Cách phanh xe côn tay

Xe máy là phương tiện giao thông phổ biến nhất tại Việt Nam nhưng không phải ai cũng biết kỹ năng phanh thế nào cho đúng.

Xe máy là phương tiện giao thông chủ yếu của người dân Việt Nam, tuy nhiên, do kiến thức, kinh nghiệm đi đường của chúng ta còn khá ít, hoặc đi nhiều nhưng chúng ta vẫn không tự rút kinh nghiệm được, do đó, tình trạng tai nạn giao thông vẫn diễn ra khá phổ biến.

Một trong những lỗi cơ bản thường gặp khi đi xe máy là cách phanh xe không đúng cách khiến cho người điều khiển và người ngồi sau dễ bị ngã, bị thường và ảnh hưởng đến những người đi đường khác.

Cách phanh xe ga an toàn

Với xe ga, bạn nên nhả ga hết cỡ, rồi phanh đồng thời 2 tay phanh

Ở xe ga, cấu trúc phanh chủ yếu như sau:

– Phanh bên trái: phân phối lực phanh cả bánh trước và bánh sau

– Phanh bên phải: Chỉ dùng lực dừng bánh trước

Trong thực tế vận hành, phanh trước dễ gây ra tai nạn, đây là điều nhiều người mắc phải, nhất là phụ nữ. Sử dụng phanh trước đột ngột và bóp quá mạnh khiến bánh trước hoàn toàn bị bó cứng, đầu xe trượt trên đường, mất hoàn toàn khả năng điều khiển xe và có thể gây ra tai nạn.

Do đó, các chuyên gia lái xe an toàn cho rằng trong trường hợp đường thông thường thì bạn chỉ nên dùng phanh trái để phanh, phanh nhẹ, với lực vừa phải và tốt nhất là nếu gặp chướng ngại vật thì nên phanh từ xe, nhẹ nhàng tránh trường hợp phanh đột ngột.

Tuy nhiên, nếu như phải phanh đột ngột, cách tốt nhất là bạn bóp đồng thời cả 2 tay phanh cùng lúc, khi đó, phanh xe an toàn hơn rất nhiều, không nên chỉ phanh riêng phanh tai phải.

Cách phanh xe số an toàn

Với xe số, bạn nhả ga từ từ, sau đó dậm phanh chân và bóp phanh tay cùng lúc trong trường hợp khẩn cấp để tăng hiệu quả phanh

Với xe số, cấu trúc phanh được phân phối như sau:

– Phanh chân: điều khiển phanh bánh sau– Phanh tay: điều khiển phanh trước

Cũng như xe ga, việc phanh bánh trước một cách đột ngột luôn khiến cho xe bạn bị giật và ngã ra đường.

Do đó, với trường hợp dừng đèn đỏ, tránh chướng ngại vật nhìn thấy từ xa, bạn nên nhả ga từ từ để giảm tốc từ từ, sau đó dùng phanh chân dậm nhẹ nhàng để xe dừng lại.

Đối với các chướng ngại vật bất ngờ xuất hiện, bạn nên nhả phanh hết cỡ một cách nhanh chóng, sau đó đồng thời dậm phanh chân và bóp phanh tay, để xe dừng lại. Điều đó sẽ vừa làm tăng hiệu quả phanh, vừa giúp đảm bảo sự an toàn cho người đi xe.

Cách phanh xe tay côn an toàn

Với xe tay côn, bạn nhớ nguyên tắc “phanh trước côn sau”.

Xe tay côn thường được cho là rất khó đi và “nguy hiểm” nếu như phanh gấp, tuy nhiên, nếu biết cách phanh đúng cách thì xe tay côn lại an toàn hơn những xe khác rất nhiều.

Theo các chuyên gia, khi phanh xe tay côn để dừng xe an toàn nhất, thì công thức “phanh trước côn sau” được cho là tốt nhất. Nguyên nhân là nếu như bạn bóp côn trước, thì xe sẽ lao đi với tốc độ cao hơn trước khi bóp côn, khiến cho người điều khiển hoảng loạn và không biết phải dừng xe thế nào.

Do đó, kinh nghiệm “xương máu” nhiều người rút ra khi đi xe côn là bóp phanh để kiểm soát tình hình rồi mới dùng côn tay, như thế vừa an toàn, vừa dừng xe an toàn hơn.

Trong thực tế, nhiều người không thực hiện được thói quen này, thậm chí là thường xuyên dùng tay côn trước khi dùng phanh gây nên những tình trạng rất nguy hiểm.

>>Xem thêm: Ô tô mất phanh phải xử lý thế nào?

