Cách làm cao lá lốt

Lá lốt là vị thuốc lấy từ cây lá lốt, thường dùng để đắp, ngâm chân, ngâm rượu, nấu nước uống có tác dụng có tác dụng điều trị xương khớp, gai cột sống, thoái hóa khớp rất hiệu quả.

Nếu chúng ta tìm hiểu kĩ hơn, biết cách sử dụng hợp lý, kết hợp đúng bài thuốc thì đây là giải pháp hữu hiệu giúp xua tan nỗi lo đau nhức xương khớp và mang đến nhiều tác dụng đáng kinh ngạc.

Cách làm cao lá lốt
Lá lốt
Cách làm cao lá lốt
Lá lốt khô

Cách làm cao lá lốt

Đặc điểm cây lá lốt

Lá lốt là cây thân thảo còn có tên gọi khác là lá lốp, tên khoa học là (danh pháp hai phần: Piper sarmentosum), loài cây này thuộc họ hồ tiêu. Cây lá lốp là cây thân thảo, thường sinh trưởng ở những nơi có bóng râm, mát hay những nơi có ánh nắng. 

Cây lá lốt cao trung bình từ 30cm đến 40cm. Thân cây này rất yếu, có những đốt nhỏ li ti. Lá của cây là dạng đơn, có tán lá rộng, xòe to, ở phần trên của phiến có khoảng 5 hoặc 7 gân màu xanh nổi lên, ở phía bề mặt lá thường màu sẽ nhạt hơn. 

Cách làm cao lá lốt
Hình ảnh cây lá lốt

Hoa thường mọc ở thành từng cụm ở nách lá, hoa màu trắng và rất lâu tàn. Quả của cây là dạng quả mọng, ở bên trong quả có chứa hạt.

Tìm hiểu: Xuyên tâm liên – Kháng sinh thực vật trong điều trị COVID-19

Bộ phận dùng

Lấy lá làm gia vị, thực phẩm như Bò nướng lá lốt là một món ăn ngon đặc sắc của Việt Nam. Toàn thân và lá cây để làm thuốc, nhổ cả cây hoặc chỉ hái lá, dùng tươi bằng cách giã nát lấy nước cốt, hoặc sấy khô nấu nước uống, kết hợp các vị thuốc khác, rang với muối hột đắp lên chỗ đau nhức.

Nơi sống và thu hái

Cây lá lốp thường sinh sôi và phát triển ở các vùng thuộc phía bắc nước ta hoặc chúng ta cũng có thể tìm thấy được loài cây này mọc hoang ở rất nhiều nơi. Thời điểm thích hợp để có thể thu hoạch loài cây này thì hầu như là các mùa quanh năm. Ta có thể mang về sấy khô, cắt nhỏ để dễ bảo quản và sử dụng.

Cách làm cao lá lốt
Liên hệ mua lá lốt

Thành phần hoá học

Theo kết quả nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, bên trong lá lốt có chứa rất nhiều hoạt chất ancaloit, tinh dầu với những thành phần chủ đạo có trong nó là beta-caryophylen và chất benzyl axetat.

Vị thuốc lá lốt

Tính vị, quy kinh

Trong Đông y, cây lá lốp được đánh giá là có vị nồng, chống hàn và mang tính ấm. Quy kinh là kinh vị, gan, mật và tỳ.

Cách làm cao lá lốt
Lá lốt khô

Liều dùng

Khi muốn sử dụng dược liệu nào thì chúng ta cũng nên cân nhắc liều lượng và cách dùng của chúng. Đối với lá khô thì mỗi ngày ta sử dụng khoảng 8g đến 12g, mang đi sắc thuốc. Đối với lá tươi, ta có thể dùng khoảng 50g đến 100g mỗi ngày. 

Xem thêm: Cây long não – Dược liệu sát trùng, tiêu viêm có mùi hương ấn tượng.

Công dụng của cây lá lốt

Cây lá lốp được xem là vị thuốc quý trong Đông y vì giá thành rẻ, dễ kiếm nhưng lại có tác dụng thần kỳ có thể hỗ trợ và điều rất nhiều loại bệnh khác nhau. Nó còn có công dụng điều trị các chứng hàn, tê bại chân tay, phong, thấp.

