Bụi bông là gì

Bệnh bụi phổi bông là tình trạng bệnh lý của đường hô hấp với biểu hiện khó thở cấp tính, kèm theo ho, tức ngực vào một hoặc nhiều ngày trong tuần làm việc, lâu dần dẫn đến hội chứng tắc nghẽn do hít thở bụi bông, gai, lanh, đay. Ở giai đoạn sớm của

Bệnh bụi phổi bông là tình trạng bệnh lý của đường hô hấp với biểu hiện khó thở cấp tính, kèm theo ho, tức ngực vào một hoặc nhiều ngày trong tuần làm việc, lâu dần dẫn đến hội chứng tắc nghẽn do hít thở bụi bông, gai, lanh, đay.Ở giai đoạn sớm của bệnh, người bệnh thường bị đau tức ngực vào ngày lao động đầu tiên, ngày hôm sau hết hẳn. Khi bệnh trong giai đoạn tiến triển, người bệnh sẽ thấy các triệu chứng này xuất hiện vào các ngày trong tuần, ngay cả khi chuyển nghề không tiếp xúc với bụi nữa. Ở giai đoạn muộn, bệnh có triệu chứng giống bệnh viêm phế quản mạn, giãn phế nang không do nghề nghiệp.


Ảnh minh họa

Bệnh bụi phổi bông là một bệnh mạn tính đường hô hấp do các loại bụi bông, bụi gai, bụi đay. Đặc điểm của bệnh là tức ngực và khó thở khi lao động, sau ngày nghỉ cuối tuần hoặc những ngày nghỉ khác. Ở giai đoạn muộn, sau nhiều năm tiếp xúc với bụi, bệnh nhân giảm khả năng lao động nghiêm trọng, với các triệu chứng viêm phế quản mạn và giãn phế nang.
Ở giai đoạn sớm, các triệu chứng đặc trưng là tức ngực vào ngày lao động đầu tiên sau ngày nghỉ cuối tuần. Ở các nước nói chung, triệu chứng tức ngực xuất hiện vào ngày thứ hai và kéo dài cho đến hết ca lao động và triệu chứng hết ngay sau khi rời vị trí lao động. Vào những ngày thứ ba, không còn triệu chứng gì. Trong quá trình bệnh phát triển, tức ngực kèm theo khó thở ngày càng kéo dài và lan sang ngày thứ ba rồi ngày thứ tư và các ngày khác nữa.. Ở giai đoạn này, các triệu chứng kéo dài nhưng nhẹ dần vào các ngày cuối tuần. Cuối cùng, người công nhân có biểu hiện bệnh trong tất cả các ngày làm việc và ngay cả khi chuyển nghề không có bụi bông nữa, bệnh không thuyên giảm.
Ở giai đoạn cuối, không phân biệt được với bệnh viêm phế quản mạn, giãn phế nang do nguyên nhân không phải nghề nghiệp, trừ khi khai thác tiền sử thấy có triệu chứng tức ngực xuất hiện một cách đặc trưng vào ngày lao động đầu tiên. Nhưng thường bệnh nhân lại quên những triệu chứng sớm, nên được chẩn đoán là bệnh mạn tính đường hô hấp không phải nghề nghiệp.Trên phim Xquang phổi, không thấy biến đổi đặc hiệu của bệnh bụi phổi bông và cũng không xác định được một hình ảnh bệnh lý nào ở phổi bệnh nhân tử vong do bệnh này. Nếu có, thì cũng chỉ là những hình ảnh tổn thương Xquang và bệnh lý ở phổi của bệnh viêm phế quản mãn, giãn phế nang do nguyên nhân không phải bệnh nghề nghiệp.Ngoài các dấu hiệu kể trên, còn có một số triệu chứng khác như ho, khô mồm, mệt mỏi, nhức đầu và đặc biệt là sốt. Vì thế có người gọi bệnh bụi phổi bông là bệnh sốt ngày thứ hai. Các triệu chứng trên xuất hiện và mất đi trong vòng 3-6 giờ.

Sau thời gian tiếp xúc từ 8-19 năm, bệnh phát triển đến tình trạng suy hô hấp và không hồi phục, bệnh cảnh lâm sàng là giãn phế quản-phế nang.

