Bướu mỡ là gì

Định nghĩa bệnh u mỡ

Bệnh u mỡ là gì?

U mỡ là một lớp chất béo tích tụ dần dần dưới da, nằm giữa da và lớp cơ. Chúng thường xuất hiện nhất ở cổ, lưng, vai, cánh tay và đùi. Chúng cũng có thể phát triển ở các bộ phận khác của cơ thể như ruột. U mỡ là các khối u lành tính thường gặp nhất ở người trưởng thành.

Những ai thường mắc phải?

U mỡ có thể ảnh hưởng cả nam và nữ ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bệnh thường thấy ở phụ nữ trung niên. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh u mỡ là gì?

Bệnh thường xuất hiện ban đầu dưới dạng một cục bướu mềm, tròn và không gây đau đớn dưới da. Bệnh nhân thường không biết rằng mình có u mỡ dưới da. Hầu hết các khối u mỡ dưới da có thể hơi nhão hoặc như cao su, và có thể mềm hoặc cứng. Chúng có thể bị dịch chuyển sang những khu vực xung quanh dễ dàng.

Bạn có thể có nhiều hơn một u mỡ dưới da. Các khối u có thể gây đau đớn nếu chúng đè lên dây thần kinh hoặc nếu chúng có nhiều mạch máu bên trong.

Khối u thường đa dạng về kích cỡ nhưng hiếm khi lớn hơn 8cm. Chúng xuất hiện thường xuyên nhất ở cẳng tay, cẳng chân, lưng và vùng cổ, nhưng cũng có thể xuất hiện ở các bộ phận khác của cơ thể như phổi, ruột, ngực và các triệu chứng phụ thuộc vào vị trí của chúng.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Thực tế, đây không phải là tình trạng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy một khối u hoặc sưng ở bất cứ nơi nào trên cơ thể, hãy đến gặp bác sĩ. Gọi bác sĩ nếu bạn thấy đau ở khu vực có u. Nếu bạn thấy kích cỡ của khố u tăng đáng kể (ví dụ như gấp đôi) trong vòng 12 tháng, bạn nên liên hệ với bác sĩ sớm nhất có thể. Do u mỡ phát triển chậm, nên việc tăng kích thước có thể là dấu hiệu của một vấn đề khác.

Bướu mỡ là căn bệnh khá phổ biến tuy nhiên các kiến thức về bệnh không phải ai cũng nắm rõ vì vậy, sau đây chuyên gia Ancan sẽ chia sẻ cho mọi người bài viết “bướu mỡ có nguy hiểm không và cách điều trị” để mọi người cùng tham khảo.

Bướu mỡ là một tổ chức mỡ bất thường xuất hiện ở dưới da, hầu hết là lành tính không gây nguy hiểm cho người bệnh. Bướu có thể mọc ở bất kì vị trí nào trên cơ thể với kích thước nhỏ từ vài mm cho đến vài cm hoặc to vài chục cm.

Bướu mỡ thường xuất hiện ở đâu?

Bướu mỡ có thể hình thành ở mọi vị trí trên cơ thể con người như: mặt, ngực, vai, lưng, bụng, cổ, chân, mông, đùi, cánh tay,… nhưng chúng không xuất hiện trong các cơ quan nội tạng giống như u mỡ. Nguyên nhân gây bượu mỡ là do rối loạn chuyển hóa mỡ trong cơ thể.

Bướu mỡ là gì

Bướu mỡ có nguy hiểm không và cách điều trị?

Bản chất các khối bướu mỡ lành tính.Tùy vào kích thước, vị trí xuất hiện mà bệnh nhân có thể quyết định điều trị hoặc không.

Trong trường hợp bướu mọc ở đầu, bụng, tai,…nếu phát triển to sẽ chèn vào dây thần kinh gây ra tình trạng đau đầu, đau bụng hoặc nhiều người vệ sinh cá nhân không sạch sẽ bướu dễ bị nhiễm khuẩn, chảy dịch ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt cũng như tính thẩm mĩ của người bệnh.