Dưới đây là một số tác dụng nổi bật của cây lá lốt:

  • Điều trị đau nhức xương khớp
  • Chữa đau đầu, đau răng, nôn mửa.
  • Điều trị tiêu chảy.
  • Điều trị các bệnh liên quan đến thận.
  • Chữa đầy hơi, rối loạn tiêu hóa.
  • Chữa phù thũng.
  • Trị đổ mồ hôi trộm.
  • Chữa viêm lợi, giúp chắc chân răng.

Cách làm cao lá lốt

Lá lốt trị bệnh gì? Cách dùng các bài thuốc từ lá lốt

Lá lốt là một trong những nguyên liệu rất dễ gặp được trong các bài thuốc dân gian. Chúng ta có thể kết hợp cùng với các loại dược liệu khác để thành bài thuốc đem lại hiệu quả cao. Sau đây, mời bạn tìm hiểu các bài thuốc dân gian có sử dụng lá lốt trong chữa bệnh:

Chữa thoái hóa khớp bằng lá lốt

Lá lốt được nhiều người biết đến với khả năng điều trị các bệnh về xương khớp, đặc biệt là đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp. Một vài bài thuốc có công dụng giúp điều trị thoái hóa khớp bằng lá lốp.

Ngâm lá lốt và muối biển

Sự kết hợp giữa lá lốt và muối biển có thể giúp cải thiện các tình trạng viêm, đau nhức các khớp và khớp bị cứng, khó cử động. Ngoài ra, nó còn chứa rất nhiều chất giúp ngăn oxy hóa ở bên trong giúp cho tiêu trừ các gốc tự do, làm chậm lại các quá trình hư hại của các khớp sụn. 

Trong bài thuốc này còn có muối biển- đây là một nguyên liệu mà trong y học cổ truyền thì muối biển có công dụng dẫn thuốc vào trong kinh mạch, nâng cao hiệu quả của thảo dược. Từ đấy làm giảm đi rất nhiều các triệu chứng viêm khớp, khớp bị cứng, đau nhức xương khớp.

Bài thuốc:

  • 30g – 40g cây lá lốp (thân, rễ và lá cây).
  • 1 nắm muối hạt.
Cách làm cao lá lốt
Lá lốt chữa thoái hóa khớp

Cách dùng:

Rửa và ngâm trong nước muối cho sạch.

Tiếp theo, cắt thành các đoạn vừa phải, đun khoảng 2 lít nước, đợi nước sôi thì cho lá lốt vào, đun tiếp thêm khoảng 5 phút thì có thể tắt bếp, cho thêm lượng muối vừa phải.

Đổ nước ra chậu (thau), chờ cho nước thuốc nguội bớt thì có thể ngâm chân khoảng 15 đến 20 phút là được.

Tìm hiểu: Đỗ trọng – Vị thuốc bổ can thận, ích tinh, mạnh gân cốt

Bài thuốc uống từ lá lốt và cây cỏ xước

Cây cỏ xước có vị đắng, hơi chua, tính bình và có công dụng làm mạnh gân cốt, phá huyết, bồi bổ can thận. Nên rất nhiều người cũng sử dụng loài cây này để điều trị các bệnh về xương khớp.

Bài thuốc:

  • 1 nắm lá lốt.
  • Rễ vòi voi.
  • 1 ít cây cỏ xước.
  • Rễ cây bưởi bung (cây cơm rượu).

Cách dùng:

Sơ chế các nguyên liệu cho sạch rồi cho vào ấm sắc chung với khoảng 600 ml đến 700 ml nước. Sau khi đun sôi thì ta chắt nước ra rồi chia làm nhiều phần để uống trong ngày. 

Dùng liên tục khoảng 5 đến 7 ngày để có thể thấy được hiệu quả. Bài thuốc này đòi hỏi phải kiên trì vì hiệu quả thường đến chậm. Để có thể thúc đẩy quá trình điều trị, ta có thể kết hợp cùng với nhiều loại thuốc khác theo đơn thuốc thuốc của bác sĩ, các chuyên gia,…

Cách làm cao lá lốt

Cách làm cao lá lốt

Rượu lá lốt chữa thoái hóa khớp

Đối với nhiều loại thảo dược thì việc ngâm với rượu chính là cách tối ưu hóa được các dược tính có sẵn. Vì vậy, không quá lạ khi lá lốp cũng có thể ngâm rượu để giúp điều trị và làm giảm đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp.

