Các giai đoạn phát triển của gà thịt

Giai đoạn đầu phát triển của gà thịt là yếu tố được rất nhiều các chuyên gia quan tâm. Nếu ở thời điểm đầu, dinh dưỡng cho gà thịt được cung cấp đúng mức và đạt tiêu chuẩn thì gà sẽ phát triển tốt và đạt chất lượng. Thời gian xuất bán của gà thịt trong khoảng từ 42 đến 56 ngày tuổi và cũng có thể ít hơn. Vậy lượng chất dinh dưỡng cho giai đoạn đầu như thế nào tốt để đàn gà thịt cho thể phát triển đúng theo dự tính của người chăn nuôi.

Trong giai đoạn đầu tiên từ 4 ngày đầu tiên cho đến 1 tuần đầu tiên sau khi nở, dinh dưỡng giai đoạn đầu của gà thịt tác động đến 10% năng suất thành phẩm gà sau này. Điều này có nghĩa là vào thời điểm đầu đời, nếu gà thịt được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết thì có thể phát triển nhanh hơn 10% trong suốt quá trình phát triển của chúng. Nghiên cứu chỉ ra rằng:

1. Thời điểm cho ăn đầu tiên là rất quan trọng

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc cung cấp thức ăn cho gà hầu như ngay lập tức ngay sau khi nở (3 giờ); giúp cải thiện lượng ăn vào và trọng lượng cơ thể lúc 21 ngày tuổi; so với việc cung cấp thức ăn đầu tiên vào các thời điểm trễ hơn (12, 24, 36 hoặc 48 giờ). Tuy nhiên hai thời điểm cho ăn 12 hoặc 24 giờ có thể được sử dụng khi gà con phải di chuyển một quảng đường xa; giữa trại giống và trại nuôi thịt.

Dinh dưỡng giai đoạn đầu của gà thịt

Ngoài ra các nhà nghiên cứu đã xác minh rằng; cho ăn sớm giúp tăng cường sự tăng trưởng và các chỉ tiêu tiêu sinh hóa máu; tất cả các điểm này đều giúp tạo ra một con gà khỏe mạnh hơn. Từ nghiên cứu này; có vẻ như cho ăn lần đầu lúc 12 giờ sau khi nở là một thời điểm phù hợp nhất; nhưng từ 24 giờ trở lên chúng ta phải chú ý hơn vì chúng ta bắt đầu gây stress lên gà con.

2. Chất lượng chất béo ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa

Các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha đã nghiên cứu về chất lượng chất béo; được cung cấp trong suốt thời gian đầu của gà thịt. Họ cho gà ăn các khẩu phần khác nhau về mức độ bão hòa của chất béo (từ 15% đến 38%); và hàm lượng axit béo tự do (FFA) (từ 11% đến 67%). Họ đã phát hiện ra hai khía cạnh quan trọng:

  • Đầu tiên, khi mức độ bão hòa của chất béo tăng; thì tỷ lệ tiêu hóa chất béo giảm và các axit béo bão hòa được tiêu hóa kém – thấp hơn tới 22%
  • Thứ hai, khi hàm lượng các FFA tăng; chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tiêu hóa của các axit béo mạch ngắn. Và phần kết luận là mức độ bão hòa của chất béo trong giai đoạn đầu đời đóng vai trò quan trọng hơn tỷ lệ của các axit béo tự do. Những phát hiện này phù hợp với những các thiết lập trong dinh dưỡng heo con.

3. Ảnh hưởng của Canxi và bột huyết tương

Một báo cáo nghiên cứu thương mại của Trow Nutrition; đã nghiên cứu về vai trò của khẩu phần ít canxi và có bổ sung hoặc không bổ sung huyết tương động vật; trong suốt 4 ngày đầu tiên sau khi nở đối với sự tăng trưởng của gà lúc 35 ngày tuổi. Việc cho ăn khẩu phần ít canxi đã giúp cải thiện trọng lượng cơ thể; trong khi việc bổ sung huyết tương động vật không mang lại thêm lợi ích hơn nữa trong vấn đề này; mặc dù điều này đã có giúp cải thiện hệ số chuyển đổi thức ăn.