Các phương pháp điều trị bướu mỡ:

  • Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ hoặc bóc tách bướu mỡ: Cách này giúp loại bỏ khối bướu nguyên vẹn, không bị vỡ nên có thể hạn chế nhiễm trùng hoặc tái phát trở lại.
  • Phương pháp chích hút: Không để lại sẹo, giúp tiêu hủy mỡ hoặc dùng sóng siêu âm để phá hủy mô mỡ tuy nhiên phương pháp này không triệt để hết khối u và thường tái phát trở lại.

Bị bướu mỡ kiêng ăn gì?

Bướu mỡ là gì

  • Bệnh nhân mắc bệnh bướu mỡ nên hạn chế một số loại thực phẩm chế biến sẵn, nhiều chất bảo quản, nhiều chất béo, dầu mỡ
  • Hạn chế ăn thực phẩm chứa hàm lượng muối, đường cao
  • Không uống đồ có ga, có cồn, chất kích thích
  • Không hút thuốc lá
  • Nên uống nhiều nước mỗi ngày, giúp thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lí kết hợp xông hơi thảo dược thải độc 1-5 lần/ 1 tháng giúp tiêu đi lượng mỡ thừa không cần thiết.
  • Nên ăn các thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc rõ ràng
  • Tạo thói quen tập thể dục hàng ngày giúp cải thiện lưu lượng máu và tăng lượng bạch huyết cho cơ thể.

Bướu mỡ là gì
Bị bướu mỡ kiêng ăn gì

Việc sử dụng viên uống Ancan trước & sau điều trị u mỡ sẽ rất tốt cho việc ngăn ngừa bệnh tái phát. Vì thành phần của viên uống Ancan với các loại cây thuốc có thể ngăn ngừa sự hình thành của các loại u khác nhau. Liên hệ hotline: 0899181998 để được tư vấn về hỗ trợ điều trị các loại u mỡ, kết hợp sử dụng Ancan

Xem thêm: =>> Bệnh u mỡ

Bướu mỡ là gì

Gọi ngay tổng đài để được tư vấn về sản phẩm

4 LÝ DO NÊN CHỌN ANCAN

  • 1 Thương hiệu uy tín, 9 năm đồng hành cùng người bệnh u bướu
  • 2 Được bộ Y tế cấp phép lưu hành
  • 3 Được hàng triệu người bệnh u bướu tin dùng, đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
  • 4 Chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm

Bướu mỡ là gì

1. U mỡ là bệnh gì? – U mỡ là một lớp chất béo tích tụ dần dần dưới da, nằm giữa da và lớp cơ. Chúng thường xuất hiện nhất ở cổ, lưng, vai, cánh tay và đùi. Chúng cũng có thể phát triển ở các bộ phận khác của cơ thể như ruột. U mỡ là các khối u lành tính thường gặp nhất ở người trưởng thành. – Phần lớn, các khối u thường là u lành tính, ít khi gây đau. – U mỡ thường tìm thấy ở tổ chức dưới da hơn tổ chức nội tạng.

– Một người có thể có 1 hoặc vài khối u , U mỡ thường đa dạng về kích cỡ nhưng hiếm khi lớn hơn 8cm.

2. Nguyên nhân gây ra u mỡ là gì? – Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc u mỡ: + Độ tuổi: Những người có độ tuổi từ 40-60 tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường. + Bị các bệnh lý khác: Có sẵn một bệnh khác như hội chứng Cowden, hội chứng Gardner.

+ Tiền sử gia đình: Có người trong gia đình mắc bệnh này.

Bướu mỡ là gì

3. Triệu chứng nhận biết u mỡ?
3.1. Triệu chứng lâm sàng – U mỡ thường xuất hiện ban đầu dưới da dạng một cục bướu mềm, tròn và không gây đau đớn dưới da. – Bệnh nhân thường không biết rằng mình có u mỡ. – Hầu hết các khối u có thể hơi nhão hoặc như cao su, và có thể mềm hoặc cứng. Chúng có thể di chuyển sang những khu vực xung quanh dễ dàng. – Chúng xuất hiện thường xuyên nhất ở cẳng tay, cẳng chân, lưng và vùng cổ.

