Cá giáng 2 trung lý mường lát thanh hóa năm 2024

Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo 901 tỉnh Thanh Hoá do đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 901 có chuyến khảo sát 3 ngày (từ ngày 19 đến 21-4) tại huyện Mường Lát để nắm bắt tình hình thực tế phục vụ xây dựng Đề án xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Dưới đây là một số hình ảnh đoàn khảo sát thực địa tại huyện Mường Lát.

Cá giáng 2 trung lý mường lát thanh hóa năm 2024

Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 901 và đoàn công tác khảo sát thực tế tại bản Cá Giáng, xã Trung Lý. Đây là bản đặc biệt khó khăn, cách trung tâm huyện 85 km và cách trung tâm xã 47 km.

Cá giáng 2 trung lý mường lát thanh hóa năm 2024

Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 901 và đoàn công tác khảo sát thực tế tại bản Cá Giáng, xã Trung Lý.

Cá giáng 2 trung lý mường lát thanh hóa năm 2024

Bản Cá Giáng, xã Trung Lý chỉ có 2,5 ha diện tích trồng lúa nước, bản chưa có điện lưới quốc gia, 111 hộ trong bản đều là hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 100%.

Cá giáng 2 trung lý mường lát thanh hóa năm 2024

Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 901 và đoàn công tác khảo sát, nắm bắt tình hình sản xuất của bà con Nhân dân xã Trung Lý.

Cá giáng 2 trung lý mường lát thanh hóa năm 2024

Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 901 và đoàn công tác khảo sát thực tế tại bản Lách, xã Quang Chiểu.

Cá giáng 2 trung lý mường lát thanh hóa năm 2024

Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 901 và đoàn công tác khảo sát tại bản Suối Tút, xã Quang Chiểu. Đây là bản người Dao với 25 hộ dân sống tập trung; hộ nghèo của bản vẫn chiếm tỷ lệ cao.

Cá giáng 2 trung lý mường lát thanh hóa năm 2024

Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 901 và đoàn công tác khảo sát thực tế tại bản Suối Tút, xã Quang Chiểu.

Cá giáng 2 trung lý mường lát thanh hóa năm 2024

Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 901 và đoàn công tác thăm mô hình trồng cam của gia đình ông Tặng Văn Lai ở bản Suối Tút, xã Quang Chiểu.

Cá giáng 2 trung lý mường lát thanh hóa năm 2024

Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 901 và đoàn công tác khảo sát thực tế điểm lẻ trường học ở bản Trung Thắng, xã Mường Lý.

Cá giáng 2 trung lý mường lát thanh hóa năm 2024

Điểm lẻ trường học của bản Trung Thắng, xã Mường Lý hiện còn gặp nhiều khó khăn, đang phải học ghép.

Cá giáng 2 trung lý mường lát thanh hóa năm 2024

Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 901 và đoàn công tác khảo sát tại bản Bóng, xã Mường Chanh.

Cá giáng 2 trung lý mường lát thanh hóa năm 2024

Tại xã Mường Lý, đoàn công tác của Ban chỉ đạo 901 cũng đã đến khảo sát thực tế tại 2 bản còn khó khăn, cách trung tâm xã gần 30 km là bản Trung Thắng và bản Ún. Tỷ lệ hộ nghèo ở đây chiếm trên dưới 97%.

Cá giáng 2 trung lý mường lát thanh hóa năm 2024

Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 901 và đoàn công tác khảo sát mô hình trồng cây gai xanh tại xã Mường Chanh.

Cá giáng 2 trung lý mường lát thanh hóa năm 2024

Đoàn công tác cũng đã đến khảo sát thực tế tại xã Mường Chanh và xã Quang Chiểu. Cách trung tâm huyện gần 40 km, đây là các xã vùng cao biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Mường Lát.

Cá giáng 2 trung lý mường lát thanh hóa năm 2024

Mường Lát là huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hóa, là một trong những huyện nghèo nhất của cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2021 là 56,18%, hộ cận nghèo 12,64%; có 105,53 km đường biên giới với nước bạn Lào.

Tham gia đoàn công tác có các đồng chí Phó Ban chỉ đạo: Nguyễn Ngọc Tiến, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh uỷ; Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Giám đốc các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh; Đại diện lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Văn phòng Tỉnh uỷ; Sở Tài nguyên và Môi trường và Viện nông nghiệp Thanh Hoá.

