Cách đăng ký thi lại bằng lái xe máy

Bị mất bằng lái xe máy làm lại như thế nào?

Việc mất bằng lái và làm lại bằng lái được phân thành nhiều trường hợp . Mỗi trường hợp sẽ có quy trình và cách thức xin cấp lại khác nhau:

 + Trường hợp 1: Bị mất giấy phép lái xe lần thứ 1, còn hồ sơ gốc

Trường hợp này, chủ phương tiện chuẩn bị các loại giấy tờ sau để nộp sở GTVT:

- Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo quy định (có ghi ngày tiếp nhận của cơ quan tiếp nhận)

- Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu bản sao có công chứng

- Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe a1 bị mất (Nếu có).

Cách đăng ký thi lại bằng lái xe máy

+ Trường hợp 2: Bị mất cả bằng lái lẫn hồ sơ gốc. Đối với trường hợp này thì buộc chủ phương tiện phải nộp hồ sơ và thi lại.

+ Trường hợp 3: Bị mất bằng lái xe lần thứ nhất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, không còn hồ sơ gốc thì phải dự sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe.

+ Trường hợp 4: Bị mất bằng lái xe lần thứ nhất, quá thời hạn sử dụng từ 01 năm trở lên, còn hồ sơ gốc hoặc không còn hồ sơ gốc thì buộc phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.

+ Trường hợp 5: Mất bằng lái lần thứ 2 thì bắt buộc phải thi lại từ đầu.

Mất bằng lái xe máy có phải thi lại không?

Bạn sẽ phải thi lại nếu như bạn bị mất cả bằng lái lẫn hồ sơ gốc. Còn không mất hồ sơ gốc. Thì đề nghị làm lại như trường hợp 1 đã nói ở trên.

Mất bao lâu để có lại bằng lái?

Thông thường, nếu không phát hiện sai phạm nào về hồ sơ và không có thiếu sót gì thì sau khoảng 2 tháng sở Giao thông vận tải sẽ tiến hành xử lý hồ sơ và cấp lại bằng lái xe cho bạn. Thời gian chờ đợi để cấp lại bằng đôi khi còn kéo dài hơn so với việc thi bằng lái xe a1. Bởi nếu thi trực tiếp bạn chỉ phải chờ 15 ngày là có bằng và thủ tục còn đơn giản hơn nhiều.

Trước đây, khi bị mất bằng lái, người chủ bị mất sẽ đến các địa điểm mà mình từng thi để nộp hồ sơ xin cấp lại. Nhưng từ năm 2016 trở lại đây, việc cấp lại bằng lái trong trường hợp bị mất được gộp chung với các điểm đổi bằng từ thử giấy sang thẻ nhựa.  

✔ Tại Hà Nội, chủ xe có thể tiến hành đổi bằng lái sang thẻ nhựa tại các địa chỉ sau:

+ Tổng cục đường bộ Việt Nam: D20, đường Tôn Thất Thuyết, khu đô thị Cầu Giấy, quận Cầu Giấy

+ Sở Giao thông vận tải Hà Nội: số 2 Phùng Hưng, Quận Hà Đông

+ Phòng quản lý phương tiện giao thông – Sở GTVT Hà Nội: số 16 Cao Bá Quát, Quận Ba Đình

+ Đội Thanh tra Giao thông Long Biên: đường Vạn Hạnh, Quận Long Biên (trong Khu đô thị mới Việt Hưng).

✔ Tại TPHCM hiện có thêm 6 địa điểm gồm:

+ Số 51/2 Thành Thái, P.14, Q.10

+ Số 8 Nguyễn Ảnh Thủ, P.Trung Mỹ Tây, Q.12;

+ Số 256 Dương Đình Hội, P.Tăng Nhơn Phú B, Q.9;

+ Số 4-6 Nguyễn Tri Phương, P.Linh Xuân, Q.Thủ Đức;

+ Số 111 Tân Sơn Nhì, P.Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú.

+ Riêng cơ sở tại số 252 Lý Chính Thắng, P.9, Q.3 chỉ tiếp nhận hồ sơ đổi GPLX nước ngoài.


Xem thêm

Thủ tục đăng ký dự thi bằng lái xe máy mới nhất 2021

(VOH) – Quy trình, thủ tục thi bằng bằng lái xe máy A1 bao gồm những gì? Quá trình đăng ký, ôn tập và thi cần phải lưu ý những điều gì? Hãy tham khảo bài viết bên dưới:

Bằng lái xe máy (hay còn gọi là bằng lái xe hạng A1) là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan có thẩm quyền cấp, cho phép một cá nhân cụ thể tham gia lưu thông, vận hành xe máy trên đường công cộng. Sau khi được cấp bằng lái xe A1 thì chủ phương tiện mới có quyền về mặt pháp lý để tham gia giao thông hợp pháp. 

