Bốn trụ cột của học tập đại học

Khi nói về triết lý giáo dục ở nước ta, một số người thường viện dẫn câu “Tiên học lễ, hậu học văn” có từ thời phong kiến. Tuy nhiên, theo sự phát triển của văn minh xã hội, triết lý này xem ra chưa phù hợp. Trong kỳ họp Quốc hội gần đây, khi thảo luận dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, một số đại biểu Quốc hội cũng đề nghị ngành giáo dục sớm công bố cho xã hội biết triết lý giáo dục Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Thực tế, tuy chưa định danh chính thức triết lý giáo dục vào một câu khẩu hiệu cụ thể, nhưng từ lâu, nền giáo dục cách mạng đã hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện con người Việt Nam với 4 giá trị đặc trưng là “đức, trí, thể, mỹ”. Nói cụ thể hơn, các hoạt động giáo dục đều tập trung bồi đắp, xây dựng, phát triển nhân cách học sinh có phẩm chất đạo đức tốt, tri thức văn hóa, sức khỏe, trình độ thẩm mỹ. Hiện nay, ngoài 4 yếu tố cơ bản đó, nền giáo dục còn quan tâm trang bị, cung cấp kiến thức, kỹ năng cho người học có một nghề nghiệp phù hợp với khả năng, thực lực, sở trường của mình.

Được biết, UNESCO đã xác định 4 trụ cột giáo dục, gồm: “Học để biết, học để làm việc, học để chung sống và học để khẳng định mình”. Đây được coi là triết lý giáo dục tương đối cô đọng, phù hợp với nền giáo dục của nhiều quốc gia trên thế giới. Qua quá trình nghiên cứu và từ thực tiễn hoạt động của mình, gần đây UNESCO bắt đầu đưa vào trụ cột thứ 5 là “Học để thay đổi mình và thay đổi thế giới tốt đẹp hơn”.

Như vậy, giờ đây việc học không chỉ nhằm nâng cao hiểu biết, tầm nhìn; học để có kiến thức, kỹ năng làm việc; học để cùng chung sống hòa bình, hữu nghị, hợp tác với người khác và dân tộc khác; học để khẳng định những giá trị tồn tại của cá nhân; mà ý nghĩa của việc học đã được mở rộng ở nội hàm mới: Đó là học để thay đổi mình và thay đổi thế giới tốt đẹp hơn.

Có một điều rất thú vị là, dù người Việt chưa đưa ra triết lý giáo dục “Học để thay đổi mình và thay đổi thế giới tốt đẹp hơn”, nhưng từ lâu, cha ông ta đã có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Hàm ý của câu này là càng đi đường xa, càng chịu khó học tập, học hỏi nhiều, chúng ta càng tiếp thu được nhiều điều bổ ích trong cuộc sống. Cụm từ “học một sàng khôn” cũng chứa đựng ý nghĩa học tập để góp phần thay đổi suy nghĩ, nhận thức, thái độ và hành vi theo hướng tích cực. Tục ngữ Việt còn có câu “Hay học thì sang, hay làm thì có” cũng mang một thông điệp: Chỉ có thông qua, trải qua con đường học hành, chúng ta mới thoát khỏi sự ấu trĩ về nhận thức, non nớt về tư duy, trì trệ về hiểu biết và mới có thể làm giàu trí tuệ, làm sang trọng nhân cách bản thân. Từ đó có thể hiểu rằng, chỉ có ham học mới làm thay đổi cuộc đời của chính mình. Vì vậy, đối với nhân dân ta, nhất là những gia đình nông dân nghèo ở nông thôn, miền núi vẫn thường giáo dục, bảo ban, nhắc nhở con cháu phải cố gắng học lấy “cái chữ”, vì có “cái chữ” mới có thể giúp con người vượt qua được cuộc sống đói nghèo, lạc hậu và hướng đến một cuộc sống hạnh phúc, văn minh.

Tuy chưa có triết lý giáo dục nhưng thông qua câu tục ngữ “Học ăn, học nói, học gói, học mở” và câu “Học khôn đến chết, học nết đến già”, ông cha ta muốn đề cập nội dung học tập phải toàn diện, thời gian học phải thường xuyên, liên tục, học suốt đời thì mới không bị tụt lại phía sau.

