Bộ sử ký là của nhà sử học nào của Trung Quốc

LÊ VĂN HƯU VỚI VIỆC BIÊN SOẠN BỘ QUỐC SỬ “ĐẠI VIỆT SỬ KÝ”

Lê Văn Hưu là nhà sử học lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam, tên tuổi và sự nghiệp của ông gắn liền với việc biên soạn bộ quốc sử đầu tiên ở nước ta với tên gọi “Đại Việt sử ký”. Sau khi hoàn thành, bộ quốc sử này đã được vua Trần Thánh Tông xuống chiếu khen ngợi và ban thưởng. Đánh giá về tài năng của Lê Văn Hưu, tác giả Lê Trắc trong sách “An Nam chí lược” đã viết: “Lê Hưu là người có tài, có đức, làm phó quan của Chiêu Minh Vương (Trần Quang Khải), thăng làm Kiểm Pháp quan, sửa sách Việt chí”.

Lê Văn Hưu quê ở xã Phủ Lý, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Năm Đinh Mùi (1247), ông thi đỗ Bảng nhãn trong khoa thi đầu tiên có đặt danh hiệu tam khôi là Trạng nguyên, Bảng nhãn và Thám hoa. Sách Đại Nam nhất thống chí, quyển 6 có ghi về ông ngắn gọn rằng: “Lê Văn Hưu: người xã Phủ Lý, huyện Đông Sơn, đỗ Bảng nhãn đời Thiên Ứng Chính Bình, làm Hàn Lâm học sĩ kiêm Giám tu Sử viện, biên sách Đại Việt sử ký”.

Mộc bản sách Đại Việt sử ký toàn thư, quyển 5, mặt khắc 15 ghi chép về việc Lê Văn Hưu thi đỗ Bảng Nhãn vào năm Đinh Mùi (1247)

Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV

Sau khi thi đỗ, Lê Văn Hưu được trao giữ các chức vụ quan trọng trong triều như Kiểm pháp quan trông coi việc hình luật, rồi Thượng thư bộ Binh. Tuy nhiên, đóng góp lớn nhất đưa tên tuổi của ông đi vào lịch sử dân tộc, đó chính là khi ông được điều chuyển sang làm Học sĩ Hàn Lâm viện, kiêm Giám tu Quốc sử viện. Lúc bấy giờ, với vai trò của một người đứng đầu nhà nước, vua Trần Thái Tông đã rất coi trọng việc chép sử và người được vua giao cho trọng trách ấy không ai khác là Lê Văn Hưu. Vâng lệnh vua, Lê Văn Hưu đã dồn hết tinh lực, thu thập tất cả các sách sử, ghi chép thông tin của thời Lý và các triều đại trước đó để biên soạn, bổ sung, hoàn thiện bộ sử lấy tên gọi là “Đại Việt sử ký”.Tuy nhiên, đóng góp lớn nhất đưa tên tuổi Lê Văn Hưu đi vào lịch sử dân tộc không dừng lại ở việc thi đỗ Bảng nhãn và làm quan, mà là khi ông được vua Trần Thái Tông điều chuyển sang làm Học sĩ Hàn Lâm viện, kiêm Giám tu Quốc sử viện.

Bộ “Đại Việt sử ký” được Lê Văn Hưu bắt đầu biên soạn vào năm nào không thấy sử sách nói đến. Chỉ biết rằng theo sách Đại Việt sử ký toàn thư quyển 5 và sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục quyển 7thì vào mùa xuân, năm Nhâm Thân (1272), bộ quốc sử cũng được hoàn thành. Với tài năng thiên bẩm cộng vớisự miệt mài làm việc, Lê Văn Hưu đã ghi chép lại những sự kiện quan trọng diễn ra trong gần 15 thế kỷ, từ thời Triệu Vũ Đế cho tới vua Lý Chiêu Hoàng. Bộ Đại Việt sử ký bao gồm 30 quyển. Sau khi bộ quốc sử hoàn tất, ông được vua Trần Thánh Tông xuống chiếu khen ngợi và ban thưởng.

