Cách cho bé tự ngủ theo EASY

Hiện nay, rất nhiều mẹ bỉm sữa ứng dụng phương pháp Easy vào việc nuôi dạy con. Vì đây là một trong những phương pháp rất hữu hiệu. Nó vừa giúp con rèn nếp ăn, ngủ theo một chu kỳ, thời gian nhất định. Thêm vào đó, giúp mẹ tiết kiệm thời gian, bớt cực trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh. Hãy cùng Kyna For Kids tìm hiểu phương pháp ấy trong bài viết này nhé.

Phương pháp Easy là gì?

Nhắc đến phương pháp Easy. Hầu hết các mẹ hiểu nôm na là phương pháp điều chỉnh chu kỳ sinh hoạt của trẻ. Và chúng ta có thể hiểu sâu hơn là cách huấn luyện nề nếp sinh hoạt của trẻ sơ sinh. Giúp con điều chỉnh thời gian ăn, ngủ, vui chơi hợp lý theo một khung giờ nhất định. Tránh tạo sự mệt mỏi với những người mẹ mới sinh.

#1 Cụm từ viết tắt E-A-S-Y 

Với khái niệm trên. Easy (dễ dàng) được nhìn nhận là cách nuôi dạy trẻ sơ sinh hiệu quả, an nhàn, không mệt mỏi. Hay còn được biết đến là cụm từ viết tắt của các từ điển hình như:

  • Eat: ăn uống
  • Activity: hoạt động vui chơi
  • Sleep: nghỉ ngơi, ngủ
  • Your time: thời gian dành cho mẹ thư giãn, làm việc

Và những hoạt động này được thực hiện theo một trình tự lặp lại. Easy giúp mẹ vừa có thể làm những việc mình mong, nghỉ ngơi hợp lý. Bé cũng được chăm sóc, thực hiện mọi hoạt động đầy đủ, hiệu quả.

#2 Lợi ích từ phương pháp Easy

Chỉ với 4 quá trình trên được liệt kê ra từ tên phương pháp Easy. Chúng ta cũng có thể hiểu những lợi ích thiết thực mà phương pháp này mang lại. Do vậy, không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều mẹ bỉm sữa hiện nay áp dụng.

  • Xây dựng lối sinh hoạt phù hợp, có nhịp điệu cho trẻ sơ sinh
  • Hình thành thói quen ăn uống phù hợp. Tránh tình trạng mất tập trung khi ăn hoặc vừa ăn vừa chơi
  • Thiết lập khung giờ ngủ phù hợp. Con ngủ đúng đủ vào ban ngày cũng như ngủ sâu vào ban đêm.
  • Hỗ trợ mẹ bỉm trong quá trình nuôi trẻ sơ sinh. Mẹ không bị áp lực, vẫn có đủ thời gian nghỉ ngơi phù hợp.

03 bước thực hiện phương pháp Easy

Việc thiết lập một phương pháp với con sẽ hơi vất vả trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi trẻ đã dần quen với phương pháp, mẹ sẽ rất nhẹ nhàng và đỡ vất vả hơn. Hãy cùng Kyna For Kids tìm hiểu từng bước áp dụng Easy trong quá trình nuôi dạy con nhé.

# Bước 1: Tìm hiểu phương pháp Easy

Giai đoạn tìm hiểu phương pháp là một giai đoạn rất cần thiết. Vì khi nắm rõ, hiểu rõ những yếu tố cốt lỗi, giá của nó. Mẹ sẽ dễ dàng áp dụng và vận dụng đúng cách hơn. Mẹ có thể tìm hiểu kỹ hơn ở những sách nuôi dạy con. Đặc biệt, những sách được viết bởi những chuyên gia hoặc những mẹ bỉm sữa tin cậy.

Tham khảo hình rõ hơn tại đây

Thêm vào đó, trong quá trình tìm hiểu, mẹ cũng nên đọc rõ những chỉ định cũng như những thông tin cần tránh. Điều này sẽ giúp mẹ vận dụng hiệu quả, an toàn hơn rất nhiều.