U mỡ có thể xuất hiện ở các bộ phận khác của cơ thể như: Phổi, ruột, ngực và các triệu chứng phụ thuộc vào vị trí của chúng.

3.2. Cận lâm sàng Nếu U mỡ to có tính chất bất thường hoặc nằm dưới sâu hơn mô mỡ, Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện 1 số cận lâm sàng: – Siêu âm (giúp chẩn đoán chính xác hơn), MRI (có thể giúp phân biệt u mỡ với Liposarcona), CT Scan (Xác định bản chất khối u, thường những khối u nằm sâu mà không thể sờ nắn tốt)

– Sinh thiết mẫu.

Bướu mỡ là gì

4. Biến chứng nếu không phẫu thuật là gì? – Ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ, sinh hoạt của bệnh nhân.

– Các khối u có thể gây đau đớn nếu chúng đè lên dây thần kinh hoặc nếu chúng có nhiều mạch máu bên trong.

5. Hướng điều trị u mỡ ?
5.1. Thủ thuật bóc u tại phòng tiểu phẫu (điều trị ngoại trú) – Khối u có kích thước nhỏ, không sâu và không có bất thường: Bác sĩ sẽ tư vấn thực hiện bóc u mỡ tại phòng tiểu phẫu. – Thực hiện ngoại trú trong ngày, sau đó bệnh nhân dùng thuốc tại nhà và chăm sóc vết thương tại cơ sở y tế.

5.2. Điều trị phẫu thuật (nhập viện nội trú thực hiện phẫu thuật tại phòng mổ)

Những trường hợp có chỉ định thực hiện bóc u tại phòng mổ: – Các khối u gây đau đớn nếu chúng đè lên dây thần kinh hoặc nếu chúng có nhiều mạch máu bên trong. – Phần da phủ lên u mỡ bị viêm. – Khối u phát triển nhanh hoặc lớn hơn 5 cm gây khó khăn trong sinh hoạt hoặc ảnh hưởng tới thẩm mỹ.

– Thời gian thực hiện phẫu thuật trong khoảng 1 tiếng. Thời gian nằm viện sau phẫu thuật bóc u khoảng 3-5 ngày.

6. Biến chứng có thể xảy ra trong quá trình điều trị là gì? – Tác dụng phụ của thuốc gây mê, gây tê lên hệ tuần hoàn, tim mạch như shock, suy hô hấp, rối loạn nhịp tim… Sẽ xử trí được bằng cấp cứu tùy từng trường hợp cụ thể. – Nguy cơ do làm thủ thuật/ phẫu thuật: + Nhiễm trùng vết mổ: Sưng, đỏ, đau. Lúc này cần dùng kháng sinh điều trị, cắt chỉ vết mổ và chăm sóc vết thương tại chỗ. + Chảy máu: Vết mổ có thể chảy máu sau mổ. Xử trí: dùng gạc vô khuẩn đè ép lên vết mổ và giữ trong vòng 10-15 phút. + Tụ máu: Gây nên những vết bầm tím, nhưng vết bầm này sẽ tự biến mất sau vài ngày. Trường hợp máu chảy tạo thành những khối máu tụ dưới da thì nên điều trị nội khoa bằng những thuốc cầm máu. Do đó, cần dặn bệnh nhân khi thấy có các vết bầm0 dưới da và các vết bầm có xu hướng sưng to lên thì cần phải báo Bác sĩ kiểm tra điều trị. + Tổn thương thần kinh lân cận gây yếu hoặc liệt vĩnh viễn.

+ Sẹo lớn gây mất thẩm mỹ.