Bài thuốc:

  • 3 nắm thân, rễ cây lá lốt.
  • 1 ít rượu trắng vừa đủ.

Cách dùng:

Mang đi rửa sạch và phơi qua 1 nắng, để lá lốt vào bình, đổ ngập rượu. Ngâm khoảng 10 đến 15 ngày là có thể mang ra sử dụng. 

Mỗi lần dùng lấy một ít rượu rồi thoa lên các khớp, xoa bóp đều tay để các tinh chất có trong rượu thuốc được thấm vào bên trong. 

Giã đắp lá lốt và muối biển

Đây là một phương pháp cô vùng thích hợp đối với các trường hợp bị viêm khớp, đau khớp gối do việc chuyển mùa hay biến đổi thời tiết. Bài thuốc này có khả năng hỗ trợ thúc đẩy tuần hoàn máu, làm giảm các chứng khớp bị cứng.

Bài thuốc:

  • 1 nắm lá lốt tươi.
  • 1 thìa muối biển.

Cách dùng:

Rửa lá lốp cho sạch rồi phơi cho ráo nước. Giã nhuyễn muối biển đã chuẩn bị. trộn các nguyên liệu lại rồi chùm trong khăn, vắt bớt nước ra rồi đắp lên vùng bị đau nhức ở khớp. Nếu trường hợp khớp của bạn bị đau nhức do lạnh thì ta có thể hơ cho nóng trước khi đắp lên.

Món ăn từ lá lốt

Ngoài ngâm rượu, ngâm chân hay đắp thuốc, lá lốp còn được nhiều người dùng để chế biến các món ăn như bà cuộn lá lốt, canh rau lá lốt thịt bằm,… Do chứa nhiều chất chống oxy hóa, ăn rau lá lốt có tác dụng làm giảm quá trình thoái hóa ở các sụn, làm ức chế các gốc tự do ở bên trong cơ thể. 

Cách làm cao lá lốt
Bò cuộn lá lốt

Bên cạnh đó, trong bữa ăn hàng ngày, bạn nên hạn chế sử dụng nhiều các gia vị nêm như: muối, dầu mỡ, măng và đường, những gia vị này có thể gây hại cho xương nếu lạm dụng lâu dài. 

Tham khảo: Cách ngâm rượu đinh lăng bổ gân mạnh cốt, khớp tốt dẻo dai.

Chữa đau nhức xương, khớp khi trời lạnh

Để tận dụng hết các tác dụng của cây lá lốp, người bệnh có thể kết hợp thực hiện nhiều bài thuốc cùng lúc như: ngâm chân, nấu nước uống, ngâm rượu xoa bóp,… để đạt được hiệu quả cao. Dưới đây là 3 cách dùng hiệu quả nhất:

Sử dụng lá lốt ngâm chân

Một phương pháp vô cùng hiệu quả và đơn giản đó là dùng lá lốt để ngâm chân. Cách này giúp ta lưu thông khí huyết, làm giãn các mạch ở ở bên trong cơ thể. Từ đó, giúp máu dễ dàng lưu thông, vận chuyển và bồi dưỡng những chất dinh dưỡng để đi nuôi những cơ bắp và xương khớp. 

Lấy khoảng 10 cây lá lốp đã già (rễ, thân, lá) thái nhỏ ra rồi nấu chung với khoảng 1 lít nước. Đun trong từ 15 đến 20 phút thì tắt. Ngâm chân trong nước thuốc cho đến khi nước thuốc nguội thì dừng lại. Kiên trì sử dụng để thấy được hiệu quả.

Cách làm cao lá lốt
Ngâm chân lá lốt

Chữa đau nhức xương khớp bằng lá lốt với bài thuốc uống 

Đem lá lốt nấu lấy nước kết hợp với một vài vị thuốc khác có công dụng chữa bệnh đau nhức xương khớp rất hiệu quả, cách làm lại đơn giản, người bệnh có thể dễ dàng thực hiện tại nhà.