Lượt xem: 981

Bạn đã bao giờ gặp tình huống nguy hiểm khi đang đi tốc độ cao, buộc phải “hun lề” hay “đo đường” sấp mặt chưa?!? Làm sao để tự cứu mình mà vẫn giữ được độ bền của xe? Câu trả lời sẽ có ngay thôi!

Khi đi trong thành phố cũng như khi đi phượt, nếu gặp tình huống nguy hiểm mà không nắm vững kỹ năng xử lý tình huống, giảm tốc độ an toàn để tự cứu mình thì bạn sẽ gặp nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của mình. Chính vì vậy, kỹ năng phanh khẩn cấp trong tình huống nguy hiểm rất quan trọng. Máy Móc Minh Trí xin mời bạn cùng tìm hiểu một số kỹ năng cơ bản, đặc biệt là kỹ năng phanh khẩn cấp trên xe máy & xe côn tay dưới đây.

(Nguồn: Go with Minc, YouTube.com)

Khi bạn sở hữu một con xe đẹp, nếu bạn có kỹ năng tốt thì sẽ làm cho chiếc xe càng đẹp hơn. Trước khi ngồi vào chiếc xe để chạy, bạn cần phải kiểm tra kỹ lưỡng tất cả các bộ phận của xe, đặc biệt là chiếc xe đó có phanh an toàn hay không. Nếu đó là 1 chiếc xe mới thì không cần kiểm tra nhiều, nhưng chiếc xe đi đã được 1 thời gian rồi, bạn phải xem bộ lốp xem có bị mòn hay không. Phanh xe thì bạn phải bóp thử, nếu bạn bóp vào nó phải chừa ra 1 khoảng trồng thì mới là tốt, nếu bị chạm vào thì bạn phải bơm thêm.


Tiếp theo là kiểm tra cổ lái xem có bị cong chảng ba hay không, vì khi bạn đi tốc độ 70-80km/h thì rất nguy hiểm. Về phuộc xe thì chỉ dành cho xe đua, bạn chỉ đi bình thường thì cũng không cần quan tâm nhiều. Thông thường, khi bạn chạy với tốc độ cao mà phanh gấp, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết xấu thì lốp sau sẽ bị rung lắc nhiều, trượt dài, thậm chí là té ngã rất nguy hiểm.

Trong kỹ năng phanh khẩn cấp trên xe máy & xe côn tay bạn cần phải sử dụng đồng thời côn - phanh trước - phanh sau. Ở tốc độ thấp trên đường đẹp thì bạn không cần sử dụng phanh số làm gì. Để phanh được nhanh, tư thế của bạn phải giữ thẳng và đẩy người lên trước thì xe sẽ vững hơn. Côn phải nhanh chóng cắt, phanh sau đạp phụ khoảng 30% thôi, xe dừng nhanh hay không là do phanh trước, đầu tiên bạn bóp khoảng 20% sau tăng dần lên.

Tiếp theo là kỹ thuật phanh dồn số đang rất “hot” trên mạng, nhưng đa phần các bạn làm sai và điều này sẽ gây hại cho động cơ rất nhiều. Trước hết, bạn phải biết dồn số. Về số bình thường là bạn bóp côn - về số - nhả ra, khi dồn số bạn cũng làm như vậy nhưng khi về số bạn lên 1 tí ga rồi nhả ra rất nhanh kết hợp đưa 2 ngón tay lên xiết nhẹ phanh để xe giảm tốc rất êm. 

Như vậy là bạn đã tìm hiểu chi tiết về kỹ năng phanh khẩn cấp trên xe máy & xe côn tay để giúp giữ được an toàn cho người và xe. Ngoài ra, để biết thêm về cấu tạo, các vấn đề về sửa chữa, bảo dưỡng xe máy, bạn hãy comment tại đây để các anh em có kinh nghiệm sẽ vào tư vấn, chia sẻ cho bạn.

Và bạn có nhu cầu mua sắm đồ nghề cũng như các loại phụ tùng cho chiếc xe máy, các siêu phẩm hỗ trợ chăm sóc bảo dưỡng xe máy chất lượng, những trang phục chuyên dụng cho thợ sửa chữa hay tìm hiểu và chuẩn bị mở tiệm sửa chữa xe, hãy liên hệ ngay với Máy Móc Minh Trí qua số điện thoại/ zalo 0915.498.666 để chúng tôi có thể giúp bạn lựa chọn được mặt hàng ưng ý nhất nhé.

Chúc các bạn thao tác thành công trên chiếc xe của mình.