7. Những điều bệnh nhân cần biết trước – trong phẫu thuật và sau khi ra viện.
7.1. Những điều cần biết trước khi phẫu thuật
7.1.1. Ước lượng chi phí điều trị: Báo chi phí phẫu thuật kết hợp xương và chi phí tháo phương tiện sau này.
7.1.2. Cung cấp thông tin cho nhân viên y tế: – Cung cấp thẻ BHYT/BHCC nếu có để đảm bảo quyền lợi trong quá trình điều trị. – Cung cấp tiền sử dị ứng thuốc, thức ăn, nước uống. – Cung cấp tiền sử bệnh đang mắc phải như: Tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, hen suyễn, viêm dạ dày, viêm đường hô hấp (ho, đau họng, chảy mũi). – Cung cấp thông tin thuốc đang sử dụng: Thuốc chống đông, thuốc chống dị ứng, hen suyễn… – Nếu bệnh nhân là nữ cần cung cấp thông tin về vấn đề kinh nguyệt, nghi ngờ mang thai.

7.1.3. Những điều bệnh nhân cần thực hiện trước mổ để đảm bảo an toàn cho cuộc mổ

– Có người nhà chăm sóc trong quá trình nằm viện. – Trong thời gian điều trị, nếu muốn sử dụng các lọai thuốc, thực phẩm chức năng ngoài y lệnh cần phải xin ý kiến của bác sỹ. – Phải làm đầy đủ các xét nghiệm trước mổ như: Công thức máu, chức năng đông máu, chức năng gan, chức năng thận, HIV, viêm gan B, chụp phim phổi, điện tâm đồ, siêu âm tim. – Phải nhịn ăn uống hoàn toàn trước mổ (kể cả uống nước, sữa, café, kẹo cao su) ít nhất 6h, để tránh biến chứng trào ngược thức ăn gây sặc, ảnh hưởng đến tính mạng trong quá trình mổ. Nếu đã lỡ ăn uống thì phải báo lại nhân viên y tế. – Cởi bỏ tư trang cá nhân, răng giả, kính áp tròng, lông mi giả (nếu có) giao cho người nhà giữ hoặc nếu không có người nhà có thể ký gửi tại phòng hành chính khoa. – Cắt ngắn và tẩy sạch sơn móng tay chân (nếu có), búi tóc gọn gàng đối với nữ, cạo râu sạch sẽ đối với nam. – Đi tiểu trước khi chuyển mổ. – Không xóa ký hiệu đánh dấu vị trí vết mổ.

7.1.4. Những vấn đề nhân viên y tế sẽ làm cho bệnh nhân trước mổ

– Bệnh nhân hoặc người nhà >18 tuổi (gồm ba/mẹ/vợ/chồng) cần phải ký cam kết trước mổ. – Truyền dịch nuôi dưỡng giúp bệnh nhân đỡ đói và khát trong thời gian nhịn ăn chờ mổ. – Tiêm kháng sinh dự phòng nhiễm trùng vết mổ.

– Được nhân viên y tế vận chuyển xuống phòng mổ bằng xe lăn.

7. 2. Những điều cần lưu ý trong thời gian nằm viện điều trị sau mổ
7.2.1. Diễn biến bình thường sau mổ – Buồn nôn hoặc nôn do tác dụng của thuốc gây mê/tê. Tình trạng này sẽ hết sau khi hết tác dụng của thuốc tê/mê. – Đau hoặc căng tức vết mổ khi vận động, tình trạng đau sẽ giảm sau những ngày tiếp theo. – Vết mổ sẽ sóc ít dịch thấm băng ở những ngày đầu sau mổ. Vết thương sẽ dần khô đỡ nề ở những ngày tiếp theo.

7.2.2. Những vấn đề bệnh nhân cần báo ngay cho nhân viên y tế để kịp thời xử trí như:

– Đau nhiều vết mổ quá sức chịu đựng. – Chóng mặt, nôn nhiều. Tê bì nhiều tay chân bên mổ. – Chảy máu vết mổ, thấm ướt đẫm hết gạc.

