Tham luận về môn khoa học xã hội

Thẻ phuong-phap-hoc-tot-cac-mon-xa-hoi Điều hướng bài viết

DANH SÁCH TRAO GIẢI BRITISH SCHOLARSHIP 2014

Phòng Máy Tính tại trường quốc tế Việt Anh

 

THƯ MỜI VIẾT BÀI THAM LUẬN HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ

“ĐÀO TẠO THỰC HÀNH NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI:

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ THỰC TẾ VIỆT NAM”

    Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2011-2020 hướng đến mục tiêu chuyên nghiệp hóa các hoạt động công tác xã hội. Cục Bảo trợ Xã hội (MOLISA) được Chính phủ, Bộ Lao động Thương và Xã hội giao` nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với Đề án, đã có những chỉ đạo, hỗ trợ đào tạo nói chung và đào tạo thực hành nói riêng tại Việt Nam, trong đó có trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội.   Đã có nhiều hội thảo, nhiều mô hình được đề xuất trong thời gian qua nhưng các kết quả chỉ ra vẫn cho thấy sự thiếu hiệu quả trong hoạt động đào tạo thực hành công tác xã hội của nhiều trường, viện, trung tâm trong cả nước. Đây là một điểm yếu có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng đào tạo sinh viên cũng như chất lượng nguồn nhân lực công tác xã hội trong tương lai. Với vai trò tiên phong của Khoa và nhà trường trong đào tạo và nghiên cứu công tác xã hội, Khoa Xã hội học đề xuất Nhà trường phối hợp với Cục Bảo trợ Xã hội nghiên cứu và tổ chức hội thảo quốc tế “Đào tạo thực hành nghề công tác xã hội: Kinh nghiệm quốc tế và thực tế Việt Nam” để đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn hoạt động đào tạo công tác xã hội nói riêng và phát triển nghề công tác xã hội nói chung   - Thời gian dự kiến: Thứ sáu, ngày 21 tháng 12 năm 2018 -  Địa điểm: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG HN -  Mục đích của Hội thảo

+ Phân tích lý luận về thực hành nghề CTXH, xem xét tính liên ngành trong đào tạo nghề CTXH

+ Phân tích chính sách đào tạo, quá trình xây dựng chính sách đào tạo thực hành nghề ở Việt Nam nhằm đề xuất hoàn thiện dự luật về đào tạo nghề CTXH.

+ Phân tích, đánh giá việc tổ chức đào tạo thực hành công tác xã hội trong các trường, viện ở Việt Nam hiện nay: Thời lượng, cách thức tổ chức, đội ngũ kiểm huấn viên…

+ Phân tích các mô hình đào tạo thực hành CTXH tại một số quốc gia trên thế giới có nghề công tác xã hội phát triên.

+ Phân tích, nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế trong đào tạo thực hành công tác xã hội

+ Đề xuất các giải pháp ngắn hạn và dài hạn nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo thực hành CTXH tại Việt Nam.

+ Xây dựng mạng lưới, cơ chế hợp tác giữa các trường, viện trong đào tạo thực hành công tác xã hội trong phạm vi cả nước.

  Chúng tôi trân trọng kính mời các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, học viên, nghiên cứu sinh quan tâm, viết bài tham luận cho Hội thảo. Ban chuyên môn của Hội thảo sẽ phân công 02 người nhận xét, đánh giá khách quan các bài viết để lựa chọn bài viết xuất bản trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế. Các bài tham luận được chấp nhận trong hội thảo là những bài phù hợp với mục đích của hội thảo, mang tính học thuật, có cấu trúc nghiên cứu, văn phong chuẩn mực và trích dẫn đúng quy định.   Hướng dẫn nộp đăng ký bài tham luận hội thảo -           Thời gian nhận đăng ký viết bài và tóm tắt trước ngày: 28/11/2018 (tiếng Việt và tiếng Anh (nếu có)) -           Thời gian nhận bài tham luận toàn văn: trước ngày 15/12/2018 -           Địa chỉ nhận đăng ký bài tham luận: điền đầy đủ thông tin theo đường //goo.gl/forms/EPyTB1WCtyjhOT342 hoặc email trực tiếp cho Trưởng ban Thư ký của Hội thảo, cô Đào Thúy Hằng, email:   Hướng dẫn nộp bài

- Bài tham luận trong khoảng 7 - 10 trang A4, được soạn thảo với quy cách: trang A4, lề trái 3,5 cm, lề phải, lề trên và lề dưới: 2 cm; Font chữ Times New Roman; cỡ chữ 13 pt; cách dòng Multiple 1.3.

