Bối cảnh bên trong và bên ngoài nhà trường

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN 

TRƯỜNG THPT YÊN KHÁNH B GIAI ĐOẠN 2020 – 2025

Để thực hiện đường lối đổi mới giáo dục,, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quan trọng như: Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Khánh… đòi hỏi các cơ sở giáo dục nói chung và các trường THPT nói riêng phải xây dựng kế hoạch chiến lươc phát triển của từng nhà trường trong từng thời kỳ, từng giai đoạn để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã giao phó.

Trường THPT Yên Khánh B thành lập năm 1966. Ra đời trong bối cảnh nước nhà chưa được thống nhất, công cuộc kháng chiến chống Mỹ đang vào giai đoạn ác liệt nhất và công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc đang được tiến hành khẩn trương. Trong những năm vừa qua trường THPT Yên Khánh B đang chuyển mình mạnh mẽ trong công cuộc đổi mới cùng đất nước với nhiều thử thách, khó khăn nhưng cũng rất nhiều thuận lợi. Nhà trường đang từng bước phát triển bền vững ngày càng trưởng thành, đã đang và sẽ trở thành một nhà trường có chất lượng giáo dục tốt, một địa chỉ tin cậy của nhân dân trên địa bàn huyện Yên Khánh và các vùng lân cận.

Trải qua 48 năm xây dựng và phát triển, với những thành tích tốt đẹp đã đạt được cùng những đóng gúp to lớn trong sự nghiệp trồng người, trường THPT Yên Khánh B đã vinh dự được nhận nhiều danh hiệu cao quý: Huân chương Lao động Hạng Ba năm 1996, Huân chương Lao động Hạng Nhì năm 2003, Huân chương Lao động Hạng Nhất năm 2009. Trên cơ sở đó, Trường THPT Yên Khánh B xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển giai đoạn 2015 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 như là sự tiếp nối của chiến lược phát triển giai đoạn 2005 – 2010 và 2010 – 2015 trước đây.

Kế hoạch nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của Ban Giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường THPT Yên Khánh B là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện chính sách của chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông. Cùng các trường THPT xây dựng ngành giáo dục Ninh Bình phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, hội nhập quốc tế.

PHẦN I. TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG

1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên.

-  - Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên: 78 cán bộ giáo viên (BGH: 04, Hành chính: 06, Giáo viên: 68), 05 lao động hợp đồng (gồm 02 bảo vệ, 03 tạp vụ).

- Về chất lượng đội ngũ: 100% đạt chuẩn đào tạo, trong đó có 18 thạc sĩ.

- Trong Ban giám hiệu có 03 đồng chí đạt trình độ Thạc sỹ.

2. Học sinh, chất lượng đào tạo

-  Tổng số lớp hiện nay: 30.

- Tổng số học sinh: 1070

-  Đa số các em thuộc khu vực nông thôn.

3. Cơ sở vật chất

+ Diện tích đất đai: 30.286 m2

+ Nhà cửa: Gồm 04 dãy nhà 02 tầng, một số nhà cấp bốn, 02 dãy lán xe học sinh. Cụ thể

- Phòng học: 30

- Phòng thực hành: 05

- Phòng Thư viện: 01 (72m2),

- Phòng tin học: 02 (54 m2 với 50 máy đã được kết nối Internet)

- Nhà rèn luyện thể chất: 00

- Phòng đa năng: 00

- Phòng học liệu: 00

- Phòng làm việc: 15 (Ban giám hiệu, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, tổ chuyên môn, y tế học đường, giáo vụ, phòng họp hội đồng, phòng điều hành, phòng đón tiếp phụ huynh…)

- Phòng công vụ: 07

- Phòng truyền thống: 01

- Phòng y tế ;01

+ Thiết bị dạy học: Các thiết bị dạy học các bộ môn cho các khối lớp, mỗi khối 03 bộ.

+ Thiết bị văn phòng phục vụ công tác quản lý, dạy học: Máy phô tô 01, máy tính 15, máy in 15….

PHẦN II: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC .

1. Tầm nhìn.

Là một trong những trường có chất lượng hàng đầu của khu vực phía nam tỉnh Ninh Bình mà học sinh sẽ lựa chọn để học tập và rèn luyện, nơi giáo viên và học sinh luôn có khát vọng vươn tới xuất sắc.

2. Sứ mệnh.

Tạo dựng được môi trường học tập và rèn luyện có nền nếp, kỷ cương có chất lượng giáo dục cao, để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển tối đa năng lực của bản thân.

3. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường.

- Tinh thần, trách nhiệm - Sáng tạo đổi mới

- Hợp tác, chia sẻ - Đoàn kết, dân chủ

- Kỷ cương, nền nếp - Truyền thống, hội nhập.

PHẦN III: MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG.

1. Mục tiêu chung.

Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.

* Hoàn thành mục tiêu xây dựng trường chuẩn quốc gia trước năm 2020

2. Mục tiêu riêng.

Giáo dục và giảng dạy cho học sinh nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản của tất cả các môn học phổ thông. Biết cách giải quyết các vấn đề một cách độc lập, sáng tạo; biết cách học và tự học. Có ý thức tự giác, thật thà, thân thiện, hoà nhập và chia sẻ. Có phong cách và lối sống đẹp phù hợp với truyền thống dân tộc và hiện đại.

3. Chỉ tiêu cụ thể.

3.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên.

- Đảm bảo đủ biên chế được giao về đội ngũ nhà giáo, nhân viên là 82. Trong đó Ban giám hiệu có 4 đồng chí, nhân viên 06 người.

-Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 80%.

- Giáo viên nam dưới 50 tuổi, nữ dưới 45 tuổi sử dụng thành thạo máy tính phục vụ cho giảng dạy và học tập.

