Ca sĩ trần thu hà con ai là ai?

Trong Tập 6, chương trình Thần đồng âm nhạc – Wonderkids, phát sóng trên kênh HTV3 – DreamsTV vào cuối tuần qua, “cha con” Trần Tiến – Trần Thu Hà đã có những chia sẻ làm thế nào để viết một ca khúc hay.

  • Trần Tiến, Thanh Bùi, Tuyết Minh cùng nhau ngồi ghế nóng Thần đồng âm nhạc

Mở đầu đêm thi, giám khảo Trần Tiến nhấn mạnh người yêu nhạc không nên quan trọng thể loại nhạc gì mà chỉ nên chú trọng đến sự “hay, dở” vì “một bản giao hưởng tồi thì không thể ví với một câu hò hay”.

Hà Trần  tung hứng  rất ăn ý với người chú mà cô hay gọi là “cha” Trần Tiến  trong các phần nhận xét thí sinh. Đặc biệt, “cha con” nhà  nghệ sĩ nổi tiếng còn chia sẻ bí quyết sáng tác một ca khúc hay.

Nhạc sĩ Trần Tiến cho biết đầu tiên ông thường bị đánh động bởi “một ý nghĩ hay một cảm xúc triết học” và “quan trọng là âm nhạc phải đến trước, gọi là mô-típ, từ mô-típ đó ra được câu nhạc đầu tiên”, ngoài ra ông cũng nhấn mạnh “lời và nhạc phải kết hôn được với nhau”.

Ca sĩ trần thu hà con ai là ai?
Ban giám khảo Tập 6 chương trình Thần đồng âm nhạc.

Diva Hà Trần tiếp lời chú mình: “Khi tôi bắt đầu viết những ca khúc đầu tiên của mình, tôi thấy rằng đúng phải như thế thật. Nó có thể  ngô nghê, chưa hay ngay… nhưng đầu tiên nó phải là tiếng thơ, tiếng nhạc của mình. Chắc rằng viết tới 100 bài thì sẽ có bài hay thôi”. 

Cũng tại đêm nhạc tôn vinh sắc màu âm nhạc Việt Nam này, phần thi của các thí sinh khiến khán giả cũng như dàn giám khảo thực sự bùng nổ.

Nếu bé Lan Anh khiến nhiều khán giả ngưỡng mộ bởi tình thần thép của mình khi chơi đàn tay trái liên khúc “Tự nguyện”, “Em là hoa hồng nhỏ”… thì Đan Vy khiến các vị giảm khảo bất ngờ bởi giọng hát cao vút, những đoạn chuyển giọng hót như sơn ca khi thể hiện ca khúc “Sơn nữ ca”.

Diva Hà Trần nhận xét: “Những kỹ thuật em hát trong bài này là quá khó. Nhưng em đã hát bài này rất duyên dáng, theo một phiên bản rất riêng của Đan Vy, không lẫn với một người nào trước đây đã từng trình bày ca khúc này”.

Ca sĩ trần thu hà con ai là ai?
Một số hình tại chương trình Ảnh: BTC.

Trong khi đó, cô bé Vân Anh gửi đến khán giả bài múa mang màu sắc dân gian đương đại của nhạc sĩ Trần Tiến, cũng là một tác phẩm mà diva Hà Trần từng thể hiện rất thành công: “Ra ngõ tụng kinh”. Là người am hiểu nghệ thuật múa, giám khảo Tuyết Minh luôn ấn tượng đặc biệt với phần trình diễn của Vân Anh: “Khi múa ở dưới đất, con kiểm soát được trọng tâm, độ xé xoạc của con đã khó rồi. Bay trên không và tìm được điểm tựa trên không thì cô nghĩ rằng là kỹ thuật rất khó, xin chúc mừng con về phần trình diễn này.”

Nếu Đăng Duy tỏ ra trầm lắng, nhập tâm vào từng cảm xúc khi dạo đàn chơi liên khúc “Sonata Ánh trăng” và “Diễm xưa” thì cặp thầy Tây – trò Việt Jonny và Hoàng Bảo lại có màn song tấu ca khúc “Tuổi đời mênh mông” theo phong cách acoustic fingerstyle. Nhạc sĩ Trần Tiến bày tỏ sự ngạc nhiên không ngừng mỗi khi đến với chương trình, bởi sự sáng tạo và dàn dựng chỉn chu trong từng chi tiết. “Người đội mũ” cũng thật thà chia sẻ rằng kỹ thuật fingerstyle mà Hoàng Bảo thể hiện là ngón đàn mà nhạc sĩ “đang tập mà chưa được”.

