Cách cài đặt điện thoại Android

Điện thoại Android của bạn bỗng dưng bị đơ không phản hồi? Đa số trường hợp, reset điện thoại là cách đơn giản nhất giúp khắc phục sự cố. Ngay sau đây GhienCongNghe sẽ hướng dẫn chi tiết cách reset Android để bạn tự làm khi cần đến.

Cách cài đặt điện thoại Android

Lưu ý rằng thao tác này sẽ khôi phục điện thoại Android của bạn về cài đặt ban đầu của nhà sản xuất. Điều này có nghĩa là tất cả các ứng dụng sẽ bị xóa cùng với các dữ liệu người dùng, cài đặt và các bản cập nhật.

Vì vậy, bạn cần lưu trữ dữ liệu của mình trước khi thực hiện thao tác này.

Cách reset Android từ Settings

  1. Vào Settings (Cài đặt), tìm mục Backup & Reset (Sao lưu & đặt lại), sau đó nhấn vào Factory data reset and Reset phone (Khôi phục cài đặt gốc và Đặt lại điện thoại).
  2. Bạn sẽ được nhắc nhập mật mã của mình rồi đến Erase everything (Xóa mọi thứ).
  3. Sau khi hoàn tất, điện thoại của bạn sẽ khởi động lại.

Trên Google Pixels và một số thiết bị Android gốc khác, bạn có thể tìm thấy tùy chọn khôi phục cài đặt gốc ở một vị trí hơi khác.

  1. Vào Settings (Cài đặt) và cuộn xuống dưới để tìm System (Hệ thống).
  2. Nhấn vào System (Hệ thống) và tìm tùy chọn Reset (Đặt lại).
  3. Từ danh sách, nhấn vào Erase all data (Khôi phục cài đặt gốc).
  4. Chọn Reset phone (Đặt lại điện thoại).
  5. Chọn Delete all data (Xóa tất cả dữ liệu).
  6. Sau khi hoàn tất, điện thoại của bạn sẽ khởi động lại.
    Cách cài đặt điện thoại Android

Với điện thoại Samsung cũng sẽ hơi khác, bạn làm theo hướng dẫn sau.

  1. Vào Settings (Cài đặt), sau đó đến General Management (Quản lý chung).
    Cách cài đặt điện thoại Android
  2. Kéo xuống dưới cùng, bạn sẽ thấy Reset (Đặt lại), nhấn vào đó.
    Cách cài đặt điện thoại Android
  3. Bạn sẽ thấy 3 tùy chọn: Reset settings (Xóa các cài đặt), Reset network settings (Khôi phục cài đặt mạng) và Factory data reset (Khôi phục cài đặt gốc).
    Cách cài đặt điện thoại Android
  4. Nhấn vào Factory data reset (Khôi phục cài đặt gốc). Sau đó, bạn sẽ thấy một danh sách dài các tài khoản, ứng dụng, v.v. sẽ bị xóa khỏi điện thoại của bạn.
    Cách cài đặt điện thoại Android
  5. Nếu bạn đã quyết định, hãy cuộn xuống dưới cùng và nhấn vào Reset (Đặt lại).
    Cách cài đặt điện thoại Android

Lưu ý rằng nếu bạn đang gặp phải sự cố nhỏ, thì Reset settings (Xóa các cài đặt) hoặc Reset network settings (Khôi phục cài đặt mạng) có thể là những tùy chọn tốt hơn. Cái đầu tiên sẽ trả về cài đặt mặc định cho tất cả ứng dụng hệ thống và nhà sản xuất, ngoại trừ cài đặt bảo mật, ngôn ngữ và tài khoản. Tuy nhiên, dữ liệu cá nhân và cài đặt của các ứng dụng đã tải xuống sẽ không bị ảnh hưởng.

Trong trường hợp điện thoại Android của bạn gặp sự cố không thể khởi động bình thường được. Bạn cần làm truy cập vào chế độ khôi phục theo hướng dẫn bên dưới.

Cách reset Android từ Recovery Mode

Nếu điện thoại Android bị đơ hoặc không thể truy cập menu Cài đặt, thì vẫn còn cách reset Android từ Recovery Mode (chế độ khôi phục).