Bằng lái xe hạng A1 sẽ được cấp cho:

  • Người lái xe, người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3
  • Người khuyết tật tham gia điều khiển xe mô tô ba bánh dùng riêng cho người khuyết tật.

Người tham gia giao thông để được thi sát hạch hạng A1 phải đủ 18 tuổi trở lên thì mới được tham gia thi cấp bằng.

1. Hồ sơ đăng ký thi bằng lái xe máy

  • 04 tấm ảnh thẻ 3×4 chụp trên nền phông xanh dương (lấy cả phần từ vai đến khuỷu tay) 
  • 01 Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước không cần công chứng (bản photo).
  • 01 giấy khám sức khỏe lái xe A1 (Cần khám tại Bệnh viện nằm trong danh sách quy định của Bộ Giao Thông Vận Tải). 
  • 01 đơn xin thi bằng lái xe A1
  • 01 bằng lái xe thẻ PET (Vì ai có bằng lái xe ô tô sẽ được miễn phần thi lý thuyết, chỉ cần thực hành dành cho hạng A1) 

Sau khi chuẩn bị được các loại giấy tờ trên, người đăng ký thi mang đến trung tâm hoặc các cơ sở tổ chức thi sát hạch để nộp hồ sơ đăng ký tham gia thi chứ không phải mua hồ sơ thi bằng lái xe máy ở đâu cả. 

Bên dưới là các trung tâm đào tạo dạy lái xe bằng A1 tốt nhất hiện nay tại Thành phố Hồ Chí Minh: 

  • Trung Tâm Đào Tạo Lái Xe TPHCM (Địa chỉ: 525C (525/18) Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TPHCM) 
  • Trường Đào Tạo & Sát Hạch Lái Xe TPHCM (12/2G Cù Lao, P.2, Q. Phú Nhuận) 
  • Trường dạy lái xe, dạy lái xe bằng A1 Quốc Tế Á Châu (Địa chỉ: 38 Hà Huy Giáp, Thạnh Lộc, Quận 12, TPHCM) 
  • Trung tâm dạy nghề giao thông vận tải Viễn Đông (Địa chỉ: Số 2 Đường D3, Văn Thánh Bắc, P.25, Q.Bình Thạnh)
  • Trường dạy lái xe Tiến Bộ (Địa chỉ: 111 Tân Sơn Nhì, Phường Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú) 
  • Trường dạy lái xe Thành Công (Địa chỉ: 208E Hồng Bằng, Phường 15, Quận 5)
  • Trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe đại học An Ninh Nhân Dân (Địa chỉ: Km 18, Xa lộ Hà Nội, P.Linh Trung, Q.Thủ Đức)
  • Trường dạy lái xe ô tô Quân khu 7 (Địa chỉ: 32/8 Đường Vĩnh Phú 13, Phường Vĩnh Phú, Thị Xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương)

Xem thêm: Quy định mới nhất về tốc độ tối đa xe máy, xe ô tô năm 2020

3. Lệ phí đăng ký thi giấy phép lái xe máy

Khoản 2 Điều 2 Thông tư liên tịch 72/2011/TTLT-BTC-BGTVT quy định:

“Căn cứ vào các quy định về cơ sở vật chất đào tạo lái xe, chương trình đào tạo, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên do Bộ Giao thông vận tải ban hành và định mức về tiêu hao nhiên liệu do cơ sở đào tạo lái xe ban hành; chế độ chi tiêu tài chính hiện hành; các cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ xây dựng và quyết định mức thu học phí cụ thể đối với từng hạng giấy phép lái xe chi tiết theo từng học phần…”.

Theo đó, học phí học bằng lái xe do cơ sở đào tạo lái xe quyết định dựa trên các yếu tố như cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên…và mức thu học phí lái xe phải công khai cho người học biết trước khi ký hợp đồng đào tạo với người học. Vì vậy, mức học phí giữa các cơ sở đào tạo có thể không giống nhau.

Nhìn chung hiện nay, tại các cơ sở đào tạo lái xe, bằng A1 sẽ có mức lệ phí dao động như sau: 

Học phí: 100.000 - 160.000 đồng

Lệ phí thi: 295.000 – 450.000 đồng 

Lệ phí cấp phát bằng – thẻ PET: 135.000 đồng 

Trọn gói cho một khoá học bao gồm học phí + lệ phí thi sẽ từ: 550.000 – 750.000 đồng cho một khoá thi bằng lái xe máy tại TPHCM. (Chi phí trọn gói không phát sinh bao gồm: tài liệu, lệ phí thi lý thuyết, thi thực hành và lệ thí cấp thẻ PET). 

