Cách đuổi ong vò vẽ ra khỏi nhà

Cách đuổi ong ra khỏi nhà an toàn hiệu quả

Theo quan niệm của người xưa, khi ong đến làm tổ trong nhà, đó là dấu hiệu của sự may mắn. Nhưng đối với những loài ong như ong vò vẽ hay ong đất, bạn cần phải tìm cách đuổi chúng ra khỏi nhà ngay lập tức, bởi chúng là những loài ong cực độc, có thể gây nguy hiểm cho chúng ta. Hãy cùng Cleanipedia tìm hiểu một số cách đuổi ong ra khỏi nhà cực hiệu quả này nhé!

Đã cập nhật 9 tháng 12 năm 2021

Bởi Đội Cleanipedia

Chia sẻLưuChia sẻ
Ngoài nhà

Các bước

Phần 1
Phần 1 của 3:
Xác định vị trí tổ ong

  1. 1
    Tìm các tổ ong nhỏ trong vườn nhà vào đầu xuân. Đầu mùa xuân là khoảng thời gian tổ ong vò vẽ còn nhỏ và dễ xử lý hơn. Tổ ong có kích thước bằng cỡ quả bóng bàn có lẽ chỉ có ong chúa cư ngụ bên trong cùng trứng ong chưa nở, vì vậy bạn chỉ cần dùng vòi nước xịt cho nó rơi xuống.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Bạn cần dùng thuốc diệt côn trùng để xử lý tổ các ong lớn hơn. Khi mùa hè đến, các tổ ong sẽ tăng kích thước lên bằng cỡ quả bóng chày và có đến hàng ngàn con ong bên trong.
  2. 2
    Mặc trang phục bảo hộ khi tìm kiếm và xử lý tổ ong. Ít nhất bạn cũng phải mặc quần dài, áo dài tay dày, đeo găng tay da hoặc cao su dày và đi ủng. Bộ áo liền quần sẽ tăng độ an toàn, và lưới che mặt của người nuôi ong sẽ giúp bạn bảo vệ đầu và mặt.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Nếu không có lưới che mặt, bạn nên đeo kính bảo hộ và mũ che tai.
    • Để đề phòng ong vò vẽ chui vào quần áo, bạn hãy dùng dây chun hoặc băng keo vải để cố định ống tay áo trong găng tay và ống quần trong ủng.
  3. 3
    Đặt mồi và theo dấu lũ ong vò vẽ nếu bạn không biết tổ của chúng ở đâu. Nếu trông thấy ong vò vẽ bay vo ve nhưng không rõ tổ của chúng ở đâu, bạn hãy quan sát hướng bay của lũ ong. Khi tìm được thức ăn, ong vò vẽ thường sẽ nhặt nhạnh những gì chúng có thể lấy được và tha về tổ.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Thử dùng mồi nhử ong, chẳng hạn như mẩu thịt hoặc hoa quả, sau đó ngồi trong nhà và rình lũ ong. Khi ong vò vẽ xuất hiện, bạn hãy theo dõi hướng bay của chúng và đi theo. Cuối cùng bạn sẽ phát hiện ra tổ ong.
  4. 4
    Đánh dấu tổ ong ở nơi cách xa tổ khoảng 4,5 – 6 mét. Tổ ong vò vẽ có màu xám hoặc màu be, hình giọt nước tròn và có thể đạt đến kích thước bằng cỡ quả bóng chày. Tổ ong vò vẽ thường được treo trên cây, nhưng bạn cũng có thể tìm thấy chúng trên mặt đất. Khi đã tìm được tổ ong, bạn hãy dừng lại ở khoảng cách an toàn và đánh dấu vị trí để sau đó có thể tìm thấy.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Xác định miệng tổ khi đã tìm được tổ ong. Bạn có thể dùng ống nhòm để khỏi phải đến quá gần.
    • Bạn sẽ xịt thuốc diệt côn trùng vào ban đêm, vì vậy hãy đánh dấu bằng lá cờ màu sáng để có thể nhìn được trong bóng tối.

