Cách bán sản phẩm ra nước ngoài

HƯỚNG DẪN 5 CÁCH TÌM KIẾM KHÁCH HÀNG XUẤT KHẨU (QUỐC TẾ, NƯỚC NGOÀI) HIỆU QUẢ

Thời kỳ hội nhập quốc tế, ngày càng nhiều hiệp định thương mại được ký kết giữa Việt Nam và rất nhiều các quốc gia trên toàn thế giới, theo đó việc trao đổi buôn bán giữa các quốc gia ngày càng dễ dàng hơn, được thúc đẩy hơn và là một hoạt động không thể thiếu với nhiều doanh nghiệp sản xuất.

Theo nguyên lí "nước chảy về chỗ trũng", lượng hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam ngày càng gia tăng, quốc gia nắm giữ lợi thế về nguồn nguyên liệu rẻ và nhân công dồi dào, giá rẻ.

Vậy câu hỏi đặt ra là: Có những cách tìm kiếm khách hàng xuất khẩu nào hiệu quả? Cách tìm kiếm khách hàng nước ngoài như thế nào? Cách tìm kiếm khách hàng quốc tế nào là tốt?

Dựa trên kinh nghiệm làm việc với rất nhiều đối tác lớn hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đồng thời dựa trên kinh nghiệm từng làm việc trong mảng sales xuất khẩu của các nhân sự hiện tại đang công tác tại Unicorn Logistics, chúng tôi xin được tổng hợp và giới thiệu với bạn đọc những cách tìm kiếm khách hàng xuất khẩu hiệu quả nhất. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có được thêm những kiến thức bổ ích, tìm thêm được những kênh tìm kiếm khách hàng xuất nước ngoài hiệu quả hơn để bổ trợ cho công việc của mình.

CÁC BƯỚC BÁN HÀNG XUẤT KHẨU CƠ BẢN

Nhìn chung, việc tìm kiếm khách hàng nước ngoài nói một cách dễ hiểu hơn là tìm ra thông tin liên hệ, có thể là email, số điện thoại, tài khoản mạng xã hội của người ra quyết định cuối cùng (PIC - Person In Charge), của các doanh nghiệp có nhu cầu thu mua mặt hàng mà bạn đang bán. Tùy vào quy mô, tính chất khác nhau của doanh nghiệp, hàng hóa , những người phụ trách công việc này lại nắm giữ những chức vụ khác nhau trong công ty thuộc các phòng ban phổ biến như: Purchasing Department, Procurement Department, Import-export Department, Buyer, Sourcing...

Sau khi có được thông tin liên hệ, bạn đàm phán với PIC các điều khoản về giá bán (price), điều khoản giao hàng (EXW, FOB, CIF, CFR..), MOQ (số lượng tối thiểu của đơn hàng), thời hạn giao hàng (delivery time), quy cách đóng gói (package), chứng từ vận chuyển (shipping documents),.. Một số nhà nhập khẩu có thể còn yêu cầu gửi mẫu để phân tích sản phẩm trước khi đặt hàng.

Gói gọn trong một bài viết ngắn, Unicorn Logistics giới thiệu cho bạn cách tìm kiếm khách hàng quốc tế, hiểu đơn giản là cách tìm ra thông tin của PIC, các bước đàm phán sau khi có thông tin này phải phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng của sales, các bạn có thể liên hệ trực tiếp hoặc kết bạn zalo với Mr Jack (0931.171.383) để trao đổi thêm về kinh nghiệm đàm phán quốc tế.

5 CÁCH TÌM KIẾM KHÁCH HÀNG XUẤT KHẨU, KHÁCH HÀNG NƯỚC NGOÀI, KHÁCH HÀNG QUỐC TẾ HIỆU QUẢ NHẤT.

1 - Cách tìm kiếm khách hàng xuất khẩu qua kênh hội chợ.

Ưu điểm khi tìm kiếm khách hàng nước ngoài từ các kênh này là việc tiếp cận được khách hàng tiềm năng với data khá "chất", khả năng chuyển đổi thành khách hàng là khá lớn vì cách tiếp cận là trực tiếp, tuy nhiên nhược điểm lại là chi phí đầu tư cho kênh này khá cao, thường chỉ dành cho các doanh nghiệp "có điều kiện" một chút. Với cách này, bạn chỉ cần cập nhật thông tin về các sự kiện triển lãm về ngành hàng của bạn tại thì trường xuất khẩu mục tiêu, đăng ký tham gia theo hướng dẫn là xong.

2 - Cách tìm kiếm khách hàng xuất khẩu bằng công cụ tìm kiếm Google.