# Bước 2: Lên kế hoạch

Sau khi đã hiểu rõ phương pháp Easy, mẹ có thể lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. Điều này giúp mẹ nắm rõ thói quen phụ hợp nhất với thể trạng của con. Vì mỗi trẻ và mỗi độ tuổi sẽ có thể trạng khác nhau. Do vậy mẹ cũng đừng quên tìm hiểu rõ về các hoạt động của trẻ để có thể áp dụng tốt nhất nhé.

Thêm vào đó, việc lên kế hoạch giúp mẹ theo dõi, điều chỉnh phù hợp nhất. Tránh việc áp dụng y chang của bé này lên bé khác. Hoặc của độ tuổi này lên độ tuổi khác. 

# Bước 3: Thực hiện phương pháp Easy

Sau bước tìm hiểu và bước lên kế hoạch, mẹ đã có thể áp dụng phương pháp Easy cho con rồi đấy. Và mẹ cũng đừng quên nhờ sự hỗ trợ của chồng và người thân nữa nhé.

Trong quá trình thực hiện, giai đoạn đầu sẽ khá khó khăn. Tuy nhiên, mẹ đừng bỏ cuộc vì thói quen được hình thành nếu lập đi lập lại nhiều lần. Kyna For Kids tặng mẹ một số mẹo nhỏ khi sử dụng phương pháp Easy nhé:

  • Tránh việc vừa ti vừa ngủ. Mẹ có thể sử dụng ti giả và bỏ dần dần khi trẻ ngủ say.
  • Mở bài nhạc êm ái khi trẻ ngủ. Và mở những bài vui nhộn khi trẻ vui chơi.
  • Linh động vị trí nằm giúp con dễ dàng vào giấc ngủ hơn trong tương lai.
  • Trò chuyện với con trong thời gian vui chơi, thư giãn.

04 chu kỳ luyện tập trong phương pháp Easy

Phương pháp Easy 3 và Easy 4 là 2 phương pháp được nhiều mẹ bỉm áp dụng nhất hiện nay. Hãy cùng Kyna For Kids tìm hiểu cụ thể nhé.

#1 Easy 3

Chu kỳ Easy 3 là chu kỳ cơ bản nhất, rất thích hợp dành cho bé nhỏ từ 1 tháng tuổi trở lên. Chu kỳ này xoay quanh 2 cụm hoạt động chính. Lập lại từ 3-4 lần vào giấc sáng. Giúp trẻ dễ dàng làm quen với phương pháp Easy, mẹ cũng không quá áp lực. Đồng thời, với chu kỳ Easy 3, tạo thói quen ngủ giấc dài vào buổi tối cho trẻ.

#2 Easy 4

Chu kỳ Easy 4 trong phương pháp Easy rất thích hợp khi trẻ đã quen thuộc với chu kỳ Easy 3. Vì đây là giai đoạn nâng cao khi bé đã khá quen thuộc với phương pháp này. Thêm vào đó, chu kỳ Easy 4 áp dụng với bé có những biểu hiện như:

  • Giãn bữa ăn
  • Cắt bớt một giấc
  • Dậy nhiều lần vào giấc ngủ đêm
  • Không ngủ mà nằm chơi cả đêm
  • Giấc ngủ ngắn lại,….

Với chu kỳ Easy 4, mẹ sẽ bổ sung hoạt động vui chơi nhiều hơn cho bé. Tạo cảm giác bé phải tiêu hao nhiều năng lượng. Nhờ điều đó giúp kích thích khả năng ăn và ngủ ngon giấc hơn của con.

#3 Easy 2-3-4

Chu kỳ Easy 2-3-4 là sự kết hợp của 3 chu kỳ với nhau. Ở chu kỳ này khá thích hợp khi áp dụng cho trẻ từ 19-46 tuần tuổi. Ở giai đoạn này trẻ đã quen dần với 2 chu kỳ trên nhưng do ảnh hưởng ở tuổi. Trẻ có biểu hiện thay đổi rõ rệt các thói quen và hoạt động của mình. Như giấc ngủ của con dần ngắn lại, con thường ngủ muộn và khó ngủ hơn trước.