Đoàn công tác của Ban chỉ đạo đã đến khảo sát thực tế tại bản Cá Giáng, xã Trung Lý. Đây là bản đặc biệt khó khăn, cách trung tâm huyện 85km và cách trung tâm xã 47 km. Hiện bản chưa có điện lưới quốc gia, 111 hộ trong bản đều là hộ nghèo.

Tại xã Quang Chiểu, đoàn công tác đã đến khảo sát thực tế tại bản suối Tút. Đây là bản cách trung tâm huyện 25 km và cách trung tâm xã 7 km. Suối Tút là bản người Thái với 25 hộ dân sống tập trung. Ở đây có điểm trường mầm non và trường tiểu học. Con em của các gia đình đến tuổi đi học đều được đến trường, song vẫn phải học ghép lớp. Tỷ lệ hộ nghèo vẫn chiếm tới 80%, còn lại là hộ cận nghèo.

Đoàn công tác cũng đã đến khảo sát thực tế tại xã Mường Chanh và xã Quang Chiểu. Đây là các xã vùng cao biên giới đặc biệt khó khăn, nằm cách trung tâm huyện gần 40km. Qua khảo sát thực tế tại bản Lách, bản Cang, bản Bóng, trực tiếp làm việc với lãnh đạo 2 xã và Đồn biên phòng Quang Chiểu, đoàn công tác ghi nhận: Mường Chanh và Quang Chiểu là 2 địa phương có điều kiện đất đai, nguồn nước và khí hậu thuận lợi, do đó, trồng trọt ở đây phát triển hơn các khu vực khác của huyện. Diện tích lúa nước lớn, có thể gọi là vựa lúa của huyện Mường Lát. Ngoài ra ở đây người dân còn trồng ngô, sắn và bắt đầu trồng cây gai. Tại đây cũng có các đơn vị của Bộ quốc phòng đứng chân, có hạ tầng giao thông thuận lợi, an ninh trật tự được đảm bảo.

Tại xã Mường Lý, đoàn công tác của Ban chỉ đạo 901 cũng đã đến khảo sát thực tế tại 2 bản còn khó khăn, cách trung tâm xã gần 30km là bản Trung Thắng và bản Ún. Tỷ lệ hộ nghèo ở đây chiếm trên dưới 97%, diện tích đất sản xuất nông nghiệp hầu như không có. Mường Lý cũng là địa bàn phức tạp về an ninh biên giới, an ninh nông thôn và tệ nạn xã hội. Nhân dân chủ yếu canh tác lúa nương nhưng năng suất thấp. Việc trồng rừng của bà con cũng chưa có hiệu quả.

Sau khi đi khảo sát thực tế, đoàn công tác của Ban chỉ đạo xây dựng Đề án xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 đã làm việc với Ban Thường vụ Huyện uỷ Mường Lát và các đơn vị đứng chân trên địa bàn. Theo báo cáo của Huyện uỷ Mường Lát: Sau 25 năm thành lập huyện, Mường Lát vẫn là huyện nghèo nhất trong cả nước và tỉnh Thanh Hóa. Địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, dân số phân bố không tập trung, trình độ dân trí không đồng đều, trình độ canh tác vẫn còn lạc hậu, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa nhiều, vẫn dựa vào thiên nhiên là chính. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2021 là 56,18%, hộ cận nghèo là 12,64%. Phong tục, hủ tục ở một số đồng bào dân tộc thiểu số còn lạc hậu. Chất lượng giáo dục, y tế còn thấp; Năng lực đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở còn hạn chế, nhất là tuyến cơ sở. Một bộ phận cán bộ, đảng viên và Nhân dân còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước. Cơ sở hạ tầng yếu kém; toàn huyện còn 1 bản chưa có đường ô tô, nhiều bản đã có đường ô tô nhưng do ảnh hưởng của thiên tai nên đã bị sạt lở, hư hỏng nặng và đến nay chỉ đi được bằng xe máy; vẫn còn 26 bản, khu phố chưa có điện lưới quốc gia.

