Cách gói chậu sen đá

Chúng ta đều biết rằng cây cảnh sẽ mất giá trị khi cành cây bị gãy hay dập, đặc biệt với những người yêu cây mỗi chiếc lá, nụ hoa đều thật quý báu. Chính vì vậy, việc di chuyển cây cảnh đi xa luôn là là nỗi lo của nhiều người, nếu vận chuyển không đúng kỹ thuật sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cành lá của cây, thậm chí là chết cây. 

Hiểu được điều đó, dưới đây Cây Xinh sẽ hướng dẫn các bạn cách vận chuyển cây đi xa vừa đúng kỹ thuật, lại vừa an toàn.

Đang xem: Cách vận chuyển sen đá đi xa

Xử lý cây cảnh trước khi vận chuyển

Hình ảnh: Làm thế nào để vận chuyển cây cảnh an toàn?

Cây cảnh nhỏ, cây để bàn

Với những loại cây này, cách chuẩn bị cho việc vận chuyển khá đơn giản. Chúng ta có thể thực hiện theo hai cách như sau: 

Cách đầu tiên, bạn chuẩn bị một vài cọc để cắm đứng xung quanh chậu cây, sau đó dùng màng PE hoặc túi nilon quấn lại để bảo vệ phần cành lá. Còn với phần chậu, chỉ cần dùng bìa carton hoặc xốp nổ quấn quanh chậu là xong. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể sử dụng giấy báo quấn quanh và cố định cây lại bằng dây thun hoặc băng keo, như vậy khi vận chuyển cây sẽ an toàn hơn.

Với cách thứ hai, bạn sẽ phải làm tỉ mỉ hơn. Đó là, bạn phải bóc cây cùng bầu rễ cây ra khỏi chậu, tiếp đến là sử dụng giấy báo để gói phần rễ, thân lại. Chú ý, nên bọc phần rễ của cây trước rồi mới thực hiện với các phần còn lại. Cuối cùng, hãy chuẩn bị một thùng carton với kích thước vừa phải để đặt cây cảnh bên trong, như vậy là bạn đã hoàn thành khâu chuẩn bị rồi.

READ:  Cách Chuyển Tiền Qua Atm Techcombank Mà Không Phải Ai Cũng Biết

Hình ảnh: Cây cảnh nhỏ, để bàn dễ đóng gói

Bên cạnh đó, nếu cần chuyển 3 – 4 cây cùng lúc thì hãy chuẩn bị thêm một thùng carton lớn hơn để chứa cây, tránh tình trạng khi xếp vào cây bị quá chật hoặc rộng sẽ gây va đập trong quá trình vận chuyển. 

Chậu cây kích thước trung bình và lớn

Với những loại cây trồng trong nhà có kích thước lớn, nếu có thể, bạn hãy chuyển cây cảnh từ chậu nặng như đất nung, sứ, đá, xi măng,… sang chậu nhựa để giảm kích thước cũng như khối lượng khi vận chuyển. Trong trường hợp không thể thay đổi chậu thì chúng ta phải tiến hành đóng gói theo hướng dẫn dưới đây nhé. 

Hình ảnh: Vận chuyển cây trung bình và lớn

Trước hết, bạn cần chuẩn bị các bao tải và bọc xung quanh chậu cây, tiếp đến dùng giấy báo cũ bọc một lớp nữa xung quanh thân cây, cành cây và chậu. sau đó, hãy dùng dây nilon nhựa cột vòng quanh thân cây cho gọn gàng. Cuối cùng chỉ cần đặt cây vào thùng bìa carton là có thể di chuyển cây rồi.

Một điều cần lưu ý, là trong quá trình đóng gói cây bạn cần tạo các lỗ thoáng ở thùng carton để cây có thể trao đổi khí giúp các chất độc được bài tiết ra ngoài, đảm bảo cây không bị chết trong quá trình vận chuyển.

