Các ngành học liên quan đến Logistics

II. Ngành Logistics thi khối nào? được học những gì?

Với ngành Logistics hiện nay có rất nhiều trường Đại học và Cao đẳng tuyển sinh với nhiều phương thức khác nhau. Ngành đào tạo Logistics được xét duyệt với các khối như A (Toán, Lý, Hóa); A1 (Toán, Lý, Anh); D (Toán, Văn, Anh); C (Văn, Sử, Địa); Toán, Anh, Khoa học tự nhiên). Khi tham gia học ngành Logistics có một số trường chỉ xét tuyển học bạ THPT của thí sinh vì thế bạn có thể lựa chọn cho mình trường phù hợp nhất nhé.
Khi có nguyện vọng học tập ngành Logistics này các bạn nên cân nhắc kỹ và nộp hồ sơ vào các trường hợp lý. Tìm hiểu thông tin chi tiết về những trường có quy chế tuyển sinh đúng với quy định và đảm bảo việc học thành nghề của mình được tốt nhất.

Công việc của ngành logistics là gì?

Ngành Logistics là học vận chuyển hàng hóa cùng chuỗi cung ứng và tìm kiếm phân phối những nguồn đầu ra đầu vào, quản lý kho, những vấn đề về bao bì, đóng gói, kiểm soát hàng tồn kho, hoàn thiện thủ tục, bến bãi.... Cụ thể sinh viên sẽ được học cách vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ bằng nhiều hình thức vận tải khác nhau. Ngoài ra, kiến thức marketing quốc tế, quản lý chuỗi cung ứng, phương thức vận tải cũng được giảng dạy để sinh viên biết được cách tối ưu thời gian và chi phí trong quá trình thực hiện.

III. Ngành Logistics học trường nào tốt?

Ngành học Logistics này cũng yêu cầu khá cao về trình độ và tư duy, chuyên môn học cần có khả năng phân tích và giỏi ngoại ngữ để áp dụng cho công việc tốt nhất. Chính vì thế, các bạn theo học cần trau dồi kiến thức chuyên môn sâu ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Một số những trường có đào tạo Logistics đó là:

1. Cơ sở đào tạo khu vực phía Bắc tại Hà Nội

  • Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội.
  • Trường Đại học Giao thông vận tải.
  • Trường Đại học Ngoại thương cơ sở 2.
  • Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.
  • Trường Đại học Quốc tế - ĐH Quốc Gia Hà Nội.
  • Trường Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam.
  • Trường Đại học Bách Khoa.

2. Cơ sở đào tạo khu vực phía Nam tại TP.HCM

  • Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM.
  • Trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại TP.HCM.
  • Trường Đại học Hoa Sen.
  • Trường Cao đẳng tài chính Hải quan.
  • Trường Đại học kinh tế - Đại học Đà Nẵng.
  • Trường ĐH Quốc tế - ĐH Quốc Gia TP.HCM.

IV. Cơ hội việc làm của ngành Logistics

Mặc dù biết rằng ngành Logistics thú vị và hấp dẫn như vậy nhưng không phải ai cũng biết chính xác học Logistics ra thì làm gì và có thể xin việc vào đâu. Việc hiểu rõ các cơ hội việc làm có thể giúp bạn có thêm động lực để phấn đấu thi vào, theo học và bắt đầu con đường sự nghiệp của mình. Với tấm bằng Logistics, bạn có thể cân nhắc đến các công việc như:

  • Nhân viên kinh doanh Logistics.
  • Quản lý chuỗi cung ứng.
  • Quản lý kho.
  • Chuyên viên phân tích.
  • Kỹ sư logistics.
  • Chuyên viên tư vấn logistics.
  • Nhân viên quản lý điều hành quá trình vận tải.
  • Nhân viên xuất nhập khẩu.
  • Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu.
  • Chuyên viên kiểm kê...

Mức lương khởi điểm của các vị trí này thường nằm trong khoảng 6 - 8 triệu khi mới ra trường và tăng lên nhanh chóng sau đó, tùy vào năng lực và hiệu suất công việc của bạn. Ngoài ra, bạn cũng sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến hoặc phát triển theo nhiều hướng khác nhau như kinh doanh, tiếp thị hay vận tải.