Trên quan điểm lắng nghe và tiếp thu ý kiến của huyện để xây dựng “Đề án xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” với các nội dung cụ thể, giải pháp thực hiện khả thi theo tinh thần “không cần viết hay mà phải làm được”; đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ yêu cầu lãnh đạo huyện và các đơn vị chức năng của huyện Mường Lát phải đề xuất, kiến giải được việc Mường Lát cần phải làm gì để phát triển, trong đó có công tác chỉ đạo tổ chức xản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp tại địa phương để nâng cao đời sống cho người dân; giải quyết việc làm cho người lao động, thu hút nguồn nhân lực là người địa phương; công tác giáo dục đào tạo, đảm bảo an ninh trật tự và công tác xây dựng Đảng.

Trên cơ sở gợi mở của đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, các thành viên Ban chỉ đạo 901 và lãnh đạo huyện Mường Lát đã phân tích làm rõ điều kiện thực tế về thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng ở từng địa phương, phong tục tập quán của đồng bào từng dân tộc, từ đó kiến nghị các giải pháp thực hiện. Trong đó, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân, đặc biệt là thay đổi tư duy, quan điểm, tập tục sản xuất, xoá bỏ tư tưởng trông chờ ỷ lại, chủ động nâng cao đời sống là giải pháp quan trọng hàng đầu. Cùng với đó, cần phải xác định diện tích chuyển đổi cây trồng, đầu ra cho sản phẩm; đồng thời rà soát, xác định các công trình, dự án cần quan tâm đầu tư để cải thiện cơ sở hạ tầng cho các lĩnh vực sản xuất và đời sống. Trong thời gian này, huyện Mường Lát vẫn phải tiếp tục triển khai các chương trình, kết luận và các nghị quyết của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi, tránh tư tưởng chững lại chờ đề án, cùng với đó, huyện cần phải có giải pháp mạnh để cải thiện được chất lượng giáo dục và chất lượng cán bộ từ huyện đến thôn bản.

Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 901 phát biểu tại buổi làm việc.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Lại Thế Nguyên khẳng định tầm quan trọng của việc xây dựng đề án và ban hành Nghị quyết về xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Trong đó nhấn mạnh: Quan điểm xây dựng đề án này phải bám sát tình hình thực tiễn của huyện, điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng, phong tục, tập quán; Phải nêu được những vấn đề cụ thể, những việc làm có tính định hướng, có tính chiến lược, mở ra hành lang và không gian phát triển mới, đồng thời phải bao quát được tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, công tác xây dựng đảng của huyện.

Về phát triển kinh tế, phải chia 8 xã của huyện Mường Lát thành 4 vùng phát triển dựa trên điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu, phong tục tập quán, trình độ của người dân. Trong đó, vùng 1 gồm các xã: Trung Lý, Mường lý và Tam Chung; Vùng 2 gồm các xã: Pù Nhi, Nhi Sơn; Vùng 3 là xã Quang Chiểu và xã Mường Chanh; Vùng 4: Thị trấn Mường Lát. Việc chia vùng nhằm xác định cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp để phát triển, trong đó ưu tiên đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội theo tinh thần vùng nào khó khăn làm trước, vùng nào đã được đầu tư cơ bản, đỡ khó khăn hơn làm sau.

Về định hướng sản xuất: Phải xác định trồng rừng, bảo vệ rừng là nhiệm vụ số một trong phát triển nông lâm nghiệp của Mường Lát và thống nhất quan điểm, không phá rừng sản xuất để chuyển sang trồng lúa, ngô, sắn cũng như các cây trồng khác. Khẩn trương vận động và ngăn chặn người dân đốt rừng sản xuất chuyển sang làm nương rẫy; phải xác định việc phát triển rừng phải dựa trên mục tiêu là phủ xanh đất trống, đồi trọc, chống xói mòn, chống sạt lở đất, bảo vệ nguồn sinh thuỷ, bảo vệ môi trường và cuối cùng mới là bảo bệ rừng gắn với phát triển kinh tế. Trồng rừng trên tinh thần lấy cây bản địa để làm mục tiêu phát triển, sau đó mới đưa những cây phù hợp có giá trị kinh tế vào sản xuất.

Phải giữ vững và mở rộng diện tích trồng lúa nước trong điều kiện có thể để đảm bảo an ninh lương thực. Đưa giống lúa mới và tiến bộ khoa học để nâng cao chất lượng sản phẩm. Đối với diện tích trồng lúa, ngô, sắn kém hiệu quả có thể nghiên cứu chuyển sang trồng gai, nhưng không ồ ạt, không theo phong trào và không vì thành tích.

