Bệnh dài ngày được nghỉ bao nhiêu ngày năm 2024

Đối với trường hợp hưởng chế độ ốm đau dài ngày người lao động cần có những điều kiện gì? Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau ra sao? Đây là thắc mắc của rất nhiều người lao động về chế độ ốm đau dài ngày.

Điều kiện hưởng chế độ ốm đau dài ngày

Căn cứ Điều 25, Luật BHXH 2014 và Thông tư 46/2016/TT-BYT quy định chi tiết về điều kiện hưởng chế độ ốm đau của người lao động như sau:

1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.

2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

3. Bệnh được xác nhận nằm trong danh mục Bệnh cần chữa trị dài ngày (Theo Thông tư 46/2016/TT-BYT ngày 30/12/2016).

.jpg)

Quyền lợi hưởng chế độ ốm đau dài ngày

1. Thời gian hưởng:

- Theo danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày của Bộ Y Tế

- 180 ngày bao gồm nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng tuần (75%).

- Nếu quá 180 ngày thì chỉ tối đa bằng thời gian đóng BHXH như sau:

- 65% nếu đóng BHXH > 30 năm.

- 55% nếu đóng BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm

- 50% nếu đóng BHXH < 15 năm.

2. Mức hưởng

Mức hưởng:

Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày

\=

Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc

X

Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%)

X

Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau

Hồ sơ hưởng chế độ

Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau dài ngày cần những giấy tờ sau đây:

- Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao)

- Mẫu 01B-HSB.

- Mẫu Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH với thời gian điều trị ngoại trú

- Hồ sơ bệnh án (photo công chứng)

Thời gian nộp hồ sơ

Đơn vị lập và nộp hồ sơ trong thời hạn không quá 55 ngày kể từ ngày người lao động trở lại làm việc.

Tổng kết thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, sau 6 năm thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 cho thấy, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tăng dần qua các năm, từ 13,06 triệu người năm 2016 lên đến gần 16,55 triệu người tham gia năm 2021 (tăng 26,72% so với năm 2016).

Trong đó, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tăng mạnh từ khoảng 0,2 triệu người tham gia năm 2016 lên gần 1,45 triệu người tham gia năm 2021, chiếm 3,25% lực lượng lao động trong độ tuổi (tăng 7,25 lần so với năm 2016). Đối tượng tham gia được mở rộng đồng nghĩa với việc có thêm nhiều người được thụ hưởng các chế độ bảo hiểm như hưu trí, ốm đau, thai sản, tử tuất…

Riêng về chế độ ốm đau, theo số liệu thống kê, số lượt người được giải quyết hưởng chế độ ốm đau trong 6 năm từ 2016 đến 2021 là gần 45 triệu lượt người.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đánh giá, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định người lao động bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc; người lao động có con dưới 7 tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau được hưởng chế độ này là hợp lý.

Chế độ ốm đau chỉ áp dụng trong các trường hợp người lao động gặp rủi ro khách quan do ốm đau hoặc tai nạn. Chính vì vậy, luật quy định loại trừ các trường hợp chính bản thân người lao động chủ động tạo ra bất lợi cho mình như: tự huỷ hoại sức khoẻ, say rượu, dùng các chất ma tuý... ra khỏi đối tượng được bảo hiểm là phù hợp.

Mức hưởng chế độ ốm đau quy định hiện nay nhìn chung là hợp lý, góp phần ổn định cuộc sống của người lao động trong trường hợp ốm đau phải nghỉ việc, đồng thời cũng đảm bảo được tính công bằng giữa các đối tượng được thụ hưởng cũng như khắc phục được sự lạm dụng trong thực tế.

Theo quy định hiện hành, người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì được hưởng chế độ ốm đau trong tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Sau khi hết thời gian nghỉ này mà cần tiếp tục điều trị thì người lao động mới bị tính mức hưởng thấp hơn.

Tuy nhiên, quy định này vẫn không khắc phục được do người lao động sau khi hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau chỉ cần đi làm lại 1-2 tháng rồi lại đề nghị hưởng, thì tổng thời gian hưởng của lần sau còn cao hơn lần trước. Trong khi đó, trước đây Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày chỉ chỉ có 11 bệnh, đến nay Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày đã là 332 bệnh.

Vì vậy, tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội mới, cơ quan soạn thảo đề xuất sửa đổi quy định về thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày cho phù hợp hơn. Theo đó, dự thảo mới đã bỏ quy định về việc cho người mắc bệnh dài ngày nghỉ đến 180 ngày. Thay vào đó, quy định thời gian nghỉ chế độ ốm đau của người lao động đều được xác định thời gian đóng bảo hiểm và điều kiện làm việc, không phân biệt người đó mắc bệnh gì.

Người lao động mắc bệnh dài ngày chỉ được tính hưởng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội theo thời gian. Cụ thể, làm việc trong điều kiện bình thường nghỉ 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

Trường hợp làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, hoặc làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn nghỉ 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

Sau khi hết thời gian nghỉ nói trên mà người mắc bệnh dài ngày vẫn cần tiếp tục điều trị thì vẫn được nghỉ làm hưởng chế độ ốm đau ở mức thấp hơn.

Ngoài ra, dự thảo luật cũng sửa đổi mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau chế độ ốm đau không căn cứ vào mức lương cơ sở; xem xét bổ sung quy định cụ thể đối với những trường hợp cụ thể mới phát sinh như ốm đau trong thời gian ngừng việc, cách ly y tế...

Chủ đề