Cách mạng công nghiệp 5.0 là gì

Chính trị Mặt trận Xã hội Kinh tế Tiếng dân Văn hóa Thể thao Pháp luật Quốc tế Sức khỏe Khoa học

Cách mạng công nghiệp 5.0 là gì

Thế giới đã trải qua nhiều cuộc cách mạng công nghiệp, khởi đầu từ khoảng những năm 1750 và chúng ta không chắc chắn rằng đâu sẽ là điểm kết thúc, khi con người không còn gọi những đột phá về khoa học công nghệ làm thay đổi xã hội loài người là cuộc cách mạng công nghiệp nữa. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, khoảng cách của các cuộc cách mạng công nghiệp ngày càng ngắn lại và sự đào thải với những kẻ chậm chân càng trở nên nghiệt ngã hơn.

Bạn đang xem: Thời đại 5.0 là gì

Con người đã mất hàng thế kỉ để khởi đầu với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, lần thứ 2 và thứ 3 xảy ra sau mỗi gần 100 năm nhưng chỉ mất khoảng 40 năm để bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0). Và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 5 sẽ xảy ra trong tương lai gần hơn nữa.

Kể từ cuộc Cách mạng công nghiệp đầu tiên, con người đã hiểu được tiềm năng của việc áp dụng công nghệ như một phương tiện tiến bộ. Máy móc hơi nước, dây chuyền lắp ráp tự động và máy tính là một số tiến bộ đã diễn ra trong vài thế kỷ qua, tất cả đều hướng đến thúc đẩy năng suất và hiệu quả công việc.

Trong giai đoạn cuộc cách mạng công nghiệp 3.0 và 4.0, ngành công nghệ số đã nổi lên để dẫn dắt sự phát triển thay vì những ngành công nghiệp truyền thống trước đây. Những công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, kết nối vạn vật, big data, điện toán đám mây đã giúp tạo ra rất nhiều tri thức dựa trên dữ liệu và cũng đồng thời giúp nâng cao hiệu suất. Điều đó đã giúp hình thành nhiều mô hình như sản xuất thông minh, năng lượng thông minh, thành phố thông minh ...

Trong bối cảnh đó, mục tiêu phát triển là giảm thiểu sự tham gia của con người và ưu tiên quá trình tự động hóa. Ở một mức độ nhất định, con người đang phải cạnh tranh với máy móc trong một số công việc.

Tuy nhiên, viễn cảnh về cách mạng công nghiệp 5.0 lại là một xu hướng khác. Mục tiêu của cuộc cách mạng này là giảm bớt chú trọng vào công nghệ và máy móc và tập trung phát triển nâng cao tương tác giữa người và máy. Đây là sự kết hợp tuyệt vời giữa tính sáng tạo không có giới hạn của con người với mức độ chính xác tuyệt đối của máy móc.

Chính phủ và giới công nghệ ở các nước dẫn đầu thế giới về công nghệ đã bắt đầu nghiên cứu thiết kế những nguyên tắc và giới hạn của tương tác người - máy để chuẩn bị cho tương lai không xa.

Nhiều chuyên gia đã khẳng định, Cách mạng công nghiệp 5.0 là điều tất yếu sẽ diễn ra, và mốc thời gian đã được xác định rất gần: 2035 hoặc sớm hơn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là toàn bộ lao động sẽ bị thay thế bởi robot, hay Cobot như cách gọi hiện nay về kết hợp giữa người và máy.

Xem thêm: Phương Hướng Xây Dựng Quân Đội Nhân Dân Hiện Nay, Bài 2: Những Chủ Trương Mới Về Xây Dựng Quân Đội

Theo một báo cáo gần đây của Harvard Business Review, khoảng từ 20% và 80% công việc nhất định có thể được thay thế bằng máy móc, nhưng không có công việc nào có thể tự động hóa 100%. Điều này có nghĩa là ngay cả với viễn cảnh phát triển trong tương lai, robot sẽ không thay thế con người hoàn toàn.