CLICK NGAY ĐỂ KHÁM PHÁ THÊM

 
  

Minh Hữu

04/06/2019 12:03:03

Video / Ảnh 15:10 | 06/03/2019

Chỉ đạp phanh sau, bóp phanh trước nhấp nhả, bóp côn sớm…là những lỗi nguy hiểm mà người đi xe côn tay/ phân khối lớn dễ mắc phải.

Xu hướng chơi xe côn tay nói chung và xe phân khối lớn nói riêng ngày càng tăng và lượng người sở hữu mẫu xe này ngày càng đông đảo. Thật tuyệt vời khi cầm lái những chiếc xe côn tay/ phân khối lớn mạnh mẽ, cá tính và đầy tốc độ. Với cỗ máy đầy sức mạnh, những chiếc xe này dễ dàng bứt tốc vượt trội trên mọi hành trình.

Vậy nhưng, không phải ai cũng biết sử dụng phanh khi đi xe một cách hiệu quả và an toàn nhất. Dưới đây là những lỗi nguy hiểm khi phanh xe côn tay/ xe phân khối lớn mà nhiều người thường mắc phải.

Thứ nhất là lỗi chỉ đạp phanh sau, quãng đường phanh sẽ dài hơn và rất dễ xảy ra va chạm. Ngoài ra nếu đạp mạnh phanh sau với lực phanh quá mạnh sẽ khiến bánh sau bị khóa cứng và rê trên đường, đuôi xe sẽ bị vẩy và khiến chiếc xe của bạn bị mất kiểm soát.

Thứ hai là lỗi chỉ dùng phanh trước và bóp phanh trước nhấp nhả: trong tình huống này chiếc xe của bạn sẽ bị giật liên hồi.

Thứ ba là bóp hết côn: nếu bạn bóp côn sớm sẽ bị mất đi một khoảng phanh động cơ khiến cho quãng đường phanh dài hơn.

Theo đó, để có thể sử dụng phanh khi đi xe côn tay/ xe phân khối lớn một cách hiệu quả nhất, bạn cần sử dụng đồng thời cả 2 phanh với lực phanh tăng dần đều, lực phanh trước sẽ lớn hơn lực phanh sau để người và xe có thể dừng lại một cách ổn định và quãng đường phanh ngắn hơn.

Nếu chia lực phanh ra 10 phần thì bạn nên bóp phanh trước mạnh từ 6 – 7 còn đạp phanh sau chỉ từ 3 – 4. Điều này được lý giải bởi khi phanh, trọng tâm sẽ dồn lên bánh trước, lò xo giảm xóc trước sẽ tụt xuống sâu, bánh sau có xu hướng nhấc lên khỏi mặt đất và tiết diện giữa mặt đường và lốp bánh trước sẽ nhiều hơn. Vậy nên lợi dụng sự ma sát của bánh trước với mặt đường nên ta sẽ bóp phanh trước lớn hơn phanh sau.

Ngoài ra bạn cần biết cách cầm tay nắm một cách chuẩn xác nhất. Cụ thể bạn phải luôn luôn nắm tròn tay nắm, 4 ngón phía trên và 1 ngón phía dưới. Để khi cần phanh gấp bạn chỉ cần đưa 4 ngón phía trên lên bóp phanh, đồng thời 1 ngón phía dưới cũng sẽ giảm ga theo. Sau khi bóp phanh xe gần dừng lại thì bạn mới nên bóp côn.

Một điểm đáng chú ý đó là khi phanh, tư thế người chúng ta sẽ khum về phía sau hình chữ C, bụng hóp lại, căng cứng cánh tay lên để dồn trọng lượng mình về phía sau giúp cho xe dừng lại cân bằng, đầu xe không bị lắc sang 2 bên.

Chi tiết Honda CB650F giá 226 triệu đồng tại Việt Nam

Honda CB650F được Honda Việt Nam nhập khẩu từ Thái Lan và bán ra thị trường với giá 226 triệu đồng.

Honda Việt Nam ra mắt 9 mô tô phân khối lớn, giá từ 172 triệu đồng

9 mẫu mô tô phân khối lớn đã được Honda Việt Nam ra mắt sáng 18/5 cùng với Cửa hàng Honda Moto đầu tiên tại ...

4 giấy tờ cần biết khi mua mô tô phân khối lớn

Giấy hải quan chính ngạch, giấy thanh lý hải quan, giấy đi đường…là những loại giấy tờ bạn nên biết khi mua mô tô phân ...

Đề xuất xe phân khối lớn được đi vào cao tốc

Một trong những lý do được các chủ xe phân khối lớn đưa ra là việc điều khiển loại xe này rất khó khăn khi ...

Tags:

Video liên quan

Chủ đề