Chất dinh dưỡng cho gà con

Ngoài ra, huyết tương động vật làm giảm đáng kể tỷ lệ chết của gà. Đáng chú ý là bố trí thí nghiệm không bao gồm thêm nghiệm thức thứ 4; để phân biệt tác dụng thật sự của huyết tương động vật. Tuy nhiên; nghiên cứu này vẫn đủ tốt để phục vụ cho việc; xác minh những gì chúng ta mong đợi từ khẩu phần dễ tiêu hóa. Khái niệm khẩu phần ít canxi này tương tự như những gì chúng ta đã áp dụng cho dinh dưỡng giai đoạn đầu của heo con; nhưng cho những lý do khác nhau.

Nguồn: acarevietnam.com

Xem thêm: Tinh chỉnh chất dinh dưỡng cho gà nuôi dài ngày

Kỹ thuật chăm sóc gà – Tiêu chuẩn khẩu phần thức ăn gà con 0 – 6 tuần tuổi:

Gà con sinh trưởng nhanh, trao đổi chất mạnh, vì vậy, thức ăn cho gà con phải đầy đủ về số lượng. Các nguyên liệu đã sản xuất thức ăn phải tốt (ưu tiên số 1). Trong 3 tuần đầu, cho gà ăn tự do cả ngày lẫn đêm. Sau 3 tuần tuổi cho ăn hạn chế theo khối lượng cơ thể gà ở các tuần tuổi (đối với gà trống 4 – 6 tuần tuổi cho ăn từ 44 – 54g thức ăn/ngày tương đương với khối lượng cơ thể 605 – 860g; gà mái cho ăn từ 40 – 50g thức ăn/ngày tương đương với khối lượng cơ thể 410 – 600g.

Thức ăn cho gà giò 7 – 20 tuần tuổi

Đặc điểm gà ở giai đoạn này là tiếp tục tăng trưởng nhanh, nhưng tích luỹ mỡ nhiều (chóng béo), đối với gà hậu bị lại phải kìm hãm tăng khối lượng cơ thể và chống béo, để khi lên đẻ cho sản lượng trứng cao và ấp nở tốt. Vì vậy, phải hạn chế số lượng, kể cả chất lượng thức ăn. Số lượng thức ăn giảm còn khoảng 50 – 70% so với mức ăn tự do ban đầu. Còn protein và năng lượng thấp hơn gà đẻ. Gà trống cho ăn tăng dần từ 58 – 108g thức ăn/con/ngày, tương đương với khối lượng cơ thể từ 1 – 2,8kg, gà mái từ 54 – 105g thức ăn/con/ngày, tương đương với khối lượng cơ thể từ 0,7 – 2kg.

– Ưu điểm của cho ăn hạn chế là chống béo sớm, tạo ngoại hình thon, kéo dài thời kỳ đẻ trứng đến 2 tuần, tăng sản lượng trứng giống, đặc biệt là kéo dài thời kỳ đẻ đỉnh cao, tăng số gà con/mái…

– Thực hiện nghiêm ngặt cho ăn hạn chế đối với gà hậu bị hướng thịt là yếu tố quyết định để đạt hiệu quả cao khi gà đi vào sản xuất con giống 1 ngày tuổi.

Tiêu chuẩn khẩu phần cho gà đẻ 21-64 tuần tuổi

– Đẻ khởi động 21 – 24 tuần tuổi: Đặc điểm của giai đoạn này là gà vừa ăn vừa hạn chế xong nên số lượng thức ăn cho gà phải tăng từ từ. Nhưng chất lượng thức ăn như protein, năng lượng… lại cao hơn gà hậu bị và gà đẻ ở giai đoạn sau để đáp ứng cho gà con đang tăng trọng, phát triển và hoàn thiện chức năng sinh sản chuẩn bị cho giai đoạn đẻ cao.

