Các phương pháp điều chỉnh dạy học cho học sinh khuyết tật học hòa nhập ở trường tiêu học

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠNH PHÚTRƯỜNG TIỂU HỌC AN THUẬNTẬP HUẤN DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT HỌC HÒA NHẬPNỘI DUNG 2 ĐIỀU CHỈNH TRONG DẠY HỌC HÒA NHẬP HỌC SINH KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ CẤP TIỂU HỌCI. Khái niệm điều chỉnh Điều chỉnh trong dạy học hòa nhập HS KTTT là sự thay đổi trong mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, các hình thức tổ chức dạy học và đánh giá nhằm giúp HS KTTT phát triển tốt nhất trên cơ sở các năng lực của các em.II. Điều chỉnh mục tiêu dạy học1. Cơ sở của việc điều chỉnh mục tiêu dạy học- Mục tiêu giáo dục của khối lớp, cấp tiểu học- Khả năng và nhu cầu của HS- Điều kiện thực hiệnII. Điều chỉnh mục tiêu dạy học2: Điều chỉnh mục tiêu dạy họcBước 1: Đánh giá khả năng và nhu cầu của HS KTTTBước 2: Xây dựng mục tiêu Mục tiêu cho HS KTTT cần cho biết mức độ kì vọng của chúng ta về kiến thức, kĩ năng, thái độ mà HS cần đạt tới ở mức độ hiểu, biết, vận dụng, phân tích, tổng hợp hay đánh giá. Bước 3: Đánh giá Sau khi xây dựng được các mục tiêu dạy học và giáo dục, tiến hành các hoạt động dạy học và giáo dục, cần đánh giá được tính phù hợp của mục tiêu đã được điều chỉnh. Nếu mục tiêu chưa phù hợp cần có điều chỉnh về cách xây dựng mục tiêu cũng như cách đánh giá đối với việc đạt được mục tiêu của HS KTTT.III. Điều chỉnh phương pháp dạy học1. Các phương pháp điều chỉnhPhương pháp điều chỉnh theo kiểu đồng loạt HS KTTT dạng nhẹ có thể gặp ít khó khăn trong các hoạt động và học tập.Phương pháp điều chỉnh theo kiểu đa trình độ.Tất cả HS cùng được học một chương trình nhưng theo những mức độ khác nhau. Phương pháp điều chỉnh theo kiểu trùng lặp giáo án. HS KTTT dạng trung bình, nặng gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động nhận thức, song vẫn tham gia vào hoạt động chung của tiết học nhưng với mục tiêu kiến thức khác. Phương pháp điều chỉnh theo kiểu thay thế. HS KTTT không thể tham gia vào các hoạt động học tập chung của lớp học trong một khoảng thời gian và nội dung học tập cụ thể. III. Điều chỉnh phương pháp dạy học1. Các phương pháp điều chỉnh* GV khi sử dụng các phương pháp điều chỉnh cần lưu ý: + Sử dụng phương pháp điều chỉnh nào, cho bài học hay cho một nội dung cụ thể và vào thời điểm nào hoàn toàn do GV quyết định dựa trên đặc điểm của HS và nội dung bài học. + Không có một phương pháp điều chỉnh nào được sử dụng cho duy nhất một bài học và không có nội dung bài học nào chỉ sử dụng duy nhất một phương pháp. + Sử dụng phương pháp điều chỉnh cho HS KTTT không thể tách rời hoạt động của các HS khác trong tiến trình giờ dạy. III. Điều chỉnh phương pháp dạy học2. Điều chỉnh các phương pháp dạy học thông thường- Điều chỉnh phương pháp thuyết trình+ Sử dụng PP thuyết trình ở mức độ phù hợp với khả năng và nhu cầu của HS KTTT.+ Kết hợp với các PPDH khác để nâng cao chất lượng học tập cho HS KTTT. + Tìm hiểu một số đặc điểm của HS KTTT, đặc biệt là các vấn đề về ngôn ngữ, khả năng nghe.+ Nội dung thuyết trình cần dựa trên cơ sở: nhận thức, kĩ năng, khả năng và những trải nghiệm của HS+ Nội dung thuyết trình cần được cấu trúc hoá, đơn giản hoá giúp, tập trung vào những ý chủ chốt.