Ca sĩ châu thanh hùng là ai?

[1]

Ca sĩ châu thanh hùng là ai?
Châu ThanhNghệ danhChâu ThanhThông tin cá nhânSinhTrần Tuấn Kiệt
5 tháng 5, 1958 (63 tuổi)
Tây NinhQuốc tịch Việt NamVợPhạm Thị Thu HuyềnLĩnh vựcCải lươngSự nghiệp sân khấuNăm hoạt động1979 - nayGiải thưởngDiễn viên được yêu thích nhất (1987)

Danh ca Vọng cổ được yêu thích nhất (1990) Huy chương Vàng giải Trần Hữu Trang (1993) Huy chương Vàng liên hoan Sân khấu toàn quốc (1995)

Biểu tượng xuất sắc (1995)
  • x
  • t
  • s

[2]Châu Thanh tên thật là Trần Tuấn Kiệt, sinh năm 1958 (Mậu Tuất) tại xã Phước Chỉ, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Ông là con thứ ba trong một gia đình có 6 anh em, 4 trai, 2 gái. Bà con, bạn bè gọi tên ba Kiệt thân thương. Là một nghệ sĩ cải lương nổi tiếng tại Việt Nam, ông được mệnh danh là Danh ca cải lương và Ông vua hơi dài bởi cách vào vọng cổ hơi dài độc đáo. Châu Thanh là nghệ sĩ được khán giả yêu mến qua tuồng xã hội Vụ án Mã Ngưu. Và anh được xem là 1 trong những người ở Việt Nam có làn hơi dài nhất. Nghệ sĩ Châu Thanh thường hay có những phong cách hát mới và lạ mọi người thường gọi đó là "Trường Phái Châu Thanh".[1][2]

Sự nghiệp

Châu Thanh về hát cho Đoàn Cải lương Cao Nguyên, bắt đầu luyện hơi dài. Vào năm 1987 anh được lời mời gia nhập Đoàn Cải lương Trung Hiếu và bắt đầu khẳng định tên tuổi một nghệ sĩ có giọng ca hơi dài ấn tượng và có nét riêng biệt trong cách ca, xử lý ngân luyến với nghệ danh Châu Thanh. Gần 45 năm theo nghề, nghệ sĩ Châu Thanh đã tạo được nhiều dấu ấn trong hoạt động nghệ thuật. Khán giả luôn nhớ đến anh qua chất giọng trầm ấm và cách vào vọng cổ hơi dài. Sinh ra và lớn lên tại xã Phước Chỉ, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, anh là con thứ ba trong một gia đình có 6 anh em. Cuộc sống gia đình nông thôn nghèo khổ và vất vả đã hun đúc trong anh niềm khát khao làm nghệ sĩ để giúp gia đình thoát khổ. Châu Thanh học tới lớp 10 rồi thôi học ở nhà giúp cha mẹ trong việc đồng áng. Vì có cha là nhạc sĩ tài tử nên Châu Thanh học và ca thông thạo các bài bản cổ nhạc. Năm 1973, 16 tuổi Châu Thanh đã biết đàn guitar phím lõm, anh ca hay, đờn giỏi từ khi còn nhỏ.

Trong cuối thập niên 80, cụ thể từ năm 1987, nghệ thuật cải lương có hiện tượng nghệ sĩ ca dài hơi gây chấn động trong nghệ sĩ và khán giả. Đó là hai nghệ sĩ Châu Thanh và Phượng Hằng thuộc đoàn cải lương Trung Hiếu với vở tuồng Vụ Án Mã Ngưu của soạn giả Đăng Minh. Vở hát Vụ án Mã Ngưu đã một thời gây cơn sốt vé ở những rạp hát mà đoàn cải lương Trung Hiếu trình diễn. Cặp đôi làm mưa làm gió, ăn khách nhất vào cuối thập niên 80 cặp đôi Châu Thanh - Phượng Hằng là cặp đôi Cải lương cháy vé nhất thời điểm đó.