– Đẻ pha I từ 25 – 40 tuần tuổi: Giai đoạn này gà đẻ cao nhất, gà hầu như đã thành thục hoàn toàn, tăng trọng không đáng kể cho nên thức ăn phải đảm bảo cho sản xuất trứng cao. Số lượng thức ăn cho gà ở giai đoạn này là cao nhất, nhưng chất lượng có thấp hơn giai đoạn đẻ khởi động. Nhưng tính ra thì lượng và vật chất khô và dinh dưỡng của thức ăn cung cấp cho gà ở giai đoạn này là cao nhất do gà ăn lượng thức ăn trên dưới 160g/con/ngày.

– Đẻ pha II từ 41 – 64 tuần tuổi: Giai đoạn này có thể kéo dài hoặc rút ngắn tùy theo giá cả thị trường. Đặc điểm của giai đoạn này là gà đẻ giảm dần, tích lũy mỡ bụng nhiều cho nên phải giảm cả số lượng và chất lượng thức ăn cung cấp cho gà. Thức ăn giảm dần từ 160g xuống 145g/con/ngày.

+ Thức ăn cho gà trống ở thời kỳ đạp mái thấp hơn so với gà mái cả lượng và chất. Hiện nay ở nước ta, áp dụng phương pháp cho ăn tách riêng trống mái với số lượng thức ăn cho gà trống 125 – 130g/con/ngày trong suốt thời kỳ sản xuất.

+ Giảm sinh sản thời kỳ đẻ trứng giống cần bổ sung vitamin A, D, E vào thức ăn định kỳ 3 ngày/lần (có thể ngâm thóc mầm cho gà ăn). Mùa nóng cho gà uống nước điện giải và vitamin C.

Quý khách có nhu cầu mua sản phẩm giống, hàng thương phẩm Sạch vui lòng liên hệ Hotline: 0915 900 366

Xem thêm:   Phân tích Tại sao lại nên chọn mô hình chăn nuôi gà ri để làm giàu

Các từ khóa tìm kiếm:

Kỹ thuật chăm sóc gà

Cách cho gà ăn

Kỹ thuật nuôi gà

Cách chăm gà

Chăm sóc gà

Giai đoạn phát triển của gà

Giai đoạn gà phát triển

  1. Công tác chuẩn bị chuồng trại, chọn gà nuôi
  2. Công tác vệ sinh chuồng và các dụng cụ nuôi

Chuồng nuôi thực hiện phuơng thức “gà cùng vào – cùng ra” để thuận tiện cho việc xuất bán và công tác sát trùng tiêu độc.

–   Đem tất cả máng ăn máng uống ra ngoài.

–   Lấy sạch hết phân và sau đó là lót nền ra khỏi chuồng.

–   Rửa sạch chuồng trại, bắt đầu làm từ phần trên (như mái chuồng, rèm che, lưới bao quanh chuồng) xuống tới nền chuồng. Đối với chuồng sàn dùng xà phòng bột để đánh và rửa sàn cho thật sạch. Nếu chuồng nền xi măng thì dùng xút (NaOH) để cho trấu bong ra dễ dàng và diệt mầm bệnh cầu trùng với liều lượng 4kg xút (NaOH) hoà tan trong 40 lít nước và phun đều cho diện tích khoảng 100m2 mặt nền sau đó khoảng 2h phun nước rửa chuồng bằng nước sạch.

–   Máng ăn và máng uống phải rửa sạch trước bằng xà phòng, sau đó rửa lại bằng nước lã. Pha nước sát trùng Formol tỷ lệ 2% trong 1 chậu lớn, rồi đem nhúng dụng cụ bao gồm máng ăn, máng uống trong nước sát trùng sau đó cũng rửa sạch thuốc bằng nước lã. Phần lớn dụng cụ chăn nuôi bằng nhựa nên phơi dụng cụ trong bóng mát để dụng cụ bền hơn tránh được sự giòn, gãy.

–   Sử dụng thuốc sát trùng Formol 2% phun sát trùng chuồng trại, bắt đầu phun từ phần trên, rồi phun đều xuống nền chuồng và xung quanh khu vực chuồng trại.