Mộc bản gốc bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” hiện đang được lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, thành phố Đà Lạt

Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV

Trải nhiều thăng trầm của lịch sử, cùng với sự xâm lược của nhà Minh, bộ quốc sử “Đại Việt sử ký” và một số cuốn sách khác như Vạn kiếp bí truyền của Trần Quốc Tuấn, Việt điện u linh tập của Lý Tế Xuyên hay Cúc đường di thảo của Trần Nguyên Đào…đã bị nhà Minh tịch thu mang về Trung Quốc. Về sau,các tác phẩm này cũng bị thất truyền. Tuy nhiên, rất may là hiện nay trong khối Mộc bản triều Nguyễn – Di sản tư liệu thế giới vẫn còn lưu giữ được bộ Đại Việt sử ký toàn thư của nhà sử học Ngô Sĩ Liên, trong đó có nhiều bản khắc ghi chép lại nội dung cùng lời bình luận của Lê Văn Hưu trong bộ quốc sử “Đại Việt sử ký”. Sinh thời, sử gia Ngô Sĩ Liên đã dựa trên cơ sở của bộ “Đại Việt sử ký” cùng nhiều cuốn sử khác để viết thành “Đại Việt sử ký toàn thư”. Điều này được chính tác giả khẳng định trong Phàm lệ về việc biên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư: “Sách này làm ra, gốc ở hai bộ “Đại Việt sử ký” của Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên, tham khảo thêm Bắc sử, dã sử, các bản truyện chí và những việc nghe thấy truyền lại, rồi khảo đính, biên tập mà thành”.

Qua những trích đoạn trong bộ “Đại Việt sử ký toàn thư”, có thể thấy được phần nào khuynh hướng cũng như sắc thái ngọn bút chép sử của nhà sử học lỗi lạc Lê Văn Hưu. Ông đánh giá rất cao lãnh tụ các cuộc khởi nghĩa, điển hìnhnhư của Hai Bà Trưng:“Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương”.Ngoài ra, Lê Văn Hưu cũng từng nhiều lần thẳng tay vung bút phê phán những hành vi tật xấu, trái đạo lý của bọn vua chúa, như đoạn nhận xét về vua Lý Thần Tông: “Trời sinh ra dân mà đặt vua để chăn dắt, không phải để cung phụng riêng cho vua. Lòng cha mẹ ai chẳng muốn con cái có gia thất, thánh nhân thể lòng ấy còn sợ kẻ sất phu sất phụ không được có nơi có chốn”….

Có thể nói, tác phẩm “Đại Việt sử ký” của Lê Văn Hưu tuy xuất hiện sớm nhất nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành một nền sử học Việt Nam. Nhiều nhà nghiên cứu sử đã tìm thấy ở đây một kho tài liệu vô giá, chính xác, với giá trị tổng hợp cao. Nhờ những đóng góp to lớn của mình, Lê Văn Hưu từng được mệnh danh là “ông tổ của nghề chép sử”./.

Cao Quang

………………………………………………………….

Tài liệu tham khảo.

1. Hồ sơ H31, Mộc bản Triều Nguyễn – Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV;

2. Hồ sơ H60, Mộc bản Triều Nguyễn – Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV.

Trong công trình lịch sử đồ sộ - Sử ký, Tư Mã Thiên (145 TCN - 86 TCN) đã mang đến một kho tài liệu vô giá, với giá trị tổng hợp cao ghi lại các quy tắc, sự kiện chính trị, kinh tế và văn hóa của Trung Quốc. Tác phẩm có tất cả 52 vạn chữ, 130 thiên, gồm năm phần: Bản kỷ, Biểu, Thư, Thế gia, Liệt truyện.