Cùng bố và anh trai  gửi lời cám ơn đến sự hy sinh của mẹ dành cho gia đình, Vũ An đã thể hiện nhạc phẩm “Mẹ yêu con” tràn ngập cảm xúc. Giám khảo Trần Tiến khen ngợi: “Đây là kỹ thuật legato, miết dây phải đẹp như giọng người đàn bà đang ru con. Phải tài năng lắm mới làm được. Cháu đã làm việc này rất tốt.”

Giám khảo Thanh Bùi thì đặt mình vào vai trò của mẹ Vũ An: “Nếu thầy là mẹ con thì thầy sẽ muốn con xuống khỏi sân khấu để mà hôn con. Tiếng đàn của con rất da diết”. Hoàn toàn đồng ý, diva Hà Trần gật gù đánh giá  tiếng đàn “da diết một cách thật thà.”

Tập 6 khép lại với chiến thắng thuộc về “giọng hát thiên thần” Đan Vy. Sáu thí sinh “Thần đồng âm nhạc – Wonderkids” trong tập 7 với sự kết hợp gây bất ngờ“Âm nhạc cổ điển và âm nhạc điện tử”. Chương trình lên sóng HTV3-DreamsTV lúc 20g, chủ nhật, ngày 17-9.

Đậu Dung

Chủ nhật, 28/04/2019 - 07:05 AM

Ca sĩ trần thu hà con ai là ai?
Trần Thu Hà hạnh phúc bên chồng con

Vẫn Trần Thu Hà cởi mở và chân thành, nhưng gái một con khác hẳn về ngoại hình, mập mạp hơn, đằm thắm hơn, mặn mà hơn. Trần Thu Hà thổ lộ: “Anh Bình chồng tôi là một ông bố lý tưởng và rất chịu chăm con. Văn hóa phương Tây không phân bì việc nuôi con nhỏ là công việc của đàn bà nên đàn ông bên này chăm con không thua gì phụ nữ. Em bé ở nhà với bố là chính. Cuối tuần thì có bà nội và họ hàng qua thăm nom, giúp đỡ. Nhờ hậu phương vững chắc nên tôi không phải lo lắng quá cho em bé. Có chăng là lo cho nỗi nhớ con của chính mình”.

Xuất thân của ca sĩ Trần Thu Hà có lẽ hầu hết những người quan tâm đến âm nhạc đều biết rõ. Cha là Nghệ sĩ Nhân dân Trần Hiếu, chú là nhạc sĩ Trần Tiến. Thế nhưng, ca sĩ Trần Thu Hà đi bằng con đường riêng của mình, mà không cần nương nhờ bóng dáng từ những bậc trưởng thượng trong gia đình.

Khi Trần Thu Hà 14 tuổi, người mẹ vốn là một nhà giáo ưu tú giảng dạy thanh nhạc đột ngột qua đời. Giai đoạn trưởng thành của Trần Thu Hà có không ít những ngày buồn bã và bơ vơ. Người cha đi thêm bước nữa, Trần Thu Hà chủ yếu sống với anh trai. Căn hộ nhỏ trong khu tập thể Nhạc viện Hà Nội, góc nọ anh ngồi vẽ, góc kia cô em... tập múa. Chẳng hiểu sao, lúc Trần Thu Hà còn nhỏ, cả cha lẫn mẹ đều không mấy tin tưởng khả năng con gái trở thành ca sĩ nên cho vào trường múa. Học múa thì vẫn học múa, hát thì vẫn... lén hát. Mãi đến ngày Trần Thu Hà đoạt được giải thưởng ca hát đầu tiên, người trong nhà mới miễn cưỡng chấp nhận thêm một ca sĩ.

Trần Thu Hà không được trời ban cho nhan sắc khiến người khác phải trầm trồ, nhưng cô không lấy chút thiệt thòi ấy làm điều phải tự ti. Trần Thu Hà ít xuất hiện ở các loại tiệc tùng nhộn nhịp son phấn, vì đơn giản cô cảm thấy không hợp với không khí showbiz lộng lẫy và đãi bôi. Sàn diễn nghệ thuật đối với Trần Thu Hà chỉ là nơi để phô diễn giọng hát thôi. Trần Thu Hà thường giao du với giới họa sĩ và thỉnh thoảng đánh đu với giới văn chương. Thuở học phổ thông, Trần Thu Hà viết nhiều tạp văn rất có duyên, ký bút danh Sông Thu.