Hiện tại phần lớn rất các doanh nghiệp trên thế giới đều đã xuất hiện trực tuyến trên công cụ tìm kiếm Google, việc của bạn là sử dụng những từ khóa thích hợp để tìm kiếm tên của doanh nghiệp có tiềm năng mua hàng xuất khẩu của bạn, mình lấy ví dụ, nếu bạn đang bán bột đá CaCO3 xuất khẩu (nguyên liệu quan trọng cho sản xuất giấy), sau khi nghiên cứu thị trường và nhận thấy Thái lan là một thị trường xuất khẩu tiềm năng, bạn tìm kiếm: "Paper, and Paperboard Mills Companies in Thailand".

Hàng loạt các kết quả sẽ được trả về, bạn chỉ cần lọc tên của những công ty này và tiếp tục tìm kiếm trên google để tìm ra website, trang mạng xã hội của họ, tìm cách liên lạc qua số điện thoại trên website, email để chào dịch vụ, xin thông tin của PIC rồi chào hàng. Ưu điểm của cách tìm kiếm khách hàng quốc tế này là khá đơn giản, tuy nhiên sẽ mất khá nhiều thời gian để lọc danh sách và tìm cách tiếp cận với những đối tượng "chưa chắc" đã có nhu cầu nhập hàng từ nước ngoài.
 

Cách bán sản phẩm ra nước ngoài
Hình: Tìm kiếm khách hàng xuất khẩu bằng công cụ tìm kiếm Google

3 - Cách tìm kiếm khách hàng xuất khẩu qua các kênh mạng xã hội.

Tùy thuộc vào mỗi quốc gia mà bạn nhắm tới, hãy đặt ra câu hỏi, quốc gia đó sử dụng loại mạng xã hội nào phổ biến? Facebook & Linkedin là 2 mạng xã hội mà tôi muốn gợi ý cho bạn.

Mình đánh giá rất cao ở cách tìm kiếm khách hàng nước ngoài này, khá chủ động so với các cách khác.

Đối với tìm kiếm khách hàng quốc tế qua Linkedin bạn thậm chí có thể tìm đúng chính xác PIC dựa trên chức danh công việc người đó nắm trong công ty, ví dụ như: Purchasing Manager, Procurement Manager, Sourcing,.. Thêm họ vào mạng lưới, nhắn tin chào hàng ngay hoặc từ từ chinh phục họ bằng việc trao ra thật nhiều giá trị mà họ quan tâm dựa trên các nội dung bạn chia sẻ.

Đối với cách tìm kiếm khách hàng xuất khẩu qua Facebook, bạn có thể tìm kiếm khách hàng thông qua các hội nhóm về xuất nhập khẩu trên thế giới, hội nhóm về ngành hàng mục tiêu ở nước nhập khẩu. Ngoài ra, việc nhắn tin trực tiếp cho các fanpage facebook của khách hàng mục tiêu cũng là một cách nhanh và hiệu quả hơn việc gửi trực tiếp vào email của họ, khả năng bạn có được thông tin của PIC là cao hơn nếu bạn để ý kỹ hơn vào kỹ năng bắt chuyện của mình.

Để minh họa, sau đây mình xin được phân tích 1 case thành công trong việc xin thông tin của PIC thông qua mạng xã hội:

Thứ nhất: Không chào hàng, chỉ là một lời đề nghị giúp đỡ.

Thứ 2: Giữ cho tin nhắn ngắn gọn và "giống" một cuộc trò chuyện hơn là lời chào mời.

Thứ 3: Mình ghi "your supplier", để tạo mức độ thân thiết hơn với người đọc.

Thứ 4: Câu "I could not contact" minh chứng cho những nỗ lực bằng những cách khác trước đó, tạo cho người đọc nhận ra sự cấp bách trong yêu cầu, khả năng họ phản hồi lại sẽ là cao hơn.

Cuối cùng: Tự mình nhận thấy lời đề nghị "please help" sẽ hiệu quả hơn là "could you please" hoặc là "may I have contact of". Vì trên thực tế, mọi người đều cảm thấy tốt hơn khi có thể giúp đỡ người khác.
 

Cách bán sản phẩm ra nước ngoài
Hình: Tìm kiếm khách hàng xuất khẩu qua các kênh mạng xã hội

4 - Cách tìm kiếm khách hàng xuất khẩu qua các trang thương mại điện tử B2B.

Thuật ngữ " trang thương mại điện tử" chắc không còn xa lạ với các bạn nữa rồi, tuy nhiên các trang TMĐT mà chúng tôi nhắc đến ở đây là các trang TMĐT B2B (Business to Business), được phân biệt với B2C (Business to Customer).