Cuộc sống gia đình

Châu Thanh lập gia đình khá sớm. Vào năm 1982 anh kết hôn với vợ là nghệ sĩ Ngọc Huyền Châu (đào chánh đoàn Cao Nguyên). Châu Thanh và vợ quen biết khi anh ra bến xe trở về quê. Thời điểm này vợ của nghệ sĩ Châu Thanh là con nhà giàu và có rất nhiều người vây quanh, anh lại chưa có sự nghiệp trong tay. Nhưng với sự kiên trì, cuối cùng để chinh phục được vợ, nghệ sĩ Châu Thanh đã phải thuyết phục, lấy lòng bà ngoại của nghệ sĩ Ngọc Huyền Châu.

Khi đã có 2 con thì Châu Thanh và vợ chia tay, Châu Thanh nuôi con trai lớn Châu Tuấn còn vợ nuôi con gái lớn Châu Ngọc Linh đang sinh sống tại Hoa Kỳ. Sau 10 năm chia tay cả 2 nối lại tình xưa và sinh ra 2 người con đó là con gái thứ 2 ca sĩ Châu Ngọc Tiên và con trai út Châu Bảo hiện đang du học tại Hoa Kỳ.

  1. ^ a b “Nghệ sĩ Nghệ sĩ Châu Thanh”. RFA. 4 tháng 7 năm 2007. Truy cập 24 tháng 9 năm 2020.
  2. ^ a b “Nghệ sĩ Châu Thanh chia tay khán giả và đồng nghiệp”. Người Lao Động. 18 tháng 3 năm 2014. Truy cập 24 tháng 9 năm 2020.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Châu_Thanh&oldid=68534490”

Ca sĩ châu thanh hùng là ai?

NSƯT Thanh Hùng - Ngọc Hoa: Xứng danh anh hùng vọng cổ

2 tháng 9 năm 1965 tại khu căn cứ rừng Tây Ninh. Chúng tôi thuộc đoàn Văn Công Giải Phóng đón mừng anh chị Thanh Hùng - Ngọc Hoa từ căn cứ Hố Bò (Củ Chi) đến với chúng tôi, các anh, chú lãnh đạo gởi cho chúng tôi một số đường tán để uống trà. Giữa rừng chiến khu, món quà đường tán ấy ấm áp tình đồng đội, đồng chí, động viên chúng tôi tự tin hơn để đánh giặc đến hơi thở cuối cùng và niềm tin tất thắng luôn cháy bỏng trong lòng... ?

Anh Thanh Hùng tình nguyện xách rựa đi chẻ hột cây Cầy (còn có tên là cây Kơnia) để lấy ruột làm kẹo. Đất Tây Ninh cây Cầy mọc rất nhiều. Có những cây 2-3 người dang tay ôm không giáp, cao mười mấy thước. Cây Cầy được hầm than cho ra thứ than Cầy chất lượng số một, vừa rực đỏ để sưởi ấm, để nướng thịt, nướng cá, nướng khô rất tuyệt, thứ than Cầy cháy riu riu không nổ bắn lửa tung tóe như các loại than khác, nên giá nó khá cao. Còn hột Cầy bao bọc bằng lớp vỏ mềm như trái xoài mút (thứ xoài dân gian trái nhỏ ít thịt và rất chua) thịt trái cầy có vị chua chua, chát chát là ăn vô bụng sót ruột thấy mấy ông trời, kế lớp thịt mềm ấy là lớp vỏ đầy xơ cứng mà dao thường cỡ như dao sắc thịt heo không bửa ra được, phải dày và nặng như rựa mới chẻ được. Bên ngoài trái Cầy đáng chán vậy chứ bên trong ruột thì trắng ngần beo béo..Anh Thanh Hùng hồ hởi chẻ hột Cầy đến chảy máu tay. Nhìn anh mà thương quá một nghệ sĩ Sài Gòn không ngại khó để mang niềm vui đến cho anh em đồng đội. Kẹo hột Cầy ngon hơn kẹo đậu phộng và kẹo hột điều. Khó nhất là công chẻ hột, nếu không xứ Tây Ninh tôi có thêm một đặc sản mà không nơi nào có.