  1. Tắt điện thoại.
  2. Bấm và giữ đồng thời nút Giảm âm lượngnút Nguồn cho đến khi điện thoại bật.
  3. Bạn sẽ thấy một robot Android hiện ra, như vậy là đã truy cập được vào Recovery Mode.
  4. Ở Recovery Mode cảm ứng sẽ không hoạt động. Sử dụng nút giảm âm lượng đến khi tùy chọn Wipe data/factory reset (Xóa dữ liệu / khôi phục cài đặt gốc) được tô sáng, sau đó nhấn nút Nguồn để chọn.
  5. Kéo thanh trượt từ trái qua phải để xác nhận reset Android.
  6. Sau khi hoàn tất, chọn Reboot system now (Khởi động lại ngay bây giờ).
Cách cài đặt điện thoại Android

Như vậy GhienCongNghe đã hướng dẫn bạn cách reset Android. Nếu bạn muốn tìm hiểu cách nâng cấp Android, hãy xem thêm bài viết bên dưới.

>> Cách nâng cấp Android mới nhất

Đừng quên Like & Share bài viết của GhienCongNghe để nhiều người biết hơn nhé. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì, hãy Comment ngay bên dưới để được giải đáp. Cảm ơn bạn đã theo dõi.

Theo Nextpit

Sau khi mua về một chiếc điện thoại Android mới bạn nhất định phải làm những việc sau đây để nâng cao trải nghiệm khi sử dụng. Hãy cùng Sforum tìm hiểu xem đó là những việc gì nhé!

Sau khi vừa “tậu” cho mình một chiếc điện thoại mới chúng ta thường có cảm giác rất hứng thú và chỉ muốn sử dụng ngay lập tức. Tuy nhiên, bạn đừng vội vàng, hãy thực hiện một vài thao tác như trong bài viết dưới đây để có được trải nghiệm tối ưu trong quá trình sử dụng nhé.

1. Cập nhật hệ điều hành mới nhất

Đây là một việc cần thiết vì với hệ điều hành mới nhất, các ứng dụng của bạn sẽ chạy tối ưu hơn và nhiều tính năng mới cũng được thêm vào sau mỗi bản cập nhật.

Để cập nhật phiên bản mới nhất của hệ điều hành, bạn vào Cài đặt -> Thiết bị của tôi -> Phiên bản Miui -> Kiểm tra.

Cách cài đặt điện thoại Android

2. Chuyển dữ liệu từ điện thoại cũ sang điện thoại mới

Các dòng điện thoại như Samsung, Xiaomi, Huawei và OnePlus đều có những ứng dụng giúp người dùng sao lưu và chuyển dữ liệu sang thiết bị mới. Điều này giúp bạn không bị gián đoạn trong quá trình sử dụng và không bị mất dữ liệu khi đổi thiết bị.

Cách cài đặt điện thoại Android

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thấy trên Google Play rất nhiều ứng dụng của bên thứ ba hỗ trợ truyền tệp, ứng dụng, video, nhạc và tài liệu sang thiết bị mới.

3. Xóa các ứng dụng được cài đặt sẵn

Trước khi được tung ra thị trường hầu hết các thiết bị đều được nhà sản xuất cài đặt sẵn một số ứng dụng. Những ứng dụng này rất ít được sử dụng và bạn hoàn toàn có thể xóa chúng đi để có thêm dung lượng lưu trữ.

Bạn hãy truy cập vào Cài đặt -> Quản lý ứng dụng -> Gỡ cài đặt -> Chọn những ứng dụng không cần thiết -> Gỡ cài đặt.

Cách cài đặt điện thoại Android

4. Thiết lập tính năng sao lưu tự động

Nhằm đảm bảo dữ liệu trên điện thoại được an toàn, bạn nên kích hoạt tính năng sao lưu tự động trên điện thoại Android bằng cách vào Cài đặt -> Cài đặt bổ sung -> Sao lưu & đặt lại -> Sao lưu dữ liệu của tôi.

Cách cài đặt điện thoại Android

Như vậy, điện thoại của bạn sẽ tự động sao lưu tất cả ứng dụng, dữ liệu, lịch sử cuộc gọi, danh bạ, cài đặt (bao gồm mật khẩu WiFi), tin nhắn SMS, ảnh, video… lên Google Drive và Google Photos.

Lưu ý, tên và vị trí các tùy chọn có thể thay đổi tùy vào thiết bị bạn đang sử dụng.

Trên đây là những việc bạn nhất định phải làm sau khi mua điện thoại Android mới. Chúc các bạn thành công và đừng quên chia sẻ thủ thuật Android này đến bạn bè, người thân nhé!