+ Ngôn ngữ sử dụng trong khi thuyết trình cần: Đơn giản, dễ hiểu, sử dụng những từ chủ chốt.III. Điều chỉnh phương pháp dạy học2. Điều chỉnh các phương pháp dạy học thông thường- Điều chỉnh phương pháp dạy học trực quan* Đối với đồ dùng trực quan:+ Đảm bảo tính an toàn+ Màu sắc, kích cỡ của đồ dùng trực quan+ Các mô hình, biểu tượng trong trình bày trực quan không nên quá trừu tượng.+ Để tăng cường động cơ học tập cho HS KTTT, khi lựa chọn các đồ dùng trực quan, giáo viên cần căn cứ vào sở thích của các em. III. Điều chỉnh phương pháp dạy học2. Điều chỉnh các phương pháp dạy học thông thường- Điều chỉnh phương pháp dạy học trực quan* Đối với việc trình bày trực quan+ Trước khi đưa ra đồ dùng để HS quan sát, giáo viên có thể đặt ra những tình huống.+ Giáo viên nên đưa ra những gợi ý về nội dung quan sát + Việc trình bày phương tiện trực quan cần diễn ra theo trình tự nội dung bài dạy với một tốc độ vừa phải để HS KTTT có thể quan sát kịp.+ Giáo viên cần đặt những câu hỏi mang tính gợi ý + Sau khi việc quan sát một đồ dùng nào đó kết thúc, giáo viên cần cất ngay đồ dùng đó đi, tránh để quá nhiều đồ dùng trực quan trên bàn làm ảnh hưởng đến sự tập trung, chú ý của HS.III. Điều chỉnh phương pháp dạy học2. Điều chỉnh các phương pháp dạy học thông thường- Điều chỉnh phương pháp vấn đáp* Đối với câu hỏi đặt ra cho HS KTTT + Câu hỏi mà GV đặt ra không được quá khó. Nên đặt câu hỏi ở mức độ phù hợp với khả năng của các em.+ Hình thức diễn đạt ngôn ngữ trong câu hỏi cần ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu.* Đối với kĩ thuật vấn đáp+ Nên đưa ra các câu hỏi từ dễ đến khó đề khuyến khích HS+ Với những HS có mức độ KTTT nặng, GV có thể cho HS nhắc lại câu trả lời của bạn.+ Nên đưa ra câu hỏi với tốc độ chậm để HS thu thập được thông tin và nắm được yêu cầu đặt ra. III. Điều chỉnh phương pháp dạy học2. Điều chỉnh các phương pháp dạy học thông thường- Điều chỉnh phương pháp vấn đáp* Đối với kĩ thuật vấn đáp+ Nếu HS chưa rõ, GV cần nhắc lại câu hỏi hoặc có thể đưa nhiệm vụ bằng hình ảnh.+ Nếu HS chưa hiểu GV cần giải thích lại, nếu cần thiết giáo viên nên điều chỉnh cách đặt câu hỏi dễ hiểu hơn.+ HS cần được cung cấp thời gian nhiều hơn để đưa ra được câu trả lời, GV cần kiên nhẫn, tránh nôn nóng.+ Cần hỗ trợ khi HS gặp khó khăn trong việc tìm ra ý tưởng cũng như trong việc diễn tả ý tưởng để trả lời câu hỏi.+ Trong trường hợp HS không thể trả lời câu hỏi vả tỏ ra nản chí, GV có thể thay thế câu hỏi đó bằng một câu hỏi khác dễ hơn để em có thể trả lời được. III. Điều chỉnh phương pháp dạy học2. Điều chỉnh các phương pháp dạy học thông thường- Điều chỉnh phương pháp vấn đáp* Đối với kĩ thuật động viên, khuyến khích khi vấn đáp+ GV nên sử dụng nhiều hình thức khuyến khích để tạo sự tự tin cho HS, kích thích HS tự tin đưa ra ý kiến của mình. + Khi HS KTTT trả lời được câu hỏi hoặc có một số ý tưởng đúng, GV cần động viên, khen thưởng kịp thời. + Ngay cả khi HS KTTT không trả lời được câu hỏi, GV vẫn nên có sự an ủi kịp thời. Tránh tạo cho các em có cảm giác thất bại nặng nề. Khuyến khích sự cố gắng ở lần sau.III. Điều chỉnh phương pháp dạy học2. Điều chỉnh các phương pháp dạy học thông thường- Điều chỉnh phương pháp vấn đáp* Đối với việc khuyến khích HS phát triển kĩ năng nói, trình bày ý kiến+ Cho HS nghe và xem những cuốn băng mà em thích có thu giọng nói và hình ảnh của chính em để tăng cường động cơ và tự tin ở các em.