Bản kỷ chép lại sự việc của những người, những nước có tác dụng chi phối cả thiên hạ, từ khái quát đến chi tiết. Để có cái nhìn đối chiếu các sự kiện hoặc căn cứ vào niên đại, hoặc căn cứ vào sự tương quan đồng thời giữa các nước, Tư Mã Thiên lập ra mười “Biểu” về những công trình khoa học rất quý, ghi chép, năm, tháng, biến cố, giúp cho các nhà sử học hiểu được vị trí của từng sự kiện và sự tương quan của nó về thời gian cũng như về không gian với các sự kiện khác, đặc biệt ở trong một nước mênh mông lại chia cắt phân tán như Trung Quốc cổ.

Lịch sử một quốc gia chủ yếu là lịch sử của những thiết chế. Tư Mã Thiên nhận thấy điều đó nên viết tám “Thư” dành cho tám mặt của xã hội Trung Quốc thời bấy giờ. Trong đó, tác giả nêu rõ sự biến đổi, những cống hiến về lễ, nhạc, luật lệ, việc làm lịch, thiên văn... qua các thời đại. Điều khiến người đọc hết sức ngạc nhiên là Tư Mã Thiên có những hiểu biết chính xác về mọi mặt và đều có những nhận xét vô cùng thấu đáo. Thiên Phong thiện thư đề cập đến thóimê tín, cúng tế của vua chúa một cách châm biếm. Thiên Hà cừ thư nói về các con sông đào ở Trung Quốc. Thiên Bình chuẩn thư nói về kinh tế. Những thiên này viết chính xác đến nỗi người đời sau thường dựa vào đó để đính chính những sai sót trong các sách cổ khi đề cập đến thiết chế xã hội.

Phần Thế gia gồm 30 thiên, chủ yếu đề cập đến lịch sử các chư hầu Tề, Lỗ, Triệu, Sở...; những người có địa vị lớn trong quý tộc như các thái hậu, những người được phong một nước như Chu Công, Thiệu Công, và những người có công lớn như Trương Lương, Trần Bình... Tư Mã Thiên cũng xếp vào Thế gia hai người “thường dân” có sức cảnh hưởng là Khổng Tử - bậc thầy tư tưởng của Trung Quốc, và Trần Thiệp - người khởi xướng phong trào khởi nghĩa nông dân đầu tiên của lịch sử Trung Hoa.

Phần Liệt truyện có 70 thiên, gồm những nhân vật khác nhau và sự việc khác nhau ở trong và ngoài Trung Quốc. Với phần viết về những nước ngoại biên như Nam Việt, Đông Việt, Triều Tiên, Tây Di, Đại Uyển, Hung Nô… Tư Mã Thiên là người đầu tiên đưa vào lịch sử Trung Quốc thông tin khái quát đúng đắn và khoa học. Tư Mã Thiên nhìn thấy vai trò to lớn của những con người bình thường, không có chức tước nhưng có ảnh hưởng sâu rộng đối với cả dân tộc.

Đối với những người yêu văn học Trung Quốc, Sử ký có cái biến ảo của Nam Hoa Kinh, rạch ròi của Hàn Phi Tử, hoa lệ của Tả truyện, nghiêm khắc của Xuân Thu. Nhưng còn một điểm nữa mà văn học từ Hán trở về trước (trừ Kinh Thi) không thấy, là ý thức tôn trọng sự thật, không rời cuộc sống dù chỉ nửa bước. Đọc lại Sử ký không chỉ để hiểu thêm văn hóa, lịch sử của một nước mà còn học được tâm thế của một người chép sử đầy hiểu biết, chính trực với tinh thần làm việc khoa học và không mệt mỏi.

  • Giải mã ngành công nghiệp giải trí siêu lợi nhuận

  • “Titan - Gia tộc Rockefeller”: Lật mở những bí ẩn về nhà tài phiệt Rockefeller

  • Hồi ký ông Obama là sách bán chạy nhất năm 2020 tại Mỹ

  • “Việt Nam danh tác” có thêm tác phẩm mới

  • 10 combo sách: Quà tặng Tết ý nghĩa, độc đáo dành cho người làm lãnh đạo, kinh doanh

  • Sách Tết 2021: Xưa - Nay giao hòa

Video liên quan

Chủ đề