Cây cảnh trồng trên mặt đất, chưa có chậu

Quá trình chuẩn bị trước khi vận chuyển cho cây cảnh chưa có chậu hay cây đã trồng trên mặt đất sẽ khó hơn và mất rất nhiều thời gian hơn so với hai loại trước. 

Với những loại cây này, bạn cần tìm hiểu xem giống cây đó thuộc loại rễ nào để có phương pháp đào phù hợp nhất. Nếu là rễ cọc thì bạn cần đào sâu, là rễ chùm hoặc rễ bên phát triển ngang thì phải đào rộng hơn để tránh làm rễ hư tổn.

Hình ảnh: Cần tìm hiểu về cây trước khi đào

Sau khi đào lên, cây phải được bọc lại kỹ bằng những miếng nilon lớn hoặc bao tải. Bạn cũng có thể cho vào các chậu cây vừa vặn và bọc lại như cách làm với cây trong chậu đã nêu trước đó.

Xem thêm: Address Là Gì – Vietgle Tra Từ

Song song đó, trước khi vận chuyển vài ngày, chúng ta nên đào hố tại khu vườn mới trước, như vậy khi cây chuyển đến là có thể trồng ngay, tránh tính trạng cây bị khô héo. Hố trồng cây nên có kích thước to hơn một chút so với dự kiến, để đặt cây vào thuận tiện hơn. Đồng thời, nên lấy một ít đất từ khu vườn cũ cho vào hố mới. Việc này sẽ giúp cây dần dần thích nghi môi trường sống mới, tăng khả năng sống sót của cây.

Cây cảnh có nhiều cành, gai và hoa

Đối với những cây có nhiều cành, gai và hoa chúng ta phải di chuyển làm sao để cây còn nguyên vẹn và hoa vẫn tươi là điều không dễ dàng gì. Chính vì vậy, trong khâu đóng gói yêu cần bạn phải thật khéo léo để đảm bảo cây không đâm vào những cây khác hoặc va chạm với những người đi đường trong lúc vận chuyển cây cảnh đi xa. 

Hình ảnh: Đóng gói cây cảnh cẩn thận

Những cây có hoa cần được bọc kỹ càng, nhất là đối với cánh hoa thì phải có lưới bảo vệ riêng tránh bung nở hoặc va chạm. Còn đối với cây có cành lá sum suê, tốt nhất chúng ta nên cắt tỉa bớt các cành vươn dài. Như vậy, vừa vận chuyển dễ hơn, vừa giúp cây không bị mất nước và dễ dàng hồi phục sau quá trình di chuyển.

READ:  Hướng Dẫn Cách Chuyển Tiền Qua Tin Nhắn Điện Thoại, Sms Banking

Một điều nữa cần chú ý là nên chọn những thùng để đóng gói cây có độ chắc chắn, cứng cáp và vừa vặn với cây. Như vậy, cây vừa có không gian “thở”, vừa đảm bảo không bị va chạm hay bị gãy khi vận chuyển.

Chăm sóc cây sau vận chuyển 

Đây chính khâu quan trọng, quyết định cây của bạn có thể sống tốt trong môi trường mới hay không, vì vậy trong những ngày đầu về nhà mới, bạn cần chú ý những điểm sau đây.

Đầu tiên, hãy chọn vị trí đặt cây cảnh phù hợp với đặc tính sinh học của tùng loại cây. Với những cây ưa bóng râm thì không nên để dưới ánh nắng trực tiếp, và với cây ưa sáng thì nên để cây ở những nơi có thể đón nhiều ánh nắng nhất.

Hai là, cần quan tâm tưới nước cho cây và quan sát xem chúng có những biểu hiện gì bất thường không. Đặc biệt là những cây bị đào gốc trước đó. 

Hình ảnh: Chú ý tưới nước cho cây

Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên bổ sung thêm một vài loại phân bón hoặc chất dinh dưỡng hữu cơ cho cây. Bạn có thể tham khảo ý kiến các chủ vườn cây hoặc nơi bán phân bón để chọn loại phân phù hợp với cây của mình.

