Bệnh phù thũng là gì

1. Phù thũng toàn thân có thể phân ra:

a. Phù thũng do thận: ở giai đoạn đầu viêm thận tiểu cầu thận cấp tính, buổi sớm tỉnh dậy, bệnh nhân thường bị phù ở mắt và mặt, về sau phát triển thành phù toàn thân. Ở chứng tổng hợp bệnh thận, phù toàn thân là rõ rệt nhất. Phù do thận chủ yếu là do trong nước tiểu nhiều protein gây ra chứng protein trong máu thấp và lượng máu tuần hoàn giảm đi, chứng kế phát aldosterone tăng nhiều có liên quan với việc nước và natri ứ đọng.

b. Phù thũng do tim: chủ yếu là biểu hiện chức năng của tim phải bất toàn, cơ chế chủ yếu là lượng máu tuần hoàn có hiệu quả bị giảm thấp, lượng aldosterone tăng nhiều, gây ra ứ đọng nước và natri và làm áp lực tĩnh mạch tăng cao, lượng hấp thu trở lại tổ chức bị giảm thấp, biểu hiện đặc trưng chủ yếu là tĩnh mạch cổ căng phồng, gan sưng to, thậm chí dẫn đến tích nước ở ngực và bụng.

Đặc điểm phù thũng: trước tiên xuất hiện ở bộ phận dưới của thân thể:

Phân biệt phù thũng do thận và phù thũng do tim

Điểm phân biệt

Phù thũng do thận

Phù thũng do tim

Vị trí ban đầu

Bắt đầu từ mắt, mặt lan ra toàn thân

Bắt đầu từ bàn chân lan lên trên ra toàn thân

Tốc độ phát triển

Thường rất nhanh

Tương đối chậm

Tính chất phù thũng

Mềm và tính di động lớn

Tương đối cứng, tính di động nhỏ

Bệnh chứng kèm theo

Thường kèm theo cao huyết áp, protein niệu, trong nước tiểu có vật lắng hình ống.

Kèm theo tim to, tim có tạp âm, gan sưng to.

c. Phù thũng do gan: biểu hiện chủ yếu phù thũng do xơ cứng gan ở giai đoạn đầu không thể bù đắp được là bụng báng nước, cũng có thể xuất hiện phù thũng trước tiên ở mắt cá chân. Chứng cao áp ở mạch cửa, chứng protein trong máu thấp, chứng aldosterone kế phát tăng cao v.v… là cơ chế chủ yếu gây ra phù thũng và bụng báng nước, biểu hiện lâm sàng của xơ cứng gan là suy thoái chức năng gan và chứng cao áp ở mạch cửa.

d. Phù thũng do dinh dưỡng không tốt: do bệnh tiêu hoá mạn tính, thiếu dinh dưỡng lâu dài, bệnh ruột dạ dày do mất protein, bị bỏng độ nặng v.v…. gây ra chứng protein trong máu thấp hoặc thiếu vitamin B1, có thể dẫn đến phù thũng. Lượng mỡ dưới da giảm nhiều làm các tổ chức da chùng nhẽo, áp lực trong các tổ chức giảm thấp, làm tăng lượng nước bị ứ đọng trong cơ thể. Phù thũng thường bắt đầu ở bàn chân rồi lan dần khắp toàn thân.

2. Phù thũng toàn thân do những nguyên nhân khác.

a. Khi bị phù thũng do dịch tính sẽ sinh ra phù thũng ấn không lõm, đó là do trong dịch của các tổ chức có chứa tương đối nhiều protein, thường bệnh nhân bị phù ở mặt tương đối rõ (như phù do dịch dính do chức năng của tuyến giáp trạng bị suy thoái).

b. Ở chứng tổng hợp căng thẳng đã qua giai đoạn đầu, cũng thường bị phù độ vừa, có thể kèm theo đau tức vú và đau âm ỉ ở khung chậu, sau khi hành kinh tự nhiên hết phù thũng.