Năm 1998, Trần Thu Hà theo nghề ca sĩ chuyên nghiệp. Thế giới âm nhạc của Trần Thu Hà rất bình dị, hết phòng thu đến sân khấu, ngoài ra không có hoạt động bên lề thị phi nào. Rãnh rỗi, Trần Thu Hà đi xem tranh, ngồi nhà đọc sách và... làm thơ. Thỉnh thoảng mới dan díu với thi ca, nhưng những câu thơ đầu tiên của Trần Thu Hà nao nao nhiều ưu tư: “Tìm đường về trên chuyến tàu quá khứ. Mùa chật chội những giấc mộng sương xám”.

Nếu không có thơ, chắc chẳng ai hiểu được tâm trạng Trần Thu Hà tuổi hai mươi có những niềm riêng âm thầm khi mỗi chiều chầm chậm rong xe qua các con phố cổ giữa thủ đô: “Người khóc mừng hội ngộ. Giữa xanh xao cổ tích. Câu hát đưa người trở ngược thời gian. Về Hà Nội nhỏ bé mà lạ lùng. Mới như chưa bao giờ cũ thế”.

Tháng 9/2011, Trần Thu Hà vác bụng bầu từ Mỹ về Việt Nam để... ra mắt tập thơ có tên gọi “Thập kỷ yêu”. Tập thơ của Trần Thu Hà tương đối mỏng, qua 40 trang sách trải ra 15 bài thơ được triển khai tùy hứng, dựa chủ yếu vào cảm xúc, nhiều khi rời rạc và tản mát, nhưng vẫn có những câu thú vị.

Trần Thu Hà viết: “Thập kỷ yêu làm nên trò trống gì? Trừ những ngày ăn ngủ studio. Vài album ra đời từ tốn... Thập kỷ yêu nhìn xung quanh chán ngán. Người ta già đi không trưởng thành khôn lớn. Ham hố đua đòi những chuyện không đâu... Thập kỷ yêu media mỗi ngày. Tuyên truyền đủ thứ trò chơi phương tiện. Bloggers lảm nhảm giết thời gian. Quay lưng khước từ thực tế... Cứ hồn nhiên đi tiếp thập kỷ yêu. Ngắm chồi xanh tỏa cành cao bóng mát/ Tiếp tục hành hương qua những miền chưa biết... ”.

Những người yêu mến ca sĩ Trần Thu Hà có thể có những đánh giá khác nhau về “Thập kỷ yêu”. Riêng Trần Thu Hà, “Thập kỷ yêu” là một góc khuất mộc mạc và trong trẻo: “Con người của tôi có nhiều góc cạnh, chỗ thì phô ra trong nhạc, chỗ để lại trong thơ. Thơ riêng tư hơn, vì là của mình viết về đời mình… Tôi tự thấy mình nữ tính hơn với cách biểu hiện trong thơ. Tính nữ của tôi, nếu đến giai đoạn nhất định nào đó mới bùng phát trong nhạc, thì ở thơ là ngay từ đầu. Âm nhạc cho tôi sự thú vị được sống qua cuộc đời nhiều người khác thì thơ là thú vị được khám phá chính đời sống nội tâm của mình”.

Trần Thu Hà vào nghề ngay buổi thịnh vượng nhất của nhạc sĩ với hàng chục ngôi sao như Hồng Nhung, Mỹ Linh, Thanh Lam, Phương Thanh, Lam Trường, Thu Phương cùng ồ ạt chiếm lĩnh thị trường. Vậy mà Trần Thu Hà vẫn có được chỗ đứng cá nhân.

Sau khi thành công với các bài hát được lớp trẻ mến mộ như “Em về tinh khôi”, “Đánh thức tầm xuân” hay “Vừa biết dấu yêu”, Trần Thu Hà tiếp tục thể hiện những ca khúc trầm lắng hơn. Nghe Trần Thu Hà hát nhạc của mình một kiểu riêng, vừa dạt dào vừa khắc khoải, Trịnh Công Sơn thích lắm. Không hề giấu giếm sự trân trọng dành cho Trần Thu Hà, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã vẽ tặng cô một bức chân dung bằng chất liệu sơn dầu. Và chính nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khuyên Trần Thu Hà nên lấy nghệ danh là Hà Trần để phân biệt với ca sĩ Thu Hà cũng đang nổi tiếng bấy giờ.