Từ những câu tục ngữ của dân tộc Việt Nam về việc học tập đến những trụ cột giáo dục của UNESCO, chúng ta cần sớm tổng kết, đúc rút và đưa ra một triết lý giáo dục Việt Nam hàm súc, cô đọng, chứa đựng cả giá trị văn hóa hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt và những tinh hoa của giáo dục trong thời đại mới. Triết lý giáo dục này đủ sức soi đường cho con đường phát triển giáo dục của nước nhà trong thời gian tới và thấm sâu vào mục tiêu, nguyên lý, phương châm, phương pháp, nội dung dạy và học trong nhà trường các cấp.

ANH THẢO

Học để làm gì thật sự là vấn đề rất lớn của mọi hoạt động giáo dục, cho nên Ủy ban Quốc tế về Giáo dục của Cơ quan Giáo dục, Khoa học và Văn hóa thuộc Liên hiệp quốc (UNESCO) đã công bố 4 trụ cột cho việc học dựa vào trả lời cho câu hỏi: “Học để làm gì?”. Theo UNESCO, học làm 4 việc sau, tức 4 trụ cột của giáo dục theo tiếng Anh là: “Learning to know, learning to do, learning to live together and learning to be”. Dịch sang tiếng Việt, 3 việc đầu là: học để biết, học để làm, học để chung sống với người khác, nhưng việc thứ tư thì ôi thôi, tiếng Việt mình phong phú quá, được dịch thành hàng lô việc như sau: học để xác lập mình, học để sống cho mình, học để khẳng định bản thân… Riêng “học để khẳng định bản thân” có vẻ được chuộng nhất vì đã có một số trường học trương bảng hoành tráng trước mặt tiền trường nêu bốn trụ cột: “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định bản thân”.

Nếu học để khẳng định bản thân hay học để xác lập mình, học để sống cho mình dịch từ trụ cột thứ tư của việc học của UNESCO theo tôi thấy không ổn. Vì sao như vậy? Chính các từ như “khẳng định”, “xác lập”, “sống cho mình” rất dễ tôn sùng “cái tôi” đưa đến bóp méo, làm sai lệch mục đích của việc học. Trên con đường phát triển, con người luôn luôn hiện hữu với “cái tôi” xấu xí. Thoát thai từ một động vật, con người dính liền với bản năng luôn phóng chiếu của đủ loại dục vọng. Đơn cử, một nhu cầu động vật trong con người là luôn mong muốn an toàn, an toàn về thể chất và an toàn về tinh thần - tâm lý và thường vì sự an toàn đó mà bất kể lợi ích của tha nhân. Từ đó con người sinh ra tham lam, đố kỵ, tị hiềm… trong quan hệ với nhau. Có người nói: “Con người tự do phải là đích đến của giáo dục”. Thật ra, con người tự do không phải là con người sống bất kể các quy luật hài hòa của cuộc sống và các định chế cần thiết của xã hội, mà phải là con người tự do giải thoát khỏi những dục vọng thấp hèn, giải thoát khỏi “cái tôi” gắn với “con” thay vì “người”. Chính vì vậy, một mục tiêu của việc học phải là làm cho con người tự do tức trở thành “vô ngã” để làm chủ được mình, giải phóng mình khỏi tham sân si, kiểm soát mình để không nô lệ vào “cái tôi” thấp hèn nhưng rất ma mãnh, quỷ quyệt. Điều kiện tiên quyết để con người “vô ngã” là con người phải thấu hiểu “cái tôi” ma mãnh quỷ quyệt, cái “bản ngã” do nhu cầu động vật cứ hướng về sự thấp hèn. Từ cột trụ “learning to be” có nghĩa là “học để sống” mà dịch thành “học để khẳng định bản thân”, “học để xác lập mình” hay “học để sống cho mình” dễ đi đến học để khẳng định, xác lập “cái tôi” ma mãnh, “cái tôi” bao hàm “con” hơn “người”.

Sau khi phân tích như trên, tôi mạo muội đề nghị cột trụ thứ tư của việc học là “học để sống và hiểu bản thân”. Toàn bộ bốn cột trụ việc học theo UNESCO theo tôi là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để sống và hiểu bản thân”.

