Cách dẫn trực tiếp gián tiếp là gì

Tiếng Việt – ngôn ngữ thuộc họ Nam Á, và có đặc điểm là không biến hình. Song lại có cách thể hiện vô cùng phong phú và đa dạng không chỉ về mặt từ vựng, thanh điệu mà còn nằm ở ngữ pháp. Đặc trưng này được thể hiện qua các kiểu câu, cách dẫn trực tiếp và gián tiếp. Đó là lí do bài viết hôm nay maynenkhikhongdau.net sẽ cùng với bạn tìm hiểu về cách dẫn trực tiếp là gì và gián tiếp là gì trong tiếng Việt. 

Tóm tắt

  • Cách dẫn trực tiếp là gì?
    • Đặc điểm của lời dẫn trực tiếp
    • Ví dụ minh họa
  • Cách dẫn gián tiếp là gì?
    • Đặc điểm của lời dẫn gián tiếp

Cách dẫn trực tiếp là gì?

Là hình thức nhắc lại một cách nguyên văn lời nói hoặc ý nghĩa của một nhân vật, vì là lời dẫn trực tiếp nên chúng thường được đặt trong ngoặc kép. 

Cách dẫn trực tiếp gián tiếp là gì
Thế nào là cách dẫn trực tiếp

Đặc điểm của lời dẫn trực tiếp

Đây là cách giao tiếp thường được sử dụng trong ngôn ngữ nghệ thuật, tức trong văn học, lời của các nhân vật trong truyện nói với nhau sẽ thường được dẫn một cách trực tiếp, những lời thoại dẫn trực tiếp này sẽ thường được đánh dấu bằng cách sử dụng kí hiệu gạch đầu dòng ở đầu lời thoại. 

– Lời dẫn trực tiếp thường đứng ở trước, đứng sau hoặc đứng cả ở phía trước và phía sau lời của người dẫn. 

– Có thể chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp tuy nhiên phải đảm bảo được yếu tố đúng ý

Ví dụ minh họa

– Sếp vừa bảo là “mai cả cty đến sớm 1 chút để họp gấp”. 

– Ông bà ta có câu “cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư”. 

Ví dụ: Lan nghĩ thầm: “Chắc do mình tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. 

Cách dẫn gián tiếp là gì?

Là cách dẫn thuật lại lời nói, ý nghĩa của người hoặc nhân vật, được điều chỉnh cho thích hợp, vậy nên lời dẫn gián tiếp sẽ không được đặt trong dấu ngoặc kép. 

Ví dụ: 

– Cô giáo dặn chúng tôi cần về nhà soạn bài thật kỹ cho tiết hội giảng ngày mai nên tôi đang học rất chăm chỉ. 

Cách dẫn trực tiếp gián tiếp là gì
Thế nào là cách dẫn gián tiếp

Đặc điểm của lời dẫn gián tiếp

– Cách dẫn gián tiếp thường được sử dụng thường xuyên khi kể chuyện bằng lời nói.

– Lời dẫn gián tiếp tuy không nhất thiết bắt chúng ta phải sử dụng đúng từ chúng ta cần phải đảm bảo chúng đúng ý. Khi dùng cách dẫn gián tiếp, trước lời dẫn chúng ta có thể sử dụng từ “rằng” hoặc từ “là” (sau động từ trong câu). 

Luyện tập về lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp

Bài tập 1: Khoanh tròn vào đáp án mà bạn cho là đúng

Cách dẫn trực tiếp là gì?

a) Là lời dẫn được đặt trong dấu ngoặc kép, sử dụng cách nhắc lại nguyên văn lời nói hoặc ý nghĩa của người hoặc nhân vật.

b) Là cách thuật lời lời hoặc ý nghĩ của một người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, là lời dẫn gián tiếp.

c) Là hình thức trích dẫn lại nguyên văn lời của nhân vật theo đúng ý mình

d) Lời nói hay ý nghĩ được đặt vào trong dấu gạch ngang, dùng để nhắc lại nguyên văn lời nói hoặc ý nghĩ của người hoặc nhân vật. 

Bài tập 2: Tìm lời dẫn trong đoạn trích sau và cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn và đó là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp

a) Người ta thường nói: những lúc đói, trí óc con người ta sẽ rất sáng suốt. Có lẽ đúng như thế thật. Bởi vì bà lão ấy đột nhiên tìm ra một kế…

b) Tôi bỗng nảy ra một ý nghĩ vừa ngây thơ vừa non nớt như thế này: chắc quán ăn này chỉ dành cho những người có tiền mới có thể vào đó. 

c) Còn đôi mắt của tôi thì cũng đã có nhiều người bảo: em có đôi mắt sao mà đẹp thế.

d) cảm thấy bị phản bội, cô ấy không khóc nổi, chạy ra ngoài biển và viết lên cát “hôm nay, tôi đã bị chính người bạn mà mình yêu quý và tin tưởng nhất phản bội”. 

e) Cũng chính từ năm nay, từ chỗ ấy, lan đến chúng tôi một tin chẳng lành, những cuộc thất trận, những vụ trưng thu, những mệnh lệnh của ban chỉ huy Đức mà tôi nghĩ là nếu không dừng chân thì kiểu gì cũng “sẽ lại có chuyện gì nữa đây”. 

Bài 3: Chuyển lời dẫn gián tiếp sau thành lời dẫn trực tiếp

Buổi cắm trại hôm ấy của chúng tôi diễn ra rất sôi nổi. Đứa nào cũng tò mò về chiếc máy ảnh film instax chụp vài phút có thể lấy ngay của Tuấn. Sau đó, cánh Hạnh bày trò phân tán chúng tôi khỏi chiếc máy ảnh của Tuấn bằng cách rủ cả hội chúng tôi chơi ma sói. Khi nhắc đến ma sói thì những đứa trầm tình như cái Trang cũng rất hào hứng và sôi nổi mà đồng ý. Đến khi bắt đầu chơi, Tuấn bị nghi ngờ là sói nên chỉ bận gào lên mong cả nhóm đừng nghĩ nó là sói vì oan quá…”.

Gợi ý làm bài:

Bài 1:

Đáp án đúng: A

Bài 2: 

a) Lời dẫn gián tiếp

b) Lời dẫn gián tiếp

c) Lời dẫn trực tiếp

d) Lời dẫn trực tiếp

e) Lời dẫn trực tiếp

Bài 3: 

– Để có thể chuyển được lời dẫn gián tiếp sang lời dẫn trực tiếp, cần chú ý 

đến một vài lưu ý sau đây:

– Lưu ý về dấu hiệu hình thức của lời dẫn trực tiếp: lời thoại được dẫn trực tiếp cần được đặt sau dấu hai chấm và có dấu gạch ngang ở đầu lời thoại. 

– Ngôi xưng của các nhân vật cũng cần được chuyển đổi sao cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp

 Vậy là maynenkhikhongdau.net vừa cùng bạn đọc tìm hiểu về lời dẫn trực tiếp và gián tiếp trong tiếng Việt. Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ trong bài viết vừa rồi sẽ trở thành những kiến thức hữu ích đối với các bạn, đặc biệt là các em học sinh, giúp các em có thể tự tin hơn khi gặp dạng bài tập này.