Bị hư thai bao lâu có kinh lại

1. Khi nào máu ngưng sau sảy thai?

Bị hư thai bao lâu có kinh lại
Sảy thai tự nhiên ra huyết trong vòng 2 tuần

Thường sau khi sảy thai, hiện tượng ra huyết sẽ kéo dài trong vòng 2 tuần và lượng máu ít dần đến hết. Khi ra huyết trong thời gian này, bạn sẽ cảm thấy bụng hơi đau như đến tháng và tùy vào cơ địa đau nhiều hay ít, thậm chí một số chị em không thấy đau đớn gì. Nguyên nhân do phụ thuộc vào tuổi thai bị lưu, sảy thai do thuốc hay do phẫu thuật.

2. Sảy thai tự nhiên có bị sót nhau?

Hoàn toàn có thể sót nhau nếu bạn sảy thai tự nhiên. Một số trường hợp sảy thai tự nhiên thai sẽ bị đẩy ra ngoài mà không dùng biện pháp gì, một số khác thai bị lưu và buộc phải dùng thuốc hoặc phẫu thuật... Trong trường hợp dùng thuốc hay phẫu thuật, bạn vẫn có thể bị sót nhau và cần phải kiểm tra định kỳ theo lời dặn của bác sĩ.

3. Khi nào có kinh nguyệt trở lại sau sảy thai?

Điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa của từng mẹ. Theo các bác sĩ, thông thường sau sảy thai khoảng 4 - 6 tuần bạn sẽ thấy kinh nguyệt quay trở lại và ở lần này lượng huyết trong kỳ kinh nguyệt có nhiều hơn bình thường nên không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, nếu lượng kinh nguyệt quá nhiều và bạn cảm thấy lo lắng thì nên gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân. Vì có thể đó không phải là kinh nguyệt mà do một vài mô của thai còn sót lại trong cơ thể.

4. Chu kỳ kinh nguyệt có thể không đều sau sảy thai

Bị hư thai bao lâu có kinh lại
Chu kỳ kinh nguyệt có thể không đều sau sảy thai tự nhiên

Do sự mất cân bằng hormone nên chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể không đều sau thời gian sảy thai. Thực tế, do cơ thể bạn đang tự chữa lành những vết thương do việc mất con gây ra. Và khi hormone trở lại bình thường thì chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ đều như trước. Do đó bạn không cần quá lo lắng về việc kinh nguyệt thất thường này.

Thậm chí, một số chị em sẽ có hiện tượng 2 chu kỳ kinh nguyệt trong một tháng. Theo các bác sĩ giải thích, hiên tượng này là do nhau thai đang được giải phóng khỏi tử cung và thường xuất hiện trong lần đầu tiên bạn bị sảy.

5. Sau 1 tháng sảy thai chưa có kinh nguyệt có đáng lo?

Một số chị em lo lắng về vấn đề này, tuy nhiên các bác sĩ cho biết nếu đã gần 1 tháng sau sảy thai bạn vẫn chưa thấy chu kỳ kinh nguyệt thì không cần lo lắng. Đây là hiện tượng bình thường vì cơ thể cần phải tự chữa lành vết thương và cân bằng hormone. Bạn hãy theo dõi thêm thời gian nữa và đi khám nếu cảm thấy lo lắng.

6. Ngực bị ảnh hưởng thế nào sau sảy thai?

Sau khi sảy thai, ngực của bạn có thể sẽ lớn hơn về kích cỡ, thậm chí còn tiết sữa trong một vài ngày. Điều này là hoàn toàn bình thường do sữa được tiết trong quá trình mang thai. Nếu cảm thấy khó chịu bạn hãy chọn các loại áo ngực lớn, mềm, thấm hút tốt và massage để giảm cảm giác đau.

7. Khi nào có thể mang thai sau sảy thai tự nhiên?

Lời khuyên dành cho bạn là ít nhất bạn nên đợi ít nhất 2 - 3 kỳ kinh nguyệt đi qua mới tính chuyện có thai lại. Và bạn cần lưu ý, có thai lại quá sớm tỉ lệ thuận với nguy cơ sảy thai rất cao, khoảng 70%. Đặc biệt, với những người có tiền sử sảy thai nhiều hơn 1 lần, bác sĩ khuyên không nên nôn nóng vội có thai lại mà nên đợi đến thời điểm cơ thể đã phục hồi cả tình thần, thể chất để việc mang thai diễn ra thuận lợi hơn.

8. Sảy thai có ảnh hưởng đến việc mang thai lần sau?

Bị hư thai bao lâu có kinh lại
Nếu sảy thai hơn 1 lần nên đến khám bác sĩ trước khi muốn mang thai

Theo nhiều nghiên cứu, nếu bạn đã sảy thai 1 lần thì bạn hoàn toàn có thể có thai lại lần 2 bình thường. Tuy nhiên, nếu sảy thai 2 - 3 lần liên tục thì sảy thai có thể dễ trở thành "thói quen" và cơ hội giữ an toàn cho bào thai là không dễ dàng.