c. Phù thũng do dùng thuốc: có thể gặp khi dùng thuốc hoóc môn tuyến thượng thận, hoóc môn nam, hoóc môn nữ, insulin, thuốc chế từ cam thảo v.v…

d. Phù thũng dạng đặc phát: biểu hiện chủ yếu ở phần dưới của thân thể, nguyên nhân chưa rõ, hầu như chỉ gặp ở phụ nữ, người ta thường cho rằng do chức năng nội tiết mất điều hoà và do phản ứng dị thường khi đứng gây ra, các thí nghiệm phù thũng ở tư thế đứng, nằm có tác dụng hỗ trợ cho chẩn đoán.

Phù thũng cục bộ, có thể do:

- Do chứng viêm cục bộ, có biểu hiện ửng đỏ, nóng và đau.

- Do hồi lưu tĩnh mạch cục bộ bị trở ngại có thể do chứng tổng hợp tắc tĩnh mạch ở các khoang trên, viêm tĩnh mạch, gập căng tĩnh mạch ở chân.

- Do hồi lưu limpha bị trở ngại, chủ yếu do bệnh giun chỉ gây ra, biểu hiện là phù chân voi, da của người bệnh thô, dày, nhăn, tổ chức dưới da dày lên.

- Do thần kinh mạch máu, có đặc điểm là không đau đột phát, chỗ bị phù cứng và đàn hồi, hay bị ở mặt, lưỡi, môi, thuộc loại bệnh phản ứng biến thái ở da, người bệnh thường có bệnh sử dị ứng với một số loại thuốc hoặc thức ăn nào đó, khi bị phù thanh môn có thể nguy hiểm tới tính mạng.

Phù thũng là sưng phù nề gây ra bởi chất lỏng dư thừa đọng lại trong các mô của cơ thể. Người bệnh có thể phù toàn thân hoặc ở bàn tay, cánh tay, bàn chân, mắt cá chân và chân, sưng nề các tế bào dưới da, da căng hoặc sáng bóng; ấn lõm, tăng kích thước bụng. Theo Đông y, nguyên nhân chủ yếu là do tỳ và thận. Xin giới thiệu một số bài thuốc trị theo từng thể.

Bệnh phù thũng là gì

Bệnh phù thũng là gì

Đỗ trọng (trên) và râu ngô là hai vị thuốc trị phù thũng do thận dương hư.

Người bệnh có triệu chứng toàn thân phù, bụng căng đầy, cơ thể lạnh, phân lỏng, nước tiểu ít, chân tay mềm yếu, đau lưng mỏi gối, huyết áp có thể hơi thấp. Phép chữa là ôn bổ thận dương, lợi tiểu tiêu phù. Dùng một trong các bài:

Bài 1: ngũ gia bì, bạch truật (sao hoàng thổ), thục địa sao khô mỗi vị 12g; khương bì, hoa hồi, mỗi vị 6g; đỗ trọng, quế chi mỗi vị 10g; hương nhu trắng, xa tiền thảo, lá tre mỗi vị 16g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

Bài 2: trư linh, xa tiền, tục đoạn, trần bì, quế chi, phá cố chỉ, thiên niên kiện mỗi vị 10g; ngải diệp khô, hoài sơn mỗi vị 16g; cẩu tích, biển đậu mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 3: râu ngô, mã đề thảo, hương nhu mỗi vị 20g; quế, thiên niên kiện, quế chi, chích thảo, trần bì mỗi vị 10g; phá cố chỉ 6g; ngũ gia bì 16g; cẩu tích 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Mời độc giả đón đọc phần 2:"3 bài thuốc quý chữa phù do tỳ hư:vào lúc 8h ngày 14/7/2015

Lương y Thanh Ngọc


Phù thũng tức là nước không thoát ra ngoài được mà đọng lại trong cơ thể. Theo Đông y, có nhiều nguyên nhân gây phù, đa phần là do tỳ và thận. Sau đây là những bài thuốc điều trị tùy theo từng thể lâm sàng.