Lúc này mẹ sẽ tăng khoảng thời gian giữa các bữa ăn của con lên 4 – 4,5 giờ. Đồng thời, thời gian hoạt động nhiều hơn, giúp bé tiêu hao năng lượng hơn. Thêm vào đó, thời gian ngủ cũng có sự thay đổi. Ban ngày, con chỉ ngủ 2 giấc (1,5-2 giờ/giấc). Ban đêm thời gian ngủ tăng lên vào 11-12 giờ.

#4 Easy 5-6

Giai đoạn Easy 5-6 trong phương pháp Easy khá thích hợp khi bé được 46 tuần tuổi trở lên. Vì lúc này mọi sinh hoạt của con đã có sự thay đổi rõ rệt. Và ở độ tuổi này là nền tảng để hình thành sinh hoạt khi lớn của con. Bữa ăn của trẻ đã có thể thay đổi như người lớn. Bố mẹ có thể áp dụng cho con ăn 4 bữa/ngày (trong đó có 1 bữa phụ).

Thêm vào đó, thời gian vui chơi, hoạt động của con cũng tăng lên. Lúc này, trẻ cũng dần bắt đầu học hỏi, khám phá mọi thứ trong cuộc sống. Và thời gian ngủ của con cũng thay đổi. Giữa thức sáng và ngủ trưa, con sẽ thức khoảng 5 giờ. Và giữa giờ thức trưa và ngủ tối, con sẽ thức 6 giờ. Giờ ngủ trưa sẽ kéo dài từ 1,5-2 giờ.

Đọc thêm:

Việc áp dụng phương pháp Easy sẽ giúp bố mẹ dễ dàng hơn trong quá trình nuôi dạy con. Mẹ cũng không cần phải vất vả, khó khăn, áp lực khi giờ giấc sinh hoạt của trẻ thay đổi liên tục. Cứ áp dụng từng bước với từng chu kỳ và thay đổi hợp lý với độ tuổi của trẻ. Mẹ sẽ cảm thấy quá trình nuôi dạy con khá đơn giản, thanh thơi hơn rất nhiều.

Tác giả: Kynaforkids

Các mẹ đã từng nghĩ “Làm thế nào để bé có thể dậy đêm ăn 1 lần, nhiều bé đã có thể tự kéo dài ngủ qua đêm đến 7h sáng hôm sau không cần dậy ăn”. Hay các mẹ hiện đại đã từng biết đến PHƯƠNG PHÁP EASY? Nếp sinh hoạt theo phương pháp EASY là gì?

Phương pháp EASY là gì nhỉ?

EASY: Eat – Activity – Sleep – Your time hay ĂN – CHƠI – NGỦ – MẸ THƯ GIÃN

EASY là khái niệm về chu kỳ sinh hoạt cho trẻ được Tracy Hogg giới thiệu trong bộ sách cẩm nang nuôi dạy trẻ sơ sinh nổi tiếng Baby Whisperer của mình. Hiểu đơn giản EASY là chu kỳ sinh hoạt lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian ngắn từ sáng sớm thức dậy đến hết ngày của một em bé sơ sinh từ lúc mới lọt lòng.

Một ngày của bé sẽ là những chuỗi lặp đi lặp lại của nhiều chu kỳ EASY. Bé ngủ dậy sẽ được ăn (E-eat), sau đó mẹ cho bé chơi vận động (A-activity), mẹ đặt bé xuống cho bé ngủ (S-sleep) và mẹ có thời gian thư giãn (Y-your time). Khi bé ngủ dậy, bé lại được tiếp tục đi vào chu kỳ EASY mới: ăn, chơi, ngủ và thời gian dành cho mẹ. Cứ như vậy lặp đi lặp lại cho đến khi bé đi vào giấc ngủ đêm, kết thúc một ngày của mẹ và bé.

Phương pháp EASY – Chu kì sinh hoạt cho trẻ

Thực hiện phương pháp EASY sẽ giúp ích gì cho mẹ và bé?

Lợi ích cho bé – Nhịp sinh học đầu đời cho bé

Nếu được áp dụng phương pháp EASY từ sớm thì dần dần bé sẽ có thể tự nhận biết được việc gì sẽ đến tiếp theo. Bởi trình tự của mọi hoạt động là không bao giờ thay đổi, điều này tạo nên nhịp sinh học đầu đời cho bé. Bé cảm thấy chủ động và tự tin bởi bé biết sau khi ngủ dậy mình được ăn, khi ăn xong mình được chơi và khi mệt mình sẽ được đi ngủ. Đây là nền tảng cơ bản nhất để liên hệ xây dựng LÒNG TIN của bé với mẹ. Bởi nếu mẹ tôn trọng chu kỳ của bé, bé hiểu và bé có thể chờ đợi điều gì sắp đến với mình.