Trên đây là một số chia sẻ của JobOKO để bạn đọc có cái nhìn đầy đủ, chính xác hơn về ngành Logistics. Dĩ nhiên, để có thể dễ dàng xin được việc làm tốt thì bạn phải trau dồi kỹ năng và rèn luyện chuyên môn bằng việc theo học tại các trường Đại học danh giá và có đam mê với nghề.

Trên đây là một số những thông tin về ngành Logistics được chúng tôi cập nhật chi tiết, các bạn có thể tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi đưa ra sự lựa chọn cho bản thân. Đặc biệt khi có nhu cầu học tập cũng như xét tuyển vào trường đại học hãy cân nhắc kỹ lưỡng và lựa chọn hướng đi đúng đắn để quyết định công việc phù hợp với tương lai của bản thân. Những ai chưa hiểu rõ về ngành này cũng như triển vọng nghề nghiệp tương lai thì đừng bỏ lỡ tham khảo thông tin hữu ích sau.

Ngành Logistics - Hiểu như thế nào cho đúng?

MỤC LỤC:
I. Logistics là gì?
II. Ngành Logistics thi khối nào? được học những gì?
III. Ngành Logistics học trường nào tốt?
IV. Cơ hội việc làm của ngành Logistics
V. Ngành Logistics - Hiểu như thế nào cho đúng?

Đọc thêm: Top 10 việc làm ngành Logistics lương cao

Đọc thêm: Ngành xuất nhập khẩu: Hướng đi, cơ hội và thách thức

Nghề logistics đang trở thành một trong những ngành nghề “hot” và hút nguồn nhân lực rất lớn hiện nay. Như đã được đề cập ở bài trước, ngành Logistics sẽ đào tạo ra một đội ngũ nhân lực có tay nghề cao, được cung cấp các kiến thức chuyên sâu về logistics/ Chuỗi cung ứng như: kinh tế logistics, luật vận tải, quản trị logistics, quản trị chuỗi cung ứng … Với khả năng lên kế hoạch, nhạy bén, có khả năng điều phối tốt, biết tính toán, khả năng giao tiếp… Các học viên tốt nghiệp Logistics sẽ nhận được không ít cơ hội việc làm. Nhưng cụ thể hơn, “Ngành Logistics ra trường làm gì?”, bài viết sau sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này nhé.

Các ngành học liên quan đến Logistics

Ngành Logistics ra trường làm gì?. Cơ hội việc làm ngành Logistics.

Dịch vụ logistics là một quá trình kép kín từ việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát hàng hóa đến nơi tiêu thụ cuối cùng là người tiêu dùng. Logistics gồm rất nhiều dịch vụ như vận tải, kho bãi, xếp dỡ… với nhiều tiềm năng để phát triển

Sau khi ra trường, sinh viên có thể công tác tại các doanh nghiệp làm dịch vụ logistics, doanh nghiệp làm dịch vụ vận tải đa phương thức nói riêng và các doanh nghiệp dịch vụ vận tải, giao nhận nói chung, …Các phòng ban nghiệp vụ phù hợp chuyên môn gồm: kế hoạch, khai thác, marketing, dịch vụ khác hàng, kinh doanh quốc tế, kho vận, cung ứng vật tư, kế toán…

Theo thống kê sơ bộ, hiện nay riêng trên địa bàn Tp.HCM có khoảng 800 – 900 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ logistics trong tổng số khoảng hơn 1500 doanh nghiệp trên cả nước. Theo ước tính của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, trung bình mỗi tuần có một công ty giao nhận logistics được cấp phép hoạt động hoặc bổ sung chức năng logistics. Sự phát triển nóng của dịch vụ logistics đã làm cho nguồn nhân lực cho ngành này trở nên thiếu hụt trầm trọng.

