Bé bị bỏng nước sôi bao lâu thì khỏi

Vết bỏng bị phồng nước thường nạn nhân đang bị phỏng ở cấp độ 2, nếu không chữa trị kịp thời vết thương dễ bị nhiễm trùng để lại sẹo xấu. Có nhiều người đang rất muốn biết vết bỏng bị phòng nước bao lâu thì khỏi? quantumcare.vn xin giải đáp câu hỏi này ngay trong bài viết sau đây. Mời bạn cùng theo dõi nhé!

Sơ cứu đúng cách khi bị bỏng phồng nước

Đánh giá mức độ nặng nhẹ của vết bỏng

Bạn cần nắm rõ mức độ bị bỏng của mình đang nằm cấp độ nào để có phương pháp chữa trị phù hợp nhất. Sau đây là 3 cấp độ khi bị bỏng:

Cấp độ 1: Vết bỏng màu đỏ, không bị phồng rộp, bỏng nước. Cấp độ bỏn này nhẹ nhất nên ít gây ảnh hưởng.

Cấp độ 2: Vết bỏng biến thành màu đỏ, có vết phồng rộp và có nước ở bên trong. Khi vết thương bị bong ra sẽ lộ phần thịt màu hồng ở trong. Cấp độ bỏng này rất dễ để lại sẹo nên bạn cần chữa trị đúng cách và kịp thời để da không bị mất thẩm mỹ về sau.

Cấp độ 3: Vết bỏng có màu đỏ, bong da, phần thịt bên trong có màu trắng hoặc nâu đỏ, xám, có dịch chảy ra. Vết thương lúc này khá nặng nên bạn cần đến ngay bệnh viện để được bác sĩ chữa trị và hướng dẫn cách chăm sóc cho da mau lành và không để lại sẹo.

Vết bỏng bị phồng nước bao lâu thì khỏi?

Vết bỏng khi bị phồng nước tức bạn đang bị ở cấp độ 2 và thời gian bao lâu khỏi còn tùy thuộc vào cách chăm sóc vết thương của bạn như thế nào. Nếu biết cách chăm sóc hợp lý thì khoảng hơn 1 tuần vết thương sẽ khô dần và từ từ khỏi hẳn mà không để lại sẹo trong khoảng 2-3 tuần. Còn nếu bạn cứ mặc kệ vết thương, không chịu dưỡng nó thì có thể khiến vết thương bị nhiễm trùng nặng hơn.

2 trường hợp bỏng cấp độ 2 thường gặp:

Bỏng cục bộ

Những vết bỏng cấp độ 2 bề mặt có thể lành lại trong khoảng 2-3 tuần. Nhưng quá trình lành lại vùng da bị tổn thương của bỏng cục bộ sẽ lâu hơn và thường để lại sẹo nếu không dùng xịt nano trị sẹo ngay từ ban đầu. Thậm chí bệnh nhân phải thực hiện phương pháp cắt lọc và ghép da để điều trị bỏng. Những vết bỏng cục bộ không được điều trị kịp thời sẽ nhanh chóng tăng lên cấp độ 3,

Bỏng bề mặt

Chiều sâu của bỏng cấp độ 2 bề mặt không gây ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của các lớp da. Bởi vậy vùng da bị bỏng bề mặt có thể tự phục hồi mà không cần phẩu thuật nếu bạn biết cách tự chăm sóc ở nhà. Hiện tượng đau rất và sưng đỏ của vết thương có thể hết dần sau 3-4 ngày. Và bạn cần xịt nano sát khuẩn thường xuyên để vết thương mau lành và không để lại sẹo.  

Cách chữa vết bỏng bị phồng đã bị vỡ bọng nước

Bước 1:  Bạn rửa sạch vết thương với nước để không làm vết phồng lan to hơn và ảnh hưởng đến các vùng da khác.