Xem thêm: 5 Lý Do Khiến Trường Ca Hành Bị Chê Nát Nước Dù Rất Nhân Văn Và Ý Nghĩa

Cây Xinh hy vọng với bài viết này bạn có thể tự tin đóng gói và vận chuyển cây cảnh về ngôi nhà mới an toàn và thuận lợi. Nếu có điều gì chưa rõ hay muốn mua nhiều cây cảnh để trang trí cho ngôi nhà của mình hãy liên hệ ngay với Cây Xinh nhé.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Chuyển file

Để thỏa mãn nhu cầu chơi sen đá của nhiều bạn trẻ mà các vườn cây cảnh có dịch vụ chuyển cây từ vườn đến các tỉnh xa trong nước. Nhưng có một hạn chế khiến cho rất nhiều trái tim non nớt bị tổn thương, đó chính là sau vận chuyển cây thường gãy nát, rập lá, thậm chí đổi màu, héo úa,… Đó là điều mà khá nhiều người gặp phải và thường cảm thấy rất thất vọng. Hãy tưởng tượng rằng bạn vô cùng thích sen đá bánh bao với những cánh tròn mập mạp, bạn háo hức đợi chúng được chuyển về từ một nơi xa, nhưng thật buồn khi mở hộp và giấy bọc bạn lại thấy cây sen đá bị héo, bị dập một cách đáng thương, trông như thể không sống nổi nữa vậy. Bạn chớ vội lo lắng, hãy nghĩ một cách thật đơn giản, đó là chuyện rất bình thường, điều quan trọng là, bây giờ bạn sẽ chăm sóc chúng ra sao để chúng lại khỏe đẹp và giàu sức sống.

Cách đóng gói sen đá để vận chuyển đường xa

Trước hết hãy tìm hiểu xem để vận chuyển sen đá đi một nơi xa thì cần đóng gói như thế nào để hạn chế tối đa việc cây bị hư hại.

Trước khi chuyển cây về chủ mới, chúng ta cần bỏ cây ra khỏi đất và ngưng tưới nước khoảng 1 vài ngày. Mục đích để chúng không bị úng mà dẫn tới vàng và thối lá. Chúng cần phải khô ráo để trong môi trường kín không sinh ra nấm ẩm mốc. Đồng thời hãy tưởng tượng rằng, sen đá thường ưa khô hạn vì chịu được việc thiếu nước trong một khoảng thời gian đáng kinh ngạc. Sen đá thiếu nước vẫn có thể sống, nhưng thừa nước thì khả năng chết là rất cao.

Bạn cũng có thể hiểu đơn giản rằng, sau khi vận chuyển, bộ rễ của sen đá thường sẽ bị tổn thương. Nếu chúng gặp môi trường thích hợp hơn rễ của chúng sẽ được kích thích và phát triển lại bình thường. Khả năng sinh trưởng của sen đá sẽ tăng lên.

Cách đóng gói vận chuyển sen đá

Để đảm bảo cho việc lá cây ít bị dập nát, người ta thường bọc chúng trong giấy vệ sinh, hoặc giấy báo mềm. Bọc từ rễ cây hướng lên thân sau đó buộc hoặc cố định lại một phần gần gốc cây. Không nên bọc chúng quá chặt vừa khiến lá sen đá dễ gãy vừa gây bí cho cây trong môi trường nóng ẩm.

Sau đó hãy xếp chúng vào hộp bìa các tông tương đối vừa vặn và phủ lên trên một lớp xốp hoặc bông để giảm sóc cho cây trong quá trình vận chuyển.

Nhờ đặc tính dễ dàng ra rễ của sen đá mà nhiều nơi cắt gốc và thân riêng để thuận tiện cho việc vận chuyển. Nhưng chúng sẽ chỉ phù hợp với những người đã từng chơi và chăm sóc sen đá. Phải có kinh nghiệm và thực sự kiên nhẫn bạn mới có được một cây sen đá đẹp sau ngày dài chúng vượt đường xá xa xôi để về với bạn.