Thực tế là robot giúp tăng năng suất và các công ty có thể tuyển dụng nhiều người hơn. Do đó, robot sẽ tạo ra việc làm thay vì loại bỏ chúng. Tuy nhiên, những ngành sản xuất truyền thống thâm dụng lao động sẽ phải rất nhanh chóng chuyển đổi sang mô hình hoạt động mới khi nền tảng tương tác người - máy được phát triển ở mức độ cao hơn. Các nhà máy sản xuất sẽ dần dịch chuyển sang mô hình sản xuất mà ở đó họ có thể cung cấp lượng hàng hóa nhiều hơn, nhanh hơn với chi phí rất thấp và cần ít nhất can thiệp của con người. Khi đó, con người sẽ chỉ còn đảm nhiệm các vị trí lao động mang lại giá trị gia tăng cao dựa trên sáng tạo và trong công việc quản lý các hệ thống robot trong dây chuyền sản xuất với sự hỗ trợ của các Cobot.

Trong tương lai không xa, những lao động trong các nhà máy sản xuất sẽ phải là những người mang lại giá trị gia tăng cao trong sản phẩm. Họ phải có kiến thức chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể để tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường. Họ cần sử dụng các giác quan tinh tế để đánh giá và điều chỉnh công việc. Họ có thể có hiểu biết đặc biệt về vật liệu và quy trình sản xuất. Họ có thể là chuyên gia sáng tạo. Những người sẽ bị loại bỏ là những người lao động dành cả ngày để thực hiện các công việc nhàm chán, lặp đi lặp lại hoặc công việc nguy hiểm. Robot và Cobot có thể và sẽ làm công việc này tốt hơn. Cùng với đó là những lợi thế cạnh tranh dựa trên lao động giá rẻ của các quốc gia đang phát triển sẽ nhanh chóng mất đi.

Có thể thấy rằng, những quốc gia nào có thể chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và 5.0 trong tương lai sẽ có nhiều lợi thế phát triển so với các quốc gia chậm chân hơn. Và hơn thế nữa, cuộc cách mạng công nghiệp 5.0 trong tương lai với tương tác người - máy ở mức độ cao sẽ thay đổi hoàn toàn cách thức chúng ta sản xuất, kinh doanh. Chính vì vậy, chúng ta cần chuẩn bị trước cho những thay đổi trong tương lai, dựa trên những nền tảng chúng ta đang tích cực xây dựng để chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Để bắt kịp Cách mạng công nghiệp 4.0, Đảng và Chính phủ cũng đã có nhiều chỉ đạo kịp thời, quyết liệt để Việt Nam có thể tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại cũng như tạo ra những nền tảng vững chắc làm động lực để chúng ta tham gia với vai trò chủ động hơn trong tương lai.

Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết về “Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” với quan điểm: chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là yêu cầu tất yếu khách quan; là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, gắn chặt với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng; đồng thời nhận thức đầy đủ, đúng đắn về nội hàm, bản chất của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để quyết tâm đổi mới tư duy và hành động, coi đó là giải pháp đột phá với bước đi và lộ trình phù hợp là cơ hội để Việt Nam bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội.

Phát huy tinh thần chủ động bứt phá, với khát vọng về một Việt Nam hùng cường, chúng ta không chỉ nên tận dụng tốt những cơ hội về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn phải sẵn sàng cho cuộc đua khốc liệt hơn trong tương lai - Cách mạng công nghiệp 5.0 đang ở rất gần.

Đăng bởi: Admin | Lượt xem: 2018 | Chuyên mục: Chia Sẻ

bài viết tìm hiểu về cuộc cách mạng công nghiêp 5.0 mà thế hệ X tương lai sẽ trải qua trong thời gian tới

Cách mạng công nghiệp 5.0 là gì


Những cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử nhân loại

1. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

Bắt đầu vào khoảng năm 1784. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất này là việc sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng công nghiệp này được đánh dấu bởi dấu mốc quan trọng là việc James Watt phát minh ra động cơ hơi nước năm 1784. Phát minh vĩ đại này đã châm ngòi cho sự bùng nổ của công nghiệp thế kỷ 19 lan rộng từ Anh đến châu Âu và Hoa Kỳ.

Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại – kỷ nguyên sản xuất cơ khí, cơ giới hóa. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã thay thế hệ thống kỹ thuật cũ có tính truyền thống của thời đại nông nghiệp (kéo dài 17 thế kỷ), chủ yếu dựa vào gỗ, sức mạnh cơ bắp (lao động thủ công), sức nước, sức gió và sức kéo động vật bằng một hệ thống kỹ thuật mới với nguồn động lực là máy hơi nước và nguồn nguyên, nhiên vật liệu và năng lượng mới là sắt và than đá. Nó khiến lực lượng sản xuất được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ, tạo nên tình thế phát triển vượt bậc của nền công nghiệp và nền kinh tế. Đây là giai đoạn quá độ từ nền sản xuất nông nghiệp sang nền sản xuất cơ giới trên cơ sở khoa học. Tiền đề kinh tế chính của bước quá độ này là sự chiến thắng của các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, còn tiền đề khoa học là việc tạo ra nền khoa học mới, có tính thực nghiệm nhờ cuộc cách mạng trong khoa học vào thế kỷ XVII.

2. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 diễn ra từ khoảng năm 1870 đến khi Thế Chiến I nổ ra. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần này là việc sử dụng năng lượng điện và sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra khi có sự phát triển của ngành điện, vận tải, hóa học, sản xuất thép, và (đặc biệt) là sản xuất và tiêu dùng hàng loạt. Cuộc CMCN lần thứ 2 đã tạo nên những tiền đề mới và cơ sở vững chắc để phát triển nền công nghiệp ở mức cao hơn nữa.

Cách mạng công nghiệp 5.0 là gì

Cuộc cách mạng này được chuẩn bị bằng quá trình phát triển 100 năm của các lực lượng sản xuất trên cơ sở của nền sản xuất đại cơ khí và bằng sự phát triển của khoa học trên cơ sở kỹ thuật. Yếu tố quyết định của cuộc cách mạng này là chuyển sang sản xuất trên cơ sở điện - cơ khí và sang giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản xuất, tạo ra các ngành mới trên cơ sở khoa học thuần túy, biến khoa học thành một ngành lao động đặc biệt. Cuộc cách này đã mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt, được thúc đẩy bởi sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp. Công nghiệp hóa thậm chí còn lan rộng hơn tới Nhật Bản sau thời Minh Trị Duy Tân, và thâm nhập sâu vào nước Nga, nước đã phát triển bùng nổ vào đầu Thế Chiến I. Về tư tưởng kinh tế - xã hội, cuộc cách mạng này tạo ra những tiền đề thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở quy mô thế giới.

3. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 xuất hiện vào khoảng từ 1969, với sự ra đời và lan tỏa của công nghệ thông tin (CNTT), sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Cuộc cách mạng này thường được gọi là cuộc cách mạng máy tính hay cách mạng số bởi vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính, máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990).

Cuộc cách mạng này đã tạo điều kiện tiết kiệm các tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực xã hội, cho phép chi phí tương đối ít hơn các phương tiện sản xuất để tạo ra cùng một khối lượng hàng hóa tiêu dùng. Kết quả, đã kéo theo sự thay đổi cơ cấu của nền sản xuất xã hội cũng như những mối tương quan giữa các khu vực I (nông - lâm - thủy sản), II (công nghiệp và xây dựng) và III (dịch vụ) của nền sản xuất xã hội. Làm thay đổi tận gốc các lực lượng sản xuất, cuộc Cách mạng KH&CN hiện đại đã tác động tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội loài người, nhất là ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển vì đây chính là nơi phát sinh của cuộc cách mạng này.

4. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Cách mạng công nghiệp 5.0 là gì

Cách mạng Công nghiệp 4.0 (hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư) xuất phát từ khái niệm “Industrie 4.0” trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013. “Industrie 4.0” kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa Công nghiệp, Kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong.

Cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Khi so sánh với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, 4.0 đang tiến triển theo một hàm số mũ chứ không phải là tốc độ tuyến tính. Hơn nữa, nó đang phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp ở mọi quốc gia. Và chiều rộng và chiều sâu của những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị.

Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data). Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, Cách mạng Công nghiệp 4.0 tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu. Cuối cùng là lĩnh vực Vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions…) và công nghệ nano.

Hiện Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, một phần châu Á. Bên cạnh những cơ hội mới, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra cho nhân loại nhiều thách thức phải đối mặt.