- Quy cách trích dẫn tài liệu: Theo quy cách của Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, link: //journal.ussh.vnu.edu.vn/index.php/vjossh/announcement/view/3

- Bài tham luận nộp đúng hạn cho Trưởng ban Thư ký của Hội thảo, cô Đào Thúy Hằng, email:

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp cũng như sự tham dự của ông/bà.

   

TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO

PGS.TS TRỊNH VĂN TÙNG

 

Dưới đây là những điều bạn cần phải làm để học các môn xã hội đạt hiệu quả tối ưu nhất.


Hãy tạo ra đam mê cho mình


So với các môn khoa học-tự nhiên, các môn xã hội mang một nét đặc trưng riêng. Từ xưa tới nay, các môn xã hội vẫn thường được coi là những môn học thuộc lòng, trừu tượng, khó nhớ. Chính bởi vậy, để học tốt chúng thì trước tiên bạn phải có đam mê và hứng thú.


Đừng đốt cháy giai đoạn


Chú ý trong quá trình học cũng như ôn luyện các môn xã hội, bạn không được phép "đốt cháy" giai đoạn. Thay vào đó, bạn cần phải “xào nấu” lại bài vở sau mỗi buổi học trên lớp. Học từ từ, dần dần theo logic và cần có thời gian. Bởi các kiến thức của các môn xã hội được nối kết với nhau rất chặt chẽ. Nếu bạn không học bài trước thì bài sau bạn sẽ chẳng hiểu gì cả. Chắc chắn những lần học đầu tiên bạn sẽ không hiểu lắm một câu, một đoạn nào đó trong bài. Khi đó bạn đừng nản chí, bỏ cuộc mà hãy ngồi ngẫm nghĩ, động não thêm một chút, tìm mọi cách để làm sáng tỏ điều mà bạn không hiểu.




Nên đầu tư thời gian


Vì các môn xã hội liên quan rất nhiều đến khái niệm trừu tượng, các mốc thời gian lịch sử, các tên nhân vật, địa danh,… nên có khi bạn phải học thuộc lòng. Nhưng việc học thuộc lòng là một chuyện không hề dễ dàng gì. Yếu tố kiên quyết là cần phải có thời gian. Bạn hãy sắp xếp lịch học tập của mình một cách hợp lí để tránh lãng phí thời gian. Vào các thời gian rảnh rỗi, bạn nên tranh thủ học. Cứ như vậy các kiến thức môn xã hội sẽ được bạn “nấu chín”.


Học dưới nhiều hình thức


Kiến thức môn xã hội vô cùng đa dạng, phong phú. Để chiếm hữu được nó bạn cần phải biết kết hợp các hình thức học lại với nhau. Thay vì đọc sách khiến bạn căng thẳng, mỏi mắt thì bạn hãy nghe radio dạng sách. Để thêm phần hứng thú và thay đổi tinh thần, bạn có thể xem các đoạn video tư liệu đề cập đến lĩnh vực mà bạn đang quan tâm, tìm hiểu. Đặc biệt, việc đi du lịch, đi tham quan các khu di tích lịch sử, các địa danh cũng giúp bạn mở mang tầm hiểu biết, phát triển tư duy.


Mạnh dạn trao đổi với mọi người


Đây là một “thủ thuật” đã được chứng minh là rất hữu hiệu cho việc học các môn xã hội. Khi trao đổi kiến thức với mọi người xung quanh như: thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp,… bạn sẽ “vỡ vạc” ra được khá nhiều điều. Không chỉ lĩnh hội được nhiều điều mới lạ sau mỗi cuộc trao đổi đó, mà bạn còn có thể phát hiện ra những cái sai trong lối suy nghĩ mà trước đây bạn luôn cho là đúng.


Biết liên tưởng và cho ví dụ


Sở dĩ bạn thấy khó hiểu các kiến thức môn xã hội là vì bạn không biết cách liên tưởng và cho ví dụ sau mỗi khái niệm, định nghĩa hay luận điểm nào đó. Bạn hãy “cởi mở” trong lối tư duy để liên tưởng những luận điểm ấy với các hiện tượng, vấn đề trong cuộc sống. Sau đó, bạn nên tìm ra những ví dụ cụ thể, thực tế để chứng minh cho luận điểm ấy. Như vậy, kiến thức các môn xã hội sẽ trở nên dễ hiểu, dễ nhớ hơn rất nhiều, thậm chí làm cho bạn cảm thấy hứng thú hơn.


Trên đây là những chia sẻ nhỏ về những điều bạn cần làm để học các môn xã hội đạt hiệu quả tối ưu. Hy vọng rằng qua bài chia sẻ này, các bạn sẽ yêu thích và học tốt hơn các môn xã hội. Chúc các bạn thành công nhé!

Video liên quan

Chủ đề