Các mẹ có nhớ câu “bật đèn thì cho chuột ăn, hay vỗ tay thì cho cá ăn. Sau đó mỗi khi bật đèn chuột sẽ chạy đến và mong chờ thức ăn, hoặc khi vỗ tay cá sẽ lên và hy vọng có mồi“. Đó là nhịp sinh học của mỗi cá thể.

Vì thế, nếu mẹ nắm bắt được đặc tính này, và “kết nối” được với nhịp sinh học của con sớm bao nhiêu, con càng có điều kiện phát biểu nhu cầu bấy nhiêu, điều đó lợi cho con nhiều nhất.

Lợi ích cho mẹ – Nuôi con không phải cuộc chiến

Mẹ sẽ phát hiện ra những tín hiệu chuẩn xác “phát” ra từ bé. Không phải nghe tiếng con khóc vì buồn ngủ, vì đòi ăn hay tiếng khóc con chán,… Mẹ sẽ biết cách phản ứng với từng nhu cầu của bé.

Nếu là một người mẹ EASY, lúc này mẹ sẽ tự tin là con không đói, vì con mới ăn cách đó có 45 phút. Mẹ sẽ biết cho con quấn chặt và lên giường đi ngủ. Bé sẽ ngủ đủ một giấc sâu 2h, bé sẽ dậy khi cơn đói tiếp theo làm phiền bé, và đó cũng vừa đủ 3h từ giờ ăn trước, bé sẽ ăn. Và bởi bé đói, bé sẽ ăn no, sẽ được chơi và tiếp tục đi ngủ.

Nếu là một người mẹ không theo EASY, khả năng rất cao là mẹ lại tiếp tục cho con bú, bé sẽ bú rất ít sữa đầu và ngủ gật trên ti mẹ. Bé ăn thêm một chút xíu và được ngủ trên ti mẹ, lâu dần đây sẽ là cách duy nhất có thể đưa bé vào giấc ngủ.

30 phút sau, khi bé chuyển giấc ngủ, vì không có ti mẹ ngậm ở miệng, bé dậy gào khóc. Mẹ không hiểu chuyện gì xảy ra, lại tiếp tục cho ăn. Bé lại ăn rất ít bởi bé không hoàn toàn đói, lại ngủ gật, lại 45 phút ngủ dậy bé hoặc hơi đói, hoặc thấy trong miệng không có ti, không ngủ đủ giấc, bé quấy khóc và mẹ thì hoàn toàn bất lực không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Mẹ suốt ngày cho ăn, dù cho ăn nhiều lần mà mãi bé không tăng cân, bởi bé chưa một lần học cách ăn no và ngủ đủ!

Vậy chúng ta cần thực hiện phương pháp EASY như thế nào?

Ở các bé dưới 6 tuần, mục tiêu tối ưu là thiết lập mối quan hệ tốt giữa cung và cầu sữa. Mẹ kích sữa và đảm bảo mình đủ sữa và giúp con có khớp ngậm đúng và ăn hiệu quả.

Với các em bé sơ sinh và các em bé dưới 6 tuần tuổi, việc tự ngủ của các con đến hoàn toàn ngẫu nhiên và con có khả năng tự ngủ được nếu mẹ cho con cơ hội.

Với bé 0-4 tuần, sau khi được ăn no và ợ hơi thật kĩ, được thay bỉm sạch sẽ và được chơi tự lập, khi thời gian thức tiến dần đến 40′ mẹ quan sát cái ngáp đầu tiên của bé trong khoảng này (hoặc thấy bé bắt đầu quấy khóc, hậm hực, ưỡn lưng….) thì lập tức dùng khăn quấn chũn, đưa bé vào phòng tối, bật whitenoise và thực hiện winddown.