Vì thể, nếu sảy thai nhiều hơn 1 lần hãy đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân vì sao. Ngoài ra, khi bạn bị sảy thai nhiều lần hãy quan tâm nhiều đến sức khỏe, dinh dưỡng, tinh thần và trước khi mang thai hãy nhờ bác sĩ tư vấn.

9. Khi nào có thể "quan hệ" sau sảy thai?

Khi máu ngừng xuất hiện sau sảy thai, bạn hoàn toàn có thể quan hệ trở lại. Tuy nhiên, thời điểm các bác sĩ khuyên tốt nhất là nên sau 2 - 3 tuần bạn có thể quan hệ trở lại được (trường hợp sảy thai 3 -4 tháng) và 6 tuần quan hệ trở lại (trường hợp sảy thai từ 5 tháng trở lên).

Đây chính là khoảng thời gian lý tưởng để cho những tổn thương ở tử cung được phục hồi và cũng để phòng tránh nguy cơ viêm nhiễm do vùng kín hoạt động "ân ái".

10. Sảy thai có thể phòng tránh?

Điều này thật khó và những phụ nữ có tiền sử sảy thai 2 - 3 lần trở lên hoặc mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, tuyến giáp, lớn tuổi đều có nguy cơ sảy thai... Tuy nhiên, việc bạn cần làm là chăm sóc sức khỏe, trang bị những kiến thức cần thiết để có sức khỏe sinh sản tốt, thuận lợi cho việc mang thai bảo đảm bảo an toàn cho thai nhi sau này.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Mang thai sau sảy có nhiều vấn đề cần lưu ý hơn là việc mang thai bình thường. Hãy chắc chắn rằng, vợ chồng bạn đồng lòng quyết định lúc bắt đầu mang thai lại, với ít áp lực nhất.

Trước khi cố gắng mang thai sau sảy, cơ thể bạn cần thời gian để phục hồi.

  • Ra máu thường chấm dứt trong vòng một tuần sau khi sảy (nếu không, bạn phải đi khám ngay), bạn có thể bị kiệt sức trong một vài ngày.
  • Tùy thuộc vào hình thức sảy thai (tự phát hay do nạo hút) sau khi được điều trị ở viện, hormone tự nhiên có thể mất 4-6 tuần để trở lại bình thường.
  • Chu kỳ kinh nguyệt thường trở lại trong khoảng thời gian tương tự, 4-6 tuần nhưng có thể mất vài chu kỳ để ổn định.

Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu bạn đã sẵn sàng, việc mang thai sau sảy có thể thành công sớm hơn. Điều quan trọng là không nên quan hệ vợ chồng quá sớm. Khi bị ra máu là thời điểm dễ gây nhiễm trùng.

Bị hư thai bao lâu có kinh lại

Phụ nữ sau khi sảy thai cần phải nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe

Điều này giúp bạn hạn chế được những yếu tố có nguy cơ gây sảy thai. Có một số nguyên nhân sảy thai thông thường như:

  • Do rối loạn hệ thống miễn dịch;
  • Do sự thay đổi hormone bất thường trong cơ thể người mẹ, chẳng hạn sự sự sụt giảm hormone;
  • Bệnh tiểu đường, buồng trứng có vách ngăn…;
  • Tiền sử gia đình: Nếu mẹ, chị gái bạn cũng từng gặp phải tình trạng sảy thai, thì sảy thai với bạn có thể do di truyền;
  • Với những phụ nữ mang thai ở độ tuổi trên 35, nguy cơ sảy thai là rất lớn;
  • Sảy thai có thể do nhiễm độc từ hóa chất hoặc thực phẩm gây sảy thai;
  • Nếu nguyên nhân sảy thai là do bạn bị nghẽn mạch máu, bạn có thể phải nhờ bác sĩ kê đơn thuốc để khắc phục tình trạng này;
  • Trường hợp, thai không thể giữ được do bạn vận động hay có những va chạm mạnh khi mang bầu, bạn nên chú ý hơn trong sinh hoạt.

Lưu ý với trường hợp sảy thai liên tiếp:

Nếu bạn bị sảy thai liên tục, khoảng từ 2-3 lần trở lên thì sảy thai lúc này có thể trở thành “thói quen” nguy hiểm. Nguyên nhân của tình trạng này là:

  • Bào thai phát triển không bình thường: Sự bất thường của tinh trùng hoặc trứng khi thụ tinh khiến cho thai không thể phát triển được, dẫn tới sảy thai.
  • Bất thường ở tử cung: Tử cung bị dị tật, bị u xơ, bị viêm nhiễm, phẫu thuật hay nạo hút nhiều lần…
  • Ngoài ra còn do các nguyên nhân như di truyền, lao động nặng nhọc, nhiễm độc hóa chất….

Những trường hợp sảy thai liên tiếp cần đặc biệt cẩn thận nếu muốn có thai lại. Bạn chỉ nên có thai lại sau đó khoảng 6 tháng khi tử cung đã hoàn toàn bình phục.

Nên hỏi ý kiến bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả nhất.