Cụ thể về các ngành nghề của Logistics. Logistics có thể chia làm 3 mảng chính là kho bãi, giao nhận và vận chuyển. Bên cạnh đó, Logistics cũng bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như:

– Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, dỡ hoặc bốc xếp hàng hóa lên tàu, xe, container… – Dịch vụ cho thuê kho bãi và lưu giữ hàng hóa: thuê hoặc cho thuê các kho chứa nguyên liệu, thiệt bị, các kho bãi container…

– Dịch vụ đại lý vận tải/ freight forwarder, dịch vụ này bao gồm hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa.

– Các dịch vụ bổ trợ khác: tiếp nhận, lưu kho, quản lý các thông tin có liên quan đến quá trình vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt chuỗi logistics, xử lý nhiều vấn đề phát sinh như hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn sử dụng, hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa bị hư, lỗi mốt… tái phân phối các loại hàng hóa này, tiến hành hoạt động cho thuê và thuê mua container. Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải, bao gồm: – Dịch vụ vận tải hàng hải; – Dịch vụ vận tải hàng không – Dịch vụ vận tải thủy nội địa – Dịch vụ vận tải đường bộ – Dịch vụ vận tải đường sắt – Dịch vụ vận tải đường ống. Các dịch vụ logistics liên quan khác, bao gồm: – Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật; – Dịch vụ bưu chính; – Dịch vụ thương mại bán buôn; – Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng;

– Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.

Thực trạng nhân lực ngành Logistics hiện nay

Các ngành học liên quan đến Logistics

Nguồn nhân lực Logistics hiện tại của Việt Nam hiện nay được nhận định là: chắp vá và thiếu bài bản. Có thể khẳng định rằng các chuyên gia được đào tạo chuyên nghiệp về lĩnh vực này quá ít so với yêu cầu phát triển của ngành dịch vụ Logistics. Phần lớn kiến thức mà những người làm Logistics hiện nay có được là từ thực tiễn khi làm đại lý hoặc đối tác cho các công ty nước ngoài chuyên làm trong ngành dịch vụ này.

Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên Cứu và Phát Triển của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, hiện nay có tới 80,26% nhân lực trong các công ty Logistics chủ yếu vẫn được đào tạo thông qua các công việc hàng ngày, 23,6% lao động tham gia các khóa đào tạo trong nước, 6,9% thuê các chuyên gia nước ngoài đào tạo, còn những người tham gia các khóa đào tạo ở nước ngoài chỉ chiếm 3,9%.

Lương khủng nhưng khó tuyển người

Logistics là ngành có mức lương “khủng” hiện nay. Tại Việt Nam, nhân viên Logictics có mức lương khởi điểm từ 6 – 7 triệu/tháng, trong khi đó các vị trí Lãnh Đạo Cao Cấp và Quản Lý đang rất cần nguồn nhân sự để phát triển ngành. Cụ thể như mức lương cho vị trí Logictics Manager dao động từ 3.000 – 4.000 USD/tháng, vị trí Giám Đốc Chuỗi Cung Ứng (Supply Chain Director) có mức lương từ 5.000 – 7.000 USD/tháng.

Đây là một thực tế rất đau đầu của các doanh nghiệp hiện nay, nguồn nhân lực lao động cơ bản tại Việt Nam không thiếu. Nhưng với sự phát triển mạnh mẽ 30% mỗi năm của ngành Logistics hiện nay, các công ty cần phải nhanh chóng mở rộng thị trường và xây dựng chiến lược phát triển lâu dài, không để bị tuột dốc và nhường lại thị phần cho các doanh nghiệp khác. Do đó việc tuyển dụng nhân viên ở cấp độ quản lý và giám đốc là vấn đề bắt buộc và sống còn của mỗi doanh nghiệp hiện nay.

Nói tóm lại, Logistics là một ngày đầy cơ hội cũng như thử thách đối với mọi người. Dù nguồn nhân lực Logistics luôn khan hiếm và thiếu hụt, nhưng các công ty luôn tìm kiếm các ứng viên hội đủ các yếu tố về kiến thức, kỹ năng cũng như khả năng thích ứng tốt nhất với công ty. Hy vọng các bạn có đủ thông tin để đưa ra quyết định nghề nghiệp thật chính xác. Cám ơn sự quan tâm của các bạn đến Cộng đồng Logistics Việt Nam – Logistics4vn.