Bước 2: Hãy tiệt trùng sạch sẽ kéo, bấm móng tay bằng cồn rửa tay hoặc có thể luộc trong nước sôi khoảng 10 phút để tiêu diệt các vi khuẩn bám trên đấy. Tiếp theo bạn dùng kéo, bấm để cắt vùng da chết trên vết bỏng. Nhưng không nên cắt quá sát vì sẽ làm ảnh hưởng đến vùng da bình thường khác.

Bước 3: Sau đấy bạn bôi thuốc đặc trị lên vết bỏng và dùng gạc băng lại đến khi vết thương lành lặn. Hàng ngày nên làm sạch vết bỏng bằng nước muối sinh lý và xịt nano bạc sát khuẩn để vết thương mau khỏi và không để lại sẹo.

Khi vết chuẩn bị thương lành hẳn sẽ có cảm giác khá ngứa nhưng bạn tuyệt đối không được gãi vì như vậy khiến nó lâu lành hơn và dễ để lại sẹo rất mất thẩm mỹ.

Nên xịt thuốc gì vào vết bỏng nước mau khỏi nhất?

Nếu nạn nhân bị bỏng có vết thương bị phồng nước là người lớn thì nên sử dụng chai xịt Smart Skin để xịt lên vết thương hàng ngày. Sản phẩm chứa thành phần chủ yếu là nano bạc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn đến 99,9% giúp vết bỏng mau chóng lành lặn và ngăn ngừa để lại sẹo. Tương tự nếu là trẻ em bị bỏng thì xịt sản phẩm Baby Skin lên vết thương sau khi đã làm sạch cho bé.

Sản phẩm Baby SKin và Smart Skin bảo vệ và chăm sóc làn da khi bị bỏng phồng nước

Cả hai loại nano xịt dùng xịt vết bỏng trên đều có công dụng dưỡng da, cấp ẩm duy trì độ ẩm. Nó giúp tiêu diệt vi khuẩn bám trên vết thương tránh trường hợp bị nhiễm trùng. Nano bạc còn giúp làm sạch da sau khi xịt và tái tạo da không để lại sẹo về sau. Cách sử dụng rất đơn giản, bạn chỉ cần nhấn vào vòi xịt trực tiếp lên vết thương và để khô tự nhiên.

Lưu ý khi sử dụng sản phẩm:

  • Lắc đều chai trước khi sử dụng, xịt đều dung dịch nano lên vùng da cần sử dụng.
    Trong suốt quá trình xử lý vết thương, cần tránh vết thương tiếp xúc với nước.
  • Sử dụng cho người lớn và trẻ em. Nếu có biểu hiện bất thường như thì tạm ngưng sử dụng và xin ý kiến của bác sĩ. Để xa tầm tay trẻ em.
  • Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao.
  • Nếu bị ánh sáng chiếu vào sản phẩm sẽ bị giảm tác dụng.

Hai sản phẩm trên đều thuộc thương hiệu Quantum Care, đây là thương hiệu của những sản phẩm chăm sóc da cao cấp được Bộ Y tế cấp giấy phép an toàn và hiệu quả cao. Bạn có thể theo dõi những đánh giá tích cực của khách hàng đã sử dụng sản phẩm thông qua những feedback sau đây:

Bỏng bô xe máy sử dụng Quantum Care ngăn ngừa sẹo

Khách hàng sử dụng Smart Skin khi bị bỏng

Quantum Care hỗ trợ chữa trị các loại bỏng khác

Những lưu ý khi chăm sóc vết bỏng bị phồng nước

Khi bị bỏng dù ở cấp độ nào bạn cũng không nên dùng cách biện pháp dưới đây để chữa trị vết thương:

Kem đánh răng

Mọi người thường truyền miệng nhau rằng bôi kem đánh răng lên vết bỏng sẽ giúp làm dịu nhưng thực tế thì không nên làm như vậy nhé. Vì bôi kem đánh răng lên vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng khiến nó trở nên nặng và lâu khỏi hơn đấy. Kem đánh răng có tính kiềm khi gặp vết bỏng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển khiến vết thương nặng hơn.