- Số tiết dạy sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin > 50% .

- Có trên 25% cán bộ và giáo viên có trình độ Thạc sỹ.

- Phấn đấu 100% bộ môn có giáo viên đạt trình độ Thạc sỹ.

3.2. Học sinh

- Qui mô trường lớp: + Lớp học: 30 .

+ Học sinh: 1150 em.

- Chất lượng giáo dục văn hóa:

+ Trên 60 % học lực khá, giỏi (15 % học lực giỏi trở lên)

+ Tỷ lệ học sinh có học lực yếu < 1% không có học sinh kém.

+ Thi đỗ Đại học, Cao đẳng: Trên 65 %.

+ Thi học sinh giỏi tỉnh lớp 12: tất cả các mon tham dự đều có giải, số, thứ hạng tập thể trong top 05 trường đứng đầu.

- Chất lượng giáo dục đạo đức.

+ Chất lượng đạo đức: 98% hạnh kiểm khá, tốt.

+ Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa, văng nghệ, thể dục thể thao, tình nguyện.

+ Đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của cha mẹ học sinh. Học sinh rèn thói quen cách tự học một cách chủ động sáng tạo.

3.3. Cơ sở vật chất.

Phòng học, phòng làm việc, phòng phục vụ được sửa chữa nâng cấp, trang bị các thiết bị phục vụ dạy, học và làm việc đạt chuẩn.

Các phòng tin học, thí nghiệm, phòng đa năng được trang bị nâng cấp theo hướng hiện đại.

Xây dựng môi trường sư phạm “ Xanh - Sạch - Đẹp”.

Xây dựng " Trường học thân thiện, học sinh tích cực ".

IV/ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG.

1. Xây dựng, củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn tốt; có trình độ Tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, chia sẻ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Làm tốt công tác qui hoạch cán bộ, phân công sắp xếp đúng người, đúng việc, đúng năng lưc sở trường. Tập trung ưu tiên bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trẻ.

Người phụ trách: Ban Giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn

2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh.

Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.

Người phụ trách: Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn

3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục.

Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài.

Người phụ trách: Phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất; kế toán, nhân viên thiết bị.

4. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy, xây dựng kho học liệu điện tử, thư viện điện tử…Góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học. Động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng được máy tính phục vụ cho công việc, có kế hoạch cán bộ, giáo viên, nhân viên mua sắm máy tính cá nhân.

Người phụ trách: Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, bộ môn tin học.

5. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục.

Xây dựng nhà trường văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển Nhà trường.

+ Nguồn lực tài chính:

- Ngân sách Nhà nước.

- Ngoài ngân sách “ Từ xã hội, cha mẹ học sinh…”

+ Nguồn lực vật chất:

- Khuôn viên Nhà trường, phòng học, phòng làm việc và các công trình phụ trợ.

- Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ phục vụ dạy - học.

Người phụ trách: Ban giám hiệu, Ban chấp hành công đoàn, Ban đại diện cha mẹ học sinh.

6. Xây dựng hình ảnh, uy tín của nhà trường

Xây dựng hình ảnh và tín nhiệm của xã hội đối với Nhà trường.

Xác lập tín nhiệm, hình ảnh đối với từng cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh.

Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống Nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng hình ảnh của Nhà trường.

V / TỔ CHỨC TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC, THEO DÕI, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ.

1. Phổ biến kế hoạch chiến lược

Tuyên truyền và xác lập nhận thức về tầm quan trọng của kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường trong giai đoạn 2015- 2020 và tầm nhìn đến 2025.

Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường, cơ quan chủ quản, cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.

2. Tổ chức điều hành

Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.

3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược.

Giai đoạn 1: Từ năm 2015 – 2016: Xác lập nền nếp kỷ cương theo tiêu chuẩn và đưa các hoạt động giáo dục vào nền nếp.

Giai đoạn 2: Từ năm 2016 - 2018: Tiếp tục phát huy, khẳng định uy tín và hình ảnh cuả nhà trường là một cơ sở giáo dục mạnh của tỉnh, chất lượng giáo dục toàn diện đáp ứng được yêu cầu của xã hội, hoàn thành mục tiêu xây dựng trường chuẩn Quốc gia

Giai đoạn 3: Từ năm 2018 – 2020: Thực hiện các sứ mệnh của chiến lược phát triển nhà trường : “Tạo dựng được môi trường học tập và rèn luyện có nền nếp, kỷ cương có chất lượng giáo dục cao, để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển tối đa năng lực của bản thân”.

4. Đối với Hiệu trưởng.

Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học.

5. Đối với các Phó hiệu trưởng.

Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện.

6. Đối với các tổ chức đoàn thể.

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh hăng hái thi đua thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị cơ bản của từng năm học. làm tốt công tác tham mưu, đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường

7. Đối với tổ trưởng chuyên môn.

Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

8. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

9. Đối với đội ngũ học sinh và cha mẹ học sinh.

Thực hiện nghiêm nền nếp, kỷ cương; thực hiện tốt công tác tuần, tháng, từng kỳ và cả năm học dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhịêm và tổ chức đoàn thanh niên.

Tích cực hoạt động tự quản, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. Tham gia các hoạt động học tập và rèn luyện kỹ năng sống.

Đẩy mạnh hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh một cách có hiệu quả, làm tốt cuộc vận động xã hội hoá giáo dục trong và ngoài nhà trường./.

Nơi nhận:                                                                                                                    HIỆU TRƯỞNG

- Sở GD-ĐT;

- Huyện uỷ -UBND Huyên;

- Ban TTr hội CMHS;

- Các PHT và TTBM;

- Lưu VT.

Video liên quan

Chủ đề