Phần 2
Phần 2 của 3:
Xịt thuốc diệt côn trùng

  1. 1
    Mua thuốc xịt diệt côn trùng có tầm xịt khoảng 4,5 – 6 mét. Tìm loại thuốc chuyên diệt ong bắp cày và ong vò vẽ ở các cửa hàng gia dụng hoặc trung tâm làm vườn. Kiểm tra nhãn trên bình xịt, đảm bảo bình xịt phải có tầm xịt tối thiểu là 4,5 mét.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Bạn cần dùng bình xịt thuốc diệt côn trùng có tầm xịt xa để có thể xịt trúng đích mà không phải đến quá gần tổ ong.
    • Đọc kỹ nhãn sản phẩm và sử dụng theo hướng dẫn.
  2. 2
    Dùng thuốc diệt côn trùng xử lý tổ ong vào ban đêm. Thời gian tốt nhất để xử lý tổ ong vò vẽ bằng thuốc diệt côn trùng là khoảng 2 tiếng sau khi mặt trời lặn. Ong vò vẽ ít hoạt động nhất vào ban đêm, và hầu hết ong thợ đều quay về tổ khi trời bắt đầu tối.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Ong vò vẽ châu Âu là một ngoại lệ, vì chúng vẫn hoạt động về đêm. Với loài ong này, thời gian tốt nhất để xịt thuốc là trước bình minh, khi trời còn tờ mờ tối.
    • Ong vò vẽ châu Âu có thể đạt đến 2,5 cm chiều dài, phần đầu và ngực (phần giữa thân ong) màu nâu đỏ. Các loài ong bắp cày và ong vò vẽ khác không có màu nâu đỏ.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  3. 3
    Dùng đèn pin và giấy lọc màu đỏ để tìm tổ ong. Ong vò vẽ khó nhìn được ánh sáng đỏ, vì vậy bạn nên bọc đèn pin bằng một mảnh giấy bóng kính màu đỏ và lấy dây chun buộc lại. Bằng cách này, bạn sẽ nhìn được đường đi mà không làm xáo trộn tổ ong.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Bạn sẽ thu hút sự chú ý của lũ ong nếu dùng đèn pin không lọc màu.
    • Nhớ mặc trang phục bảo hộ khi tiếp cận tổ ong. Bạn đừng quên rằng việc tự xử lý tổ ong bắp cày hoặc ong vò vẽ là mạo hiểm, thậm chí trang phục bảo hộ cũng không đảm bảo an toàn tuyệt đối.
  4. 4
    Nhắm vào miệng tổ ong để xịt thuốc diệt côn trùng. Khi xác định được nơi đánh dấu và trông thấy tổ ong, bạn hãy cố gắng tìm miệng tổ ong. Như đã nhắc ở trên, bạn có thể dùng ống nhòm để nhìn cho rõ mà không phải đến quá gần, sau đó xịt thuốc diệt côn trùng vào miệng tổ ong, nhấn vòi xịt tối thiểu 5-10 giây.[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Mục đích ở đây là giữ nguyên tổ ong trong khi bạn xịt đẫm thuốc vào miệng tổ. Như vậy, bất cứ con ong vò vẽ nào bay ra và định tấn công sẽ bị phơi nhiễm với thuốc.
    • Cố gắng nhấn vòi xịt liên tục vài giây, nhưng đừng nhấn lâu hơn mức cần thiết. Nếu bạn nghe thấy tiếng đàn ong giận dữ, hãy lấy hai tay che đầu và chạy vào nơi ẩn nấp.
  5. 5
    Kiểm tra tổ ong sau ít nhất là một ngày và xịt lại thuốc diệt côn trùng nếu cần thiết. Chờ khoảng 24-48 tiếng, sau đó quay lại kiểm tra tổ ong. Nếu trông thấy bất cứ con ong vò vẽ nào còn hoạt động, bạn hãy quay lại khi trời tối và xịt thêm thuốc.[10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Đối với các tổ ong lớn, có thể bạn cần xử lý 2-3 lần. Khi đã chắc chắn không còn ong còn sống trong tổ, bạn hãy đập cho tổ ong rời khỏi cành cây rơi xuống đất, hoặc lấp đất lên nếu tổ ong nằm trên mặt đất.