7.2.3. Chế độ ăn uống

– Sau mổ 6h nếu đã hết cảm giác buồn nôn bệnh nhân có thể ăn uống bình thường, tăng cường dinh dưỡng, bổ sung rau xanh, hoa quả giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi…. – Chế độ ăn tránh các chất kích thích như: Tiêu, cay, ớt, rượu, bia, không hút thuốc lá vì làm chậm lành vết mổ và hạn chế công dụng của thuốc điều trị.

7.2.4. Chế độ vận động

– Nếu vết mổ ở các chi cần hạn chế vận động cho đến khi vết thương lành hẳn (2-3 tuần). – Nếu vết thương ở tay hoặc chân. Cần treo tay khi đi lại không buông thõng tay. Đối với vết mổ ở chân thì cần hạn chế đi lại và nằm kê cao chân để giảm đau tức sưng nề vị trí vết mổ.

7.2.5. Chế độ sinh hoạt

– Mặc quần áo bệnh viện và thay hằng ngày để đảm bảo vệ sinh cho vết mổ. – Cần lau người bằng nước ấm để tránh dính nước vào vết thương gây nhiễm trùng, hoặc có thể tắm như sau đó phải báo nhân viên thay băng lại ngay.

7.2.6. Chăm sóc vết thương

– Thay băng vết mổ ngày 1 lần hoặc nhiều hơn nếu vết thương có thấm dịch ướt băng. – Cắt chỉ vết mổ sau 7 -10 ngày tùy thuộc vào vị trí vùng mổ.

– Bệnh nhân sẽ được khám da liễu để tư vấn dùng thuốc chống sẹo nếu có nhu cầu.

7.3. Những điều cần biết sau khi ra viện – Uống thuốc đúng hướng dẫn theo toa ra viện. Nếu trong quá trình uống thuốc có những triệu chứng bất thường như: Ngứa, buồn nôn, chóng mặt, tức ngực, khó thở… cần tới bệnh viện để được khám và xử trí.

– Cách chăm sóc vết mổ:

+ Nên thay băng ngày 1 lần tại bệnh viện hoặc có thể đăng ký dịch vụ thay băng tại nhà của bệnh viện Gia Đình để được điều dưỡng và bác sỹ theo dõi tình trạng vết thương. Hoặc thay băng tại cơ sở y tế địa phương nếu bệnh nhân ở xa bệnh viện. + Phải giữ vết mổ sạch và khô, nếu bị ướt phải thay băng ngay. + Vết mổ sẽ được cắt chỉ sau 7-10 ngày kể từ ngày phẫu thuật hoặc theo lời dặn dò của Bác sỹ.

– Chế độ dinh dưỡng:

+ Ăn uống bình thường. Bổ sung nhiều rau củ qủa, nước cam – chanh. + Tránh các chất kích thích như thức ăn quá cay nóng, rượu, bia, thuốc lá (vì các thực phẩm này làm chậm lành vết thương và giảm tác dụng của thuốc điều trị).

Chế độ sinh hoạt và tập luyện:

+ Có thể tắm nhưng cần phải chú ý tránh để nước vào vết thương dễ gây nhiễm trùng. Hoặc nếu bị ướt vết thương cần thay băng lại ngay. + Nếu vết thương ở tay hoặc chân. Cần treo tay khi đi lại không buông thõng tay. Đối với vết mổ ở chân thì cần hạn chế đi lại và nằm kê cao chân để giảm đau tức sưng nề vị trí vết mổ cho tới khi vết thương lành tốt và cắt chỉ. + Vận động bình thường. Tuy nhiên nên hạn chế vận động với cường độ mạnh cho đến khi vết thương lành hẳn (2-3 tuần)

– Tái khám:


+ Cần tái khám sau khi hết thuốc hoặc sớm hơn khi có dấu hiệu bất thường như: Đau nhiều vết mổ, vết mổ sưng nề, chảy dịch, sốt.