Các trang thương mại điện tử B2B phổ biến hiện nay dành cho việc bán hàng xuất khẩu có thể kể tới như:Alibaba, E21c, Tradekey, Go4worldbusiness, Tradeindia, Indiamart,.. Và còn rất nhiều các kênh khác và những kênh dành riêng cho các ngành hàng khác nhau mà bạn có thể tham khảo thêm từ các bài viết khác.

Nguyên tắc chung khi bạn tìm kiếm khách hàng nước ngoài qua kênh thương mại điện tử này là các bạn đăng ký làm supplier trên các kênh này, đăng thông tin sản phẩm và chờ đợi người mua liên hệ. Nhìn chung cách tìm kiếm khách hàng quốc tế qua kênh này khá là bị động tuy nhiên lại là một kênh không thể thiếu để tiếp cận với một lượng lớn khách hàng tiềm năng trong thời đại TMĐT lên ngôi.

5 - Cách tìm kiếm khách hàng xuất khẩu qua dữ liệu xuất khẩu.

Đây là một cách không thực sự chính thống nhưng nhìn trên góc độ công bằng cạnh tranh của thị trường thì cũng có thể xếp vào một kênh tìm kiếm khách hàng quốc tế hiệu quả cao. Theo đó các bạn tìm được dữ liệu xuất khẩu theo mặt hàng, ngành hàng, trong đó có thông tin khá chi tiết về tên công ty nhập khẩu, mặt hàng nhập khẩu, giá bán, điều kiện giao hàng,... Các bước tiếp theo thì sử dụng công cụ tìm kiếm của Google hoặc các trang mạng xã hội để tiếp cận PIC.

Một bài viết dựa trên góc nhìn cá nhân, chắc chắn sẽ còn nhiều những thiếu sót, hy vọng sẽ nhận được sự thông cảm và góp ý của bạn đọc. Unicorn Logistics là đơn vị kinh nghiệm, có khả năng hỗ trợ khách hàng tất cả các nghiệp vụ liên quan đến lĩnh vực Logistics - Xuất Nhập Khẩu, từ khâu tư vấn thủ tục Hải Quan xuất khẩu, nhập khẩu đến các dịch vụ vận chuyển hàng hóa đầu nhập, đầu xuất, cước vận tải đường biển, đường hàng không. Mong muốn sớm có cơ hội hợp tác và mang lại chất lượng dịch vụ làm hài lòng khách hàng.

Hotline: 0931 171 383 / Mr. Jack - Unicornlogs.

Bán hàng online là mô hình bán hàng nở rộ khắp Việt Nam. Nhưng có điều mới lạ hơn khi bạn muốn bán hàng online ra nước ngoài. Làm sao để có thể vận chuyển hàng ra nước ngoài mà vẫn đảm bảo được chất lượng hàng hóa. Trong bài viết này, sinduid.vn sẽ Hướng dẫn bán hàng online ra nước ngoài mới nhất 2020.

Cách bán sản phẩm ra nước ngoài

Hướng dẫn bán hàng online ra nước ngoài mới nhất 2020

Lợi thế khi bán hàng xuyên biên giới

Thực tế thì xu hướng của lĩnh vực buôn bán xuyên biên giới hay có cách gọi khác là kiếm tiền trên mạng (MMO – Make Money Online) đã nổi lên trong giai đoạn 2012 – 2014 với nhiều hình thức kinh doanh mới lạ. Bên cạnh dropshipping còn có các mô hình khác như affiliate, fulfillment by Amazon, print on demand,… được áp dụng nhiều người biết đến tại Việt Nam để bán hàng hàng cho quý khách hàng ở những nước châu Âu, châu Mỹ.

thị trường Âu – Mỹ có không ít lợi thế để áp dụng những mô hình MMO cho người sale tại Việt Nam như sau:

thứ nhất, cơ sở hạ tầng, công nghệ kỹ thuật cho TMĐT tại thị trường Âu – Mỹ rất phát triển. những hình thức bán hàng xuyên biên giới nói trên đòi hỏi khá cao về yếu tố công nghệ, kết nối và đồng bộ dữ liệu để người bán nắm bắt thông tin kịp thời và đo lường hiệu quả buôn bán. Tại thị trường Trung Quốc hay các nước Âu – Mỹ, điều đó đã sớm được hoàn thiện để phát triển các mô hình này. Đơn cử là mô hình dropshipping nổi tiếng toàn cầu giữa Shopify và Aliexpress đáp ứng những yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ tối ưu nhất.