Sau winddown, mẹ đặt bé xuống cũi và lùi xa ra và cho con cơ hội tự ngủ bản năng. Thời gian bé tự đưa mình vào giấc ngủ có thể kéo dài đến 20’mà bé nhìn quanh và mắt mở to. Nếu con khóc, mẹ hãy dùng nút chờ 3-5 phút và sau đó cho bé ngậm ti giả, hay ngón tay út của mẹ, đồng thời thực hiện vỗ dỗ bé khi con nằm trên giường. Mẹ sẽ thực hiện như vậy cho đến khi con tự ngủ mới ngừng….

HÃY THỰC HIỆN TRÌNH ĐI NGỦ CHO CON Ở MỌI GIẤC

ĐÂY LÀ CÁCH ĐƯA TÍN HIỆU ĐỒNG NHẤT VÀ LÀ CÁCH TẠO PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN TỐT NHẤT CHO CON. KHI NHẬN THẤY THỨ TỰ – TRÌNH TỰ CỦA CÁC ĐỘNG TÁC SINH HOẠT, CON SẼ HIỂU LÀ “GIỜ NGỦ ĐẾN RỒI” VÀ SẼ CÓ CÁCH THỰC HIỆN TƯƠNG ỨNG: ĐI NGỦ. Do đó, việc gắt ngủ sẽ giảm dần đi.

Mỗi ngày bé tự ngủ được 1-2 lần là rất giỏi rồi mẹ nhé. Giấc 4 của ngày thường khó, lại trùng với witch-hour nên mẹ có thể sẽ phải địu con, cho con ngồi ghế rung để ngủ giấc ngắn cuối ngày. Mẹ đừng lo lắng là làm con quen thói quen cũ, chỉ là 1 giấc khó ngủ trong ngày mới phải thực hiện cách này để hỗ trợ con thôi, mẹ nhé.

Ban ngày mẹ không để con ngủ quá 2h/giấc và luôn duy trì mức thời gian thức tối thiểu giữa 2 giấc cho con. Khoảng cách giữa các bữa ăn ngày và đêm tối thiểu là 3h. Đêm, mẹ không cần gọi con dậy khi con ngủ quá 3h. Trong ngày sẽ có 1 giâc ngủ tương đối khó, thường là giấc thứ 4, mẹ có thể địu con hoặc cho con nằm ghế rung để ngủ qua giấc này.

Khi đạt 6 tuần, và chuyển phương pháp easy 3,5 lúc đó việc hướng dẫn tự ngủ sẽ được thực hiện bài bản hơn.

1. Bài học ợ hơi và giúp con giảm quấy khóc:

Đầu tiên mẹ cần học thói quen ợ hơi thật tốt.

Phương pháp Easy thực hiện sau khi mẹ đủ sữa và bé hết tuần trăng mật, lúc này chỉ cần cho ăn cách bữa ok là ok.

Về bé quấy khóc và không chịu quấn, nhiều bé chiến đấu một cách vô thức với cả thế giới mà không biết rằng mình cần những thứ đó, em có thể tháo hoặc dùng tiếp đều có hiệu quả như nhau. Nhiều mẹ tháo quấn tạm thời một thời gian ngắn, và giới thiệu lại như công cụ giúp bé tự ngủ nhất quán ở mốc 5-6 tuần.

Lúc này con còn nguyên bản năng động vật, nên đừng tạo thói quen không mong muốn, vì sau phải sửa. VD: bế nhiều, ngủ gật sau ti.

Tập thói quen ợ hơi thật tốt, sau mỗi bữa, để con không đau đớn do đó giảm quấy khóc tối đa, và ăn được đảm bảo.   Ở tuần 6-8 là tuần thay đổi hormone, con nôn trớ nhiều và đầy hơi thì thói quen ợ hơi tốt của mẹ từ những ngày tháng đầu sơ sinh sẽ thực sự phát huy hiệu quả

– Ợ hơi cần vô thêm 5-10′ sau cái ợ đầu tiên. Hơi không chỉ là khí bé nuốt vào khi ăn mà còn sản sinh ra trong quá trình tiêu hóa nữa (enzyme dạ dày kết hợp với sữa luôn sản sinh ra hơi). Thậm chí thở – khóc cũng mút phải hơi, nên hơi là có liên tục trong cơ thể bé. Vì thế kể cả trước bữa ăn, nếu bé khóc nhiều cũng cần ợ hết hơi dưới đáy lên nữa, không là trớ vòi rồng đó. Khi hơi lên, kèm thêm chút sữa. Không đáng lo.