Mặt trái của Cách mạng Công nghiệp 4.0 là nó có thể gây ra sự bất bình đẳng. Đặc biệt là có thể phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp, nhất là những người làm trong lĩnh vực bảo hiểm, môi giới bất động sản, tư vấn tài chính, vận tải.

5. Cách mạng công nghiệp 5.0 kỷ nguyên mới cho thế giới

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ năm, hay Công nghiệp 5.0, sẽ tập trung vào sự “hợp tác” giữa con người và máy móc, vì trí thông minh của con người hoạt động hài hòa với “điện toán nhận thức”. Bằng cách đưa con người trở lại sản xuất công nghiệp với sự phối hợp của robot, người công nhân sẽ được nâng cao kĩ năng để cung cấp các giá trị gia tăng trong sản xuất, dẫn đến TUỲ BIẾN VÀ CÁ NHÂN HOÁ SẢN XUẤT SẢN PHẨM HÀNG cho khách hàng.

Nền công nghiệp 4.0 bắt đầu chuyển sang công nghiệp 5.0 khi chúng ta bắt đầu cho phép khách hàng tùy chỉnh sản phẩm theo những gì họ muốn. Chúng ta có thể thiết kế chương trình trực tuyến, lựa chọn giảng viên… chúng ta có thể lựa chọn chi tiết vật , lựa chọn nhà cung cấp, lựa chọn nhà sản xuất… từ ở bất cứ đâu trên thế giới, với yêu cầu tốt nhất, công nghệ tốt nhất, mức giá tốt nhất…

Ví như bạn có thể vào trang web của hãng xe hơi BMW và chọn loại xe bạn muốn với hàng ngàn biến số khác nhau, không chỉ màu sắc, đèn pha, nội thất… mà còn rất nhiều chi tiết khác mà bạn muốn. Công nghiệp 5.0 đưa khái niệm cá nhân hóa lên một tầm cao mới.

Cách mạng công nghiệp 5.0 là gì

Ví dụ khác, ngành y tế đang nghiên cứu ra một thiết bị tụy nhân tạo để thay thế tự nhiên. Người mắc bệnh tiểu đường loại 1 được cấp một thiết bị lấy máu và đo glucose cho lượng đường trong máu của họ. Thiết bị đó “nói chuyện” với một thiết bị khác sau đó đưa insulin vào máu của họ. Đó chỉ là một khâu điều trị cho một cá nhân đặc biệt, nhưng thiết bị đó có một kích thước phù hợp với tất cả (one size fits all) và các chuyên gia y tế đang làm hết sức để test thử và điều chỉnh sao cho có thể điều khiển để nó hoạt động cho các cá nhân khác.

Bệnh tiểu đường loại 1 rất khó kiểm soát vì tất cả chúng ta đều có cơ chế trao đổi chất khác nhau, kích cỡ cơ thể khác nhau với độ dày da khác nhau, hành vi, lối sống khác nhau… Nếu chuyển sang Công nghiệp 5.0, công nghệ cho phép cung cấp cho các cá nhân một ứng dụng tuân theo lối sống và thói quen của họ, đồng thời nền công nghiệp y tế cũng tạo ra các quy trình chữa bệnh để kiểm soát bệnh tiểu đường và cuối cùng là tạo ra một thiết bị nhỏ hơn, riêng biệt và mạnh mẽ hơn mà phù hợp với từng cá nhân. Vì vậy, đối với những người mắc bệnh tiểu đường, khả năng sản xuất theo quy trình Công nghiệp 5.0 sẽ thay đổi hoàn toàn cuộc sống đối với họ. Các công nghệ được triển khai trong đó là các kỹ thuật trí tuệ nhân tạo (AI) được cá nhân hoá. Về cơ bản, nó hiểu và tìm ra cách cơ thể bạn sẽ phản ứng với chính thiết bị, sau đó thực hiện các phép đo từ thực tế và tìm hiểu cách cơ thể phản ứng lại. Sau đó là đưa kết quả vào quy trình sản xuất để tạo ra tuyến tụy nhân tạo tốt nhất dành cho cá nhân cụ thể đó.