Bệnh bụi phổi bông là bệnh phổi nghề nghiệp (không thuộc loại bệnh bụi phổi thông thường) gặp trên công nhân tiếp xúc với bụi bông, lanh, gai, sợi dứa dại (ít gặp trong công nhân tiếp xúc với bụi đay). Biểu hiện bệnh đặc trưng bằng hội chứng ngày thứ hai: tức ngực khó thở vào cuối ngày làm việc sau ngày nghỉ. Nguyên nhân gây bệnh thường là bụi bông, đây là loại bụi thực vật dạng sợi. Thành phần bụi bông rất phức tạp, bao gồm sợi bông (cellulose), các thành phần rác (từ thân, lá, vỏ bông, vỏ quả và lá bẹ), thành phần đất nơi trồng bông và các vi sinh vật. Thành phần bụi bông rất thay đổi, thậm chí bông trồng từ một cánh đồng cũng có các thành phần khác nhau.Trong thành phần bụi bông, cellulose là chất trơ sinh học, chiếm tỷ lệ cao nhất. Hàm lượng SiO2 tự do trong bụi bông rất ít (0,l - 5%). Thành phần hoá học rất phức tạp. Trong đó chất tanin ngưng đọng có thể đóng vai trò gây bệnh. Thành phần vi sinh vật (nhất là vi khuẩn) trong bụi bông được coi là chỉ số c nhiễm bụi bông. Các nội độc tố của vi sinh vật được coi là tác nhân chủ yếu gây bệnh bụi phổi bông, điều này được chứng minh trên thực nghiệm và trong điều tra dịch tễ học của các nghiên cứu gần đây.Tuy vậy, yếu tố nào trong bụi bông gây ra các triệu chứng lâm sàng của bệnh thì chưa được xác định hết. Người ta chỉ biết rằng, chúng hoà tan được trong nước, qua lọc ở cỡ 0,22µ m, bay hơi ở 400C (Haminton et al - 1973). Tuy rằng đa số các tác giả nghĩ đến khả năng bụi bông có đặc tính dị nguyên nên mới gây ra các hội chứng bệnh lý tương ứng mà ta có thể gặp.Các bụi sợi thực vật khác: Bụi lanh, gai, bụi cây dứa kẻo sợi cũng là tác nhân gây bệnh bụi phổi bông, trong đó bụi lanh có hoạt tính sinh học cao nhất, cao hơn bụi bông. Các bụi này chỉ gây bệnh khi quá trình xử lý nguyên liệu bằng phương pháp ngâm (phương pháp sinh học) để lấy sợi. Theo các tác giả nước ngoài bụi đay là bụi ít hoặc không có hoạt tính sinh học gây Byssinoses.
  • Tiếp xúc với bụi bông gặp trong quá trình cán hạt bông, đóng kiện bông, bộ phận cào, xé bông, chải bông, ghép và kẻo sợi thô, máy sợi con, xe và dệt vải.
  • Công nhân nhà máy chế biến bông y tế do quá trình hấp ướt bông nguyên liệu, thành phần gây bệnh trong bông bị loại trừ, vì vậy ở đây không có nguy cơ mắc bệnh bệnh bụi phổi bông.
  • Tại các cơ sở sử dụng bông tái sinh, do bông bị nhiễm bẩn bởi vi sinh vật rất nặng nề, ở đây có nguy cơ bị sốt do bội nhiễm, nhiễm trùng nhiều hơn là nguy cơ bị bệnh bụi phổi bông.
  • Tại phân xưởng dệt vải, bên cạnh bụi bông còn có bụi hồ sợi, có nhiều nấm mốc, công nhân ở đây có nguy cơ mắc Byssinoses thấp nhất nhưng lại có thể mắc bệnh “Ho của thợ dệt” do viêm nhiễm ở bộ máy hô hấp.
  • Trong công nghiệp chế biến và kẻo sợi lanh - gai, dứa sợi, bụi phát sinh nhiều ở bộ phận làm mền, chải và kẻo sợi.