Phần 3
Phần 3 của 3:
Phòng chống ong vò vẽ

  1. 1
    Dùng keo trám bít kín các khe hở trong nhà. Vào cuối mùa đông hoặc đầu mùa xuân, bạn hãy kiểm tra nhà và các công trình phụ, chẳng hạn như nhà kho. Kiểm tra các vết nứt trên tường, mái nhà, mái chìa, mặt dưới ban công và dùng keo trám chống thấm nước để bít kín tất cả các khe hở mà bạn tìm thấy.[11] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Dùng lưới sắt che những khe hở rộng hoặc lỗ thông gió.
  2. 2
    Loại bỏ các nguồn thức ăn và nước. Tránh để thức ăn ra ngoài, nhất là thịt và các nguồn protein khác cũng như hoa quả và thức uống có đường. Đảm bảo các vòi nước và các thiết bị cấp nước không bị rò rỉ, đồng thời dọn dẹp mọi vũng nước đọng trong sân.[12] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Ngoài ra, nếu nuôi thú cưng ngoài sân, bạn nên tránh để thức ăn ra ngoài cho chúng ăn. Thức ăn và nước sẽ thu hút ong vò vẽ.
  3. 3
    Đóng kín thùng rác và thùng đựng vật liệu tái chế. Đậy chặt nắp thùng rác và thùng đựng vật liệu tái chế là việc cực kỳ quan trọng nếu trong đó có thức ăn thừa hoặc lon nước ngọt. Bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra các thùng rác ngoài trời để đảm bảo đồ ăn thức uống thừa không bị tràn ra ngoài. Xịt nước rửa sạch thùng rác nếu bạn phát hiện cặn thức ăn nước uống dính trên thùng.[13] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  4. 4
    Lấp đất vào các hang của thú gặm nhấm và các khe nứt. Các hang hốc và kẽ hở có thể thu hút loài ong bắp cày và ong vò vẽ làm tổ trên đất. Bạn cần kiểm tra khắp sân vào đầu mùa xuân và lấp mọi khe hở tìm được.[14] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Tiếp tục kiểm tra các lỗ hở trong suốt mùa xuân và đầu mùa hè.

Con ong là gì?

Onglà loàicôn trùngcó tổ chức xã hội cao nhưkiến,mối. Ong sống theo đàn, mỗi đàn đều cóong chúa,ong thợ,ong non… và có sự phân công công việc rõ ràng. Ong có nhiều loài khác nhau, các loài được con người nuôi để khai thác sản phẩm nhưmật ong, sáp ong, sữa ong chúa,…

Ong thường sống thành đàn, nhiều nhất có khi tới 25.000 – 50.000 con, trong các tổ ở hốc cây, kẽ đá, bụi rậm, trong rừng, hoặc các tổ hòm cải tiến do người nuôi làm chỗ ở.

Con ong là gì

Bị ong đốt có nguy hiểm không

Thông thường,ong đốt khônggâynguy hiểm, nhưng nếu vếtđốtnhiều hoặc bịđốtở các vị trí như đầu, mặt, cổ: bị dị ứng với nọcong, bị sốc hoặc bị nhiễm độc.. đặc biệt người già và trẻ em nên tránh khi gặp ong nếu bị đốt cóthểnguy hiểmđến tính mạng.

Bị ong đốt có nguy hiểm không

Cách phòng tránh ong đốt

Phòng tránh ong đốt: Tránh tiếp xúc với ong nếu không cần thiết. Không chọc phá tổ ong (nhất là trẻ em hay tò mò, nghịch ngợm). Ong thường làm tổ ở nơi lộ thiên, trên những cành cây hay bụi cây hoặc quanh nhà, dưới mái nhà, do đó không nên để hoang nhà cửa khiến ong dễ đến làm tổ, thường xuyên vệ sinh, phát quang bụi rậm quanh nhà.

Khi ong bay đến, không chạy, cần đứng hoặc ngồi im và không cử động (ong sẽ không bay theo nữa). Khi đi vào rừng, đi dã ngoại cần tránh mặc quần áo màu sặc sỡ. Không dùng nước hoa, dầu gội đầu, các mỹ phẩm, có mùi thơm và ngọt sẽ thu hút ong. Không đi chân đất, không mặc quần áo quá rộng. Đội mũ có lưới che, đi găng tay, mặc quần áo dày và kín.

– Tránh xa những khu vực có nhiều ong để hạn chế tối đa khả năng tiếp xúc với ong, đặc biệt cha mẹ nên căn dặn con em mình không được chọc phá tổ ong.

– Trong trường hợp, ong bay đến gần thì không nên chạy mà hãy đứng hoặc ngồi im, tuyệt đối không cử động.

– Nếu bạn muốn xua đàn ong, thì không nên dùng gậy hay que chọc vào tổ ong. Tốt nhất nên dùng khói hoặc lửa.

– Lưu ý không để cây cối mọc um tùm hay để hoang nhà cửa. Đây là những môi trường thuận lợi để ong đến làm tổ. Nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa và phát quang bụi rậm quanh nhà.

– Đối với những trường hợp, nuôi ong lấy mật, thường xuyên phải tiếp xúc với ong cần mặc áo quần phòng hộ, không để lộ da để hạn chế tối đa nguy cơ bị ong đốt.

– Nếu có những chuyến dã ngoại vào rừng, bạn không nên mặc quần áo nhiều màu sắc, quá nổi bật, không dùng nước hoa, mỹ phẩm, không nên đi chân đất, không mặc những bộ đồ quá rộng. Nên đi găng tay, đội mũ và mặc những trang phục kín, dày dặn.