–  Đối với chất độn chuồng cần sát trùng 2 lần. Lần 1 dùng dung dịch Formol 2%, liều lượng 1lít/4m2 chất độn chuồng. Lần 2 sau 24h, dùng dung dịch Fibrotan 0.24%, hoặc Profil 0.25% liều 0.25lít/m2. Trong quá trình phun sát trùng, đảo đều đệm lót, có thể ủ thành đống sau đó phơi cho thật khô. Khi nền chuồng thật khô mới trải lớp đệm lót có độ dày tối thiểu la 5cm.

–   Bố trí các dụng cụ úm gà vào chuồng, kéo rèm che kín xung quanh rồi phun thuốc sát trùng thêm 1 lần nữa và giữ nguyên ít nhất trước khi đưa gà vào nuôi 2 ngày. Trước khi nhận gà con 24 giờ,phải có khay sát trùng hay hố đựng dung dịch sát trùng đặt trước các cửa ra vào các chuồng gà.

–   Chuẩn bị dụng cụ úm gà bao gồm màn che, chụp sưởi, ánh sáng, khay ăn, máng uống.

+  Màn che để che mưa, gió và giữ nhiệt độ trong ô úm luôn ổn định, màn che phải đủ xung quanh chuồng và che cao từ mặt đất  lên đến mái chuồng.

+  Riêng quây gà có thể bằng lưới kim loại, nhựa, cót, cót ép…có chiều cao 46cm. Khi quây tròn lại quây có đường kính 2,8 – 3m, đủ diện tích cho 500 gà.

+  Chất độn chuồng dung trấu hoặc mùn cưa đã được sát trùng phơi khô, trải lớp dầy 5cm, nếu nền chuồng là sàn hay lưới nên dung bao đựng thức ăn may nối làm tấm màn lót nền rồi mới trải lớp độn chuồng.

+   Đèn để úm có thể sử dụng bóng 75w cho 100 gà con. Bóng đèn treo cách nền 30cm, Nếu úm bằng ga thì một chụp úm ga cho 500 gà con, treo cách mặt nền 1m và treo nghiêng 200. Trước khi thả gà vào ô úm phải mở đèn úm trước ít nhất là 1 giờ để cho nhiệt độ trong ô úm đảm bảo chắc chắn 320C.

+  Nước uống phải được chuẩn bị đầy đủ trước khi thả gà. Trong nước uống nên bổ xung thêm 1g vitaminC và 50g đường Glucose cho 3 lít nươc sử dụng cho 100 gà con.

+  Diện tích máng ăn tối thiểu chiếm 1/5 diện tích quây. Vị trí máng ăn, uống phải được phân bố đều xung quanh chụp úm, không trực tiếp dưới bóng điện.

  1. Chọn gà con mới nở vào nuôi

Sự sinh trưởng của gà thịt phụ thuộc nhiều vào chất lượng của gà con một ngày tuổi. Việc chọn lựa gà con được tiến hành ngay trong ngày tuổi đầu tiên. Gà con được chuyển từ máy ấp vào hộp giấy cứng có kích thước mỗi hộp là 40×60×18cm. Trong mỗi hộp chia làm 4 ngăn nhỏ, mỗi ngăn chứa 25 gà. Chọn gà con mới nở có trọng lượng trung bình 35 – 40g (bằng 65 % trọng lượng trứng khi đưa vào máy ấp), nhanh nhẹn, mắt sáng, lông bông, bụng gọn.

Các cơ sở ấp bán giống gà con thường phân loại gà con bằng 3 cấp độ:

–  Gà loại 1: là những cá thể khoẻ mạnh có phần hông nở, lông tơ bông xốp, đều đặn và phủ kín toàn thân, mỏ cân xứng, mắt sáng mở to hoàn toàn, cánh áp sát vào thân, thế đứng rộng, các ngón chân thẳng. Bụng nhỏ, mềm,  không có mấu của rốn, có phản xạ nhanh với tiếng động. Nếu mua trứng về ấp thì phải chắc chắn nguồn gà sạch bệnh và có khối lượng trứng trên 50g/trứng.

–   Gà loại 2: gồm các cá thể yếu, nhỏ, bụng to, lông ướt.

–   Gà loại 3: bao gồm tất cả các con còn lại cần loại thải.