Chẩn đoán phổi nhiễm bụi bông cần dựa vào: Yếu tố tiếp xúc và hình ảnh bệnh lý lâm sàng.Những người có tiếp xúc với bụi bông quá tiêu chuẩn cho phép lâu năm dễ bị bệnh (thường trên 5 năm). Chú ý những người làm việc ở giai đoạn đầu của quá trình kẻo sợi. Đối với bụi lanh, gai, thời gian xuất hiện bệnh có thể có sớm hơn.Về lâm sàng người ta dựa vào hội chứng bệnh lý điển hình đó là: hội chứng ngày thứ hai. Các triệu chứng hô hấp nói chung và biểu hiện của bệnh bụi phổi bông nói riêng được phát hiện nhờ sử dụng “Bảng câu hỏi tiêu chuẩn hoá các triệu chứng cơ quan hô hấp' của Hội vệ sinh công nghiệp Anh đề xuất (1972) hoặc trong tài liệu của WHO 'Chẩn đoán sớm các bệnh nghề nghiệp' (1986).Ở Việt Nam chúng ta đã bước đầu sử dụng bảng câu hỏi này, với một số câu hỏi thêm cho phù hợp với điều kiện thực tế ở nước ta để kiểm tra tình hình viêm phế quản mạn và bệnh bụi phổi bông trong công nhân tiếp xúc với bụi thực vật ở Hà Nội và Hà Sơn Bình, kết quả cho thấy sử dụng bảng câu hỏi rất tiện lợi và phù hợp cho việc chẩn đoán bệnh.Về cận lâm sàng: Đo chức năng hô hấp, đo thể tích thở ra tối đa/giây và làm nghiệm pháp động dược học.Do không có thuốc điều trị đặc hiệu nên chủ yếu là điều trị triệu chứng bằng các thuốc giãn phế quản và kháng histamin.
Ở giai đoạn nặng hơn điều trị chỉ có thể làm giảm các triệu chứng tạm thời. Khi đã bị bệnh tâm phế mạn, điều trị như bệnh lý này về mặt nội khoa.


  • Biện pháp có hiệu quả nhất là thay các sợi bông, gai và đay… bằng các sợi tổng hợp, nhưng biện pháp này không thực tế.
  • Phải có hệ thống thông gió hút bụi, lọc bụi.
  • Cần phải giám sát môi trường lao động bằng cách đo trọng lượng bụi để phát hiện các quy trình công nghệ có nguy cơ gây bệnh và để duy trì biện pháp chống bụi.
  • Tổ chức khám nhằm loại trừ các quy trình sản xuất nhiều bụi bông ở những người với mọi lứa tuổi mắc bệnh phổi mãn tính không đặc hiệu, lao phổi, hen dị ứng hay bất kỳ một bệnh phổi nào khác có thể gây biến đổi chức năng hô hấp.
  • Khi khám tuyển, phải chụp Xquang, phải đo chức nãng hô hấp, chú ý đo thể tích thở ra tối đa/giây. Những người nghiện thuốc lá, thuốc lào nặng, những người có thể tích thở ra tối đa/giây giảm dưới 60%, không được làm nghề tiếp xúc bụi bông.
  • Tổ chức khám định kỳ hàng năm.
  • Công nhân cần phải được trang bị và sử dụng khẩu trang.
  • Ngoài ra, đối với nơi nào có nồng độ bụi quá cao mà buộc phải tiếp xúc thì nên tổ chức để công nhân làm việc từng giai đoạn ngắn ở đó.

Wellcare

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bệnh bụi phổi bông là bệnh phổi nghề nghiệp (không thuộc loại bệnh bụi phổi thông thường) gặp trên công nhân tiếp xúc với bụi bông, lanh, gai, sợi dứa dại (ít gặp trong công nhân tiếp xúc với bụi đay) biểu hiện bệnh đặc trưng bằng hội chứng ngày thứ hai: tức ngực khó thở vào cuối ngày làm việc sau ngày nghỉ. Nguyên nhân gây bệnh thường là bụi bông, đây là loại bụi thực vật dạng sợi. Thành phần bụi bông rất phức tạp, bao gồm sợi bông (Cellulose), các thành phần rác (từ thân, lá, vỏ bông, vỏ quả và lá bẹ), thành phần đất nơi trồng bông và các vi sinh vật. Thành phần bụi bông rất thay đổi, thậm chí bông trồng từ một cánh đồng cũng có các thành phần khác nhau.

Trong thành phần bụi bông, cellulose là chất trơ sinh học, chiếm tỷ lệ cao nhất. Hàm lượng SiO2 tự do trong bụi bông rất ít (0,l - 5%). Thành phần hoá học rất phức tạp. Trong đó chất tanin ngưng đọng có thể đóng vai trò gây bệnh. Thành phần vi sinh vật (nhất là vi khuẩn) trong bụi bông được coi là chỉ số c nhiễm bụi bông. Các nội độc tố của vi sinh vật được coi là tác nhân chủ yếu gây bệnh bụi phổi bông, điều này được chứng minh trên thực nghiệm và trong điều tra dịch tễ học của các nghiên cứu gần đây.

