát đánh giá con người năm 2024
Tập trung chú ý tới các chi tiết nhỏ là điều cần thiết

\>>> Đọc thêm nội dung: Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình thực hiện ra quyết định

3.3 Trí tuệ cảm xúc

Trí tuệ cảm xúc là khả năng đánh giá, điều chỉnh và quản lý cảm xúc của bản thân. Đánh giá khả năng thấu hiểu, đồng cảm với cảm xúc của người khác. Kỹ năng này giúp thiết lập mối quan hệ có ý nghĩa và là một công cụ quan trọng trong quá trình quan sát hiệu quả.

Bằng cách nhận biết trạng thái cảm xúc của người khác, chúng ta có thể tương tác và hành động một cách thích hợp và phù hợp với họ.

3.4 Tư duy phản biện

Kỹ năng quan sát của bạn cũng phụ thuộc vào việc tư duy chín chắn. Kỹ năng tư duy phản biện và phân tích bối cảnh cùng với sự kiện giúp bạn hiểu một vấn đề một cách tỉ mỉ và cặn kẽ. Điều này đòi hỏi bạn phải giữ một tư duy khách quan khi xác định vấn đề và đề xuất các giải pháp hiệu quả.

Cách quan sát đánh giá con người năm 2024
Tư duy phản biện tốt giúp đánh giá vấn đề một cách hiệu quả

Xem thêm ví dụ về tư duy tích cực và 8 phương pháp cải thiện

4. Cách rèn luyện kỹ năng quan sát hiệu quả

4.1 Tập trung

Để quan sát tốt, bạn cần tập trung quán sát trong mọi thời điểm mà không bị phân tâm bởi các yếu tố gây phiền nhiễu bên ngoài. Hãy cố gắng quan sát để có được những thông tin cần thiết, chi tiết và đầy đủ nhất.

Bằng cách tập trung phân tích, theo thời gian thì kỹ năng quan sát của bạn sẽ được cải thiện và trở thành một người có khả năng nhìn nhận nhạy bén, nhanh nhẹn.

4.2 Cởi mở

Hãy cởi mở bản thân trước khi quan sát, việc cởi mở sẽ giúp bạn nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, không bị ảnh hưởng bởi định kiến cá nhân và có thể đạt được các kết quả tích cực. Khi quan sát, hãy cố gắng đặt câu hỏi và tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.

4.3 Kết hợp đa giác quan

Ngoài việc sử dụng thị giác, hãy sử dụng cả thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác để quan sát. Điều này sẽ giúp bạn thu thập được nhiều thông tin hơn để từ đó đưa ra các suy luận cho từng vấn đề, tình huống phù hợp nhất.

Cách quan sát đánh giá con người năm 2024
Nên kết hợp đa giác quan để quan sát

4.4 Chú ý đến các chi tiết nhỏ

Các yếu tố lớn thường dễ dàng nhận biết và quan sát, tuy nhiên, tập trung vào các chi tiết nhỏ sẽ giúp cải thiện kỹ năng quan sát của chúng ta. Khi thành thạo hơn trong việc quan sát các chi tiết nhỏ, chúng ta sẽ có khả năng hiểu rõ hơn và đưa ra các suy luận chính xác hơn về các tình huống hoặc đối tượng chúng ta đang quan sát.

4.5 Không phán xét

Kỹ năng quan sát đòi hỏi mỗi cá nhân phải tập trung vào thực tế, quan tâm đến thông tin và dữ liệu có cơ sở và không để bị ảnh hưởng bởi quan điểm, cảm xúc hoặc suy nghĩ cá nhân.

Việc đánh giá một cách chủ quan thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp khi giải quyết vấn đề và có thể dẫn đến việc đưa ra các quyết định sai lầm, đặc biệt là trong các ngành như y tế, xây dựng và nhiều lĩnh vực khác.

4.6 Luyện tập thường xuyên

Kỹ năng nào cũng cần được luyện tập thường xuyên mới có thể cải thiện. Vì vậy, hãy dành thời gian để quan sát mọi thứ xung quanh mỗi ngày để có thể cải thiện kỹ năng quan sát ngày càng tốt hơn.

4.7 Sống chậm lại

Sẽ rất khó để quan sát chi tiết mọi thứ nếu chúng ta luôn trong tình trạng hấp tấp, vội vã. Vì vậy, hãy cố gắng phát triển thói quen sống chậm, điều này không có nghĩa là kéo dài mọi thứ, thay vào đó chúng ta tập trung vào từng hành động một một cách cẩn thận và tỉ mỉ.

5. Một số bài tập giúp rèn luyện khả năng quan sát

5.1 Quan sát một bức tranh

Bạn hãy thử cách dành thời gian để quan sát một bức tranh và ghi lại những gì bạn thấy như màu sắc, đường nét, bố cục và ý nghĩa của bức tranh.

5.2 Quan sát buổi sự kiện

Ngoài ra, để có thể rèn luyện kỹ năng quan sát, bạn có thể tham gia một sự kiện nào đó và cố gắng quan sát mọi thứ xung quanh. Hãy chú ý đến những người tham dự, hoạt động diễn ra và cảm xúc của mọi người xung quanh.

5.3 Quan sát một người

Hãy quan sát một người trong khoảng 5 phút và ghi lại những gì bạn nhận thấy. Hãy tập trung chú ý đến ngoại hình, cử chỉ, hành vi, lời nói và cảm xúc của người đó.

Kỹ năng quan sát là một trong những kỹ năng quan trọng cần phải có và nên được rèn luyện hàng ngày. Mặc dù việc trở thành người có khả năng quan sát tốt đòi hỏi thời gian dài để rèn luyện trong thời gian dài, nhưng nó sẽ đem lại nhiều cơ hội, đặc biệt trong công việc. Đồng thời, nó cũng giúp bản thân luôn sẵn sàng để đối phó với mọi tình huống trong cuộc sống.