Khi úm chỉ sử dụng gà loại 1, còn gà loại 2 được nuôi riêng để có chế độ chăm sóc tốt hơn.

2 Chăm sóc và nuôi dưỡng

  1. Giai đoạn úm gà con (từ 1 ngày đến 2 tuần tuổi)

       –   Có hai phương pháp úm gà con: úm bằng lồng và úm trên nền

+  Lồng úm gà con: úm gà con trên lồng để đạt được tỷ lệ nuôi sống của gà con cao hơn. lồng úm dài 2m, rộng 1m, cao 0.9m (kể cả chân đáy chuồng cao 0.4m) lồng này thường úm cho 100 gà. Đáy lồng làm bằng lưới sắt ô vuông 1cm2, xung quay chuồng có thể dùng nẹp tre, lưới mắt cáo để bao. Che chuồng cho ấm bằng bao tải, bìa cát tông.  Lồng úm phải được vệ sinh sạch sẽ, phơi nắng 1 – 2 ngày sau đó phun Formol 2%. Lót sàng lồng úm bằng giấy(giấy báo là tốt nhất trong 3 ngày đầu, hằng ngày thay giấy để giữ cho gà ấm tránh bị bẩn.

+  Nếu úm trên nền: chất độn chuồng (trấu, phôi bào) đã sát trùng, trải dầy 5 – 10cm, dùng quây để giữ gà không xa nguồn nhiệt.

      –  Cần điều chỉnh nhiệt cho phù hợp: Gà con rất cần ấm bởi vì nó không tự điều chỉnh thân nhiệt một cách hoàn chỉnh trong 2 tuần đầu tiên. Nếu úm gà trên nền chuồng thì dụng cụ sưởi treo giữa quây trong ô chuồng, đặt cao hay thấp tuỳ thuộc vào yêu cầu thích hợp về nhiệt độ. Dùng mắt thường để quan sát phản ứng của gà đối với nhiệt độ để điều chỉnh cho thích hợp.

+ Nhiệt độ vừa phải: Gà nằm rải rác đều khắp lồng, đi lại ăn uống bình thường.

+ Nhiệt độ thấp: Gà tập trung lại gần nguồn nhiệt hoặc đứng co ro run rẩy.

+ Nhiệt độ cao: Gà tản xa nguồn nhiệt, nằm há mỏ, giơ cánh, thở mạnh uống nước nhiều.

+ Gió lùa: Gà nằm tụm lại 1 góc nơi kín gió nhất trong lồng.

Nếu không giữ ấm tốt cho gà thì gà sẽ bị chết nhiều, còi cọc, chậm lớn và trọng lượng gà sẽ không đồng đều.

 –    Nhiệt độ cần sưởi ấm cho gà

Tuần đầu: 32 – 340C

Tuần 2: 29 – 300C

Tuần 3: 26 – 270C

Tuần 4: 22 – 250C

Nếu giữa trưa trời nắng tỏ, nhiệt độ môi trường đủ yêu cầu thì cần tắt đèn úm và mở nắp lồng cho sáng.

–    Độ ẩm thích hợp: 70 – 80%.

–    Mật độ úm tuỳ thuộc vào cách úm lồng hay úm nền

+   Úm lồng:

1 – 7 ngày tuổi: 80 – 100 gà/m2

8 – 14 ngày tuổi: 40 – 60 gà/m2

15 – 21 ngày tuổi: 30 – 40 gà/m2

22 – 28 ngaỳ tuổi: 20 – 25 gà/m2

+   Úm nền từ 1 – 2  tuần tuổi: 50 – 60 gà/m2. Quây úm bằng cót và phải nới rộng diện tích nuôi theo thời gian sinh trưởng của gà.

–   Ánh sáng

Trong 2 tuần đầu gà con cần được chiếu sáng liên tục 24 giờ trong ngày, vừa để điều chỉnh nhiệt độ, vừa để đảm bảo ánh sáng vừa có tác dụng chống chuột, mèo và giúp gà con ăn uống được nhiều. Đèn chiếu với định mức 1w/m2 (bóng đèn 75w treo cao 2m).