Bốn trụ cột của học tập đại học

Chính “học để sống và hiểu bản thân” sẽ là tiền đề vững chắc để “học để chung sống với người khác” chính là “mình vì mọi người, mọi người vì mình” thực hiện một cách hoàn thiện. Chỉ khi đó, việc học để chung sống với người khác mang tính chất “vô ngã” tức sống chung với người khác mà không bị “cái tôi” xấu xí chen vô quấy rầy.

Rất mong ở ta việc học sẽ là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để sống và hiểu bản thân”.

PGS.TS. NGUYỄN HỬU ĐỨC


Phân tích và bình luận bốn trụ cột của nền giáodục hiện đại Liên hệ thực tiễn giáo dục địa phươngnhà trường nơi anh đang công tácBÀI LÀMBất kỳ ở một giai đoạn lịch sử nào, giáo dục - đào tạoluôn đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự pháttriển của mỗi cá nhân, tập thể, cộng đồng, dân tộc và cảnhân loại. Từ xa xưa các học giả, các nhà lãnh đạo, quảnlý ở trong nước và trên thế giới đã từng luận bàn rất nhiềuxung quanh vấn đề này. Theo C.Mác: Giáo dục - đào tạo“Tạo ra cho nền kinh tế của một dân tộc những nhà khoahọc, chuyên gia, kỹ sư trên các lĩnh vực kinh tế và nhờ đónhững tri thức ấy mới có thể sáng tạo ra những kỹ thuậttiên tiến, những công nghệ mới. Nếu chúng ta không cóđội ngũ ấy thì sự nghiệp xây dựng CNXH chỉ là lời nóihuênh hoang, rỗng tuếch” . Còn Ph.Ăngghen thì khẳngđịnh: “Một dân tộc muốn đứng lên trên đỉnh cao của nềnvăn minh nhân loại, dân tộc ấy phải có trí thức”. 1Kế thừa truyền thống văn hoá lịch sử của dân tộc, tiếpthu tinh hoa văn hoá của nhân loại mà điển hình là Chủnghĩa Mác-Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quantâm và đề cao vai trò của giáo dục - đào tạo. Tư tưởng HồChí Minh về giáo dục và đào tạo xuất phát từ mục đíchcao cả của sự nghiệp cách mạng mà người theo đuổi, thểhiện nhất quán và xuyên suốt trong tư tưởng, trong cuộcđời hoạt động của Người. Người từng nói: “Tôi chỉ cómột ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước tađược hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do,đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được họchành”.Những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo đã khẳng địnhvai trò, vị trí, tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo đốivới quá trình phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Ngàynay, mô hình xã hội học tập mới đã ra đời, nó xây dựngmột xã hội học tập suốt đời dựa trên cơ sở bốn yêu cầu cơbản hay bốn trụ cột mà UNESCO đề cập về giáo dục thếkỉ XXI đó là: học để biết và sáng tao, học để làm và pháttriển, học để cùng chung sống, học để làm người.2* Học để biết và sáng tạo:Sống trong xã hội hiện đại với những bước phát triểnnhanh chóng của thông tin và tri thức, của khoa học - côngnghệ và các mối quan hệ đa dạng, phức tạp trong cuộcsống và lao động nghề nghiệp mỗi cá nhân muốn tồn tạivà phát triển cần có cơ hội và khả năng học tập liên tục đểbiết thu nhận thông tin, biết tiếp thu, xử lý và tạo lập, sửdụng, làm chủ tri thức để trở thành con người khôn ngoanvà thông thái hơn trong cuộc sống và lao động nghềnghiệp. Học tập trở thành nhu cầu thiết yếu của mọi ngườiở trong cũng như ngoài nhà trường bất kể dự khác biệt vềchủng tộc, tôn giáo, địa vị xã hội, lứa tuổi, giàu -nghèo Học tập trở thành một hoạt động cơ bản của đờisống xã hội, nó vừa là phương tiện vừa là mục đích củacuộc