+ Thảo luận về câu chuyện sau khi đọc, GV dẫn dắt để HS có thể trả lời câu hỏi.+ GV tham gia vào trò chơi cùng HS, cùng nói về trò chơi+ Khi HS nói, GV cần thể hiện sự kiên nhẫn và tập trung chú ý để khuyến khích động cơ và sự tự tin ở các em.III. Điều chỉnh phương pháp dạy học2. Điều chỉnh các phương pháp dạy học thông thường- Điều chỉnh phương pháp trò chơi+ Cần lưu ý đến khả năng và nhu cầu của các em, bố trí các em vào vị trí chơi thích hợp.+ Cần chú ý đồ dùng sử dụng trong khi chơi, tránh đồ chơi có thể gây nguy hiểm cho HS. Cần đảm bảo an toàn cho mọi HS trong khi chơi.+ Cần phổ biến luật chơi, nguyên tắc chơi, có thể hình ảnh hoá các thông tin của trò chơi để HS KTTT dễ nắm bắt trước khi tham gia trò chơi.+ Khuyến khích các HS giúp đỡ lẫn nhauIII. Điều chỉnh phương pháp dạy học2. Điều chỉnh các phương pháp dạy học thông thường- Điều chỉnh phương pháp luyện tập, thực hành+ Với HS KTTT, hình thức luyện tập nên được tổ chức dưới dạng các tiết cá nhân, để HS được luyện tập dưới sự kiểm tra, hỗ trợ của GV. + Nên khuyến khích HS khá hơn hỗ trợ HS yếu luyện tập+ GV có thể thành lập nhóm học tập hoặc phân công HS khá hỗ trợ thêm cho HS KTTT.+ Với những kĩ năng khó, GV nên tổ chức để HS có điều kiện luyện tập nhiều lần. + Tổ chức để HS được luyện tập trong những bối cảnh khác nhau.+ GV phải thường xuyên tiến hành kiểm tra việc luyện tập các kĩ năng của HS.III. Điều chỉnh phương pháp dạy học3. Sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù- Phương pháp hình thành: Phương pháp hình thành đề cập đến việc cung cấp các hành vi gần giống hành vi đích. Phương pháp này được dùng để dạy HS các kĩ năng mới. - Phương pháp xâu chuỗi: Xâu chuỗi là việc dạy cho người học thực hiện theo một chu trình các phản hồi chức năng liên quan một cách phù hợp và chính xác nhằm hoàn thiện một thói quen hàng ngày hoặc một bài tập. PPDH này được thực tiễn dạy học chứng minh là hiệu quả đối với HS KTTT. IV. Điều chỉnh phương tiện, hình thức tổ chức dạy học và cách đánh giá trong giáo dục hòa nhập HS KTTT.Điều chỉnh phương tiện dạy học- Thứ nhất, sử dụng hoặc điều chỉnh các đồ dùng dạy và học có sẵn. HS KTTT đặc biệt là nhóm HS KTTT mức độ nhẹ vẫn có thể học tập với các đồ dùng dạy và học sẵn có, chỉ cần GV có những hướng dẫn cụ thể hơn đối với đồ dùng giảng dạy của GV cũng như việc sử dụng đồ dùng học tập của HS. - Thứ hai, thiết kế mới các đồ dùng dạy và học cho HS KTTT. Tư duy của HS KTTT chủ yếu là tư duy trực quan, do đó trong học tập HS cần được học với các đồ dùng trực quan.IV. Điều chỉnh phương tiện, hình thức tổ chức dạy học và cách đánh giá trong giáo dục hòa nhập HS KTTT.2. Điều chỉnh hình thức tổ chức dạy.- Dạy học toàn lớp Đây là hình thức được GV sử dụng nhiều. Tuy nhiên HS KTTT sẽ gặp khó khăn nếu như GV sử dụng hình thức này một cách thường xuyên vì HS KTTT khó có thể theo kịp các bạn. Để khắc hạn chế của hình thức này, GV cần kết hợp với sự hỗ trợ của GV và từ bạn bè của HS KTTT.