–    Thức ăn cho gà

Phải chọn lựa để nâng cao tỷ lệ nuôi sống. Hạn chế các bệnh về chân và chết đột tử (Sudden death Syndromes-SDS). Gà chuyển hoá thức ăn tốt nhất và giảm tích mỡ ở bụng gà. Thoả mãn về khối lượng khi xuất bán, giết mổ.

Thức ăn của Việt Pháp  đáp ứng tốt nhất yêu cầu trên.

Hầu hết các chương trình thức ăn cho gà siêu thịt đều bắt nguồn từ giai đoạn khởi động với thức ăn Việt Pháp V5005 từ 1 – 14 ngày tuổi.

Khi chăn nuôi gà lông màu có thể dùng 506M, 507M, cho năng xuất nuôi rất cao, góp phần giảm chi phí thức ăn.

Cần cho gà con ăn làm nhiều bữa trong ngày. Rải rác thức ăn mỗi lần 1 ít để thức ăn luôn được mới, thơm ngon sẽ kích thích tính thèm ăn của gà. mỗi lần cho ăn cần loại bỏ chất độn chuồng và phân lẫn trong cám cũ. Ngày đầu tiên chỉ cho gà ăn tấm hoặc ngô nghiền nhuyễn, từ ngày thứ 2 trở đi mới cho gà ăn hỗn hợp V5005 (từ 1-14 ngày tuổi).

Sau 1 tuần, có thể thay khay ăn bằng máng tròn, hoặc máng dài bằng cách rút dần khay ăn ra.

– Nước uống cho gà

Sau khi nhận gà về, cho gà nghỉ ngơi 10 – 20 phút rồi cho gà uống nước có pha 50g glucose với 1g vitamin C/3 lít nước để chống stress cho gà. Nước uống phải sạch, ấm (16 – 200C) cho uống trước khi ăn. Nước uống cho gà 3 – 4 ngày đầu có pha kháng sinh (Tetracyclin 0.5g/l hoặc Colistin 0.1g/l và Vitamin C 100 – 150mg/l).

Nếu cần thiết người ta có thể bổ sung thêm vitamin nhóm B cho gà trong tuần đầu. Nếu sử dụng máng tự động hoặc máng chụp uống bằng nhựa, mỗi chụp nhựa chứa 3.5 – 4lít/80 – 100gà.

Khay ăn và máng uống nên bố trí đặt xen kẽ và không đặt dưới bóng điện vì dễ mất vitamin.

  1. Giai đoạn 2 tuần – xuất bán

Gà thường được úm 2 tuần. Trường hợp gặp mùa lạnh như các tỉnh phía Bắc cũng chỉ kéo dài đến hết tuần thứ 3 và sau đó phải chuyển sang nuôi ở nhiệt độ tự nhiên và có đèn sáng ban đêm.

–   Gà úm bằng chuồng nền: vẫn được nuôi tại chỗ. Lúc gà được 7 – 10 ngày tuổi người ta đã bỏ quây ra nên gà đi lại tự do trong chuồng. Không nên tháo quây muộn hơn để tránh lớp lót dưới quây quá bẩn. Định mức 7-10 gà/m2 nền (tuỳ theo mùa) từ tuần tuổi thứ 3 đến hết tuần tuổi thứ 7.

–   Đối với gà úm bằng chuồng lồng: vào đầu tuần tuổi thứ 3 phải nuôi bằng lồng có sàn thưa hơn hoặc chuồng nền, chuồng sàn. Định mức 25 – 30gà/m2 sàn lồng hoặc 10 gà/m2 chuồng nền.

–   Về dụng cụ, chụp úm, đèn úm: không dùng nữa, nhưng thường để tại chỗ thêm vài tuần đề phòng thời tiết mưa lạnh đột ngột có thể dùng tới. Nên dùng máng ăn trụ tròn có đường kính 37cm và máng uống loại 3.5 – 4 lít hoặc máng uống dài tự tạo bằng thân cây tre và thay nước mới liên tục.

–   Về thức ăn: dùng thức ăn giai đoạn sinh trưởng V5006 (từ 14-28 ngày tuổi), V5007 (từ 29-42 ngày tuổi) và nuôi đến xuất chuồng.