sống của mỗi cá nhân nói riêng và cả cộng đồng nóichung để hình thành xã hội học tập. Là phương tiện, họctập giúp con người hình thành và phát triển nhân cách,hiểu được các giá trị của cong người, của cuộc sống, hiểubiết môi tủờng sống và làm việc của mình để sống có ích3trong cộng đồng, phát triển trình độ và kĩ năng nghềnghiệp và giao tiếp xã hội. là mục đích, học tập đem lại sựthoả mãn nhu cầu về nhận thức, hiểu được, biết được, cókhả năng tư duy độc lập, óc phê phán, phát hiện và khámphá và có chính kiến riêng của mình. Học tập giúp conngười biết suy xét, biết cách sống, cách làm việc, biết lựachọn, biết thích nghi với đời sống xã hội luôn thay đổi.* Học để làm và phát triểnLàm ở đây không chỉ đơn thuần là thực hành lao độngsản xuất mà là sự vận dụng tri thức, hiểu biết của mỗi cánhân, nhóm xã hội trong thực tiễn cuộc sống và lao độngnghề nghiệp. Nếu như hiểu biết, trình độ học vấn tạo nêngiá trị nền tảng của nhân cách thì năng lực làm việc dựatrên tri thức, sự hiểu biết tạo nên giá trị gia tăng của sứclao động, tạo nên của cải, những giá trị tinh thần và vậtchất cho xã hội và cho từng cá nhân và qua đó tăng thêmvốn tri thức, sự hiểu biết. Gắn liền giáo dục đạo đức, vănhoá, khoa học với kĩ thuật - nghề nghiệp trở thànhnguyên lý căn bản của nền giáo dục hiện đại ở tất cả các4bậc học, ngành đào tạo với mục tiêu, nội dung, phươngpháp và hình thức tổ chức thích hợp.* Học cùng chung sống, học cách sống với người khácThế giới hiện đại với những thành tựu to lớn của nềnvăn minh tin học đã và đang đứng tước cơ hội chưa từngcó đồng thời cũng phải đối mặt với những thách thức tolớn mang tích toàn cầu với các nguy cơ chiến tranh, khủngbố, nạn bạo lực, phân hoá giàu nghèo, phân biệt chủngtộc Giáo dục với chức năng xã hội to lớn nó góp phầntích cực vào các nỗ lực để giải quyết các vấn đề trên thôngqua các nội dung và hình thức thích hợp. Giáo dục đưađến cho mọi người đặc biệt thế hệ trẻ ở tất cả các quốcgia, các dân tộc những thông điệp chung, những giá trịchung của nhân loại: hoà bình, hợp tác, bình đẳng, hiểubiết và tôn trọng lẫn nhau Giáo dục góp phần thức tỉnhnhững bản chất tốt đẹp của con người, đảy lùi sự đố kị,thức đẩy sự hướng thiện và hoà đồng, tinh thần hợp tác,thân thiện, nhân ái 5* Học để làm ngườiNền giáo dục hiện đại không mang tính chất tự thânmà là nên giáo dục nhân bản, nền giáo dục vì con người,hướng con người với tất cả niềm kiêu hãnh và ý nghĩa caođẹp của nó. Giáo dục góp phần vào quá trình hình thànhvà phát triển toàn diện nhân cách của mỗi cá thể: tinh thầnvà thể xác, trí twj và tình cảm, đạo đức và niềm tin, trìnhđộ học vấn và năng lực hành động Học tập không chỉđơn thuần để trở thành một chuyên gia trong một lĩnh vựclao động nghề nghiệp hay trong một vị trí xã hội nào đómà trước hết là để thành người và qua đó góp phần vào sựphát triển của từng cá nhân, cộng đồng và toàn xã hội.Nhiệm vụ cơ bản của nền giáo dục hiện đạih ở thế kỉ XXIlà mang lại cho con người những cơ hội học tập và pháttriển để trở thành con người tài năng, có khả năng suynghĩ độc lập, sáng tạo, năng động, tự khẳng định mình vàgóp phần cải biến, cách tân trên mọi lĩnh vực của đời sốngxã hội.6Như vậy, vai trò của giáo dục là phát triển mọi tiềmnăng của con người và tạo ra những điều kiện tiên quyếtđể thực hiện nhân quyền, dân chủ, hợp tác