Các trường đại học ở Hà Nội đi học trở lại

Các trường bao gồm: Học viện Ngoại giao, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông (cơ sở Hà Nội). Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cho 1 khóa sinh viên tới trường học trực tiếp từ hôm nay, còn 1 khối từ ngày 17/4.


PV

  • học sinh Hà Nội đi học trở lại
  • covid hôm nay

Bình luận

Xem thêm bình luận

Để chuẩn bị các công tác chống dịch COVID-19, đảm bảo an toàn cho sinh viên, học viên trở lại học trực tiếp, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đề nghị các đơn vị đào tạo khẩn trương xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể, tổ chức giảng dạy học tập theo lịch trình năm học và tuân thủ các quy định về đảm bảo chất lượng đào tạo, đồng thời tăng cường các biện pháp hỗ trợ sinh viên trong điều kiện dịch bệnh.

Sinh viên ĐHQGHN trong phòng thí nghiệm.

Trong đó, ĐHQGHN khuyến nghị sinh viên tiêm tối thiểu 2 mũi vắc xin phòng ngừa COVID-19; đối với những sinh viên chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin, đơn vị liên hệ với Bệnh viện, Y tế địa phương để hỗ trợ sinh viên được tiêm ngay trong tuần đầu trở lại trường học; xây dựng phương án phòng chống dịch bệnh phù hợp với thực tế và phương án chăm lo hỗ trợ sinh viên thuộc diện F0 sống xa gia đình, ở trọ bên ngoài cũng như trong Ký túc xá (KTX); có phòng cách ly riêng ở khu giảng đường khi phát hiện sinh viên nghi F0 và thiết bị đo nhiệt độ, nước sát khuẩn, khẩu trang,.. để phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh.

Đồng thời, có kế hoạch, hướng dẫn học bù, học lại, thi lại cho sinh viên không may mắc COVID - 19 (F0) và sinh viên thuộc diện phải cách ly (F1) sao cho phù hợp và đảm bảo chất lượng đào tạo (đơn vị đào tạo không được thu thêm học phí, lệ phí và chủ động xây dựng chính sách chung cho các đối tượng này).

Thành lập Tổ công tác phản ứng nhanh để xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến dịch COVID-19. Có số điện thoại hotline thông báo ở các khu giảng đường để hỗ trợ sinh viên khi cần.

Khẩn trương gửi các giáo trình còn thiếu về Trung tâm Thông tin Thư viện ĐHQGHN để số hóa giáo trình phục vụ người học (có thể dễ dàng tìm kiếm các tài liệu cần thiết cho ngành học của mình).

Đối với các đơn vị có sinh viên quốc tế, tiếp nhận sinh viên, xây dựng kế hoạch dạy và học phù hợp theo các quy định hiện hành của ĐHQGHN và của Bộ GD&ĐT, đồng thời gửi danh sách sinh viên cần hỗ trợ nhập cảnh, xin visa về ĐHQGHN.

ĐHQGHN cũng yêu cầu Trung tâm Hỗ trợ sinh viên có phương án phòng chống dịch bệnh chi tiết, phù hợp với điều kiện thực tế và phương án cách ly, chăm sóc hỗ trợ sinh viên thuộc diện F0 tự cách ly trong KTX.

PGS.TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế Quốc dân, thông tin trường có kế hoạch sẽ đón sinh viên quay trở lại trường học tập trung vào ngày 14/2. Đối với những sinh viên chưa được tiêm vắc xin đủ 2 mũi sẽ được tiêm ngay sau khi trở lại trường.

Sinh viên nhiều trường đại học tại Hà Nội sẽ chính thức học trực tiếp sau khi kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kết thúc.

Trong 3 tuần đầu tiên, các sinh viên năm thứ 2, 3, 4 sẽ tới trường học tập trung; trong khi sinh viên năm thứ nhất sẽ học quân sự. Sau 3 tuần, nhà trường sẽ đón 100% sinh viên trở lại trường học tập trung. Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cũng đã chuẩn bị đầy đủ kịch bản xử lý trong trường hợp xuất hiện F0 trong trường học.

PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho hay sinh viên toàn trường chính thức đi học trực tiếp từ đầu tháng 3 tới. Nguyên nhân do tháng 2 trường đã có kế hoạch tổ chức thi trực tuyến hết học phần cho sinh viên. Do đó, kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, tức khoảng từ 7/2, trường sẽ mở cửa cho những sinh viên phải thực hành tại các phòng thí nghiệm, sinh viên làm đồ án tốt nghiệp với hiệu suất tối đa 1.000 sinh viên/ngày để đảm bảo công tác phòng chống dịch. Các sinh viên khác sẽ dự thi trực tuyến.