Trong Công nghiệp 5.0, mối quan hệ mới giữa con người và máy móc sẽ ra sao? Khi bạn chuyển từ Công nghiệp 4.0 sang Công nghiệp 5.0, các công việc được tạo ra có giá trị còn cao hơn nữa so với trước đây vì quyền tự do thiết kế – phản ứng – sáng tạo sản phẩm đã lại quay lại được trao cho con người – người sử dụng sản phẩm.

Một nghiên cứu gần đây từ Meggitt cho thấy không gian làm việc không trở nên nhỏ hơn về mặt sản xuất xung quanh con người; nó thực sự trở nên lớn hơn. Con người có nhiều trách nhiệm hơn và người ta xử lí công việc trong một môi trường rộng lớn hơn nhưng dễ dàng hơn, mà An toàn hơn môi trường trước đó. Các nhà sản xuất trong các xưởng sản xuất bắt đầu tham gia nhiều hơn vào quá trình thiết kế hơn là quá trình sản xuất – nơi có thể được tự động hóa nhiều hơn hoặc ít hơn. Nó cho phép tự do trong không gian thiết kế và sáng tạo… và cho phép các sản phẩm được tạo ra mang tính cá nhân hoá và chuyên biệt hơn.

Khi các nhà máy ngày càng trở nên tự động, con người sẽ gia tăng giá trị như thế nào?
Công nghiệp 5.0 sẽ cho chúng ta khả năng tiệm cận vòng lặp trong thiết kế. Chúng ta có thể đạt được những giới hạn vật lý lên thiết kế.

Ví dụ, nếu bạn đang cố gắng chế tạo máy bay thế hệ tiếp theo, thì bạn đã bị hạn chế bởi khả năng sản xuất của ngày hôm nay. Bạn cũng bị hạn chế bởi lượng dữ liệu/ thông tin mà bạn có từ hoạt động bên trong của động cơ hiện tại hoặc máy bay đang bay. Và nó hạn chế khả năng của bạn đưa dữ liệu/thông tin đó trở lại quy trình thiết kế.

Với Công nghiệp 5.0, bạn sẽ có thể tự động hóa quy trình sản xuất tốt hơn, điều đó có nghĩa là bạn sẽ có dữ liệu thời gian thực đến từ hoạt động đang diễn ra trong thực tế.

Mô hình kinh doanh của Rolls-Royce, trong mười năm qua, đã chuyển phần lớn doanh thu từ bán động cơ sang doanh thu mà 50% đến từ việc cung cấp dịch vụ cho động cơ. Họ có thể làm điều đó bởi vì họ hiểu thiết kế và hoạt động của động cơ đó. Họ biết quy trình kiểm soát chất lượng của động cơ đó là gì và họ biết họ muốn động cơ đó hoạt động như thế nào. Bất cứ nơi nào có động cơ Rolls-Royce hay GE trên thế giới, họ đều biết nó nhanh như thế nào, nóng như thế nào, phạm vi hoạt động của nó và vị trí của nó trong vòng đời hiệu suất so với khả năng hoạt động được thiết kế của nó.

Nếu cách mạng công nghiệp tiến đến giai đoạn tiếp theo và chúng ta có dữ liệu thời gian thực, liền mạch giữa các bộ phận, quy trình sản xuất và thiết kế, chúng ta sẽ đưa con người ra khỏi quy trình sản xuất, nhưng SẼ THAM GIA NHIỀU HƠN VÀO CÁCH SẢN PHẨM ĐƯỢC SỬ DỤNG VÀ LÀM THẾ NÀO SẢN PHẨM ĐƯỢC THIẾT KẾ CHẾ TẠO CHO MỤC TIÊU SỬ DỤNG CỦA TỪNG CÁ NHÂN bởi vì có nhiều thông tin hơn. Chẳng hạn, việc chuyển ngành công nghiệp ô tô và động cơ từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng điện sẽ là một thách thức thiết kế quan trọng và con người sẽ dễ dàng giải quyết hơn nếu các nhiệm vụ đơn giản và cơ bản được xử lý bằng các kỹ thuật trí tuệ nhân tạo và robot.

nguồn : http://www.raconteur.net 

           http://concetti.vn/news/legal_news/150/nhung-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-trong-lich-su-nhan-loai