Tuy vậy, yếu tố nào trong bụi bông gây ra các triệu chứng lâm sàng của bệnh thì chưa được xác định hết. Người ta chỉ biết rằng, chúng hoà tan được trong nước, qua lọc ở cỡ 0,22µ m, bay hơi ở 400C (Haminton et al - 1973). Tuy rằng đa số các tác giả nghĩ đến khả năng bụi bông có đặc tính dị nguyên nên mới gây ra các hội chứng bệnh lý tương ứng mà ta có thể gặp.

Các bụi sợi thực vật khác: Bụi lanh, gai, bụi cây dứa kẻo sợi cũng là tác nhân gây bệnh bụi phổi bông, trong đó bụi lanh có hoạt tính sinh học cao nhất, cao hơn bụi bông. Các bụi này chỉ gây bệnh khi quá trình xử lý nguyên liệu bằng phương pháp ngâm (phương pháp sinh học) để lấy sợi. Theo các tác giả nước ngoài bụi đay là bụi ít hoặc không có hoạt tính sinh học gây Byssinoses.

Các nghề tiếp xúc

Tiếp xúc với bụi bông gặp trong quá trình cán hạt bông, đóng kiện bông, bộ phận cào, xé bông, chải bông, ghép và kẻo sợi thô, máy sợi con, xe và dệt vải.

Công nhân nhà máy chế biến bông y tế do quá trình hấp ướt bông nguyên liệu, thành phần gây bệnh trong bông bị loại trừ, vì vậy ở đây không có nguy cơ mắc bệnh bệnh bụi phổi bông.

Tại các cơ sở sử dụng bông tái sinh, do bông bị nhiễm bẩn bởi vi sinh vật rất nặng nề, ở đây có nguy cơ bị sốt do bội nhiễm, nhiễm trùng nhiều hơn là nguy cơ bị bệnh bụi phổi bông.

Tại phân xưởng dệt vải, bên cạnh bụi bông còn có bụi hồ sợi, có nhiều nấm mốc, công nhân ở đây có nguy cơ mắc Byssinoses thấp nhất nhưng lại có thể mắc bệnh “Ho của thợ dệt” do viêm nhiễm ở bộ máy hô hấp.

Trong công nghiệp chế biến và kẻo sợi lanh - gai, dứa sợi, bụi phát sinh nhiều ở bộ phận làm mền, chải và kẻo sợi.

Theo nhiều cuộc điều tra tại các nước công nghiệp phát triển (Anh, Mỹ, Nam Tư, Nga, Nhật) và một số nước Ả Rập, tỷ lệ Byssinoses trong công nhân từ 5 - 8%. Ở nước ta, qua điều tra của Bộ môn Y học lao động và Trạm vệ sinh lao động Bộ Công nghiệp nhẹ tại Liên hợp dệt, ở đầu dây chuyền kẻo sợi, tỷ lệ công nhân mắc bệnh bụi phổi bông giai đoạn l: 34,1%, giai đoạn 2: 8%. Tại bộ phận dệt vải, tỷ lệ công nhân mắc rất thấp 2,2%. Cũng trong nhà máy này, phát hiện được 41,2% công nhân có biểu hiện co thắt phế quản cấp tính vào “ngày thứ hai”.

Cơ chế gây bệnh

Cơ chế gây bệnh bụi phổi bông cho tới nay vẫn chưa hoàn toàn sáng tỏ, song do bụi bông có độc tính như là một dị nguyên, khi vào cơ thể gây dị ứng kèm theo bội nhiễm, tuy bụi bông đơn thuần là bụi ít gây dị ứng trong thực nghiệm.

Tình trạng co thắt phế quản cấp tính trong công nhân tiếp xúc là do sự giải phóng histamin từ tổ chức phổi dưới tác động của tác nhân gây bệnh thông qua hoặc không thông qua cơ chế miễn dịch được nhiều người công nhận nhất. Nhiều tác giả cũng cho rằng bệnh phát triển trên “nền” của tình trạng mẫn cảm với bụi bông.

Video liên quan

Chủ đề