Chúng tôi có những miếng kẹo hột Cầy ngon miệng mừng Quốc Khánh lần đó là nhờ công của anh Thanh Hùng. Riêng chị Ngọc Hoa nhờ tôi đờn kìm tập cho chị bài Tứ Đại oán Bá Lý Hề, chị nói: "Tôi đi hát cải lương thường chỉ ca vài câu hay một lớp, chớ chưa từng ca nguyên bài, nay có dịp học nhờ anh giúp cho..." Thương sao sự khiêm tốn, chân thật của một ngôi sao.

Giọng ca trên các chiến hào

Trước khi Thanh Hùng - Ngọc Hoa về Đài Phát thanh Giải Phóng, nói tiếng là ca cải lương, nhưng những giọng ca Nam bộ thời ấy chỉ thường bậc trung, chủ lực vẫn là những giọng ca của các nghệ sĩ cải lương Bắc như Kim Xuân, Tiêu Lang, Mạnh Tưởng... Những Trang Nhung, Kim Hà, Ngọc Mai, Thấy Đạt... chỉ là những giọng Bắc được Nam hóa. Khi những bài vọng cổ đầu tiên của Thanh Hùng - Ngọc Hoa được phát sóng, bộ đội, nhân dân trong vùng Giải Phóng sững sờ, cách mạng có những giọng ca hay, rặt chất Nam bộ, đối kháng lại những giọng ca chiến tranh, chính trị, chiêu hồi đang phát ra rả trên Đài Phát thanh Sài Gòn, Đài Phát thanh Quân Đội. Phải nói ngày ấy còn rất nhiều quan niệm hẹp hòi, phân biệt, sự có mặt của Thanh Hùng - Ngọc Hoa bị một số người đố kỵ, phân biệt là nghệ sĩ Sài Gòn, dù lãnh đạo tin yêu, bộ đội nhân dân tin tưởng, anh chị vẫn có chút mủi lòng.

Thời ấy bản vọng cổ chưa được chấp nhận, nhiều nhà lý luận phê bình coi bản vọng cổ là bản nhạc ủy mị, sướt mướt, chính ông Trương Bình Tòng, ông Mai Quân... đã đứng ra bảo vệ bản vọng cổ. Các ông bằng lý luận và kinh nghiệm của mình chứng minh bản vọng cổ không hề bi lụy, nó là bản nhạc bi hùng xét theo hoàn cảnh ra đời và nó có thể thành anh hùng ca là do cách viết, cách thề hiện của người nghệ sĩ. Thanh Hùng - Ngọc Hoa chính là đôi nghệ sĩ minh họa hùng hồn cho những quan điểm bảo vệ nó, bảo vệ bài vọng cổ là bảo vệ nét đặc thù của một làn điệu âm nhạc xuất sắc tiêu biểu nhất của Nam bộ. 34 năm trôi qua, lớp chiến sĩ chúng ta người còn, người mất... Hầu hết đã lên chức ông bà. Chị Ngọc Hoa đã yên nghỉ trước. Có thể có người quên, riêng tôi vẫn nhớ, nhớ rất rõ từng chi tiết của chúng mình ở Đài Phát thanh Giải Phóng, ở đoàn Văn Công Giải Phóng. Thoáng thấy ánh mắt anh Thanh Hiền có nước, anh đang rất xúc động, nhiều năm sống gần anh chưa bao giờ tôi thấy anh biểu lộ tình cảm như thế. Nhắc tới Thanh Hùng - Ngọc Hoa anh có niềm thương mến, trân trọng rất lạ. Hiếm khi anh xúc cảm như vậy, tôi càng tin những gì Thanh Hùng - Ngọc Hoa một đời cống hiến cho nền nghệ thuật cách mạng không phải là huyền thoại, mà là những đóng góp rất thật, rất đời, nói vui là thời thế đã tạo anh hùng...

Đăng Minh

(ghi theo lời kể của tác giả Thanh Hiền)

Tác giả bài viết: tanconhac