Dầu

Bạn cũng không nên bôi bất cứ loại dầu nào lên vết bỏng. Sử dụng dầu ăn, dầu dừa, dầu oliu… sẽ khiến vết bỏng lâu lành hơn. Vì nó sẽ khiến ngăn không cho nhiệt thoát ra nên vết bỏng dễ bị nhiễm trùng và trở nên trầm trọng hơn.

Đá lạnh

Chườm đá lạnh lên vết bỏng cũng là một sai lầm mà nhiều người thường mắc phải. Vì làm như vậy rất dễ khiến da bị bỏng lạnh nếu tiếp xúc đột ngột với đá lạnh.  

Chọc vết bỏng

Bị bỏng có nên chọc bọng nước ra? Khi vết thương bỏng bị phồng nước bạn tuyệt đối không được chọc vào vết thương nhé. Vì khi vết bỏng bị vỡ ra, vi khuẩn bên ngoài sẽ dễ dàng xâm nhập vào bên trong gây nhiễm trùng và tổn thương nặng hơn. Lúc này việc điều trị của bạn càng khó khăn hơn và dễ gây sẹo rất mất thẩm mỹ.

Vậy trên đây chúng tôi đã giải đáp vết bỏng bị phồng nước bao lâu thì khỏi để bạn nắm rõ hơn. Với những thông tin trên hy vọng giúp bạn điều trị vết thương mau lành và không để lại sẹo xấu. Đừng quên liên hệ đến công ty Quantum Care nếu bạn muốn mua xịt nano ngăn ngừa sẹo bỏng nhé.

Xem thêm:

Bỏng nước sôi, bỏng bô xe…là những “hiểm họa” rình rập trẻ mỗi ngày. Để không phải loay hoay tìm cách xử lý khi chẳng may bé bị bỏng, ba mẹ nên trang bị những kiến thức cơ bản về cách xử lý khi trẻ bị bỏng.

Bỏng ở trẻ nhỏ (hay trẻ bị phỏng), đặc biệt là trẻ bị bỏng nước sôi, trẻ bị bỏng bô xe máy…rất phổ biến. Đây là những dạng bỏng nhẹ và có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, đối với những bé bị bỏng nghiêm trọng hơn thì cần được điều trị đặc biệt từ các bác sĩ. Vậy, trẻ bị bỏng có mấy cấp độ, cách sơ cứu, trị phỏng cho bé và phòng tránh ra sao? Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề này.

Các cấp độ bỏng ở trẻ

Trẻ bị bỏng có thể chia làm 3 cấp độ là bỏng cấp độ 1, 2, 3 và tùy thuộc vào mức độ tổn thương da của trẻ. Tất cả các dạng bỏng đều cần được sơ cứu đúng cách nhằm tránh vết thương lan rộng và sâu vào tận bên trong các mô và biểu bì dưới da:

1. Bỏng cấp độ 1

Đây là mức độ trẻ bị bỏng nhẹ nhất, vết bỏng chỉ giới hạn một phần nhỏ ở lớp da trên cùng.

  • Dấu hiệu: Da tấy đỏ, có cảm giác đau và sưng nhẹ. Da vẫn khô và chưa bị phồng rộp
  • Thời gian lành thương: Trẻ bị bỏng nhẹ có thể lành lại sau 3 – 6 ngày. Lớp da mới sẽ tái sinh trên nền phần da bị lột ra trong vòng 1 – 2 ngày.

2. Bỏng cấp độ 2

Đây là tình trạng bé bị bỏng nghiêm trọng hơn và lan sâu vào phần bên dưới lớp da trên cùng.

  • Dấu hiệu: Vết bỏng khiến da bị phồng rộp, tấy đỏ, rát và vô cùng đau nhức. Vết phồng rộp có chứa dịch bên trong đôi khi bị vỡ ra, để lộ phần da màu hồng nhạt hoặc màu đỏ cherry.
  • Thời gian hồi phục: Thời gian lành thương ở mỗi bé khác nhau phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết bỏng, thông thường là 3 tuần hoặc hơn.

3. Bỏng cấp độ 3

Trẻ bị phỏng cấp độ 3 là mức độ nghiêm trọng nhất, làm tổn thương vào sâu bên trong da xuống dưới các lớp tế bào biểu bì dưới da.