Có rất nhiều bạn chia sẻ rằng, cách trồng sen đá dễ vậy mà mua cây về chúng không sống được. Bạn cần lưu ý rằng, mỗi loại sen đá từ mỗi nơi khác nhau đã mang những đặc tính khác nhau chính vì thế mà cách chăm sóc chúng cũng khác nhau. Phải thực sự thấu hiểu thì bạn mới có thể khiến chúng trở lại vẻ đẹp như bình thường.

Cách chăm sóc sen đá sau thời gian vận chuyển

Cùng tôi kiên nhẫn một chút. Đầu tiên khi nhận cây về, bạn nên trồng chúng vào một loại đất khác phù hợp với điều kiện thời tiết nơi mà bạn sinh sống. Ví dụ, cây từ Đà Lạt nơi thời tiết khô ráo về tới Hà Nội nơi thời tiết nóng ẩm, thì thay vì giữ chúng trong đất mùn giữ ẩm tốt, bạn nên chuyển chúng sang đất có khả năng thoát nước tốt hơn. Sau đó bạn có thể tưới nước dạng sương lên đất để chúng ẩm trước khi trồng cây. Không nên tưới nước lên lá khiến chúng đọng lại ở các kẽ sẽ làm cho cây bị úng. Bạn nên dùng chậu đất cho sen đá trong khoảng thời gian này trước khi đưa chúng sang loại chậu khác có hình dáng đặc biệt hơn.

Lá sen đá bị rụng do thiếu nắng thiếu nước

Bạn có thể phủi đất dính lên lá cây, tỉa những chiếc lá hỏng để lấy lại cho chúng sự tươi tỉnh.

Nên để cây trong mát, tiếp xúc với ánh sáng dịu nhẹ để chúng thích nghi dần dần. Chỉ tưới nước khi bề mặt đất đã thực sự khô. Vì cây còn yếu nên lượng nước tưới cần đều đặn, không nên để chúng quá khô hạn, đảm bảo việc đất đủ ẩm.

Khi cây đã có dấu hiệu tươi tắn hơn hãy đưa chúng ra nắng nhiều hơn, vẫn nên tránh ánh nắng gay gắt cường độ mạnh sẽ khiến cây bị bỏng lá.

Lưu ý khi thấy lá phần gốc có màu vàng thì nghĩa là chúng đang thiếu nắng và thừa nước. Bạn cần điều chỉnh lại cho phù hợp với cây. Còn đối với những cành lá bị dập bạn hãy yên tâm, chỉ cần cây khỏe mạnh và thích nghi được trở lại thì những lá mới sẽ mọc ra xinh đẹp bình thường.

Khi cây đã thực sự khỏe mạnh bạn có thể hạn chế việc tưới nước lại khoảng 3 ngày một lần nếu để trong nhà và khoảng 2 ngày một lần nếu để cây ngoài trời.

Hãy kiên nhẫn. Nếu bạn là người mới chơi sen đá, thì lời khuyên hữu ích với bạn đó là lần đầu chỉ nên mua ít sen đá để thử nghiệm việc chăm sóc một cách hợp lý. Khi đã có một vài hiểu biết căn bản hãy mua nhiều hơn để trải nghiệm sở thích của mình. Đồng thời cũng nên chọn những loại sen đá dễ trồng và có khả năng thích nghi tốt như sen nâu, sen đá kim cương, sen ngọc, sen đá móng rồng,… chúng sẽ cho bạn những trải nghiệm thú vị trong lần đầu chăm cây.

Sen đá bắp cải

Sen đá tương đối dễ trồng và chịu được điều kiện khắc nghiệt khi vận chuyển. Khó có cây sen nào chết được chỉ có điều chúng không còn xinh đẹp, giàu sức sống như trước khi đến với bạn. Chỉ cần lưu ý một số điều như trên tôi tin rằng cây sen đá của bạn sẽ sinh trưởng lại bình thường sau quãng ngày gian khổ.

Chúc bạn thành công!

Video liên quan

Chủ đề