Ca sĩ trần thu hà con ai là ai?
Trần Thu Hà không được trời ban cho nhan sắc khiến người khác phải trầm trồ, nhưng cô không lấy chút thiệt thòi ấy làm điều phải tự ti

Ngoài nhạc Trịnh, ca sĩ Trần Thu Hà hát tác phẩm của Phú Quang, Dương Thụ hay nhạc tiền chiến đều có dấu ấn riêng. Tuy nhiên, vượt trội nhất đối với Trần Thu Hà vẫn là dòng nhạc của chú ruột cô- Trần Tiến. Dù ca khúc đã nhiều người hát hoặc ca khúc mới vừa ký âm xong, hễ là sáng tác của Trần Tiến thì Trần Thu Hà đều biểu đạt trọn vẹn hồn vía. Cứ thử nghe “Ra ngõ tụng kinh” dạo nào hay “Vật đổi sao dời” gần đây, sẽ không khó gì để nhận ra Trần Thu Hà hát nhạc Trần Tiến chỉ đứng sau mỗi... Trần Tiến mà thôi.

Thế nhưng, với bản lĩnh của mình, Trần Thu Hà cho rằng: “Hát nhạc của ai, tôi cũng đều có những tâm huyết riêng. Mỗi người nhạc sĩ có một phong cách và để thể hiện được hết các phong cách nhạc khác nhau, ca sĩ phải hiểu nhạc sĩ. Đó là phong cách làm việc của tôi”.

Sau 5 năm thả tiếng ca của mình bay khắp đất nước, bất ngờ Trần Thu Hà qua Mỹ lấy chồng, khiến công chúng ít nhiều cũng ngạc nhiên. Người đàn ông mà Trần Thu Hà chọn tên Đoàn Bình lớn lên ở Mỹ nói tiếng Việt không rành. Dẫu suốt ngày giao tiếp bằng tiếng Anh, nhưng Đoàn Bình có thiện cảm đặc biệt với nhạc Việt và mở một studio để thỏa chí đam mê. Những lần Trần Thu Hà qua Mỹ biểu diễn đều có ghé qua studio của Đoàn Bình, và tình yêu của họ nhen nhóm dần lên.

Khi muốn chinh phục Trần Thu Hà, Đoàn Bình đã về nhà hỏi bố là giáo sư Đoàn Văn Toại: “Bây giờ muốn tỏ tình với con gái Việt Nam thì phải nói làm sao?”. Biết khả năng nói tiếng mẹ đẻ của con mình hạn chế, giáo sư Đoàn Văn Toại đành tư vấn cứ nghĩ gì trong bụng thì nói ra, ắt người ta sẽ hiểu lòng mình. Không những thế, giáo sư Đoàn Văn Toại còn kể rằng, khi về Việt Nam dạm hỏi, Trần Hiếu và Trần Tiến nói chuyện riêng với Đoàn Bình hơn một giờ đồng hồ. Thấy Đoàn Bình chỉ mỉm cười và gật đầu, Trần Tiến tinh ý liền thăm dò: “Cháu có hiểu gì không?”, lập tức Đoàn Bình trả lời: “Cháu không hiểu gì cả”. Có lẽ nhờ sự chân thành ấy, mà cha và chú của Trần Thu Hà nhanh chóng chấp nhận Đoàn Bình làm rể. Hơn nữa, Trần Tiến còn tự nguyện làm MC cho đám cưới của Đoàn Bình và Trần Thu Hà diễn ra ở khách sạn Daewoo Hà Nội.

Qua Mỹ, vợ chồng Trần Thu Hà ở cách nhà cha chồng khoảng 2 km. Vợ sau của giáo sư Đoàn Văn Toại chỉ lớn hơn Trần Thu Hà có 6 tuổi nên mẹ chồng nàng dâu hòa điệu với nhau khá dễ dàng. Mỗi ngày Trần Thu Hà phụ việc cho chồng, cuối tuần đi hát tụ điểm giải trí. Từ phòng thu của chồng, những album Trần Thu Hà liên tục được thực hiện khá chỉn chu như “9803”, “Đối thoại ‘06”, “Trần Tiến”, “Tình ca qua thế kỷ”...

Phu xướng phụ tùy như vậy thật đáng ngưỡng mộ. Hai cá tính ở cạnh nhau không hề xung đột, mà còn bổ sung cho nhau. Trần Thu Hà nói về chồng: “Anh ấy có sự ngây thơ hồn nhiên của bố tôi, có sự mạnh mẽ từng trải của chú tôi, có cả sự tin cậy bao dung của anh trai tôi”. Còn Đoàn Bình có lần trả lời vì sao yêu Trần Thu Hà, rằng: “Vì tôi là một thằng khùng, nên tôi thích con nhỏ khùng”.