Bệnh viện dã chiến thủ đức nằm ở đâu

Bệnh viện dã chiến thủ đức nằm ở đâu

Bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện dã chiến trên địa bàn TP.HCM vui mừng trong ngày xuất viện - Ảnh: THU HIẾN

Tính đến chiều 15-8, tổng số bệnh nhân được điều trị khỏi và xuất viện tại Bệnh viện dã chiến số 6 (đặt tại khu tái định cư Bình Khánh, phường An Khánh, TP Thủ Đức) lên tới gần 6.000 người. 

Bệnh viện dã chiến số 6 bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 11-7 với quy mô 4.000 giường. BS Trần Văn Dương - phó giám đốc bệnh viện - cho biết sau hơn 1 tháng, tính đến chiều 15-8, bệnh viện tiếp nhận trên 8.200 trường hợp nhập viện, trong đó gần 6.000 người được điều trị khỏi và ra viện.

Hiện tại bệnh viện đang điều trị khoảng 2.300 bệnh nhân COVID-19. Lực lượng gồm 131 bác sĩ và hơn 200 điều dưỡng chủ yếu đến từ Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM, Bệnh viện Phụ sản trung ương, Bệnh viện Đa khoa Thái Bình… Tất cả mọi người vẫn đang ngày đêm nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ với hy vọng các bệnh nhân đều nhanh khỏe để trở về nhà.

Trước đó, ngày 14-8, đoàn công tác Bộ Y tế do ông Nguyễn Thanh Hà - phó cục trưởng Cục quản lý môi trường y tế - làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác phòng, chống dịch cũng như quá trình thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện dã chiến số 6.

Qua kiểm tra, tại mỗi phòng đều có nhóm chat Zalo để bệnh nhân thông báo tình hình đến các bác sĩ mỗi ngày, nếu có vấn đề sẽ kịp thời được cấp cứu… Tuy nhiên bệnh viện vẫn còn tồn tại một số khó khăn như thiếu nhân lực, một số trang thiết bị y tế, thuốc, khẩu trang N95, nhiều nhân viên y tế chưa được tiêm vắc xin mũi 2.

Đoàn kiểm tra đánh giá cao tinh thần làm việc của đội ngũ cán bộ y tế tại Bệnh viện dã chiến số 6, dù khối lượng công việc luôn trong tình trạng quá tải nhưng mọi người vẫn nỗ lực, cố gắng chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân.

Hiện Bệnh viện dã chiến số 6 ngoài tiếp nhận bệnh nhân từ các đơn vị điều phối lên thì còn tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu từ bên ngoài đưa vào, hạn chế tối đa tình trạng chuyển bệnh nhân đi nơi khác. Đây là một sự cố gắng, nỗ lực hết mình vì người dân của tập thể y bác sĩ tại Bệnh viện dã chiến số 6 trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 tại TP.HCM vẫn đang diễn biến căng thẳng.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, hiện TP đang điều trị 32.293 bệnh nhân COVID-19, trong đó có 2.237 trẻ em dưới 16 tuổi, 1.851 bệnh nhân nặng đang thở máy và 15 bệnh nhân can thiệp ECMO. Trong ngày 14-8 có 3.417 bệnh nhân xuất viện, tổng số xuất viện cộng dồn từ ngày 1-1 đến nay là 70.727 bệnh nhân.

THU HIẾN

Bệnh viện dã chiến thủ đức nằm ở đâu

Nhân viên y tế tại Bệnh viện dã chiến số 14, quận Tân Phú, TP.HCM hoàn thiện những khâu cuối cùng để đón bệnh nhân (ảnh chụp chiều 16-9) - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Sở Y tế TP.HCM ngày 8-10 có tờ trình gửi UBND TP.HCM về lộ trình tái cấu trúc bệnh viện dã chiến trên địa bàn giai đoạn sau 1-10.

Bệnh viện dã chiến TP ngừng hoạt động

Theo Sở Y tế TP, trước tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, để chuẩn bị cho học sinh - sinh viên các trường đại học, cao đẳng bắt đầu trở lại học tập cũng như đưa các khu nhà tái định cư đi vào cuộc sống phục vụ người dân, đơn vị xây dựng lộ trình ngừng hoạt động đối với các bệnh viện dã chiến TP.

Theo đó, các bệnh viện dã chiến của TP sẽ lần lượt ngừng hoạt động vào cuối tháng 10, tháng 11 và tháng 12-2021. 

Trong đó, các bệnh viện dã chiến số 3, số 6, số 8 ở khu tái định cư Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) sẽ ngừng hoạt động sau cùng (cuối tháng 12-2021) do được đầu tư hệ thống nguồn oxy lỏng, giường hồi sức để đảm trách tiếp nhận F0 khi các bệnh viện dã chiến khác ngừng hoạt động.

Bệnh viện dã chiến số 5 (Thuận Kiều Plaza, quận 5) cũng nằm trong danh sách do yêu cầu hỗ trợ tiếp nhận các trường hợp F0 mức độ nhẹ và trung bình từ các bệnh viện trong khu vực trung tâm TP (Bệnh viện Nguyễn Trãi, Nguyễn Tri Phương, An Bình).