Trường ĐH Giao thông Vận tải chính thức mở cửa đón sinh viên từ ngày 14/2 theo lộ trình. PGS. TS Nguyễn Thanh Chương, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết sinh viên năm cuối, sinh viên năm đầu sẽ được đến trường học trực tiếp trước. Các khóa khác sẽ đến sau. Trường sẽ đánh giá và rút kinh nghiệm qua mỗi tuần học.

Trường ĐH Ngoại thương vừa công bố cho sinh viên trở lại trường bắt đầu từ 16/2. Tiến độ học tập của sinh viên sẽ thực hiện theo thông báo cụ thể của các đơn vị quản lý đào tạo tại trụ sở chính Hà Nội và của các cơ sở (Hà Nội, TPHCM). Trong trường hợp vì điều kiện dịch COVID-19 không cho phép triển khai học tập trực tiếp theo kế hoạch này, trường sẽ có thông báo kịp thời.

Trường ĐH Văn hóa Hà Nội vừa ra thông báo về việc sinh viên trở lại trường học tập trung. Theo đó, sinh viên các hệ/bậc học chuyển sang học trực tiếp từ ngày 14/2 theo thời khóa biểu học kỳ II năm học 2021-2022 và kế hoạch học tập đã thông báo.

Khi trở lại trường học tập, sinh viên phải có giấy xác nhận âm tính với virus SARS-CoV-2 do địa phương hoặc cơ sở y tế cấp. Trường hợp đang điều trị COVID-19 hoặc trong diện cách ly phải thông báo về khoa chủ quản để nhà trường có biện pháp hỗ trợ học trực tuyến.

Trong quá trình học tập và sinh hoạt tại trường, sinh viên phải thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch. Ngoài ra, ký túc xá trường ĐH Văn hóa Hà Nội mở cửa từ ngày 12/2 để đón sinh viên trở lại trường.

Trường ĐH Mở Hà Nội cũng quyết định mở cửa đón sinh viên từ ngày 14/2 tới.

Trong khi đó, các trường ĐH khu vực phía Nam, nơi bị ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19 vừa qua nhất, nhưng đã mở cửa đón sinh viên học trực tiếp theo lộ trình từ ngay sau khi TPHCM hết thực hiện giãn cách.

Dự kiến “mở cửa” trong tháng 11/2021

Có địa điểm tại xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ- huyện ngoại thành đang là vùng 1, trường ĐH Sư phạm Thể dục Thể thao đã sẵn sàng phương án đón sinh viên trở lại trường học tập trực tiếp.

Theo TS. Nguyễn Duy Quyết, Hiệu trưởng nhà trường thì qua rà soát, trường có tổng hơn 1.000 sinh viên, trong đó hơn 2/3 sinh viên đã tiêm vaccine phòng, chống Covid- 19. 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên tiêm đủ 2 mũi vaccine. Cơ sở vật chất của trường rộng rãi, đã vệ sinh, khử khuẩn nên đảm bảo “3 tại chỗ” nếu sinh viên trở lại trường.

Dự kiến, ngày 15/11, sau khi rà soát tiêm vaccine đối với sinh viên năm nhất, trường sẽ cho 323 sinh viên năm nhất (K54) đến trường. Nếu dịch được kiểm soát tốt, sau tết, trường tiếp tục cho sinh viên năm cuối (K51) đến trường để đảm bảo chương trình học.

“Tuy nhiên, đây mới là kế hoạch dự kiến vì trường có điểm “vướng” bởi đang có khu cách ly tập trung hoạt động. Trường mới có văn bản kiến nghị, xin được bàn giao lại cơ sở vật chất trước 15/11 để tiến hành vệ sinh, khử khuẩn; đồng thời xin ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền để xác định mức độ an toàn và cho phép mở cửa đón sinh viên trở lại học tập”- TS. Nguyễn Duy Quyết cho biết.

Các trường đại học ở Hà Nội đi học trở lại

 Công tác vệ sinh, khử khuẩn tại trường ĐH Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội được thực hiện thường xuyên

Cũng nằm tại địa bàn huyện Chương Mỹ, trường ĐH Lâm nghiệp đã lên phương án dự kiến cho sinh viên trở lại trường trong tháng 11/2021.

GS.TS Trần Văn Chứ - Hiệu trưởng nhà trường cho biết, nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát và TP cho phép, nhà trường dự kiến sẽ đón sinh viên năm cuối trở lại trường để hoàn thành các nhiệm vụ học tập trước ngày 20/11. Nhóm sinh viên này khi quay trở lại trường sẽ được bố trí ở tại khu Ký túc xá để đảm bảo các điều kiện an toàn. Tháng 12/2021, căn cứ tình hình dịch bệnh tại địa phương và TP, nếu ổn định trường sẽ tiếp tục cho các khóa còn lại đi học.

Theo GS.TS Trần Văn Chứ, việc quay trở lại trường sẽ rất cẩn trọng, sinh viên phải có giấy xác nhận đã được tiêm vaccine phòng Covid-19 tại các cơ sở y tế và trường có bộ phận chuyên môn thực hiện test nhanh; đồng thời yêu cầu sinh viên tuân thủ nghiêm túc các biện pháp phòng dịch theo hướng dẫn của ngành y tế.