Phù do viêm thận: Phù ở mặt và mi mắt nhưng mức độ phù nhẹ, bệnh nhân đau mỏi ngang lưng, lúc đầu có cơn sốt nhưng về sau thì giảm dần, lượng nước tiểu ít, bệnh nhân vẫn đi lại được. Trường hợp này nếu ăn mặn thì mức độ phù lại tăng lên. Nguyên tắc điều trị: chống viêm, bổ thận, lợi tiểu. Dùng một trong các bài:

Bệnh phù thũng là gì

Mã đề thảo là lá mã đề tươi.

Bài 1: cẩu tích 12g, đỗ trọng 10g, xa tiền 12g, lá tre 12g, hương nhu trắng 16g, quế 10g, thiên niên kiện 10g, ngũ gia bì 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần

Bài 2: mã đề thảo, hương nhu, râu bắp mỗi vị 16g; thục (sao khô) 12g; khởi tử 12g; khiếm thực 12g; đinh lăng 16g; quế 10g; ngũ gia bì 16g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: ôn thận, bổ thận, chống viêm lợi tiểu.

Phù thận do dương hư: Cơ thể lạnh, chân tay lạnh, phân lỏng, nước tiểu ít, chân tay yếu mềm, đau lưng mỏi gối, nếu đo huyết áp thì thấy huyết áp hơi thấp hơn bình thường, phù toàn thân, bụng căng đầy. Nguyên tắc điều trị: ôn bổ thận dương, lợi tiểu tiêu phù. Dùng một trong các bài:

Bài 1: trư linh 10g, xa tiền 10g, ngải diệp (khô) 16g, cẩu tích 12g, tục đoạn 10g, biển đậu 12g, hoài sơn 16g, trần bì 10g, quế 10g, cố chỉ 10g, thiên niên kiện 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Bài 2: ngũ gia bì 12g, khương bì 6g, hoa hồi 6g, bạch truật (sao hoàng thổ) 12g, thục sao khô 12g, đỗ trọng 10g, quế 10g, hương nhu trắng 16g, xa tiền thảo 16g, lá tre 16g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: ôn dương, tán hàn, thông tiểu.

Bài 3: râu ngô, mã đề thảo, hương nhu mỗi vị 20g; quế 10g; thiên niên kiện 10g; cố chỉ 6g; ngũ gia bì 16g; cẩu tích 12g; chích thảo 10g; trần bì 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Phù do tỳ hư: Theo thuyết âm dương ngũ hành: tạng tỳ thuộc thổ, thổ khắc thủy, do tỳ suy yếu không tiết chế được thủy, thủy ứ đọng tràn lan gây ra phù. Phương pháp điều trị: bổ tỳ, làm cho tỳ được vững mạnh, chức năng của nó được phục hồi, việc điều tiết thủy thấp trở lại bình thường, kết hợp lợi tiểu, thông tiểu. Dùng một trong các bài:

Bệnh phù thũng là gì

Nấm ở gốc cây sau sau cho vị thuốc trư linh.

Bài 1: bạch truật (sao hoàng thổ) 16g, sinh khương 8g, hậu phác 10g, ngũ gia bì 16g, quế 10g, thiên niên kiện 10g, xa tiền 12g, đinh lăng 16g, râu bắp 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Bài 2: hoài sơn 16g, liên nhục 16g, thương truật 12g, sơn tra 10g, hậu phác 12g, sinh khương bì 8g, ngải diệp 16g, đinh lăng 16g, tang diệp 16g, hương nhu 16g, lá tre 16g, quế 10g, chích thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. 10 ngày là 1 liệu trình.

Bài 3: trư linh 10g, trạch tả 10g, bạch truật 16g, ngũ gia bì 16g, cẩu tích 12g, hoài sơn 16g, hậu phác 10g, cao lương khương 10g, khương bì 8g, quế 10g, chích thảo 10g, trần bì 10g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 thang uống 3 lần.