Riêng người nước ngoài, tổng lệ phí thi sẽ dao động ở mức 1.000.000 đồng (bao gồm phí cấp bằng thẻ PET). 

Cách đăng ký thi lại bằng lái xe máy

4. Quy trình thi bằng lái A1 

Sau khi hoàn tất các thủ tục thi và đóng lệ phí. Người đăng ký thi sẽ tham gia lớp học lý thuyết tập trung tại trung tâm sát hạch mà mình đăng ký hoặc tự học các môn lý thuyết nhưng phải đăng ký tại cơ sở được phép đào tạo để ôn luyện, kiểm tra. Tài liệu ôn tập thi sát hạch lái xe mô tô hạng A1 là quyển 150 câu hỏi sẽ được cấp tài liệu ôn tập khi đăng ký dự thi. 

Tới ngày thi, cần mang theo CMND bản gốc và 1 cây viết, ăn mặc lịch sự, nên đến sớm ít nhất là 30 phút để làm các thủ tục cần thiết. Người tham gia thi sẽ làm bài thi lý thuyết và thi thực hành lái xe máy ngay trong 1 buổi, chỉ thi thực hành nếu qua bài thi lý thuyết.

4.1 Phần thi lý thuyết 

Đề thi có 20 câu với 15 phút làm bài trên máy tính. 

Người thi cần: 

  • Nhận “Biên bản tổng hợp kết quả sát hạch” điền đầy đủ thông tin theo quy định và ký tên đầy đủ. 
  • Nộp biên bản + CMND, sau đó chờ đọc tên vô phòng thi lý thuyết trên máy tính.

Với bằng lái hạng A1: Yêu cầu bạn vượt qua ít nhất 16 câu hỏi trong tổng số 20 câu của bài thi lý thuyết thi bằng lái xe A1.

Với bằng lái hạng A2: Yêu cầu vượt qua ít nhất 18 câu hỏi trong tổng số 20 câu của bài thi lý thuyết thi bằng lái xe máy hạng A2.

Khi thi đậu bài thi lý thuyết mới được tham gia tiếp phần thi lái xe thực hành. Trường hợp không qua được bài lý thuyết thì cần chờ tới kì thi lần sau để thi lại. 

4.2 Phần thi thực hành

Trong bài thi thực hành (chạy sa hình): Người thi phải lái xe chạy theo hình số 8, đường thẳng, đường quanh co và đường nhấp nhô.

Điểm tối thiếu để đạt là 80/100.

Chú ý các lỗi sẽ bị trừ điểm bao gồm: 

  • Trừ 5 điểm: Cán vạch, chết máy, chân chạm đất
  • Trừ 25 điểm - loại trực tiếp: Nếu để té xe hoặc đi sai hình ( đi ngược vòng) sẽ bị loại trực tiếp.

Người tham dự kì thi sát hạch thi bằng lái xe máy A1, mô tô A2 đều sử dụng xe thi do trung tâm sát hạch cung cấp. Hạn chế mắc lỗi quá nhiều trong phần này nếu không muốn bị loại ngay trực tiếp.

Một số mẹo nhỏ khi thực hiện bài thi thực hành: 

  • Bình tĩnh , tự tin, tập trung vào việc chạy xe, không để ý xunh quanh. 
  • Trong khi thực hiện bài thi thực hành, nếu xe bị chết máy thì bình tĩnh đề máy chạy tiếp (chỉ dắt xe ra khi giám khảo nói rớt, trả xe).
  • Khi chạy xe nên đi ở số 3 hoặc số 4, luôn giữ hơi ga mạnh và đạp chân phanh để xe không chết máy. 
  • Nếu lỡ mắc lỗi quy định, không hoảng hốt, vẫn bình tĩnh tự tin thực hiện hết bài thi của mình.

Sau khi hoàn thành bài thi thực hành, trả xe và kí tên lên biên bản sau đó ra về. 

Xem thêm: Cách tính phí trước bạ ô tô, xe máy trong năm 2020 và bảng giá chi tiết

5. Thời gian cấp bằng lái A1

Sau khi thi sát hạch bằng lái xe máy khoảng 10-15 ngày, người dự thi sẽ có bằng lái. Trung tâm sát hạch nơi đăng ký hồ sơ sẽ thông báo để đến nhận bằng. Tùy từng hội đồng và trung tâm đăng ký thi khác nhau, nhanh nhất là 7 ngày và chậm nhất khoảng 15 ngày sẽ có bằng lái xe sau khi thi.