trí tuệ, bìnhđẳng và tôn trọng lẫn nhau Vì vậy, cần quan niệm lạimột cách đầy đủ hơn vai trò của giáo dục trong công cuộcphát triển con người, phát triển đất nước, hát triển của cảnhân loại trong thời đại mới: giáo dục không đơn thuần làtích tụ tri thức mà quan trọng hơn là thức tỉnh tiềm năngsáng tạo to lớn trong mỗi con người để đóng góp hữu íchvào sự phát triển của mỗi cá nhân và cả cộng đồng.Mục đích học tập mà UNESCO đề xướng rất đúngđắn, nhân văn. Qua đó ta định huớng học tập dẽ dàng hơn,việc học trở nên hiệu quả và hữu ích hơn. Tri thức như 1cái thang dài vô tận, bước qua 1 bậc thang ta có thêm hànhtrang để tự tin bước lên bậc kế tiếp. Học vấn làm đẹp conngười!Ngày nay, cuộc sống hiện đại cùng với sự phát triểncủa nền kinh tế thị trường đã tác động rất nhiều đến suynghĩ của con người. Một bộ phận không nhỏ học sinh,7sinh viên ngày đã không xác định đúng đắn mục đích họctập của mình. Họ miệt mài trong học tập như một cỗ máy,coi việc học như nghĩa vụ, trách nhiệm. Họ học cho bằngcấp, cho sự nghiệp công danh sau này mà họ trở nên thựcdụng trong vịêc học và quên đi vai trò to lớn của việc học.Ở một góc độ khác, nhiều học sinh, sinh viên bị lôikéo, bị cám dỗ trước những sợi dây vô hình để xa đà vàocác tệ nạn xã hội. Với những học sinh, sinh viên này,trường học chỉ là nơi từ nhà đến và từ đó để đến nhữngnơi vui chơi, tiêu khiển của bản thân nhằm trốn tránh vàche mắt sự dám sát của gia đình. Thực tế cho thấy rằngnhiều học sinh hiện nay đang mắc phải nhiều căn bệnhcủa xã hội như vô cảm với các giá trị đạo đức, bệnh lườibiếng, bệnh khất lần và vì vậy kiến thức trở thành cái gìđó xa vời với họ, họ sống thực dụng đến mù quáng. Vớihọ học để biết và phát triển, học để làm và sáng tạo nhiềukhi không đúng với nghĩa thực của nó mà thay vào đó làbiết, là làm, là sáng tạo những thói hư tật xấu của xã hội.Nhiều người trong số học sinh, sinh viên đang chung sống8bằng sự đố kị, ghen ghét thậm chí triệt hạ lẫn nhau để đạtđược một mục tiêu, lợi ích nào đó cho riêng mình.Tuy nhiên, cũng cần thấy một thực tế rằng một phầnquan trọng tạo nên những học sinh, sinh viên như hiện naylà do sự tác động của xã hội, của chính những người thântrong gia đình và một bộ phận thầy cô giáo. Vì vậy, đểgiới học sinh, sinh viên hiện nay hiểu và làm đúng theonhững chuẩn mực mà UNESCO đề xướng cần có sự phốihợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội; Tăngcường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luậtcho cán bộ, giáo viên và HS; Chính quyền địa phương nơicó con em học sinh cư trú cũng cần có những hành độngcụ thể để gánh vác trách nhiệm với nhà trường; HS cũngcần chủ động, tự điều chỉnh lời ăn tiếng nói; biết nói lờicảm ơn và xin lỗi nhiều hơn giúp cho những mâu thuẩnnhỏ có thể tự giải quyết êm thấm, phải đặt mục tiêu họctập là mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất làm mục tiêuvà hướng hành động cho bản thân.9Hà Nội, ngày 15 tháng 3năm 2012Học viênNguyễn Tiến DũngTÀI LIỆU THAM KHẢO1. Trần Khánh Đức: Giáo trình Sự phát triển các quanđiểm giáo dục, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011.2. Trần Khánh Đức: Giáo trình Phương pháp luận nghiêncứu khoa học giáo dục, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,2011.3. Phạm Toàn: Hợp lưu các dòng tâm lý học giáo dục,Nxb tri thức, 2009.1011