- Tổ chức dạy học theo nhóm Dạy học theo nhóm bao gồm nhóm lớn, nhóm nhỏ. Do những hạn chế về nhận thức, giao tiếp.... nên việc tham gia học tập theo nhóm lớn là thách thức đối với HS KTTT. IV. Điều chỉnh phương tiện, hình thức tổ chức dạy học và cách đánh giá trong giáo dục hòa nhập HS KTTT.2. Điều chỉnh hình thức tổ chức dạy. Hình thức tiếp cận cá nhân: Đây là hình thức chủ yếu trong tổ chức dạy học và giáo dục hòa nhập cho HS KTTT. HS KTTT có nhiều khó khăn gây cản trở các em trong quá trình tham gia học tập. Do đó việc hỗ trợ cá nhân góp phần khắc phục một phần khó khăn và giúp HS KTTT tham gia vào các hoạt động trên lớp học hiệu quả hơn. IV. Điều chỉnh phương tiện, hình thức tổ chức dạy học và cách đánh giá trong giáo dục hòa nhập HS KTTT. 3. Điều chỉnh cách đánh giá- Căn cứ đánh giá: Dựa trên kế hoạch+ Kế hoạch chung: Kế hoạch giáo dục và dạy học thực hiện Chương trình giáo dục của cấp học theo qui định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.+ Kế hoạch giáo dục cá nhân: Mỗi HS KTTT có những đặc điểm riêng của mình và có những khó khăn thuận lợi trong phát triển. HS KTTT vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển nếu có cơ hội. IV. Điều chỉnh phương tiện, hình thức tổ chức dạy học và cách đánh giá trong giáo dục hòa nhập HS KTTT. 3. Điều chỉnh cách đánh giá- Nội dung đánh giá.+ Đánh giá quá trình. Đánh giá việc thực hiện giáo án, bài học, môn học. Các nguyên nhân thành công, chưa thành công và bài học kinh nghiệm đối với việc thực hiện giáo án, bài học, môn học. Những vấn đề đã điều chỉnh có phù hợp với trình độ và nhu cầu phát triển của HS KTTT hay chưa? Các hoạt động tiếp theo để thực hiện kế hoạch dạy học đối với tiết học, bài học, môn học.IV. Điều chỉnh phương tiện, hình thức tổ chức dạy học và cách đánh giá trong giáo dục hòa nhập HS KTTT. 3. Điều chỉnh cách đánh giá- Nội dung đánh giá.+ Đánh giá kết quả Đánh giá kết quả lĩnh hội kiến thức: kết quả học tập các môn học dựa trên kế hoạch giáo dục cá nhân đã xây dựng. Đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng: ngôn ngữ giao tiếp, lao động tự phục vụ, vận động... Đánh giá thái độ: hành vi, tính cách...IV. Điều chỉnh phương tiện, hình thức tổ chức dạy học và cách đánh giá trong giáo dục hòa nhập HS KTTT. 3. Điều chỉnh cách đánh giá- Phương pháp đánh giá+ Quan sát: Quan sát nhằm mục đích thu thập các thông tin về sự phát triển của HS trong và sau quá trình học tập bao gồm các lĩnh vực cụ thể: Nhận thức, ngôn ngữ và giao tiếp, thái độ hành vi, hòa nhập xã hội,...; đồng thời phát hiện khả năng (mặt tích cực) và nhu cầu (khó khăn, những hạn chế cần được hỗ trợ, giúp đỡ) của HS KTTT làm cơ sở cho việc lập kế hoạch giáo dục cá nhân tiếp theo cho HS.IV. Điều chỉnh phương tiện, hình thức tổ chức dạy học và cách đánh giá trong giáo dục hòa nhập HS KTTT. 3. Điều chỉnh cách đánh giá- Phương pháp đánh giá+ Trò chuyện Trò chuyện là một trong những cách thu thập thông tin về sự hiểu biết của HS. + Nghiên cứu sản phẩm của HS: Sản phẩm HS làm ra phản ánh năng lực và trình độ của HS. +Tự đánh giá: Cần khuyến khích HSKTTT tự đánh giá sau khi thực hiện nhiệm vụ đã đề ra (đã làm đạt đến mức độ nào? tốt hay chưa tốt? hoàn thành hay chưa?...). IV. Điều chỉnh phương tiện, hình thức tổ chức dạy học và cách đánh giá trong giáo dục hòa nhập HS KTTT. 3. Điều chỉnh cách đánh giá- Phương pháp đánh giá+ Tập thể đánh giá: Tập thể đánh giá là những ý kiến nhận xét của từng cá nhân HS trong nhóm đối với một cá nhân nào đó. Tập thể nhận xét đánh giá một cá nhân là thể hiện sự quan tâm của mọi thành viên và là xác định khả năng hòa nhập vào cộng đồng của HS đó. Những ý kiến đánh giá của các thành viên trong tập thể được giáo viên tổng hợp thành ý kiến chung của tập thể.

nguon VI OLET

Video liên quan

Chủ đề