Đối với những xã có sản phẩm cây ăn quả thì tiếp tục phát triển và xây dựng thương hiệu, đồng thời lựa chọn cây trồng phù hợp để chỉ đạo xây dựng vùng sản xuất. Coi phát triển chăn nuôi là ngành sản xuất chính của Mường Lát; tập huấn nâng cao kiến thức về sản xuất cho cán bộ và Nhân dân, vận động thành lập các doanh nghiệp, hợp tác xã bao tiêu sản phẩm và phát triển các chợ, các thị tứ.

Đối với phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ, phải nghiên cứu bố trí đất đai để quy hoạch xây dựng cụm công nghiệp để kêu gọi thu hút đầu tư, đảm bảo mặt bằng và nguồn lao động cho doanh nghiệp hoạt động.

Về văn hoá, giáo dục, đào tạo nghề và giải quyết việc làm, huyện Mường Lát phải bảo tồn phát huy giá trị văn hoá tốt đẹp của đồng bào các dân tộc, bài trừ hủ tục lạc hậu; phải coi giáo dục đào tạo là một trong hai trụ cột phát triển bền vững, nghiên cứu xây dựng bán trú từ lớp 3 trở lên để giáo dục các cháu từ kiến thức đến thói quen sinh hoạt, dứt khoát không để cháu nào trong độ tuổi mà không được đến trường, quan tâm cơ sở vật chất trường học, nhất là nhà ở cho giáo viên, quan tâm bố trí giáo viên là người Mường Lát được vào ngành giáo dục của huyện; đổi mới đào tạo nghề và lồng ghép nguồn vốn của chương trình dự án để đào tạo nghề cho người lao động.

Đảm bảo vững chắc quốc phòng an ninh biên giới, xây dựng đường biên hữu nghị, hoà bình, hợp tác phát triển, đảm bảo vững chắc an ninh trật tự, đấu tranh có hiệu quả công tác phòng chống tội phạm, nhất là tội phạm ma tuý, đảm bảo vững chắc an ninh nông thôn, an ninh dân tộc, an ninh tôn giáo. Tiếp tục duy trì hoạt động của các đội liên ngành tại các bản vùng sâu, vùng xa biên giới, 3 tháng 1 lần lãnh đạo huyện phải giao ban với đội liên ngành để nắm tình hình.

Về công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Lại Thế Nguyên đề nghị, cùng với việc củng cố nâng cao hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng, đoàn thể, phát triển đảng viên, công tác tuyên truyền triển khai nghị quyết không tổ chức trực tuyến mà tổ chức trực tiếp đến các xã; phải đào tạo, bồi dưỡng để con em Mường Lát được đào tạo và được bố trí vào làm việc tại các cơ quan từ huyện đến thôn.

Về ổn định dân cư phải dựa trên cơ sở sắp xếp lại các hộ dân có nguy cơ cao về lũ ống lũ quét theo hình thức xen cư là chính, hạn chế tối đa việc xây dựng các khu tái định cư để tập trung nguồn lực cho đầu tư các dự án khác.

Về đầu tư kết cấu hạ tầng, cần tập trung nguồn lực có trọng tâm, trọng điểm, không đầu tư manh mún, quan tâm lồng ghép các nguồn vốn đầu tư, trong đó ưu tiên theo thứ tự: đường giao thông, trường học, điện, nước sinh hoạt, hệ thống y tế.

Trong đề án cần nghiên cứu xây dựng 6 chính sách gồm: tiếp tục hỗ trợ gạo để đồng bào bảo vệ rừng; hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm; hỗ trợ đưa người nghiện đi cai tập trung; hỗ trợ kinh phí để các đội liên ngành nâng cao chất lượng hoạt động, hỗ trợ kinh phí để mua giống cây lâm nghiệp, trồng rừng.

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng ban chỉ đạo xây dựng đề án yêu cầu Ban Thường vụ Huyện uỷ Mường Lát phải trực tiếp chỉ đạo các xã, riêng các đồng chí Thường trực phải phụ trách 3 xã khó khăn nhất của huyện; các ban, ngành đoàn thể của huyện cùng vào cuộc để chỉ đạo thực hiện.