Bị hư thai bao lâu có kinh lại

Sảy thai có thể do rất nhiều nguyên nhân trong đó có bất thường của trứng hoặc tinh trùng

  • Hãy kiểm tra sức khỏe hai vợ chồng để chắc chắn rằng cơ thể hai vợ chồng khỏe mạnh và sẵn sàng cho việc mang thai.
  • Hãy nói chuyện với bác sĩ và xác định tình trạng sức khỏe tốt nhất cũng như thời điểm trứng rụng để mang thai lại.
  • Bạn có thể phòng tránh một số nguy cơ sau sảy hoặc trong một số trường hợp cho biết rõ nguyên nhân sảy thai trước đó, bạn có thể phòng tránh chúng.
  • Bạn có thể mang thai lại ngay lập tức hoặc chờ đợi sau kỳ kinh nguyệt đầu tiên trở lại (4-6 tuần sau) để giúp bác sĩ của bạn tính toán thời gian thụ thai thuận lợi. Nhiều trường hợp phải đợi 3-6 tháng để mang thai lại.
  • Để tăng sức khỏe, bạn cần ăn uống tốt, kết hợp với bổ sung axit folic theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Đừng lo lắng nếu bạn không có thai lại sớm dù đã nỗ lực. Nhiều cặp vợ chồng không có vấn đề về sinh sản và “yêu” thường xuyên chỉ có 30% cơ hội mang thai trong tháng. Hiện chưa có tính toán phải mất bao lâu để mang thai sau sảy thành công, trừ khi có một số lý do y tế khác.

Để gia tăng cơ hội thụ thai, bạn nên giữ gìn và tăng cường sức khỏe bằng cách:

  • Làm việc điều độ, tránh căng thẳng, stress;
  • Ăn uống đầy đủ dưỡng chất nhất là các loại thực phẩm giàu chất sắt, axit folic, cắt giảm hoàn toàn việc uống rượu và hút thuốc lá;
  • Không tiếp xúc hay làm việc trong môi trường độc hại, ô nhiễm;
  • Nên tập thể dục, đi bộ đều đặn mỗi ngày, các bài tập nhẹ nhàng như Yoga cũng rất tốt để cải thiện sức khỏe của bạn;
  • Giữ tinh thần thoải mái để gia tăng cơ hội thụ thai.

Giữ tinh thần thoải mái

  • Không nên dằn vặt bản thân nếu bạn bị sảy thai cho dù đó là lỗi của ai. Nên coi đó là chuyện buồn, xảy ra ngoài ý muốn. Bạn có thể chia sẻ cảm xúc tiêu cực của mình với chồng, bạn bè, người thân… để giữ tinh thần vui vẻ, thư giãn hơn.
  • Nhiều phụ nữ xuất hiện tình trạng lo sợ mình có thể bị sảy thai thêm một lần nữa. Bạn không nên quá lo lắng vì điều này vì theo các kết quả điều tra thì có đến 85% các bà mẹ mang thai lại thành công sau khi đã bị sảy.
  • Việc giữ tinh thần thoải mái, khỏe mạnh về tinh thần cũng giúp phụ nữ “cấn thai” dễ dàng hơn, em bé khỏe mạnh hơn.

Bị hư thai bao lâu có kinh lại

Phụ nữ mang thai sau sảy có thể bổ sung axit folic bằng thực phẩm

Các cặp đôi từng bị sảy thai một lần có đến 80% cơ hội thụ thai thành công sau đó.

Nếu có tiền sử hai lần sảy thai, cơ hội có thai lại giảm một chút (72%) và nếu từng có ba lần sảy thai, cơ hội của bạn có thể ít hơn 50%.

Nếu sảy thai liên tiếp, bác sĩ sẽ tìm hiểu nguyên nhân và có những nguyên nhân không khó để giải quyết.

Bạn nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để phòng tránh những nguy cơ.

Nếu đã có thể mang thai sau sảy, bạn nên:

  • Nghỉ ngơi hợp lý;
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết đặc biệt là axit folic trong giai đoạn đầu của thai kỳ, ăn uống cân bằng dinh dưỡng;
  • Chỉ nên vận động nhẹ nhàng trong giai đoạn đầu;
  • Hỏi ý kiến bác sĩ trong trường hợp bạn đã có tiền sử sảy thai được xác định nguyên nhân liên quan đến yếu tố nội tiết cần phải dùng thuốc;
  • Thăm khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để đảm bảo thai nhi phát triển tốt, mẹ khỏe.
  • Giữ tinh thần thoải mái bằng các hoạt động cá nhân như đọc sách, nghe nhạc, thư giãn v.v…và chia sẻ niềm vui cùng người thân trong gia đình.

Bị hư thai bao lâu có kinh lại

Mẹ bầu nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi khi mang thai sau sảy

Có thai sau khi sảy thường khiến người mẹ áp lực hơn về việc mang thai. Tuy nhiên, điều cốt yếu là sức khỏe và tinh thần phải thật tốt sẽ giúp mẹ có một thai kỳ trọn vẹn.

Bạn cần tư vấn các vấn đề liên quan đến sức khỏe, Bệnh viện Hồng Ngọc với 17 năm kinh nghiệm sản khoa sẽ giúp bạn chăm sóc và bảo vệ thai kỳ trọn vẹn./.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/