Dưới đây là 2 bài thuốc phổ biến:

  • Bài thuốc 1: Lấy 10 – 15g lá khô, hãm với 700ml. Mỗi ngày thực hiện và uống hết sau bữa ăn tối, không để nước thuốc thừa qua đêm.
  • Bài thuốc 2: Kết hợp 20g lá lốt cùng các vị thuốc như rễ cỏ xước, rễ bưởi bung, rễ cây vòi voi, dây đau xương. Đem tất cả phơi khô, sao cho vàng rồi sắc với 1 lít nước. Đun hỗn hợp đến khi còn 500ml nước thì dừng rồi chia làm 3 lần uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc 3: Lá lốp, cây chìa vôi, cây tầm gửi, cỏ xước, thổ phục linh, cây xấu hổ (cây mắc cỡ), dền gai, mỗi thứ 20g, sắc uống với 1 lít nước.

Cách làm cao lá lốt

Thường xuyên dùng bài thuốc uống này từ 10 – 20 ngày sẽ thấy các triệu chứng đau nhức thuyên giảm đáng kể. Đặc biệt, phụ nữ sau sinh xương khớp nhức mỏi rã rời dùng bài thuốc sẽ thấy hiệu quả.

Xem thêm: Rễ nhàu – Xua tan nỗi lo đau nhức xương khớp.

Bài thuốc lá lốt ngâm rượu 

Đối với lá thuốc này, ngâm với rượu cũng là một trong những cách tận dụng hết các dược tính bên trong của nó. Bởi vậy, không quá lạ khi rau lá lốt cũng có thể ngâm rượu để giúp điều trị và làm giảm đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp.

Bài thuốc:

  • Thân, rễ, lá cây lá lốt phơi khô.
  • 1 ít rượu trắng vừa đủ.
  • 1 bình ngâm rượu.

Cách dùng:

Cho lá lốt vào bình ngâm rượu và đổ cho ngập rượu vào. Ngâm khoảng 10 đến 15 ngày là có thể mang ra sử dụng.

Mỗi lần dùng lấy một ít rượu rồi thoa lên các khớp, xoa bóp đều tay để các dược chất có trong rượu thuốc được thấm vào bên trong. ​​​​​​​Xoa bóp đều đặn mỗi ngày sáng và tối 2 lần để thấy các triệu chứng đau nhức xương khớp được cải thiện.

Chữa gai cột sống bằng lá lốt 

Để chữa gai cột sống bằng lá lốt, bạn  có thể thực hiện bằng lá tươi hoặc khô:

Cách 1: Lá tươi hái một nắm vừa đủ, rửa sạch, giã nát, nằm úp, đắp lên cột sống và nằm yên trong 30-40 phút. Làm đều đặn từ 14-20 ngày, trước khi đi ngủ để giúp máu lưu thông đều đặn, giảm đau nhức.

Cách làm cao lá lốt
Lá lốt chữa gai cột sống

Cách 2: Lá lốt khô cho lên chảo, rang với muối hột, cho tất cả vào miếng vải bó lại, đắp lên cột sống khi còn nóng. Thực hiện đều đặn tình trạng bệnh sẽ giảm hẳn.

Xem thêm: Cây phèn đen trị gai cột sống hiệu quả ít người biết.

Cách làm cao lá lốt
Liên hệ mua lá lốt

Chữa bệnh gout bằng lá lốt

Chúng ta cũng có thể ngâm chân bằng nước thuốc để trị bệnh gout. Chuẩn bị khoảng 30 – 40g lá lốt tươi nấu chung với khoảng 1 lít nước, sau khi nước sôi thì tắt rồi cho vào khoảng 5g đến 8g muối.

Khuấy cho tan muối rồi ngâm phần tay hoặc chân bị gout vào, ngâm khoảng 20 phút hoặc đến khi nước nguội thì có thể ngưng. Nên ngâm trước khi ngủ, kiên trì sử dụng để thấy được hiệu quả mà nó mang đến.