Duy trì, mở rộng bệnh viện dã chiến quận huyện

Bệnh viện dã chiến thủ đức nằm ở đâu

Nhân viên y tế tại Bệnh viện dã chiến số 14 kiểm tra hệ thống oxy - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Theo Sở Y tế TP, khi giải thể các bệnh viện dã chiến của TP, các bệnh viện dã chiến của quận, huyện vẫn duy trì đảm trách tiếp nhận các trường hợp F0 mới không đủ điều kiện cách ly tại nhà. 

Tính đến ngày 8-10, toàn TP có 15 bệnh viện dã chiến quận, huyện đi vào hoạt động với tổng quy mô gần 7.000 giường.

Sở Y tế TP kiến nghị UBND TP chỉ đạo tất cả các quận, huyện duy trì; hoặc sớm thành lập (chưa có) các bệnh viện dã chiến, với quy mô 300 - 500 giường/bệnh viện. Trong đó có 30-50 giường oxy, do bệnh viện quận, huyện hoặc bệnh viện TP trên cùng địa bàn đảm trách.

Các bệnh viện dã chiến quận, huyện đang sử dụng cơ sở hạ tầng là trường học cần chuẩn bị phương án di dời sang cơ sở hạ tầng mới phù hợp. Ưu tiên sử dụng nguồn đất công thành lập bệnh viện dã chiến để có thể sử dụng lâu dài.  

Việc duy trì và phát triển mô hình bệnh viện dã chiến quận, huyện; theo Sở Y tế TP sẽ giúp các bệnh viện quận huyện "rảnh tay" chuyển đổi trở lại công năng ban đầu là khám chữa bệnh thông thường cho người dân trên địa bàn.

Sắp xếp các trung tâm hồi sức ra sao?

Bệnh viện dã chiến thủ đức nằm ở đâu

Điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 nặng tại Bệnh viện hồi sức COVID-19 TP Thủ Đức - Ảnh: DUYÊN PHAN

Hiện nay, toàn TP có 95 cơ sở y tế điều trị COVID-19, trong đó có 10 trung tâm hồi sức tích cực. Trong số này có 3 trung tâm hồi sức COVID-19 lớn thuộc Bệnh viện Bạch Mai, Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) và Trung ương Huế quản lý. 

Các trung tâm hồi sức này được bố trí cạnh các bệnh viện dã chiến mới được xây dựng như Bệnh viện dã chiến số 16 (quận 7), số 13 (Bình Chánh) và số 14 (quận Tân Phú).

Sở Y tế TP kiến nghị UBND TP cho phép các bệnh viện TP tiếp nhận và triển khai mô hình "bệnh viện dã chiến 3 tầng" tại các bệnh viện dã chiến này sau khi lực lượng chi viện của các bệnh viện rút quân. 

Cụ thể sắp xếp như sau:

- Bệnh viện ĐH Y dược TP tiếp nhận trung tâm hồi sức thuộc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, dự kiến tiếp nhận vào ngày 15-10.

- Bệnh viện Nhân dân Gia Định tiếp nhận trung tâm hồi sức thuộc Bệnh viện Bạch Mai, dự kiến tiếp nhận vào ngày 20-10.

- Bệnh viện Nhân dân 115 tiếp nhận trung tâm hồi sức thuộc Bệnh viện Trung ương Huế, dự kiến tiếp nhận vào cuối năm 2021.

Lúc đó, các trung tâm hồi sức sẽ sáp nhập với Bệnh viện dã chiến số 16, 13, 14 trở thành các "bệnh viện dã chiến 3 tầng".

Sở Y tế TP sẽ điều động luân phiên nhân viên y tế (bao gồm bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên) từ các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa TP; quận, huyện đến các "bệnh viện dã chiến 3 tầng" vận hành hệ thống điều trị. 

Song song điều trị bệnh nhân, các bệnh viện đảm trách trung tâm hồi sức sẽ chịu trách nhiệm đào tạo chuyên khoa hồi sức cấp cứu cho các y bác sĩ trong thời gian luân phiên công tác tại các bệnh viện này.

Bệnh viện dã chiến thủ đức nằm ở đâu

Bệnh nhân xuất viện tại Bệnh viện dã chiến Phú Nhuận. Sau nhiều tháng hoạt động, các bệnh viện dã chiến đã dần hoàn thành "sứ mệnh" - Ảnh: DUYÊN PHAN

16 bệnh viện với 37.000 giường

Tính từ đầu tháng 7-2021 đến nay, TP đã thành lập 16 bệnh viện dã chiến (cấp TP) với quy mô khoảng 37.000 giường, nhiệm vụ chính tiếp nhận điều trị các trường hợp F0 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ. Hiện còn đang điều trị khoảng 9.443 trường hợp F0.

Các bệnh viện dã chiến TP được trưng dụng từ khu nhà tái định cư, ký túc xá của trường đại học, cao đẳng nên không thể sử dụng lâu dài. Theo đánh giá, vai trò và chức năng của các bệnh viện dã chiến là không thể thiếu trong công tác phòng, chống dịch, góp phần giảm tải cho các bệnh viện điều trị COVID-19.

Bệnh viện dã chiến thủ đức nằm ở đâu
Ca bệnh giảm mạnh, nhiều bệnh viện điều trị COVID-19 ở TP.HCM trống giường

HOÀNG LỘC - TIẾN LONG