  • Dấu hiệu: Bề mặt da khô, trông như sáp màu trắng, nâu hoặc đậm hơn. Ban đầu có thể cảm thấy không đau hoặc tê ở khu vực bỏng nghiêm trọng.
  • Thời gian hồi phục: Phụ thuộc vào mức độ tổn thương ở da. Trẻ bị bỏng cấp độ 3 cần được điều trị đặc biệt với nhiều dụng cụ y tế và kỹ thuật chuyên sâu như ghép da để có thể khôi phục làn da khỏe mạnh.

Mách mẹ cách trị bỏng cho bé

Bạn đang thắc mắc trẻ sơ sinh bị bỏng phải làm sao hay bé bị phỏng phải làm sao? Để có câu trả lời cho vấn đề trẻ em bị bỏng phải làm sao, mời bạn tham khảo nội dung dưới đây.

Khi phát hiện bé bị bỏng, bạn nên đưa bé đi khám ngay lập tức trong các trường hợp sau:

  • Bạn nghi ngờ và nhận thấy bé bị bỏng nặng ở cấp độ 2 hoặc 3.
  • Diện tích vết bỏng ở trẻ khá rộng (khoảng 5 – 6cm), thậm chí nếu vết bỏng trông rất nhẹ. Trong bất kỳ trường hợp nào, nếu vết bỏng lan rộng ra hơn 10% cơ thể, bạn hãy đưa bé đến bệnh viện ngay. Không tự ý dùng túi chườm lạnh hay chườm đá vào vết thương nhằm tránh tình trạng thân nhiệt trẻ hạ thấp đột ngột. Thay vào đó, dùng khăn hoặc vải sạch mềm phủ vết thương và đưa trẻ đến bệnh viện.
  • Nguyên nhân bỏng là do lửa, điện hoặc hóa chất.
  • Bỏng ở mặt, háng, vùng sinh dục, bỏng ở các khớp nối, bàn tay…
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng sưng tấy nghiêm trọng ở vùng xung quanh vết bỏng.

1. Cách xử lý khi trẻ bị bỏng cấp độ 1

Trẻ bị bỏng nhẹ phải làm sao? Bạn có thể thực hiện các bước sau:

  • Đưa trẻ ra khỏi nguồn nhiệt ngay
  • Lột bỏ quần áo khu vực bỏng ngay lập tức
  • Cách vệ sinh vết bỏng cho bé: Xối nước mát (không phải lạnh) vào vùng bỏng. Nếu không có nước sẵn ở đó, bạn có thể dùng bất kỳ dạng dung dịch mát nào. Nếu trẻ bị bỏng ở tay, có thể cho tay trẻ vào thùng gạo. Gạo có tác dụng hút nước và rất mát. Đây là một mẹo dân gian nhiều người dùng. Tuyệt đối không dùng đá lạnh vì nó sẽ khiến vết thương nghiêm trọng hơn
  • Em bé bị bỏng phải làm sao? Không xoa bất kỳ loại bơ, dầu mỡ hoặc rắc bất kỳ bột gì vào vết thương để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng
  • Trẻ con bị bỏng bôi gì? Thoa nha đam hoặc các dạng kem bôi trị bỏng vào vết thương. Có thể thoa 3 lần mỗi ngày
  • Thuốc trị bỏng cho bé: Giảm đau cho trẻ bằng acetaminophen hoặc ibuprofen theo chỉ dẫn của bác sĩ

Trẻ bị bỏng phải làm sao? Cách xử lý khi trẻ bị bỏng là cần thực hiện các bước sau:

  • Cách trị bỏng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đầu tiên là đưa trẻ đến bệnh viện càng nhanh càng tốt
  • Trong thời gian đó, cần giữ trẻ nằm xuống, nâng vùng bị bỏng cao lên
  • Thực hiện giống các bước sơ cứu khi bé bị bỏng ở dạng bỏng cấp độ 1 vừa nêu trên
  • Lột bỏ hết trang sức hoặc quần áo quanh khu vực bỏng cẩn thận, có thể dùng kéo cắt
  • Cách chữa bỏng cho bé là không làm vỡ bóng nước do phồng rộp
  • Cách trị bỏng cho bé: Chườm nước mát quanh vùng bị bỏng 3 – 5 phút đến khi có sự hỗ trợ y tế.