Cân nhắc và thận trọng

Một số trường ĐH thuộc ngoại thành như Học viện Nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa có kế hoạch cho sinh viên quay trở lại. Số lượng sinh viên lớn, chủ yếu ở các tỉnh, nhiều sinh viên chưa được tiêm 2 mũi vaccine ngừa Covid- 19, tình hình dịch Covid- 19 tại Hà Nội mấy ngày gần đây có diễn biến phức tạp… là những lý do trường tuy đã có phương án nhưng chưa triển khai cho sinh viên học trực tiếp.

Các trường đại học ở Hà Nội đi học trở lại

 Nhiều trường ĐH thận trọng trong việc đón sinh viên trở lại

Với các trường ĐH ở nội thành, trường ĐH Thủ đô Hà Nội đã lên lịch cho sinh viên học trực tuyến đến hết tháng 11 và chưa có kế hoạch học trực tiếp. Trường ĐH Ngoại thương mới khảo sát sơ bộ về tình hình tiêm vaccine cũng như tâm tư, nguyện vọng của sinh viên về việc đi học trở lại. Theo đó, rất khó thực hiện việc đón tất cả sinh viên quay trở lại trường trong vài tuần tới vì lượng sinh viên tiêm phủ 2 mũi vaccine chưa cao.

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chủ động phối hợp với y tế phường tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19 cho cán bộ, giảng viên và một số sinh viên ở tại Hà Nội; tăng cường tuyên truyền đến cán bộ, giảng viên, sinh viên tiếp tục nâng cao ý thức phòng, chống dịch, thực hiện nghiêm túc quy định 5K, các biện pháp bảo vệ cá nhân và cộng đồng, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Nhà trường cũng tích cực triển khai công tác vệ sinh, khử khuẩn phòng học, chuẩn bị các trang thiết bị thiết yếu đáp ứng các điều kiện phòng, chống dịch; tăng cường thêm nước rửa tay, dung dịch sát trùng, khẩu trang, nhiệt kế hồng ngoại để phục vụ công tác đảm bảo sức khỏe cho cán bộ, giảng viên, sinh viên…. Mọi công tác chuẩn bị kỹ càng như vậy nhưng đến nay, do vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro khi sinh viên di chuyển giữa các tỉnh thành về Hà Nội nên trường chưa có mốc thời gian cụ thể để đón sinh viên trở lại.

Theo đại diện trường ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội, việc cho phép sinh viên đi học lại còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố nên đơn vị chưa đưa ra mốc thời gian cụ thể mở cửa trường học bởi ưu tiên cao nhất lúc này của nhà trường vẫn là an toàn trong phòng, chống dịch. 

Như vậy, thời điểm này mới chỉ có trường ĐH Bách khoa Hà Nội chính thức có mốc đi học trực tiếp cho sinh viên. Cụ thể,  sinh viên năm cuối và năm thứ 4 sẽ đến trường học sau ngày 25/11/2021; sinh viên năm thứ 3 và năm thứ 2 sẽ đi học từ sau ngày 15/12/2021; sinh viên năm thứ nhất chưa đến trường. Để đảm bảo an toàn phòng chống dịch, Ban chỉ đạo phòng chống dịch của trường đã xây dựng quy trình khoa học, chi tiết để cán bộ, giảng viên, sinh viên thực hiện trước khi đến trường.

Việc học sinh, sinh viên trở lại trường là nhu cầu chính đáng

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long vừa chủ trì cuộc họp trao đổi một số nội dung liên quan đến việc tăng cường triển khai Nghị quyết 128 của Chính phủ về đảm bảo các điều kiện an toàn sức khỏe học sinh, an toàn học đường khi trường học mở cửa trở lại. Tại buổi làm việc, hai Bộ trưởng thống nhất cho rằng: Việc học sinh, sinh viên trở lại trường là nhu cầu chính đáng, do đó các bộ, ngành liên quan, đặc biệt là UBND các tỉnh, TP cần coi đó là việc quan trọng, tạo điều kiện tối đa cho học sinh, sinh viên đến trường đảm bảo an toàn. Hai Bộ trưởng đồng thời trao đổi, thống nhất một số nội dung nhằm tăng cường triển khai Nghị quyết 128 của Chính phủ, đảm bảo các điều kiện an toàn sức khỏe học sinh, an toàn học đường cho việc đi học trực tiếp; tổ chức tập huấn cho hệ thống trường học các kỹ năng về dự phòng, quản lý, chăm sóc và phòng chống Covid-19; nhất trí cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa Bộ GDĐT và Bộ Y tế nhằm triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn sức khỏe trong trường học khi học sinh, sinh viên trở lại trường theo đúng tinh thần của Nghị quyết 128.