Một số bài thuốc khác từ lá lốt

  • Trị chứng ra nhiều mồ hôi ở tay, chân: Nấu khoảng 30g lá lốt đã được sao vàng cùng với 1 lít nước, còn khoảng 1 chén thì chia ra làm 2 lần uống trong ngày. Dùng liên tục 1 tuần thì nghỉ 4 ngày, sau đó lại tiếp tục theo chu kỳ trên cho đến khi có hiệu quả.
  • Chữa đau bụng: Lấy khoảng 25g lá tươi nấu cùng khoảng 400ml nước, cạn còn khoảng 100ml thì ngưng, chia làm 2 lần uống trong ngày.
  • Hỗ trợ điều trị viêm xoang: Lá rửa sạch, giã cho nhuyễn, nhét vào mũi để các chất trong lá thuốc tác động vào các xoang, kiên trì dùng mỗi ngày để thấy được hiệu quả. 

Xem thêm: Tía tô – Loại rau dại cực tốt cho người bệnh gout.

Dùng lá lốt chữa thoái hóa khớp có hiệu quả không?

Ngày nay, nhiều nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, các chất trong cây lá lốt có tác dụng chống oxy hóa, có khả năng kháng viêm và kháng sinh tốt. Nhờ đó, giúp giảm các triệu chứng đau nhức một cách hiệu quả.

Tuy đã có nhiều người thoát khỏi bệnh thoái hóa khớp nhờ sử dụng lá lốp, nhưng những hiệu quả lâm sàng thì chưa được công nhận rộng rãi. Vì vậy, bạn nên tham khảo tư vấn của thầy thuốc hoặc những người đã có kinh nghiệm sử dụng để áp dụng thành công.

Cách làm cao lá lốt

Tê bì chân tay? Tìm ngay: Cây huyết rồng – Thông kinh lạc, trị đau khớp cực hay.

Những lưu ý khi chữa bệnh bằng lá lốt

Dù cho có rất nhiều tác dụng giúp điều trị các bệnh lý thì chúng ta vẫn nên có một vài lưu ý sau:

  • Lá lốt có tác dụng hỗ trợ điều trị khi bệnh lý đang trong giai đoạn ổn định, nếu bệnh nặng thì cần nên gặp bác sĩ để được tư vấn. 
  • Nên kiên trì khi sử dụng các bài thuốc để thấy hiệu quả.
  • Tốt nhất nên tham khảo lời khuyên từ người thân, bạn bè đã đi trước để sử dụng hiệu quả.
  • Hiệu quả đến nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người, nếu quá trình sử dụng mà vẫn không thấy hiệu quả thì nên xem xét đổi qua vị thuốc khác.

Mua lá lốt ở đâu chất lượng? Giá bao nhiêu?

Hiện nay, rất nhiều nơi bán lá lốt, nhưng để có thể tìm được sản phẩm có chất lượng cao để điều trị bệnh được hiệu quả hơn thì ta nên xem xét chọn mua tại những địa chỉ uy tín.

Nếu bạn chưa biết lá lốt mua ở đâu thì hãy đến với Omega3.vn. Chúng tôi Omega3.vn là địa chỉ bán lá lốt chất lượng, giá cả ổn định, đem lại hiệu quả cao trong điều trị xương khớp. 

Thông tin liên hệ mua hàng: 

Omega Việt Nam – Vì sức khỏe cộng đồng

  • Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, P. 14, Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
  • SĐT liên hệ đặt hàng: 0902743250.
  • Website: https://omega3.vn/.
  • Giá bán: 120.000 đồng/kg.
Cách làm cao lá lốt
Nơi mua lá lốt uy tín

Cách làm cao lá lốt

Cách làm cao lá lốt

Tóm lại, lá lốt là vị thuốc dễ tìm, cách sử dụng đơn giản nhưng mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc. Vậy, qua bài viết hôm nay, bạn đọc hãy tận dụng vị thuốc cây lá lốt có sẵn trong vườn nhà để cải thiện sức khỏe xương cốt ngay nhé. Nếu có ai chưa biết đến cây thuốc này, hãy chia sẻ ngay bài viết đến họ.

Nguồn tham khảo:

Lá lốt (https://vi.wikipedia.org/)

Sách quý (Thuốc Nam – Lương Y Nguyễn Công Đức, Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam của lương y Đỗ Tất Lợi)

Các báo (baodantoc.vn, tuoitre.vn, thanhnien.vn, laodong.vn)