>>>> Xem thêm: Mô hình bán hàng dropshipping có phù hợp với thị trường Việt Nam?

Thứ hai, chi tiêu cho mua hàng online cao. thương trường Âu – Mỹ rất tiềm năng về sức mua của người dùng. Chỉ riêng thương trường Mỹ, số liệu từ Statista (10/2018) cho thấy doanh thu kinh doanh nhỏ lẻ TMĐT đã đạt hơn 504 tỷ đô. Mức chi tiêu cho mua sắm online ước đạt ít nhất 2,144 USD/người. có thể thấy quý khách hàng Âu – Mỹ có mức chi tiêu rất cao cho mua sắm online, tạo ra nhóm người tiêu dùng đầy tiềm năng cho giới bán hàng xuyên biên giới.

Thứ ba, hành vi chi trả trước, nhận hàng sau tạo điều kiện thuận tiện cho người bán. các nền tảng bán hàng quốc tế như Shopify, Amazon, eBay đều bắt buộc người mua chi trả trước bằng visa hoặc cổng chi trả quốc tế khi đặt hàng. thương trường chi trả trực tuyến cũng phát triển mạnh mẽ tại đây, đáp ứng các yếu tố về chi trả an toàn nên người tiêu dùng sẵn sàng thanh toán trước khi mua sắm. Phương thức thanh toán trực tuyến giúp giảm thiểu khả năng hủy đơn sản phẩm, từ chối nhận hàng, chuyển hoàn, hạn chế hiểm họa cho người bán xuyên biên giới.

Mặc dù có khá nhiều lợi thế nhưng người Việt thường vẫn gặp nhiều khó khăn khi sale xuyên biên giới cho những thương trường nói trên.

Chạm đến quý khách hàng nước ngoài ở đâu?

  • Khách nước ngoài có thói quen truyền miệng với trên mạng cộng đồng rất nhiều. Trước đến một đất nước nào đó thì họ sẽ vào những nhóm trên Facebook để tìm hiểu xem ở đất nước đó nên sinh sống khu vực nào? thực hiện việc như thế nào?… Chính những chia sẻ chân thật và trợ giúp nhau của xã hội nước ngoài đó chính là chìa khóa thứ nhất bạn có thể chạm và gặp người tiêu dùng của chính mình.

Cách bán sản phẩm ra nước ngoài

  • yếu tố thứ 2, dựa trên vị trí địa lí. Ở Việt Nam bạn thực sự có thể dễ dàng và đơn giản lập danh sách những nói nào khách hay tham qua cũng nơi nào quý khách hàng sinh sống. Ví dụ ở Bùi Viện phố hay tâm trung khách du lịch, hay quận 1-2-7 tập trung nhiều người nước ngoài sinh sống. Từ yếu tố nào bạn dễ dàng target đến họ bằng quảng cáo trên ứng dụng xã hội Facebook.
  • nhân tố thứ 3 dựa vào hành vi, thói quen cũng quý khách hàng. Ví dụ nhóm khách nước ngoài hay ở các trạm xe chờ, bạn có thể Marketing từ đây. Còn đối với nhóm sinh sống ở Việt Nam thì rất để mắt đến sức khỏe, ngành nghề nghiệp thường là giáo viên, thường cuối tuần hay đi beer club. các hành vi này giúp bạn tìm đến họ đơn giản dễ dàng.

Về nghiên cứu thị hiếu khách hàng thị trường nước ngoài

“Có sản phẩm mở nước ta bán được nhưng đưa sang Mỹ thì người ta lại không thích kiểu này,” ông Khánh cho biết. khảo sát thị trường là khuyến cáo ông Khánh để cho các công ty Việt, bao gồm quan tâm nhu cầu, thị hiếu, xu hướng của người tiêu dùng và nghiên cứu đối thủ trên thị trường. Sau đó, cần thiết kế, điều chỉnh hàng hóa phù hợp với thị hiếu khách hàng quốc tế.

để hạn chế việc công ty gửi hàng qua quá nhiều nhưng không bán được, Amazon có hạn hẹp số lượng nhất định cho người bán. “Nên đưa sang một số lượng vừa phải thôi. Amazon cũng hạn hẹp số lượng, lúc nào bán được thì mới cho tiếp,” ông Khánh chia sẻ.

Nguổn tổng hợp

Xem thêm

Cách chạy quảng cho ngành kinh doanh cửa hàng lưu niệm – Dùng phần mềm simple ads

Cách chạy quảng cho ngành kinh doanh cửa hàng nội thất ô tô – Dùng phần mềm simple ads

Cách thức thu hút khách hàng