Cách phòng tránh khi bị ong đốt

Cách xử trí khi bị ong đốt

Xử trí khi bị ong đốt: Để xử trí khi bị ong đốt chúng ta cần phải sử dụng phương pháp hiệu quả của chúng tôi như sau:

– Khi bị ong đốt cần nhanh chóng ra khỏi khu vực có ong.

– Lấy vòi chích của ong ra bằng cách khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ra vì hầu hết sau khi đốt,ongđều để lại vòi chích và túi nọc ở vết đốt trên da. Tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra

– Rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng và nước ấm. Bôi dung dịch sát trùng như Povidine 10% hoặc cồn 70 độ lên vết đốt mỗi ngày 2 lần.

– Uống nhiều nước để loại thải các độc tố.

– Chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau và giảm sưng.

Cách xử trí khi bị ong đốt

Cách đuổi ong ra khỏi nhà hiệu quả mà an toàn

Dùng sả

Đối với loài ong ruồi nói riêng hay các loại ong lấy mật khác nói chung rất sợ mùi sả. Vì thế cách đuổi ong ruồi ra khỏi nhà dễ dàng nhất chính là lấy những nhánh sả đã được phơi khô và đốt lên cho bốc khói. Sau đó, đưa đến những nơi có tổ của ong ruồi đang có ý định làm tổ.

Cách sử dụng sả để đuổi ong ruồi này rất hiệu quả mà căn nhà có mùi thơm vừa có thể khiến đàn ong không dám làm tổ trong căn nhà của các bạn.

Xem thêm: Vệ sinh nhà cửa bao gồm những việc gì?

Cách xua đuổi ong ruồi bằng trái cây

Ong ruồi rất dễ bị dụ bởi những loại trái cây có hàm lượng đường cao như táo, lê, xoài,..Do đó, để có thể dụ đàn ong ruồi rời khỏi tổ của mình trong ngôi nhà của các bạn.

Các bạn có thể cắt, gọt vỏ các, thái miếng các loại trái cây trên sau đó để cách tổ ong khoảng chừng 5 – 6m. Tầm khoảng 2 – 3 ngày thì đàn ong ruồi sẽ tự giác bỏ đi. Không quấy rầy ngôi nhà của các bạn nữa

Làm bẫy bằng chai nước ngọt lớn đã uống hết

Vệ Sinh GreenHouse xin chia sẻ tới các bạn cách khác để đuổi đàn ong ruồi ra khỏi ngôi nhà của mình đó chính là dùng bẫy.

Các bạn cần phải chuẩn bị sẵn 01 chai nước ngọt đã dùng hết sau đó các bạn tiến hành mở nắp chai và cắt phần ở trên đầu thon nhỏ của chai.

Tiếp đến, các bạn lật ngược phần đầu chai úp xuống dưới. Sau đó đổ một chút nước đường hay loại hoa quả có vị ngọt ra. Từ từ, khi ong ruồi nhìn thấy sẽ tự động chui vào các bẫy mà các bạn đã đặt ra và khó thoát ra ngoài.

Dùng tỏi

Tương tự như sả, cách đuổi đàn ong ruồi mà các bạn có thể sử dụng đó là dùng tỏi như là một giải pháp thay thế nếu không muốn dùng đến sả.

Các bạn hãy chuẩn bị một số lượng bột tỏi nhỏ sau đó rắc xung quanh khu vực ong làm tổ để có thể đuổi những vị khách tí hon này đi.

Cách nhận biết ong ruồi với các loài ong khác

  • Ong ruồi cũng như các loài ong khác thường cho mật vào cuối mùa xuân và đầu mùa hạ, tức là từ cuối tháng 3 tới tháng 7 dương lịch.Tổ ong ruồithường làm ở những bụi rậm, lùm cây thấp, cành cây.
  • Do ong ruồi không có nọc độc như các loài ong khác nên cách lấy mật cũng dễ dàng hơn nhiều. Vì vậy, bạn nên quan sát thật kỹ các đặc điểm của loài ong này, để tránh nhầm lẫn với các loài ong độc khác.
  • Ongruồilà loạicôn trùngrất hiền lành, quá trình di chuyển của nó rất chậm chạp. Tổ của loài ong này khá bé, bằng khoảng bàn tay người lớn ( 20cm) . Tổ ongruồicó phần trên là cục mật được làm sát với cành cây, cục mật rất dày và to.

Video liên quan

Chủ đề