Trẻ bị bỏng bôi thuốc gì?

Có phải bạn thường băn khoăn rằng, khi bé bị bỏng bôi gì hay bé bị bỏng bôi thuốc gì?

Rất nhiều người nghĩ rằng trẻ bị bỏng thì nên bôi mỡ trăn, bôi kem đánh răng… để vết bỏng mau lành. Tuy nhiên, đây là những quan điểm sai lầm có thể khiến vết bỏng trở nghiêm trọng hơn và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vậy, bé bị bỏng nên bôi gì? Khi trẻ bị bỏng, tốt nhất bạn nên sơ cứu theo các bước trên, sau đó đưa trẻ đi khám và bôi thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

  • Khi trẻ bị bỏng nhẹ (bỏng độ 1), bạn có thể cho trẻ bôi nha đam. Đây là “vũ khí” trị bỏng nhẹ rất tốt do nha đam có đặc tính kháng khuẩn. Bạn có thể bôi gel nha đam trực tiếp lên vùng da bị bỏng hoặc bôi nhựa từ lá nha đam.
  • Thuốc trị bỏng cho bé: Nếu vết bỏng có mụn nước bị vỡ, bác sĩ cũng có thể chỉ định bôi các loại thuốc mỡ kháng sinh như Bacitracin, Neosporin để ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương và giúp vết bỏng mau lành.

Những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị bỏng

Hiểu rõ nguyên nhân có thể khiến trẻ bị bỏng sẽ giúp bạn phòng ngừa cũng như có cách sơ cứu phù hợp.

  • Bỏng do nước sôi từ nước trong bồn tắm, nước từ cốc cà phê, thức ăn nóng, dầu sôi, canh sôi, nước trong bình thủy…
  • Bỏng do tiếp xúc với các vật nóng, vật phát nhiệt cao như bếp lò, bàn ủi, lò sưởi…
  • Trẻ bị bỏng do hóa chất cực kỳ nguy hiểm: Bé có thể nuốt phải các chất tẩy rửa, pin đồng hồ, keo dán sắt… hay tiếp xúc trực tiếp với chúng qua da
  • Bỏng do tiếp xúc nguồn điện
  • Bỏng nhiệt do ở lâu dưới ánh nắng mặt trời.

Không phải lúc nào bạn cũng có thể bảo vệ trẻ khỏi các tai nạn và tổn thương mọi lúc mọi nơi nhưng những biện pháp đơn giản sau sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ trẻ bị bỏng khi ở nhà:

  • Để hộp quẹt, hóa chất, nến, keo dán sắt… cách xa tầm tay trẻ em
  • Để các thiết bị, đồ dùng điện tử ở nơi an toàn cho trẻ
  • Kiểm tra đường dây điện, loại bỏ những dây điện, tay cầm, phích cắm bị cũ, hỏng…
  • Đảm bảo trẻ lớn biết cách để sử dụng an toàn bàn ủi
  • Cẩn thận khi để trẻ nhỏ tắm bồn, tắm nước nóng lạnh
  • Không để trẻ nhỏ sử dụng xe tập đi trong khu vực bếp
  • Làm đế giữ chân bình thủy đề phòng ngã đổ
  • Với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, không mang bé ra ngoài trời nắng
  • Bảo quản, cất giữ các chất tẩy rửa an toàn trên cao
  • Thử nước trước khi cho bé tắm nước ấm.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, một tủ thuốc y tế ở trong nhà mới chỉ là điều kiện cần. Để hạn chế vấn đề trẻ bị bỏng, bạn có thể lưu ý những vấn đề trên trong quá trình chăm sóc bé.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được cách trị phỏng cho bé hay cách chữa bỏng cho bé.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ đề