Hãy nghĩ bé được giải thoát cơn đau. Trớ sữa ở trẻ sơ sinh là chuyện cơm bữa, và nó không nghiêm trọng như NÔN ở bé lớn. Nhiều mẹ cho ti nằm xong ngủ luôn, đêm ko ợ hơi kĩ do buồn ngủ mà đêm bé quấy khóc nhiều hơn hẳn.

– Khi đang ợ bé khóc và uốn éo, gồng, đó là lúc hơi đang chuẩn bị lên. Hơi đi qua thì sẽ đau và làm bé khó chịu nhưng rất cần thiết, vỗ tiếp thì bé sẽ được giải thoát khỏi hơi. Còn mẹ thấy con uốn éo mà ngừng thì hơi vẫn kẹt ở trong. Đây là điểm các mẹ sai lầm. Họ dừng vỗ. Ngược lại, khi con gồng đó thì mẹ tạo tiếng shhh thật to, hơi đưa người NHẸ CHẬM để con tập trung vào thứ khác và chịu cho mẹ vỗ cho đến khi con ợ cho bong bóng hơi đi ra.

Bạn ko thể biết được con có bao nhiêu bong bóng khí trong người (gas bubbles) nên bạn vỗ đến khi mãi không thấy lên mới là hết. Nếu sau khi đặt con ngủ, mà thấy con vẫn quấy khóc liên miên, hãy đừng ngần ngại bế bé và thực hiện ợ hơi để đảm bảo con không khóc vì đau đớn. Nếu bị nôn vòi rồng, vỗ ợ cần được thực hiện TRƯỚC VÀ CẢ GIỮA BỮA chứ ko chỉ 1 lần sau bữa.  Các mẹ sợ nôn không ợ cho con, khí kẹt làm con đau đớn xong lại hỏi tại sao con em quấy. Con quấy khóc: 90% các mẹ tưởng nhầm mình đã ợ đủ, và đặt con, đi tìm nguyên nhân khác

2. Bài học trình tự đi ngủ cho trẻ sơ sinh.

Mẹ thực hiện nhất quán trình tự này trong mọi giấc ngủ cả ngày và đêm, tạo thói quen và nếp sinh hoạt. Đó là cách để sau này tự ngủ sẽ tự đến và mẹ không phải luyện tự ngủ nữa.

3. Bài học shhh/vỗ.

Dù sớm hay muộn, điều mà chúng tôi nhấn mạnh nhất ở đây là hãy quan sát CON CỦA BẠN. Hãy nhìn con để biết khi con sẵn sàng (ban ngày ăn rất ít, chờ đến đêm ăn). Và khi con sẵn sàng, mong các bạn kiên nhẫn và tôn trọng các bước phát triển của con.

Suy cho cùng, cắt ăn đêm không phải để tiện cho mẹ, mà là khuyến khích bé có cảm giác đói vào ban ngày. Ăn thành bữa và ăn no đủ để tích trữ năng lượng cho đêm là thói quen tốt hơn cả. Và là để con hưởng lợi ích của một đêm dài trọn vẹn ngủ 12 tiếng thư giãn. Vì khi ngủ là khi cơ thể con xây dựng các tế bào thần kinh, giúp con phát triển tốt nhất về kỹ năng, trí não và tinh thần.

Chúc mẹ sớm hồi phục sau sinh và chúc con ăn no ngủ đủ.

Các mẹ liên hệ với Shop Bé Sữa để được tư vấn tận tình hoàn toàn miễn phí các mẹ nhé! Từ đó có thể sở hữu cho con những chiếc khăn chũn, nhộng chũn tuyệt vời.

☎: 0369 132 997 – 0968 806 507

🌎 Shopee: //shopee.vn/shopbesua.vn

🌎 Website: //tuingu.net/

Shop Bé Sữa hân hạnh được phục vụ quý khách hàng yêu quý 24/24.

Video liên quan

Chủ đề