đối với gà lông màu có thể dùng 506M, 507M cho giai đoạn từ 21 ngày tuổi đến xuất chuồng.

Gà cần được ăn liên tục, suốt ngày đêm để mau xuất chuồng. Mỗi ngày nên đổ và đảo thức ăn kích thích gà ăn ít nhất 4 lần: sáng, trưa, chiều và 10 giờ đêm để gà được ăn suốt đêm. Không nên lạm dụng việc bổ xung vitamin, thuốc vào thức ăn, chỉ bổ xung khi thời tiết, thức ăn, điều kiện nuôi thay đổi để đề phòng bệnh. Trong quá trình nuôi nên chú ý phát hiện sớm gà bị què, bệt chân, yếu để kịp thời đưa nuôi riêng, chăm sóc tốt, để chúng lớn kịp theo đàn.

–   Chương trình sử dụng vacxin cho gà thịt

Lịch dùng vacxin khuyến cáo của liên hiệp Gia Cầm Việt Nam áp dụng cho những khu vực bị đe dọa bệnh Gumboro, bệnh Newcastle.

Ngày tuổi Loại vacxin Cách sử dụng
Ngày 1 – 2

Ngày 3

Ngày 7

Ngày 10

Ngày 25

Ngày 28

Ngày 45

(Nếu gà nuôi quá 56 ngày)

lasota (lần1)

Gumboro (lần1)

Đậu

Gumboro (lần2)

Gumboro (lần3)

lasota (lần2)

lasota (lần3) hoặc
Newcastle lần 1

Nhỏ mắt – mũi hoặc phun

Cho uống từng con

chủng màng cánh

cho uống trực tiếp hoặc pha vào nước uống

pha nước uống

Nhỏ mắt – mũi, phun,
tiêm

Loại và thời điểm sử dụng vacxin được xem xét sao cho đảm bảo tuyệt đối an toàn cho đàn gà dựa trên lịch dùng chung và lịch điều chỉnh điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể của khu vực.

+   Phải kiểm tra vacxin trước khi sử dụng như:

chủng loại, bảo quản, vận chuyển. Áp dụng đúng phương pháp đưa vacxin vào gia cầm. Ghi chép lại cụ thể tên vacxin, số lô, ngày dùng để tiện theo dõi hiệu quả.

+   Tất cả vacxin sau khi đã pha xong phải được dùng trong vòng 2h.

– Cách làm vây bắt gà, yêu cầu kĩ thuật bắt gà.

+   Bắt gà tiêm chủng vacxin, bắt gà xuất bán nên sử dụng quây bằng khung (thép, gỗ) bưng lưới thép, cao 0.5 – 0.7 m; chiều rộng của mỗi khung 0.45 – 0.5m cho tiện sử dụng. Các khung được kết nối với nhau kiểu bản lề để dễ dàng gấp mở khi thao tác.

+   Yêu cầu gà không bị quá hoảng sợ, chồng đống lên nhau gây chết ngạt, Gà không bị gẫy xương cánh, gãy chân hoặc dập nát ngực chảy máu.

+   Khi bắt gà ban ngày nên quây thành từng đám nhỏ, tránh gà dồn vào các góc chuồng. Nếu có thể tốt nhất việc bắt gà nên làm vào ban đêm, dùng đèn chiếu sáng cường độ thấp hoặc bóng đèn màu xanh

+ Đối với gà còn nhỏ, bắt gà cầm vào chân gà, mỗi tay không quá 3 – 4 con. Khi gà đó nặng cân, nên bắt từng con một, dùng 2 tay giữ ở gốc cánh gà vòng qua ngực để tránh làm gẫy xương chân hoặc xương cánh.

+ Nếu trong 1 ô chuồng không bắt hết cùng 1 lúc thì chỉ quây số lượng cần bắt thời gian đó.

+ Khi bắt gà, nếu nhiệt độ môi trường và chuồng nuôi cao thì cần tăng cường quạt gió thông thoáng tránh gà chết ngạt.

Góp ý, phải hồi cho chúng tôi nhé

Video liên quan

Chủ đề